Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015
Từ Khủng Hoảng Kinh Tế Đến Khủng Hoảng Xã Hội Pháp Luật: Những Mô Hình Đổ Vỡ : Một Xã Hội Bế Tắc, Luật Pháp Tụt Dốc Và Khủng Hoảng Công Lý
22:42
Hoàng Phong Nhã
No comments
Từ
Khủng Hoảng Kinh Tế Đến Khủng Hoảng Xã Hội Pháp Luật: Những Mô Hình Đổ
Vỡ: Một Xã Hội Bế Tắc, Luật Pháp Tụt Dốc Và Khủng Hoảng Công Lý
Bề
sau của khủng hoảng Kinh tế đưa đến khủng hoảng Công lý (la
Justice) phải chăng có một khủng hoảng về Luật pháp (le Droit)? Luật
«thực nghiệm» (le droit positif) có còn «công bằng» (juste) không?
Từ
đầu thếv kỷ thứ 21, từ khoảng chục năm nay, chúng ta bị tràn ngập bởi
những những ngọn sóng thần-tsunami tin tức hằng ngày – qua những mạng
thông tin – về cuộc sống khó khăn do khủng hoảng kinh tế. Chúng ta sống
với khủng hoảng kinh tế, chúng ta suy nghĩ, lý luận,vui buồn, phản ứng
do biểu đồ của khủng hoảng kinh tế, và do đó ngày nay chúng ta cùng thế
hệ con cháu chúng ta sanh hoạt thích ứng với khủng hoảng kinh tế. Nói
tóm lại, cũng từ và do khủng hoảng kinh tế ấy, mọi hoạt đông sanh hoạt
xã hội của đất nước chúng ta đang ngụ và cả thế giới đều bị chi phối,
thậm chí đến cả các cơ quan, cơ chế hành chánh quản trị điều hành ; và
cuối cùng, dẫn đến một khủng hoảng chánh trị đặt lại tất cả những quan
niệm suy nghĩ, từ nhơn sanh quan về mô hình dân chủ, đến đời sống xã hội
hay quan hệ con người hay thái độ hành xử với môi trường sanh thái…
Đâu
rồi những mô hình lý tưởng làm mẫu cho những giấc mơ dân chủ của tuổi
trẻ của chúng tôi, những học trò ngành luật, ngành quản trị hành chánh
hay chánh trị học, gốc công dân các quốc gia nhược tiểu á-phi đến du học
tại thủ đô ánh sáng Paris hay các thủ đô các quốc gia âu-mỹ tiên tiến ?
Thế giới phương tây, cái nôi của nền Dân chủ, của những sanh hoạt dân
chủ, những bài học từ Magna Carta[1] đến Serment du Jeu de Paume.[2] Nước Pháp với cái những cải cách xã hội của Chánh phủ Mặt trận Bình dân năm 1936[3] với nền Giáo dục đại chúng, cưởng bách, miễn phí và thế tục-laïc của Jules Ferry (1882-1893),[4] với chuổi dài những cuộc Cách Mạng từ Đại Cách Mạng 1789 đến Mặt trận Bình dân 1936, hay cả cuộc Cách Mạng tháng 5 năm 1968…[5]
đã gieo vào chúng tôi những tư tuởng, xác quyết chắc chắn rằng chẳng
những phải có Dân chủ mới có được Tự do mà phải có Dân chủ mới tạo được
Pháp trị, tạo được Công lý và Công bằng.
Hết
rồi những cơ chế chánh trị rõ ràng với những học thuyết rõ ràng. Ngày
nay những hệ thống chánh trị đều là những hệ thống vá víu, lai căng, tư
bản không ra tư bản xã hội cũng chẳng ra xã hội, toàn những lai căng, lỡ
dở, nào là Cơ đốc-Xã hôi, nào là Dân chủ-Xã hội…thậm chí Tư bản-Cấp
tiến, hay Cơ đốc-Cấp tiến …! Những cải cách, những cải tố là chỉ những
biện pháp, những chương trình ngắn hạn để giải quyết một vấn đề kinh tế
hay xã hội, một khủng hoảng chánh trị cấp thời đang diễn, hay những biến
chuyển đột ngột. từ những mâu thuẩn xã hội, từ loại đình công bãi chợ,
cho đến những xung đột biên giới, những bạo loạn hay những biến động
quân sự, hoàn toàn thiếu hẳn một cái nhìn viễn tượng. Chánh trị ngày
nay, và những người hoạt động chánh trị chỉ là một hảng sửa xe với những
anh thợ sửa xe đang cố lay hoay làm sao cho cổ máy ( nhà nước) hằng
ngày chạy, nhưng luôn luôn với cặp mắt chăm chú vào hai biểu đồ, một là
biểu đồ chứng khoán các thị trường chứng khoán trên thế giới, đặc biệt
cái số một là Wall Stret New York Huê kỳ, và cái biểu đồ thứ hai là biểu
đồ đo lường chỉ số cảm tình viên của mình. Nói tóm lại, xem sức mạnh
của tiền và sức thu hút quần chúng cá nhơn. Từ Obama Huê kỳ, đến Sarkozy
hay Hollande, cựu và tân Tổng thống Pháp, hay bà Merkel Thủ tướng Đức
hay ngay cả Poutine, tay độc tài Nga đều hành động theo con tim quần
chúng – mỵ dân – với sự trợ giúp của những cơ quan truyền tin đại chúng
làm công cụ tuyên truyền cho quyến lợi cá nhơn mình!
Ngay
từ đấu thế kỷ 21, qua những « biến cố về luật pháp » xảy ra ở tại Pháp,
như vụ án Outreau, vụ án những nghi can giết ông Tỉnh trưởng (Préfet)
Erignac, cựu Tỉnh trưởng Corse, hệ thống Tư pháp và Luật pháp của nước
Pháp đang trãi ra một giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Cộng thêm ngày
nay, những khủng hoảng xã hội, từ những bạo loạn, gần như định kỳ ở các
ngoại ô các thành phố lớn ở Pháp hay ở âu-mỹ hay ngay trong tuần qua,
cơn bạo loạn ở thành phố Fergusson Missouri Huê kỳ. Các quốc gia tiên
tiến tây phương âu-mỹ cần phải đặt lại vấn đề « làm sao các cộng đồng
sống chung với nhau hòa thuận », « làm sao hòa nhập những văn hóa, tập
tục, tôn giáo khác nhau sống cạnh nhau và cùng nhau xây dựng một xã hội
chung với một quan niệm luật pháp và công lý chung?»
Nếu
chúng ta định nghĩa «công bằng pháp luật» là nền tảng của «công lý» và
«hệ thống tư pháp» thì ngày nay chúng ta nhận xét rằng hệ thống tư pháp
của Cộng hòa Pháp ngày nay, phục vụ càng ngày càng «bất công» đối với «
pháp danh nhơn » (justiciables) nói riêng và đối xã hội nói chung. Hệ
thống hoạt động chậm chạp, thủ tục tố tụng phức tạp, luật lệ, quy chế
rườm rà, lượm thượm, những án lệ lẫn lộn, và nguy hiểm hơn nữa, những
bản án sai lầm (erreurs judiciaires) trầm trọng. Những sửa sai, những
biện pháp canh tân, bổ túc chưa có đủ thời gian để chứng minh một hiệu
quả tích cực thì nay chúng ta, đúng hơn chúng tôi, những người công dân
xứ Pháp và những nhà luật học sống trên đất Pháp, đang lo và sợ hệ thống
luật pháp của đất Pháp đang đi vào những chệch hướng tiêu cực.
Ưu
tư nầy không riêng gì cho nước Pháp cả, các quốc gia dân chủ tiên tiến
trên thế giới đều gặp phải. Từ các quốc gia với những bộ luật « thực
nghiệm » có quy ước, quy chế thành văn (như nước Pháp) cho đến các quốc
gia với những « luật common law » (án lệ và tục lệ biến thành luật lệ). Ở
các quốc gia như nước Pháp, hệ thống thẩm phán đoàn (juges) bị tắc
nghẻn, và cả cá nhơn các thẩm phán cũng là một trở ngại, tắc nghẻn cho
hoạt động tư pháp và công lý.
Tiến
trình hoạt động tư pháp bị bế tắc, trở ngại ? hay công lý bị trở ngại ?
nghĩa là ngày nay chúng ta không định nghĩa được công lý , vậy thì :
1. Công lý và luật pháp: Công lý là gì? Luật pháp là gì? ai làm luật?
Thật
là vớ vẫn, đặt một câu hỏi như vậy, một nhà luật học như chúng tôi,
được đào luyện tại một quốc gia có một bộ Luật bộ như Bộ luật Napoléon.
Vậy thì …
Tất cả cái gì công bằng, đúng với công lý là phù hợp với luật pháp! Và
luật pháp là những quy ước, quy chế thành văn. Ông thẩm phán, ông quan
tòa chỉ chiếu vào quy chế thành văn, thành luật ấy mà phán xét rằng một
hành động đúng hay sai (đối với luật). Luật lệ đo lường hành động đúng
hay sai đối với quy chế biến thành luật. Dễ quá!
Nhưng
cái khó của luật pháp là các quy chế thành văn thành luật ấy, mặc dù đã
thành văn nhưng vẫn không thể đo lường trước, tiên liệu, và giải quyết
mọi tất cả mọi khía cạnh. Các nhà đại luật gia, các thầy dạy luật học
vẫn thường nhắc nhở rằng : hãy giữ tinh thần «làm luật» (esprit de loi)
hãy giữ những hướng đi, những nguyên tắc của luật học, và đừng đi vào
chi tiết của hệ thống sanh hoạt hằng ngày phức tạp của con người. Một
luật lệ tốt là một luật lệ muôn thuở, phi thời gian tánh và phi nhơn
cách (une bonne loi est intemporelle et impersonnelle – câu định nghĩa
của một trong những thầy luật của chúng tôi không nhớ của thầy nào). Đọc
giả nào nhớ, xin nhắc tuồng dùm, muôn vàn cảm tạ.
«Mọi
hành động xâm phạm đến người khác buộc người xâm phạm phải bồi thường »
(Tout fait quelconque de l’homme qui cause à autrui un dommage, oblige
celui par la faute duquel il est arrivé, à le réparer)
Điều
1383 của bộ Dân luật nước Pháp là một thí dụ, chỉ có hai câu để đưa ra
những nguyên tắc. Nhưng những nguyên tắc ấy đã mở rộng cho hàng trăm
trang giấy cho các án lệ. Công việc của các vị thẩm phán, các quan tòa
là áp dụng những nguyên tắc ấy cho đúng vào những trường hợp kiện tụng
khác nhau, mỗi trường hợp, mỗi biệt lệ.
Công
lý không cứ ở bài viết, câu viết. Công lý là ở cái áp dụng từ cái nhản
quan, góc độ nhìn của vị thẩm phán, quan tòa, bồi thẩm đoàn với ánh sáng
của thực tại.
Cái
khó khăn thứ hai, và là cái ưu tư của nhà luật học ngày nay là một điều
luật (thành văn) bất cứ ai cũng viết được và có thể viết một cách bừa
bãi.
Bừa
bãi, vô trách nhiệm, chúng tôi muốn nói rằng : đáng lý một điều luật
phải được viết trong tinh thần có chiều sâu, phi thời gian tánh, minh
bạch, rõ ràng, và có tánh cách phổ thông, nhưng trái lại, ngày nay các
luật lệ được viết với nhiều chi tiết, nhiều phần linh tinh, bổ túc, biệt
lệ, trái với tánh cách phổ thông. « Ai ai cũng phải biết luật » (Nul
n’est sensé d’ignorer la loi) : nhưng làm sao biết được khi có một sự
lạm phát luật lệ, hằng trăm quy ước chồng chất lên nhau, cái nọ bổ túc
cái kia, cái nọ phản ý cái kia. Quy chế công nhơn, quy chế công dân, cái
gì cũng luật nầy luật nọ, kể cả luật giao thông, ..
Trong
thời gian nhiệm kỳ dân cử, một thời gian nhiệm kỳ Quốc hội, là một thời
gian để các vị dân cử làm luật. Những luật lệ, những quy chế sanh ra
cho một nhiệm kỳ, sống với thời gian của nhiệm kỳ của nhà dân cử làm
luật có còn đủ hiệu quả không ? Vì ai cũng làm luật được cả. Chúng tôi
muốn nói đến những vị dân cử ấy. Và quyền lập pháp được xữ dụng tối đa.
Mỗi nhiệm kỳ dân biểu, thậm chí mỗi thay đổi chánh phủ, những vị tân cử
đều muốn để tên mình « lưu lại một cái gì với núi sông ». Rồi tranh cải
giữa « phe cầm quyền » và « phe đối lập ». Làm luật để « giúp chánh phủ
phe ta », nên rất nhiều luật do « chánh phủ tổ chức viết ra »… và đau
đớn thay ! … pháp trị là vậy !
Vì
vậy, luật lệ hiện hành cũng do các nhà chánh trị làm ra. Và chúng ta
cũng nhớ lại câu nói bất hủ của anh dân biểu Laignel (đệ tam cộng hòa
Pháp) phán cho phe đối lập lúc bấy giờ : « quý vị sai về mặt luật học,
vì quý vị là một thiểu số chánh trị, » ( vous avez juridiquement tort
parce que vous êtes politiquement minoritaires) »
Luật lệ đã biến thành công cụ chánh quyền, và không còn phục vụ công lý và xã hội nữa.
2. Sức mạnh bất công của Luật lệ
Câu
nói bất hủ nầy của François Mitterrand, cựu Tổng thống của nước Pháp
vào cuối thế kỷ 20 qua đã nói rõ cho chúng ta cái mâu thuẩn giữa luật lệ
và công lý.
Trong
quyển sách «Luật lệ, quyền làm luật và nền tự do (Droit, Législation et
Liberté) », Frédérick Von Hayek (1899-1992, Nobel Kinh tế học 1974) một
trong những vị thầy, thần tượng về mặt luật học và kinh tế học của
chúng tôi, cho rằng những quy chế luật pháp đang quản lý đời sống chúng
ta không có gì liên hệ đến Luật lệ cả, vì thiếu ánh sáng Công lý. Khủng
hoảng về Luật và Công lý là một trong những đề tài thầy Hayek thường nói
đến.
Những
quy chế luật hiện hành (la législation) là luật thực nghiệm (droit
positif). Luật thực nghiệm là những đạo luật được đề nghị và đã được
thông qua bởi cơ quan lập pháp (và những dân cử lập pháp), và những án
lệ biến thành án luật hiện hành .
Quy
chế luật hiện hành (la législation) bỏ quên tinh thần làm luật bởi hai
lẽ : lẽ thứ nhứt la phe phái, lẽ thứ hai là tham vọng .
Về
phe phái, dễ hiểu thôi. Nhà làm luật phải bảo vệ phe hành pháp của
mình, các người đã bầu cho mình. Như vậy luật lệ biến thành một công cụ
chánh trị bảo vệ một nhóm người , một giai cấp, tính chất phổ thông
không còn nữa, chỉ còn tính chất đặc biệt : priva lex.
Về
mặt tham vọng, phức tạp hơn. Nhà chánh trị nào cũng có tham vọng tạo
một cuộc cách mạng xã hội, tổ chức lại xã hội, xã hội mới, con người mới
.. « phải có danh gì với núi sông ». Hai lẽ ấy đều nguy hiểm cả, vì nhà
làm luật quên đi cái tánh chất phổ thông của một điều luật, tánh chất
phi thời gian tánh, phi nhơn cách. Une bonne loi est intemporelle et
impersonnelle.
Nếu
người làm chánh trị có một ý thức hệ cộng sản làm một bộ luật xâm phạm
chủ quyền con người, đời sống, tự do và tư hữu luật ấy có phải là công
lý không ? Hỏi tức là trả lời.
Để kết luận
Công
lý và luật lệ là phải có những cố gắng tìm những phương cách giải quyết
với những đề nghị thích ứng ( solutions ajustées) những liên hệ giữa
những con người.
Luật
lệ giúp đở con người giải quyết những khó khăn ấy. Luật lệ phải là một
quá trình tiến triển thận trọng, chín chắn, kiên trì để bảo vệ nhơn
cách, nhơn phẩm va tự do cá nhơn. Con người phải là trọng tâm của mọi ưu
tư công lý, vì luật lệ, công lý là của con người, cho con người.
Mong
sao cho những người làm luật trong và cho một Việt Nam tương lai, độc
lập, tự do dân chủ và công bằng có những suy nghĩ để có một mô hình Luật
Pháp và Công Lý ấy ! Bởi vì …
Ubi
lex, ubi justicia. Ở đâu có Luật ở đấy có Công lý. Và chúng tôi cũng
mong rằng Ubi jus, ubi lex, ở đâu có luật, công lý phải được thực hành.
Mong lắm !
Hồi Nhơn Sơn 29/08/2K14 Những ngày bực mình vì hổn loạn chánh trị tại Pháp
Phan Văn Song Tiến sĩ Công Pháp
Ghi Chú
[1] Magna Carta:
Magna Carta Libertatum hay bản Đại Công Uớc là một Công Ước gồm 63 điều
lệ do các hầu tước Anh quốc, vừa chiến thắng chiếm được London ngày 17
tháng 5 1215, sau cuộc nội chiến ngắn giữa nhà Vua và các công thần hầu
tước, buộc nhà Vua Jean ký kết chấp nhận (tục gọi là Jean Vô Điền–Jean
Sans Terre) ngày 15 tháng 6 năm 1215. Công Ước bảo đảm quyền tự do cá
nhơn, và ra luật Habeas Corpus ngăn cấm sự bắt nhốt bừa bãi. Bản Công
Ước nầy là dữ kiện xưa nhứt của một quá trình lịch sử đem đến sự thành
hình một thể chế hiến (pháp) trị và pháp trị của chế độ luật học anh-mỹ –
anglo-saxonne.
[2] Serment du Jeu de Paume:
Lời thề ở Phòng Vũ cầu. Đây là một Giao Ước làm ngày 20 tháng 6 năm
1789 tại phòng Võ thuật môn Vũ Cầu (thủy tổ của Tennis ngày nay) ở
Versailles, ngoại ô Paris Pháp, do 578 dân biểu thuộc thành phần Thứ Ba –
Tiers État ( Quốc Hội Nhà Vua États Généraux gồm ba thành phần : Quý
Phái, Nhà Thờ và thành phần thứ Ba gồm các thương gia, kỹ nghệ gia, phú
nông, trí thức, nghề tự do nhà báo, viết văn, bác sĩ luật sư …) Tất cả
thề ước quyết không tan hàng nếu không đồng thuận lập ra một bảng Hiến
Pháp.
Đặt rõ vấn đề tổ quốc tối thượng – la souverineté nationale và tam
quyền phân lập – la séparation des pouvoirs, họ thành lập Quốc hội Lập
hiến – Assemblée Constituante đầu tiên của Cộng hòa Pháp đi đến bãi bỏ
nền phong kiến (4 tháng 8 năm 1789) tuyên bố Tuyên Ngôn Nhơn Quyền và
Các Quyền Công dân (26 tháng 8 năm 1789) và đưa ra những quan niệm chánh
của một Hiến Pháp (1791).
[3]
Những cải cách xã hội của Mặt Trận Bình dân 1936: Mặt trận Bình dân
phái tả thắng cử, thành lập chánh phủ Mặt Trận Bình dân. Luật lao động
40 giờ một tuần ra đời cùng với quyền nghỉ hưởng Mùa Hè có lương-congé
payé. Từ đấy bắt đầu một loạt cải cách, mặc dù mật trận bình dân không
còn nữa : 1945 các nghiệp đoàn lao động và quyền tham gia kiểm soát lao
động ra đời cùng với hệ thống và luật An Sanh Xã hội – La Sécurité
Sociale được tổ chức và Quyền Phụ nữ được phép bầu cử- droit de vote des
femmes được nhìn nhận. Năm 1946, lời mở đầu của Hiến Pháp Đệ tứ Công
hòa Pháp chấp nhận quyền lao đông – droit à l’emploi và quyền đình công –
droit de grève..
[4] Jules Ferry:
Jules Ferry 1882-1893, Bộ trưởng Bộ Giáo Dục từ năm 1879 đến 1783 của
Đệ Tam Cộng Hòa Pháp, cha đẻ của chế độ giáo dục phổ thông tân thời của
Pháp, đã cho ra đời những luật lệ Giáo dục Pháp buộc Giáo dục Tiểu học
miễn phí (1881) bắt buộc và thế tục-laïc (1882) cho mọi công dân Pháp.
[5] Cách mạng tháng Năm 1968:
Dưới tên Tháng Năm 68-Mai 68, lịch sử Pháp cận đại muốn nói đến một
loạt dữ kiện xảy ra ở Pháp vào tháng 5 năm 1968. Những đòi hỏi thay đổi
cải cách, canh tân của giới trẻ cho một thế giới mới đầy sáng tạo,( qua
những phát biểu như xuống đường, sanh viên biểu tình, đình công, chiếm
trường học để xét lại, đặt lại những quan điểm, nhản quan, chống chế độ
và hệ thống suy nghĩ gia đình thủ cựu của chánh phủ Tướng De Gaulle lúc
ấy… …) đã đánh dấu một giai đoạn, đánh dấu một một sự thay đổ lớn về mặt
văn hóa, chánh trị và xã hội của thế kỷ 20 Pháp.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét