Ba điểm nói trên nhất quán trong
suốt quá trình đuổi theo các nước tiên tiến nhưng nội dung của các cơ
chế thay đổi theo nhu cầu phát triển của mỗi thời kỳ. Từ đầu thập niên
1980, vai trò của nhà nước trong việc phân bổ nguồn lực nhỏ dần và thay
vào đó tập trung vào giáo dục, nghiên cứu khoa học để tạo tiền đề cho
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế lên thứ nguyên cao hơn.[22]
Kinh nghiệm
Hàn Quốc cho thấy cơ chế động viên mọi nguồn lực của xã hội vào mục tiêu
được xã hội đồng thuận, nhất là xây dựng và sử dụng nguồn nhân lực, tạo
quan hệ lành mạnh giữa nhà nước với doanh nghiệp là điều kiện để phát
triển bền vững.
III. Cơ chế
chất lượng cao để phát triển bền vững:
Vấn đề của Việt Nam
Đối với Việt
Nam trước đổi mới là thời kỳ kinh tế chủ yếu là nông nghiệp (chiếm hơn
70% lao động) nhưng năng suất rất thấp, lương thực không đủ, phải nhập
khẩu. Tỉ lệ tiết kiệm (trong GDP) hầu như zero và tỉ lệ đầu tư rất thấp,
vốn đầu tư chủ yếu nhờ viện trợ của Liên Xô cũ và các nước Đông Âu. Hơn
nữa, ít nhất 60% dân số là nghèo (sống dưới tuyến nghèo –poverty line).
Do đó, vào cuối thập niên 1980, Việt Nam vừa là nước kém phát triển,
đứng trước nguy cơ của cái bẫy nghèo, vừa là nước có nền kinh tế theo
thể chế xã hội chủ nghĩa. Nhìn một cách khát quát, giai đọan từ cuối
thập niên 1980 đến nay là giai đọan vừa phải giải quyết các vấn đề phát
triển (development) vừa nỗ lực chuyển sang kinh tế thị truờng
(transition). Hơn 20 năm đổi mới, trên cơ bản Việt Nam đã vượt khỏi cái
bẫy nghèo và quá trình cải cách chuyển sang kinh tế thị truờng đã đạt
được một số thành quả. Từ thuật ngữ đã được đề cập ở trên, có thể nói,
Việt Nam đã hoặc sắp kết thúc giai đọan tăng trưởng ban đầu
(đương ở gần điểm
C trong Hình 1)
.
Trong giai
đọan qua, cơ chế, chính sách của Việt Nam có những đặc tính gì? Như đã
nói ở Tiết I, Việt Nam và Trung Quốc theo chiến lược cải cách tiệm tiến.
Tuy nhiên, trong khi Trung Quốc thực hiện chiến lược nầy
một cách tích cực và do đó có hiệu quả hơn, Việt Nam đã quá chậm chạp và
thận trọng. Trung Quốc đến năm 1993 mới thực sự cải cách doanh nghiệp
quốc doanh (SOEs) nhưng doanh nghiệp ngoài quốc doanh và FDI được đẩy
mạnh, ngày càng chiếm ưu thế trong sản xuất và xuất khẩu. Việt Nam thì
vừa bảo hộ SOEs nhưng đồng thời, ít nhất cho đến khỏang năm 2000, cũng
cảnh giác doanh nghiệp tư nhân và FDI. Do đó kinh tế Việt Nam không phát
triển mạnh mẽ bằng Trung Quốc (xem lại Hình 2a). Dù vậy, thành quả 20
năm đổi mới của Việt Nam cũng nên được ghi nhận. Nông nghiệp phát triển
một bước, xuất khẩu nông thủy sản và hàng công nghiệp nhẹ tăng mạnh, tỉ
lệ hộ nghèo giảm liên tục.[23]
Về mặt cơ chế, chính sách, giai
đoạn vừa qua có tính chất là cởi trói những ràng buộc để các tác nhân,
các chủ thể kinh tế có điều kiện phát huy năng lực sản xuất. Khóan 10
trong nông nghiệp (Nghị quyết số 10 của Bộ Chính Trị năm 1988), Luật đầu
tư nước ngoài (tu chỉnh nhiều lần) và Luật doanh nghiệp (tu chỉnh nhiều
lần) đều nhằm cởi trói dần các ràng buộc đối với họat động của doanh
nghiệp. Do đó, các cơ chế được xây dựng không khó khăn, phần lớn chỉ là
quyết tâm chính trị của lãnh đạo. Nhưng nếu các chính sách, cơ chế nầy
được xây dựng và thực thi nhanh hơn, dứt khóat hơn thì tốc độ tăng
trưởng cao hơn nhiều.[24]
Mặt khác, nếu chiến lược cải cách tiệm tiến được thực hịện trong thời
gian ngắn hơn và chuẩn bị một cơ chế chất lượng cao hơn thì có lẽ kinh
tế Việt Nam đã tránh được các khó khăn như hiện nay và đã bắt đầu chuyển
sang giai đọan phát triển bền vững.
Tổng hợp nhưng
điểm về lý luận ở Tiết I, về kinh nghiệm các nước ở Tiết II và xét đến
giai đọan phát triển của Việt Nam hiện nay, ta thấy ngay là ta cần xây
dựng ngay một hệ thống cơ chế chất lượng cao mới phát triển bền vững
trong giai đọan tới. Trước hết phải hiểu và thực hiện cho được những
tiền đề của cơ chế chất lượng cao, sau đó tùy theo nhu cầu phát triển
của từng giai đọan mà có những cơ chế cụ thể, những chính sách, chiến
lược cần thiết.
Từ những phân
tích ở các phần truớc tôi thấy có 3 tiền đề để có cơ chế chất lượng cao.
Một là, bảo đảm tính dân chủ
trong việc họach định các chiến lược, chính sách. Lãnh đạo chính trị
quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm về quyết định nhưng phải trên
cơ sở bàn bạc rộng rãi giữa các chuyên gia, giới ngôn luận và các thành
phần khác của xã hội. Tham gia là một thuật ngữ được các nghiên
cứu về cơ chế nhấn mạnh và nghiên cứu thực chứng cho thấy chiến lược,
chính sách về các vấn đề phát triển nếu có sự tham gia của các thành
phần xã hội liên hệ đều mang lại hiệu quả cao. Ngay cả những dự án nhỏ
trong viện trợ (như xây đường, xây cầu), hiệu quả và tính bền vững cũng
được bảo đảm nếu có sự tham gia của cư dân liên hệ trong quá trình thiết
kế, thực thi dự án.[25]
Cơ chế bảo đảm tham gia (participatory institutions) có chức năng ngăn
ngừa những quyết định, những chính sách phục vụ các nhóm lợi ích, đi
ngược lại lợi ích chung của đất nước, của đông đảo dân chúng.
Hai là, ý kiến
của chuyên gia, giới kỹ trị không bị chính trị chi phối. Chính trị gia
không đưa ra kết luận trước để giới chuyên gia phải tìm cách chứng minh
kết luận đó mà quy trình phải ngược lại.
Thứ ba, phải có đội ngũ quan chức
giỏi thật sự để quá trình đặt ra các chính sách và thực hiện chính sách
có hiệu quả. Chế độ thi tuyển công khai, nghiêm minh và chế độ đãi ngộ
thỏa đáng là điều kiện để có đội ngũ quan chức có năng lực.[26]
Về cơ chế,
chính sách cụ thể trước mắt có lẽ hai vấn đề sau đây cần được quan tâm
cải cách và xây dựng chiến lược:
Thứ nhất, cần
sớm chấm dứt tàn dư của chiến lược cải cách tiệm tiến, cụ thể là phải
triệt để cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước. Như mọi người đã thấy
khu vực nầy ngày càng phình ra, đầu tư lung tung vào mọi ngành, nhất là
trong đó không ít những dự án có tính cách đầu cơ. Hành động của khu vực
nầy trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến lạm phát và bất ổn vi
mô hiện nay. Cần minh bạch hóa tài chánh, có cơ chế kiểm sóat tài chánh,
thẩm tra các dự án đầu tư của khu vực nầy. Thiết lập cơ chế thống quản
doanh nghiệp (corporate governance) trong đó xác lập mục tiêu họat đông
của công ty, có cơ chế kiểm sóat, đánh giá thành quả của công ty và ban
giám đốc phải chịu sự thưởng hoặc phạt (kể cả bị cách chức) về thành quả
nầy. Ngoài ra, trừ những ngành cung cấp dịch vụ công cộng, doanh nghiệp
nhà nước phải từng bước tư nhân hóa, cổ phần hóa; trong lúc chưa cổ
phần hóa cũng phải họat động theo cơ chế thị trường chịu sự hạn chế khắc
khe của ngân sách (hard budget constraint), nghĩa là không được ưu đãi
đặc biệt về đất đai và vốn, và không được bù lỗ khi làm ăn thua lỗ.
Thứ hai, như
trên đã nói, cơ chế trong giai đọan tăng truởng ban đầu, giai đọan cải
cách tiệm tiến rất đơn giản vì chủ yếu chỉ cởi trói các ràng buộc, hành
lang pháp lý cũng không phức tạp, nhưng để phát triển bền vững trong
giai đọan tới, nhất là thời kỳ cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt,
phải có cơ chế xây dựng, nuôi dưỡng các ngành có lợi thế so sánh động
(xem lại chú thích số 9) để ngày càng chuyển dịch cơ cấu lên cao hơn. Ở
đây chính sách công nghiệp phải được chú trọng và nghệ thuật tạo một
quan hệ hiệu quả giữa nhà nước và doanh nghiệp là tiền đề của sự thành
công. Kinh nghiệm của Hàn Quốc (nói ở Tiết II) về điểm nầy rất đáng tham
khảo.
Ba tiền đề và
hai chính sách cụ thể trên đây là nội dung của cơ chế chất lượng cao cần
thiết để VN bước vào giai đọan phát triển ổn định, bền vững, đưa kinh tế
cất cánh vào quỹ đạo phát triển nhanh.
Vài lời kết:
“Đi tắt đón đầu” bằng cơ chế chất lượng cao
Từ đầu thập
niên 1990, Việt Nam hay nhắc đến cụm từ “đi tắt đón đầu” trong văn cảnh
phải nỗ lực để thóat khỏi nguy cơ tụt hậu. Nhưng các nhà lãnh đạo, các
quan chức thường xem việc phát triển những ngành mũi nhọn, tiên tiến là
con đường đi tắt đón đầu. Suy nghĩ nầy không hẵn đúng vì khó thống nhất
ý kiến về ngành mũi nhọn cụ thể, chưa nói đến chuyện yếu tố chính trị
thường chi phối sự chọn lựa đó và việc thực thi cũng dễ rơi vào tình
trạng kém hiệu suất. Chí ít là phải có cơ chế chất lượng cao mới đưa ra
được quyết định đúng đắn về ngành mũi nhọn, về việc thực thi chiến lược
phát triển các ngành đó. Kết cuộc theo tôi, cải cách cơ chế là bí quyết
đi tắt đón đầu hiệu quả nhất. Trở lại kinh nghiệm Hàn Quốc ta thấy rất
rõ điều nầy.
Nhiều trí thức Việt Nam sang thăm
Nhật Bản, Hàn Quốc,…về nước thường bức xúc đặt câu hỏi: Tại sao họ phát
triển như vậy, họ khác ta những gì?[27]
Có thể trả lời như sau: Tại vì họ đã xây dựng được cơ chế chất lượng cao
bảo đảm cho các nguồn lực tích cực tham gia vào qúa trình phát triển.
Như đã nói ở
Tiết II, hiện nay Trung Quốc đang vượt khá xa Việt Nam về tốc độ và
trình độ phát triển (Hình 2a), nhưng Trung Quốc cũng chưa xây dựng được
một hệ thống cơ chế chất lượng cao. Đây là thời cơ để Việt Nam rút ngắn
khỏang cách với Trung Quốc nếu có quyết tâm cải cách cơ chế theo 3 tiền
đề và 2 nội dung nói ở trên.
Tư liệu có
trích dẫn
Aldaba, T.
Fernando (2002), Philippine Development: A Research Journey Through the
Philippine Journal of Development,
Philippine Journal of Development,
Volume XXIX, No. 2 (Second Semester)
Amsden, Alice
(1989)
,
Asia’s Next Giant: South Korea and the Late
Industrialization,
New York: Oxford University Press.
Easterly,
William (2003), The Political Economy of Growth without Development: A
Case Study of Pakistan, in Rodrik ed. (2003).
Evans, Peter,
1995. Embedded Autonomy: States and Industrial Transformation,
Princeton, NJ: Princeton University Press.
Hill Hal
(2000), Indonesia: The Strange and Sudden Death of a Tiger Economy.”
Oxford Developnent Studies 28, no. 2: 117-39.
Huang, Yasheng
(2008), “The Next Asian Miracle,” Foreign Policy July/August.
Kimura
Fukunari (2005), International Production/Distribution Networks and
Indonesia, The Developing Economies, XLIII-1 (March), pp. 17-38.
Kuznets Simon
(1966), Modern economic growth: Rate, Structure and Spread,
New Haven: Yale University Press.
Lin, Yustin
Yifu and Yang Yao (2001). Chinese Rural Industrialization in the Context
of East Asian Miracle, Ch. 4 trong Stiglitz and Yussuf eds. (2001).
Llanto,
Gilberto MOntecer (2008), The policy development process and the agenda
for effective institutions in the Philippines, Chapter 7 in Phippa Dee,
ed., The institutional foundations of
structural reform in the Asia-Pacific Region,
East Asian Bureau of Economic Research, Crawford School of Economics and
Government, Australian National University, January 2008.
Nguyễn Lân
Dũng (2006), Nhật Bản khác ta những gì?, Kiến thức ngày nay, số
569 (ra ngày 1 tháng 6), tr. 5-7 và 110-111. Bài nầy cũng được đăng trên
mạng
http://vietsciences.free.fr.
North,
Douglass C. (1990), Institutions, Institutional
Change and Economic
Performance,
New York: Cambridge University Press.
Perkins,
Dwight et al (2006), Economics of Development, 6th
edition, New York: W.W. Norton
Pritchett,
Lant (2003), A Toy Collection, a Socialist Star, and a Democratic Dud?
Growth Theory, Vietnam, and the Philippines, Ch. 5 in Rodrik ed.
(2003).
Rodrik, Dani
(2007), One Economics Many Recipes, Princeton University Press.
Rodrik, Dani,
ed. (2003) In Search of Prosperity: analytic
narratives on economic
growth,
Princeton University Press.
Roland, Gerald
(2000), Transition and Economics: politics, markets and firms,
Cambridge, Mass: MIT Press.
Stiglitz, J.E.
and S. Yussuf, eds. (2001). Rethinking the East
Asian Miracle, Oxford
University Press.
Temple,
Jonathan (2003), Growing into Trouble: Indonesia after 1966, Ch. 6
in Rodrik ed. (2003).
Trần Hữu Dũng
(2009), “Ổn định và phát triển: Trí thức Trung Quốc đang nghĩ gì?,”
Thời Đại Mới, số 15
Tran Van Tho
(1988), Foreign Capital and Technology in the Process of Catching-up by
the Developing Countries: The Experience of the Synthetic Fiber Industry
in the Republic of Korea,” The Developing Economies, Vol XXVI,
No. 4, December, pp. 386-402.
Trần Văn Thọ
(1997), Công nghiệp hóa Việt nam trong thời đại
châu Á Thái bình
dương,
NXB TP Hồ Chí Minh, VAPEC và Thời báo kinh tế Saigon.
Tran Van Tho
and Yoko Koseki (2008), Aid Effectiveness to Infrastructure:
A Comparative Study of East Asia and Sub-Saharan Africa, a Case Study
of Vietnam,” JBICI Research Paper No. 37-4, July.
World Bank
(1993), The East Asian Miracle: Economic Growth and Public Policies,
New York: Oxford University Press.
World Bank
(2002), World Development Report 2002: Building
Institutions for Markets,
New York: Oxford University Press.
World Bank
(2003), World Development Report 2003:
Sustainable Development
in a Dynamic
World,
New York: Oxford University Press.
*
Giáo sư Đại học Waseda và Visiting Scholar Đại học Harvard. Tác
giả cám ơn Tiến sĩ Vũ Quang Việt và Gíao sư Trần Hữu Dũng góp ý
kiến trong bản thảo đầu tiên.
[1]
Tăng trưởng bền vững ở đây có nghĩa là, sau một giai đọan giải
quyết vấn đề đói nghèo và xây dựng những tiền đề đầu tiên của cơ
chế thị trường, kinh tế tăng truởng ở tốc độ khá cao trong thời
gian dài, không có biến động lớn và nhất là có khả năng áp dụng
rộng rãi thành quả khoa học, công nghệ; sau giai đọan nầy kinh
tế sẽ tiến gần đến trình độ của một nước tiên tiến. Từ thập niên
1990 có một khái niệm tuơng tự là phát triển bền vững
(sustainable development) với ý nghĩa phát triển trong công bằng
xã hội và bảo vệ môi truờng (xem chẳng hạn, World Bank 2003).
Hai khái niệm tuy khác nhưng bổ túc nhau. Khuôn khổ của bài viết
nầy không cho phép bàn vấn đề môi truờng và phân phối lợi tức
mặc dù đó là những đề tài quan trọng.
[2]
Khái niệm institutions trong một số tư liệu được dịch ra
tiếng Việt là thể chế, nhưng trong bài nầy được dịch là
cơ chế. Theo tôi từ cơ chế thích hợp hơn.
[3]
Douglass C. North, nhà kinh tế đọat giải Nobel năm 1993, là
người tiên phong trong nghiên cứu về sự liên hệ giữa cơ chế và
thành quả phát triển kinh tế. Xem, chẳng hạn, North (1990).
Ngân hàng thế giới, cơ quan quốc tế hằng năm phát hành bản báo
cáo về phát triển kinh tế, đã chọn vấn đề Xây dựng cơ chế
cho thị trường làm chủ đề cho bản báo cáo năm 2002. Xem
World Bank (2002).
[4]
Về sự phân lọai cơ chế có thể xem World Bank (2003), Ch. 3, nhất
là Figure 3.1 ở trang 38.
[5]
Hai giai đọan ta đề khởi ở đây có nhiều điểm tương đồng với giai
đọan thứ hai và thứ ba của Rostow (1960) nhưng không hòan tòan
giống. Nhiều đặc tính của các giai đọan mà Rostow khảo sát gần
nửa thế kỷ trước không còn phù hợp với thời đại ngày nay, thời
đại công nghệ, kỹ thuật, tri thức, … lan rộng nhanh giữa các
nước, thúc đẩy bởi sự tiến bộ của công nghệ thông tin và trào
lưu tòan cầu hóa.
[6]
So sánh ở đây chủ yếu về mặt cơ chế, mặt quan hệ sản xuất. Nếu
xét mặt lực lượng sản xuất thì Trung Quốc và Việt Nam ở gần điểm
B trong Hình 1 nhưng Liên xô cũ và các nước Đông Âu trước khi
cải cách đã có mức GDP đầu người cao hơn B, nhiều trường hợp
gần điểm C.
[7]
Cũng từ quan điểm nầy, Roland (2000, Ch. 13) gọi chiến lược cải
cách tiệm tiến là cách nhìn theo sự tiến hóa của cơ chế
(evolutionary institutionalist perspective).
[8]
Bao nhiêu năm thì được gọi là “quá lâu”? Thật ra khó có một con
số khách quan. Ở đây tùy theo tốc độ phát triển, tùy theo ý chí
đẩy mạnh cải cách để đưa kinh tế phát triển nhanh, tùy theo bối
cảnh chính trị xã hội. Tổng hợp các yếu tố có lẽ có thể nói
trên 15 năm thì được gọi là “quá lâu”.
[9]
Lợi thế so sánh động là lợi thế so sánh tiềm năng chỉ được thể
hiện trong tương lai nếu các tiền đề được chuẩn bị ở giai đọan
hiện nay.
[10]
Đối với các nước chuyển đổi sang kinh té thị trường, Rodrik
(2007) gọi những chính sách nầy là những cải cách ở thế hệ thứ
hai, hoặc Hậu Đồng thuận Washington
[11]
Đường CE trong Hình 1 (từ điểm C, GDP đầu người không thay đổi)
chỉ là trường hợp đặc biệt, để đơn giản hóa nên vẽ như vậy. Trên
thực tế có thể có nhiều hình thái biến dạng trong đó GDP đầu
người tăng nhưng ở tốc độ rất thấp, hoặc có truờng hợp giảm.
[12]
Xem thêm
Llanto
(2008), bài viết phân tích chi tiết về vấn đề cơ chế ở
Philippines.
[13]
Trong bản xếp hạng về môi truờng đầu tư của Ngân hàng thế giới
(World Bank Ranking on Ease of Doing Business) và về tệ nạn tham
nhũng trong những năm gần đây, Philippines còn kém hơn cả Việt
Nam.
[14]
Do đột nhiên phát hiện được mỏ dầu, khí đốt hoặc do giá của
những lọai đó trên thị trường thế giới tăng nhanh, nước xuất
khẩu thu vào một số lượng ngoại tệ lớn. Song song với hiệu quả
đồng tiền lên giá, nếu ngoại tệ chủ yếu dùng vào việc nhập hàng
hóa tiêu thụ, công nghiệp của nước nầy mất sức cạnh tranh kéo
theo trì trệ của kinh tế ở giai đọan sau. Đó là kinh nghiệm của
Hà Lan vào thập niên 1960.
[15]
Xem, chẳng hạn, Qian (2003), Rodrik (2007) p. 24..
[16]
Theo Huang (2008), khác với thập niên 1980, Trung Quốc trở nên
bảo thủ hơn, các cải cách có tính cách thụt lùi hơn vào thập
niên 1990. Phân tích nầy có vài điểm đúng về mặt cải cách chính
trị, nhưng chưa được thuyết phục lắm, nhất là về mặt kinh tế.
Ít nhất để vào WTO năm 2001, các cải cách kinh tế phải tiến một
bước xa trong thập niên 1990 so với 10 năm trước đó.
[17]
Về chi tiết xem Trần Hữu Dũng (2008) trong lọat bài của Hội thảo
Hè 2008..
[18]
Tôi có phân tích cụ thể nỗ lực của Hàn Quốc trong việc đuổi theo
Nhật trong ngành tơ sợi tổng hợp. Xem Tran (1988).
[19]
Trong kinh tế học phát triển, hiện tượng nầy được gọi là mưu cầu
lợi ích đặc biệt (rent-seeking).
[20]
Tại Hàn Quốc, quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà nước không phải
hòan tòan không có vấn đề. Một số tập đòan kinh tế (chaebol)
cũng tìm cách tiếp cận chính trị gia để tìm đăc quyền đặc lợi.
Tuy nhiên các trường hợp nầy có tính cá biệt, không phổ biến nên
ảnh hưởng không lớn đến hiệu quả phát triển của tòan nền kinh
tế. Khi cuộc khủng hỏang tài chánh bùng nổ (năm 1997), một số
chaebols vay mượn và đầu tư tràn lan, không trả được nợ phải phá
sản, chính phủ cũng không cứu. Những chaebols thận trọng trong
đầu tư có tính cách đầu cơ và nỗ lực tăng hiệu suất kinh doanh
đã trở thành những công ty đa quốc gia nổi tiếng, chiếm lãnh
thị phần ngày càng cao trên thị trường thế giới như ta thấy
ngày nay..
[21]
Chi tiết về vấn đề nầy xem Trần Văn Thọ (1997), chương 5.
[22]
Như đã được đề cập, Hàn Quốc cũng bị cuốn vào cơn lốc của khủng
hỏang tài chánh Á châu năm 1997 vì họat động cho vay và đầu tư
tràn lan của một số tập đòan kinh tế (chaebols). Đáng chú ý là
trong không khí khẩn truơng đối phó với khủng hỏang, dân chúng
Hàn Quốc đã tự nguyện đóng góp vàng, đồ trang sức để chính phủ
xuất khẩu góp phần giải quyết tình trạng thiếu ngoại tệ. .
[23]
Ở đây ta không bàn đến chất lượng (quality) của thành quả tăng
trưởng. Môi trường xuống cấp, phân phối thu nhập và tài sản bất
bình đẳng, hiệu quả đầu tư thấp, v.v. cho thấy chất lượng phát
triển ở Việt Nam và Trung Quốc đều kém. Có điều ở mặt chất lượng
Việt Nam không hơn Trung Quốc nhưng tốc độ phát triển thấp
hơn..
[24]
Luật đầu tư nước ngoài và Luật doanh nghiệp sửa đi sửa lại
nhiều lần, kể cả những nghị định bổ sung và những tu chỉnh từng
phần, hầu như hằng năm có sự thay đổi nội dung các luật nầy.
[25]
Về điểm nầy xem Tran and Koseki (2008).
[26]
Tôi đã kiến nghị với nhà nước về vấn đề nầy từ năm 1996 nhưng
chẳng được thực thi. Một số bộ trong chính phủ có thi tuyển
nhưng hầu hết có tính cách hình thức. Kinh nghiệm của Nhật được
giới thiệu trong Trần Văn Thọ (1997) Ch. 3.
[27]
Xem, chẳng hạn, Nguyễn Lân Dũng (2006).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét