Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2015

Mỹ-phương Tây sập 'bẫy vàng' của Nga?

(Quan hệ quốc tế) - Một doanh vụ siêu kinh điển như…trong phim Mỹ, khiến chúng ta chưa tin đó là sự thật.

A
Cuộc chiến vàng và USD
Trong cuộc khủng hoảng Ukraine, để khuất phục Nga, Mỹ và phương Tây tiến hành một cuộc chiến tiền tệ hòng làm sụp đổ nền kinh tế Nga bằng đòn USD-dầu mỏ. Đó là dùng sức mạnh toàn cầu của đồng USD kết hợp cùng những “cá mập tài chính” làm mất giá đồng Ruble, đồng thời giảm giá dầu tối đa để đánh vào nguồn ngân sách chính của doanh thu xuất khẩu và nguồn chính bổ sung vàng dự trữ của Nga.
Phải công nhận, đây là đòn hiểm, miếng võ “gia truyền” của Mỹ-phương Tây. Nói là “gia truyền” vì trước đây chính quyền của Tổng thống R.Reagan đã dùng và đã có hiệu nghiệm lớn khi hạ “knock out” Liên Xô, không những thế, sức mạnh và nguy hiểm của nó ngày nay còn khủng khiếp hơn khi đồng USD của Mỹ đang trở thành chúa tể thế giới và trong bản thân nước Nga đang tồn tại những “cá mập tài chính”.
Hiệu quả của đòn đánh bất ngờ này là sự thảm bại thê thảm của đồng ruble Nga. Ngày 16/12 được coi là “ngày thứ 3 đen tối” khi đồng Ruble giảm tới 10% và khiến Ngân hàng trung ương Nga quyết định tăng ngay lãi suất lên đến 17%/năm nhưng vẫn không ngăn được tình trang mất kiểm soát.
Cùng với giá dầu giảm kỷ lục, đã khiến cho giới quan sát cảm nhận được khủng hoảng kinh tế Nga đến hồi trầm trọng. Tuy nhiên, ngày 18/12, Putin trong cuộc họp với hơn 1200 phóng viên báo chí vẫn tươi cười và cho rằng: “Nền kinh tế Nga như hiện nay thì chỉ chừng 25-30% là do Mỹ-EU cấm vận và giá dầu giảm”. Vậy còn 70% là tại đâu? Có liên quan gì đến “những cá mập tài chính”?
1- Doanh vụ chưa từng có trong lịch sử thị trường tài chính(!)
“Trước đây, một phần cổ phiếu của các công ty năng lượng thuộc về các nhà đầu tư nước ngoài (người Mỹ và EU) - điều này có nghĩa rằng gần một nửa doanh thu không rơi vào ngân khố Nga mà vào các tài khoản những “cá mập tài chính" của châu Âu, Mỹ.
Khi Mỹ-phương Tây ra đòn, đồng ruble bất ngờ giảm sút, nhưng ngân hàng trung ương không làm gì được để duy trì tỷ giá đồng ruble, xuất hiện những tin đồn đại rằng Nga không có dự trữ ngoại tệ để duy trì tỷ giá đồng ruble. Những tin đồn này và tuyên bố của Putin rằng ông sẵn sàng và sẽ bảo vệ người dân sử dụng tiếng Nga ở Ucraina đã đưa đến sự giảm sút lớn giá cổ phần của các công ty năng lượng Nga và "những cá mập tài chính" bắt đầu bán cổ phần khi chúng hoàn toàn chưa mất giá trị thực.
Putin đã chờ suốt một tuần, và khi giá đã sụt dưới ngưỡng, ông đã bất ngờ ra lệnh lập tức mua sạch tất cả các cổ phần của cả người Mỹ và người châu Âu. Khi "những cá mập tài chính" nhận thức được rằng họ bị đánh lừa thì đã muộn, các cổ phần đã nằm trong tay Nga và bây giờ Nga kiếm được hơn 20 tỷ dollars. Nhưng vấn đề quan trọng hơn nhiều 20 tỷ dollars là người Nga đã lấy lại hơn 30% cổ phần, làm chủ hoàn toàn các công ty của mình và bây giờ doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt sẽ không chạy ra nước ngoài, mà sẽ ở lại Nga, giá trị đồng ruble tự thân tăng lên và không cần chi dự trữ vàng ngoại tệ để duy trì nó, còn những "cá mập tài chính" của châu Âu, chỉ trong vài phút họ đã bị mua sạch các cổ phần và không còn doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt”. (theo Kichbu)
Một doanh vụ siêu kinh điển như…trong phim Mỹ, khiến chúng ta chưa tin đó là sự thật. Tuy nhiên, doanh vụ tiếp theo của Nga sau đây là hiện thực.
2- Dùng vàng để triệt tiêu sự thống trị của dollars
Đã đến thời dollars phải chia xẻ quyền lực?
Đã đến thời dollars phải chia xẻ quyền lực?
 
Trong thế giới tài chính, vàng được coi như antidoollars (kháng dollars), nghĩa là trong giao dịch, dự trữ ngân khố thì chỉ có vàng mới có giá trị thách thức được sức mạnh của dollars. Vàng, có thể và duy nhất hiện nay, thay thế được dollars để trở thành phương tiện thanh toán cuối cùng và tích lũy tài sản.
Nhưng là quốc gia bá chủ thế giới, Mỹ buộc thế giới phải coi tờ dollars của Mỹ là thứ giao dịch mạnh nhất, có giá trị nhất và thực tế, với một nền kinh tế hàng đầu thế giới, dollars của Mỹ có sức mạnh như hiện nay là tất yếu. Và đương nhiên, để bảo vệ quyền thống trị của dollars trên thị trường tiền tệ toàn cầu, Mỹ có những chính sách, luật, để “đàn áp” buộc giá trị vàng phụ thuộc vào dollars tức phụ thuộc vào sự điều chỉnh của Mỹ.
Năm 1971, Tổng thống Mỹ R.Nixon ra lệnh đóng “cửa sổ vàng”, chấm dứt việc trao đổi tự do vàng với dollars.
Năm 2014 khủng hoảng Ukraine, Mỹ-phương Tây, bằng các nổ lực và nguồn lực của mình đã can thiệp vào giá dầu và vàng để làm tăng sức mạnh của dollars nhằm đánh sập nền kinh tế Nga. Tổng thống Nga V. Putin lập tức mở “cửa sổ vàng” bắt đầu trao đổi tự do giữa vàng và dollars mà không cần “xin phép Mỹ”.
Thứ nhất, về xuất khẩu. Nga không coi dollars là phương tiện thanh toán cuối cùng, không coi dollars là nguồn tích lũy chính mà thay vào đó là VÀNG. Tiền dollars thu được từ bán dầu, khí đốt…cho phương Tây đều được Nga quy ra vàng và biến thành vàng ngay và luôn.
Điều thú vị, trớ trêu ở đây là Mỹ-phương Tây mua hàng của Nga phải thanh toán bằng dollars, mà giá trị thực của dollars đã được Mỹ-phương Tây đẩy lên cao để giảm giá dầu và vàng (giả tạo), trong khi đó, Nga thì sử dụng tiền dollars thu được này để mua ngay vàng với cái giá thấp giả tạo đó. Rốt cuộc, “Nga đã đưa Mỹ-phương Tây vào vị trí của một con rắn, mạnh mẽ và siêng năng nuốt đuôi của chính mình”. Đây là lời bình mà tôi cho rằng hay nhất trong năm bởi Golbal Research thay vì như “tự ghè đá vào chân mình”, “gậy ông lại đập lưng ông”…
Chúng ta còn nhớ, vào những năm 70-80, Nhật đã mua rất nhiều tài sản ở Mỹ, kể cả trái phiếu chính phủ, vì Nhật có thặng dư mậu dịch lớn với Mỹ giống như Trung Quốc bây giờ. Thế rồi năm 1985 Mỹ đã buộc Nhật phải ký vào Plaza Accord để đồng yen lên giá hơn 50% so với đồng USD trong hai năm sau đó. Điều này tương đương với tất cả các khoản đầu tư trước đây của Nhật vào Mỹ bị mất giá hơn một nửa, cũng có nghĩa là Mỹ đã trắng trợn “quịt” 50% số nợ với Nhật.
Mỹ tuy chưa làm được điều này với Trung Quốc nhưng hơn 3000 tỷ dollars trái phiếu sẽ bị FED thao tác “bốc hơi” lúc nào là chuyện dễ như trở bàn tay. Trung Quốc thừa biết nhưng vì mục tiêu tăng trưởng nên buộc phải chấp nhận “lót tay”, chấp nhận có thể bị “quỵt nợ” ,“cố đấm ăn xôi”mà thôi.
Rõ ràng là Trung Quốc và Nhật Bản đã đem của cải, tài nguyên của mình đổi lấy những tờ dollars của Mỹ, do Mỹ in và phát hành, nhưng Nga thì không, Nga đem những thứ đó để đổi lấy vàng. Đây là những con số nói lên tất cả: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết dự trữ vàng của Liên bang Nga trong tháng 11 năm nay đã tăng thêm 19 tấn, đạt con số 1.187,5 tấn. Đây là chỉ số dự trữ vàng cao nhất của nước này trong 20 năm qua. Nga đã nhập khẩu vàng suốt 8 tháng nay để tận dụng mức giá thấp. Trong quý 3 năm nay, khi giá vàng đã giảm 1,9%, tất cả ngân hàng trên thế giới mua vào 93 tấn thì Nga chiếm một con số kinh ngạc là 55 tấn.
Thứ hai là về thanh toán nhập khẩu. Nga tuyên bố thanh toán bằng vàng được quy đổi theo dollars. Tuyên bố này gửi đến các nước BRICS và Trung Quốc hưởng ứng nhiệt liệt. Ngoài ra, Trung Quốc còn tuyên bố “Dừng việc tăng dự trữ quốc gia bằng đồng dollars”. Điều này có nghĩa là cũng như Nga, vẫn chấp nhận lấy dollars làm phương tiện trung gian thanh toán hàng hóa, nhưng sau đó sẽ loại bỏ nó bằng một thứ khác trong cơ cấu dự trữ quốc gia.
Có thể nói quan hệ Nga-Trung được coi là thành công nhất trong vụ hạn chế, tiến tới triệt tiêu sự bá chủ của đồng dollars mà Trung Quốc ấp ủ từ lâu. Hàng hóa của Trung Quốc và năng lượng của Nga được thanh toán cuối cùng bằng vàng. Trong cuộc chơi này, trong rổ tiền tiền tệ của nhóm nước BRICS sẽ không có sự xuất hiện của đồng dollars.
Châu Âu phải mua năng lượng của Nga bằng vàng và mua hàng hóa của Trung Quốc cũng phải bằng vàng và chắc chắn lúc đó vàng từ nguồn dự trữ của phương Tây sẽ chảy vào kho của các quốc gia BRICS, những quốc gia mà họ không dùng đồng dollars làm phương tiện thanh toán cuối cùng.
Vàng không dễ sản xuất như in ấn dollars, với sự giảm mạnh lượng dự trữ vàng hiện nay, phương Tây chỉ có thể chờ ngày dollars rời khỏi vũ đài lịch sử khi nó không còn là một phương tiện thanh toán, dự trữ cuối cùng cho các quốc gia trên thế giới. Những gì Nga và Trung Quốc đang làm cùng các nước BRICS đã thực sự thay đổi dần vị thế, vai trò của đồng dollars trong hệ thống tiền tệ toàn cầu.
Khi giá dầu giảm đến mức thấp nhất, Liên Xô lúc đó, đã bán vàng trong kho của mình. Kết quả là Liên Xô bị tan rã. Mỹ-phương Tây lên ngôi, đồng dollars đã trở thành chúa tể thế giới.
Còn bây giờ, khi giá dầu giảm đến mức thấp nhất thì Nga lại mua vàng nhập vào kho của mình. Kết quả sẽ ra sao? Đó sẽ là sự sụp đổ sự bá quyền của dollars-dầu lửa, mô hình thống trị thế giới của Mỹ-phương Tây?
Mỹ và phương Tây sẽ làm gì? Theo truyền thống, để loại bỏ mối đe dọa quyền bá chủ và lợi ích quốc gia, Mỹ-phương Tây sẽ tiến hành lật đổ chế độ Nga-Putin (cách mạng màu) hoặc tấn công bằng quân sự vào Nga, nhưng cả hai cách này xem ra đều không thể.
Mỹ-phương Tây đã nhận thức được mức độ nghiêm trọng và tuyệt vọng trong “cái bẫy vàng” tiền tệ của Putin sau khi đã quá hiểu quy tắc vàng: “Ai có nhiều vàng ra những quy định” và chưa biết làm gì để thoát ra.
  • Lê Ngọc Thống (Tổng hợp và bình luận)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét