Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012
Ý nghĩa của quản lý kỹ thuật
11:41
Hoàng Phong Nhã
No comments
Quản
lý kỹ thuật thực chất là tổng hợp các hoạt động nhằm nâng cao chất
lượng của quá trình sản xuất. Mục tiêu của quản lý kỹ thuật trong xí
nghiệp là không ngừng cải tiến sản phẩm, phát triển sản phẩm mới bảo đảm
cho sản xuất liên tục, an toàn, đạt hiệu quả cao
Trong
môi trường cạnh tranh một công ty muốn phát triển cần phải có những cố
gắng vượt bậc để không chỉ ngang bằng mà phải vượt trội so với đối thủ.
Sự vượt trội này phải được khẳng định bằng hiệu quả trín nhiều lĩnh vực.
Cụ thể là phải cung cấp sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu
ngày càng đa dạng, hệ thống sản xuất phải linh hoạt, có độ tin cậy cao,
không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất, kiểm soát chặt chẽ ảnh hưởng môi
trường. Hoạt động quản lý kỹ thuật cho phép công ty có thể phát huy
nhiều nhất các lực lượng then chốt náng cao hiệu quả quá trình kinh
doanh.
Sự
biến đổi nhanh chóng của khoa học và công nghệ là một thách thức đối
với quản lý kỹ thuật của tất cả các công ty, xí nghiệp. Nó đòi hỏi luôn
tìm ra các sản phẩm mới, sản phẩm cải tiến, nghiên cứu ứng dụng nhanh
các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, khai thasc tốt nhất cơ sở vật chất kỹ
thuật của hệ thống.
Trong
lĩnh vực quản lý kỹ thuật bao gồm sự tham gia của nhiều người có trình
độ học vấn cao trong một tổ chức. Sự tham gia của những người này là rất
cần thiết cho hoạt động quản lý kỹ thuật, song nó lại đòi hỏi cách điều
hành đặc biệt, nói chung là, cần phải một phong cách dân chủ, tự do
phát huy yếu tố sáng tạo hơn là những quy tắc cứng nhắc. Quản lý kỹ
thuật tốt cho phép lôi kéo tập thể những người có trình độ, năng động,
sáng tạo vào hoạt động nghiên cứu phát triển kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật
mới, hợp lý hóa sản xuất, khơi dậy động lực mạnh mẽ nhất cho sự phát
triển
0 nhận xét:
Đăng nhận xét