Các nước trong nhóm BRICS, gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
|
Theo ông Silouanov, Ngân hàng Phát triển BRICS trong giai đoạn đầu sẽ có số vốn 10 tỷ USD, sau đó có thể tăng lên đến 100 tỷ USD. Ngân hàng này sẽ đặt trụ sở ở Thượng Hải (Trung Quốc) hoặc New Delhi (Ấn Độ).
Năm 2013, nhóm BRICS đã tiết lộ dự án thành lập một ngân hàng phát triển và một quỹ tiền tệ canh tranh với Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mà nhóm này cho là họ không được đại diện một cách hợp lý.
Hội nghị thượng đỉnh BRICS sẽ tổ chức trong hai ngày 15-16/7 tới tại Brazil. Trong cuộc họp này, ông Silouanov cho biết 5 quốc gia thành viên của BRICS sẽ quyết định việc thành lập một ngân hàng phát triển và một quỹ dự trữ ngoại tệ. Phần vốn của ngân hàng khối BRICS đó sẽ do các nước thành viên góp vào trong vòng 7 năm.
Đây là một ngân hàng chuyên về các công trình hạ tầng cơ sở. Vốn đóng góp có thể mở ra cho các quốc gia khác của Liên Hợp Quốc tham gia, nhưng phần vốn các nước BRICS phải trên 55%.
Về quỹ dự trữ ngoại tệ nhằm bảo vệ các nền kinh tế BRICS trước các biến động của thị trường, quỹ này cũng sẽ có vốn ban đầu là 100 tỷ USD. Trung Quốc góp 41 tỷ USD, Nam Phi 5 tỷ USD, các nước còn lại, Brazil, Ấn Độ, Nga mỗi nước 18 tỷ USD.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét