Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

CÁC NƯỚC NHẬT BẢN, TRUNG HOA VÀ NHIỀU NƯỚC KHÁC ĐỐI PHÓ VỚI VATICAN

Vào khoảng giữa thế kỷ 15, Thái Tử Henry Navigator của nước Bồ Đào Nha đã thành công trong việc thám hiểm các vùng bờ biển Tây Phi tiến lần xuống tới Mũi Hảo Vọng (Cape of Good Hope). Thấy rằng Bồ Đào Nha thành công trong việc thám hiểm này, Giáo Hội La Mã liền ban hành một loạt sắc chỉ để làm món quà xã giao nhập cuộc chuẩn bị cấu kết với  Bồ Đào Nha để cùng đi giết người cướp của, chiếm đoạt tài nguyên ở các vùng đất mới được khám phá. Một trong những sắc chỉ này là Sắc Chỉ  Romanus  Pontifex được ban hành vào ngày 8 tháng Giêng năm 1454 (*) [trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455)]. Sắc chỉ này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi trong cuốn Thập Giá Và Lưỡi Gươm với nguyên văn như sau:

Giáo Hoàng Nicholas V
“Quyền lợi của Bồ Đào Nha đã được phân định rõ ràng trong Sắc Chỉ "Romanus Pontifex" do Đức (Giáo Hoàng) Nicholas V (1447-1455) ra ngày 8 tháng Giêng năm 1454. Theo quyền lực Chúa ban và quyền lực của Tòa Thánh,  Đức Giáo Hoàng ban cho triều đình Lisbon (Bồ Đào Nha) "toàn quyền tự do xâm lăng, chinh phục, chiến đấu, đánh giặc và khuất phục tất cả các quân Sarrasins (tức người Ả Rập), các dân ngoại đạo và các kẻ thù khác của Giáo Hội, gặp bất cứ nơi nào: được toàn quyền chiếm cứ tất cả các vương quốc, lãnh địa, vương hầu, đất đô hộ và tài sản của chúng; toàn quyền chiếm đoạt tất cả của nổi và của chìm của chúng và bắt tất cả chúng nó làm nô lệ vĩnh viễn".
Khi ban quyền cho người Bồ Đào Nha được chiếm mọi thứ lợi lộc kể trên, Giáo Hoàng đồng thời cũng  muốn mở mang nước Chúa sang các miền xa xôi. Và để nhà vua Bồ Đào Nha yên tâm hơn, Giáo Hoàng ra lệnh cấm không một ai khác được phép đặt chân tới các vùng đất ấy nếu không có phép của nhà vua, dành cho nhà vua độc quyền buôn bán và ra vạ tuyệt thông tức khắc cho bất kỳ ai dám hành động ngược lại." [1]
Sau đó, Bồ Đào Nha lại tiếp tục tiến hành cuộc thám hiểm này và thành công trong việc tìm ra hải lộ đi  từ Tây Âu đến Á Châu bằng cách đi theo ven biển Tây Phi vòng qua Mũi Hảo Vọng ngược lên phía Bắc theo ven biển Đông Phi, băng qua eo biển Mozambique và biển Á Rập tới Ấn Độ, Mã Lai và Quần Đảo Hồ Tiêu (Nam Dương). Thấy sự thành công này của người Bồ Đào Nha, Giáo Hội lại ban hành thêm một loạt thánh lệnh tiếp theo xác nhận những đặc quyền ăn cướp của Bồ Đào Nha ở tất cả nơi nào mà đế quốc này có thể đem quân đến chinh phục, với điều kiện là phải  "mở mang nước Chúa", nghĩa là phải cho Giáo Hội ăn có.
Nhờ việc khám phá ra hải lộ này và được Giáo Hội ban đặc quyền cho độc chiếm hải lộ này để làm ăn, Bồ Đào Nha trở thành giầu có và hùng mạnh hơn cả ở Âu Châu vào thời bấy giờ. Sự giầu có của Bồ Đào Nha khiến cho người dân Âu Châu nghĩ rằng Ấn Độ và Trung Hoa hẳn là những nơi vô cùng giầu có, ở đâu cũng có vàng,  đầy dẫy những tơ lụa và gấm vóc. Điểm đặc biệt là đồ ăn của người Á Châu có những hương vị thơm phưng phức rất là "khoái khẩu". Từ đó, ở Âu Châu mới nẩy sinh ra phong trào đi đến tận Á Châu để được chứng kiến cảnh giầu có huy hoàng ở Á Châu, được ăn những miếng ăn ngon của Á Châu, để nhìn thấy những cảnh đẹp của Á Châu, và nhất là để bốc hốt những của cải ở Á Châu giống như Bố Đào Nha và  Vatican đã và đang làm vào lúc bấy giờ.
Cũng nên biết là vào lúc đó, ngoại trừ Giáo Hội La Mã và các tín đồ ngu dốt mới tin rằng trái đất bằng phẳng và là trung tâm của vũ trụ, còn tất cả các nhà trí thức đều tin rằng trái đất tròn và chạy chung quanh mặt trời. Vì tin rằng trái đất tròn cho nên người ta có thể dùng hải lộ từ bờ biển Đại Tây Dương ở Âu Châu đi theo hướng Tây và cứ đi hoài sẽ đến Á Châu tức là sẽ đến Trung Hoa và Ấn Độ. Một trong những người tin như vậy là nhà hàng hải Christopher Columbus (1451-1506), người Ý Đại Lợi. Vì tin như vậy, cho nên ông Columbus mới bỏ ra rất nhiều thì giờ để soạn thảo một phương án như trên đi đến Ấn Độ và Trung Hoa theo lộ đồ như trên. Phương án này gồm có ba chiếc tầu và một số thủy thủ. Columbus đem phương án này đệ trình lên vua nước Ý Đại Lợi. Nhưng vì nước Ý lúc đó chưa thống nhất (gồm có nhiều tiểu quốc riêng rẽ trong đó có một số tiểu quốc gọi là Papal States nằm dưới quyền thống trị trực tiếp của Tòa Thánh Vatcian). Các tiểu quốc này vừa nhỏ vừa nghèo, không đủ khả năng tài chính để tài trợ cho phương án của ông.
Thất vọng với các ông vua các tiểu quốc ở Ý, ông đành phải mang phương án này đệ trình lên triều đình Tây Ban Nha và được cả Hoàng Đế Ferdinand V (1452-1516) lẫn Hoàng Hậu IsabellaI (1451-1504) đồng ý tài trợ cho ông. Ông đặt tên cho ba chiếc tầu này là Santa Maria, Nina và Pinta, và gom được một thủy đoàn khoảng 90 người (40 người trong chiếc tầu chỉ huy Santa Maria, 25 người cho chiến Nina và 25 người cho chiếc Pinta). Khởi hành từ Tây Ban nha vào ngày Thứ Sáu 3 tháng 8 năm 1942, và ngày Thứ Sáu 12 tháng 10 năm đó, đoàn người của ba chiếc tầu này đổ bộ lên đảo San Salvador (một trong những hòn đảo nằm ở phía Bắc hòn đảo  Cuba và Đông Nam bán đảo Florida).
Như đã nói ở trên, mục đích của đoàn tầu này là đi đến Ấn Độ ở Á Châu. Cũng vì thế mà khi mới tới hòn đảo San Salvador họ mới tưởng lầm là họ đã đến đất Ấn Độ, cho nên họ mới gọi vùng này là West Indies (Tây Ấn) và gọi thổ dân ở đây là "Indians" (người Ấn Độ). Theo quan niệm của người Âu Châu lúc bấy giờ (cũng do Tòa Thánh Vatican mà ra), người của quốc gia Âu Châu nào tìm ra vùng đất nào mới ở ngoài Âu Châu thì có quyền đòi chiếm vùng đất đó là của nước họ. Tuy rằng ông Columbus là người Ý, nhưng ông đã dùng tiền tài trợ  và nhân dân  nước Tây Ban Nha  thực hiện chuyến đi này mà tìm ra Mỹ Châu, cho nên Tây Ba Nha mới có quyền coi những vùng đất do ông Columbus khám phá ra là của Tây Ban Nha.

Giáo Hoàng Alexander VI
Thấy rằng Tây Ban Nha đã tìm ra  một vùng đất mới mà còn ngỡ là đất Ấn Độ và cũng tin là cũng giầu có, có nhiều vàng bạc, châu báu, miếng ngon của lạ như ở Ấn Độ và Trung Hoa, Giáo Hội La Mã lại tìm cách "nhẩy vào ăn có" bằng cách ban hành một thánh lệnh vào tháng 5 năm 1493, với chủ đích là cũng ban cho Tây Ban Nha những đặc quyền y hệt như những đặc quyền mà giáo hội đã ban cho Bồ Đào Nha ghi trong Thánh Lệnh Romanus Pontifex được công bố vào ngày 8 tháng 1 năm 1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1454). Việc này gây nên  sự tranh chấp giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha về "cái quyền đem quân  chiếm đất, giết người,  đoạt của, hãm hiếp đàn bà con gái  và mở mang nước Chúa ở ngòai lục địa Âu Châu". Nội vụ được đưa lên Tòa Thánh Vatican xử lý và được Giáo Hoàng Alexander VI (1492-1503) giải quyết bằng cách chia đôi địa cầu cho hai quốc gia này, mỗi quốc gia được quyền chiếm một nửa. Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi  lại  sự kiện này như sau:
"Năm 1492, Christophe Colombo khám phá ra những vùng đất mới mà ông nghĩ là Ấn Độ. Một nửa thế kỷ trước đó, thương thuyền Bồ Đào Nha cũng đã chạy dọc theo bờ biển phía Tây Châu Phi. Ít năm sau, năm 1497, Vasco de Gama, người Bồ Đào Nha, đã phát hiện đúng con đường sang Ấn Độ. 

Ngày 4 tháng 5 năm 1493, qua sắc chỉ "Inter caetera" ("giữa những điều khác"), Giáo Hoàng Alexander VI  giao quyền chinh phục các vùng đất kể trên mà các dân Phương Tây chưa từng biết, cho các triều đình nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Tây Ban Nha có quyền đi chiếm tất cả các đất đai gặp được ở một trăm dặm kể từ quần đảo Azores, còn Bồ Đào Nha, tất cả các nước nằm ở mạn Đông đường ranh đó (quần đảo Azores ở mạn giữa cắt đôi Đại Tây Dương).” [2]
Như đã trình bày trong Chương  3 (Phần II) ở trên, tính ra từ năm 1454 cho đến năm 1493, Tòa Thánh Vatican ban hành có tới trên dưới 10 thánh lệnh liên quan đến việc ban phát các đặc quyền cho hai nước Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đem quân đi đánh chiếm đất đai ở ngoài Âu Châu để giết người, đoạt của, hãm hiễp phụ  nữ, cưỡng bách dân bản địa phải theo đạo làm nô lệ cho các đế quốc này và cho Giáo Hội La Mã. 
Việc ban hành các thánh lệnh trên đây chứng tỏ Giáo Hội La Mã là một đế quốc thực dân xâm lược có chủ trương theo đuổi chủ nghĩa bá quyền thống trị tòan cầu và nô lê hóa toàn nhân loại. Chủ trương này của Giáo Hội được thực thi bằng những chính sách và sách lược hành động cực kỳ bạo ngược, hết sức thâm độc và vô cùng dã man. Thiết tưởng trong lịch sử nhân loại, chưa có thế lực nào bạo ngược, thâm độc và dã man như Giáo Hội La Mã. Xin xem lại Chương 1 (Phần I) và Chương 12 (Phần III) ở trên. 
Ngoài việc ban hành các thánh lệnh ăn cướp trên đây, giáo hội còn có chủ trương dạy dỗ và rèn luyện tín đồ thành những quân ăn cướp dã man nhất trong lịch sử lòai người bằng những hành động đem quân đi đánh chiếm đất đai, khai thác tài nguyên, giết người, đọat của, tàn sát đàn ông và thanh niên, hãm hiếp đàn bà con gái để lợi dung họ làm những tên lính tiền phong trong các đạo quân thập tự đi chinh phục đất đai hầu cưỡng bách các dân tộc nạn nhân làm nô lệ cho giáo hội về cả linh hồn lẫn thể xác. (Xin đọc Hồ Sơ Tội Ác Của GHLM cùng tác giả: http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/DanbaiHSTA.php) Với chủ trương và hành động như vậy, nếu gọi Giáo Hội La Mã là một tôn giáo thì đây là một thứ "tôn giáo ăn cướp" hay là "đạo ăn cướp" cho đúng với cái bản chất của nó.
Sau khi ban hành hàng loạt các thánh lệnh ăn cướp trên đây, một mặt, Giáo Hội La Mã gửi các nhà thuyết khách đến các cường quốc đương thời để thuyết phục bằng cách đồng hóa hay liên kết mục tiêu tôn giáo và quyền lợi của giáo hội với quyền lợi của các cường quốc để cùng tiến hành chính sách xâm lăng các vùng đất bị giáo hội chiếu cố. Vấn đề này đã được trình bày rõ ràng và đầy đủ trong mục Chương 4 (Phần II) ở trên.
Mặt khác, Giáo Hội La Mã tung ra các binh đoàn gián điệp với danh nghĩa là các nhà truyền giáo đến các vùng đất bị chiếu cố để mua chuộc những người dân bản địa nghèo khổ hoặc là bằng tiền bạc, hoặc là bằng mấy viên thuốc kí-ninh trị sốt rét hay thuốc aspirine trị cảm cúm, với dã tâm mua chuộc và dụ khị họ vào đạo để làm tay sai cho chúng. Đồng thời, chúng (bọn gian điệp Ca-tô mang danh nghĩa là các nhà truyền giáo) còn tiếp xúc, móc nối, xúi giục và đạo diễn cho bọn hạ lưu, du thủ du thực và các thành phần bất mãn trong xã hội nổi loạn chống lại chính quyền đương thời, và hứa hẹn sẽ triệt để ủng hộ và nâng đỡ họ trở thành những nhân vật quan trọng nếu tình hình thay đổi thuận theo chiều của giáo hội.  Vấn đề này đã được trình bày khá rõ ràng nơi Chương 6 (Phần II) và Chương 17 (Phần III) ở trên.
Sau khi đã dụ khị được một số người vào đạo, các tay tổ điệp viên này liền cho gom họ vào sống chung trong những cộng đồng biết lập gọi là xóm đạo đễ dễ bề kiểm soát và bảo toàn bí mật những hoạt động chống lại chính quyền đương thời tại cãc quốc gia mục tiêu. Đồng thời, các nam nữ tín đồ  đều được đoàn ngũ hóa để huấn luyện và tổ chức họ thành những đạo quân  thập tự địa phương làm lực lượng xung kích nằm tiềm phục ngay trong các xóm đạo để chờ  giờ hành sự. Tới khi  tình thế thuận lợi, các đạo quân thập tự này sẽ trở thành những đội quân xung kích và sẽ hành động theo lệnh của các đâng bề trên, hoặc là làm nội ứng cho các đạo quân ngọai nhập của một đế quốc xâm lược liên minh với giáo hội,  hoặc là tiếp tay cho môt phe phản lọan để chống chính quyền đương thời với hy vọng sẽ tiến lên nắm chính quyền thiết lập chế độ đạo phiệt Da-tô làm tay sai cho Giáo Hội.

1.- DÂN TỘC NHẬT BẢN CHIẾN ĐẤU CHỐNG LẠI  VATICAN
Đầu thế kỷ thứ 17, Giáo Hội La Mã cũng đã áp dụng sách lược trên đây ở Nhật Bản nhưng bị thảm bại não nề.  Cuộc khởi loạn có quân đội thập ác Bồ Đào Nha tràn vào liên kết với đạo quân thập ác bản địa (dân Chúa) Nhật nội gián tiếp ứng. Liên quân Bồ - Nhật đã đánh chiếm được một vài địa điểm làm đầu cầu để tiến lên đánh chiếm toàn vùng. Nhưng cả hai đạo quân đều bị chính quyền và nhân dân Nhật đánh bại, tiêu diệt hoàn toàn. Biến cố lịch sử này được sách sử ghi lại như sau:
"Vào năm 1638, tại Nagazaki (Nhật Bản) có khoảng 100,000  (100 ngàn) giáo dân Công Giáo làm nội ứng cho quân Bồ Đào Nha tấn công xâm chiếm Nhật Bản. Triều đình Nhật cử Tướng Iemitsu mang đại quân tới Nagazaki để "Bình Tây Sát Tả". Kết quả là bọn xâm lược Bồ Đào Nha bị đánh bật ra khỏi lãnh thổ Nhật Bản. Tất cả các cha cố thừa sai bị bắt và đều bị đóng đinh vào thập giá với những chiếc áo dòng của loài quạ, chứ chúng không bị lột truồng nhục nhã như Chúa của họ ở trên đồi Golgotha. Còn đạo quân thứ 5 cúa địch là tập đoàn giáo dân Công Giáo ở Nagazaki bị diệt gọn 37,000 (37 ngàn) người. Một số giáo dân sống sót nhẩy lên tầu Bồ Đào Nha trốn sang Hội An, Việt Nam. Sau biến cố quyết liệt này, nước Nhât sạch bóng thù trong giặc ngoài và tiến lên địa vị siêu cường kinh tế và văn hóa như ngày nay khiến cho cả thế giới phải kính phục." [3]
Trong tiểu mục “Alexandre de Rhodes không sang được Nhật” (nằm trong bài viết “Alexandre de Rhodes Đã Làm Gì Cho Việt Nam?” (http://www.giaodiemonline. com/thuvien/sach/sachtqphanmot.htm), đăng trong cuốn Alexandre de Rhodes Người Đầu Tiên Vận Động Pháp Chiếm Việt Nam và Chữ Quốc Ngữ”, học giả Trần Quý cho biết con số các cha cố bị hành hình lên tới 26 người và nói rõ bọn quạ đen truyền giáo còn đánh phá ở nhiều nơi khác nữa:

Paul Miki, một trong 26 giáo sĩ bị hành hình.
"Tướng quân Hideyoshi quả nhiên sợ, nhưng ông đã phản ứng khác với ý muốn của thuyền trưởng dại dột. Năm 1597, các giáo sĩ dòng Phan-xi-cô, dòng Đa Minh bị chính phủ thiên hoàng đặt ra ngoài vòng pháp luậtTại Nagazaki, 26 giáo sĩ bị hành hình. Đã hiểu thâm ý của Vatican, các tướng quân (Nhật) về sau tiếp tục diệt đạo Ca-tô (Da-tô) có khi gắt gao hơn cả Hideyosohi. Tướng-quân Yeyasu cấm giáo dân đi theo giáo sĩ trốn ra nước ngoài.
Năm 1637, dân đạo Ca-tô ở đảo Amakusa và vùng lân cận là Shimbara ép Phật tử đổi sang đạo Ca-tô, lại võ trang chống chính phủ. Các giáo sĩ Tây Phương Dòng Tên cầm đầu 30,000 (30 ngàn) quân dương cờ lâm trận; có cờ mang tên Jesus, tên Maria. Họ giết vị quan cai trị Shimbara, chiếm thành trì làm nơi cố thủ. Quân chính phủ không phá được thành vì không có đại bác đủ mạnh, phải điều đình mượn  thương thuyền có võ trang của Hòa Lan. Người Hòa Lan theo đạo Tin Lành, cũng thờ Jesus, nhưng không biết ý Chúa Cứu Thế này ra sao mà họ không chịu đội trời chung với Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Đại bác của Hòa Lan mạnh, thành bị phá, quân chính phủ Nhật tiêu diệt được quân Ca-tô (Da-tô) ở trong. Từ đó trở đi, đạo Ca-tô không ngóc đầu lên nổi ở Nhật. Một số người Nhật trốn ra khỏi nước đã làm nghề phụ giáo sĩ ở Hội An để độ thân."[4]
Qua bài học xương máu này, kể từ đó, nhân dân  Nhật hết sức đề cao cảnh giác khiến cho Giáo Hội La Mã không còn cách gì để có thể tổ chức những tín đồ Ca-tô ngu dốt bản địa thành những đạo quân thứ 5 làm nội ứng để chuẩn bị cho mưu đồ "làm sáng danh Chúa" bằng bạo lực ở trên lãnh thổ quốc đảo anh hùng này.

2.- DÂN TỘC TRUNG HOA DÙNG BIỆN PHÁP MẠNH ĐỐI PHÓ VỚI VATICAN
Tại Trung Hoa và các nước Á Châu khác, Giáo Hội La Mã cũng gặp những thất bại trong mưu đồ dùng tín đồ bản địa đê làm lực lượng xung kích nội trùng chuẩn bị cho kế họach vân động một chính quyền đế quốc Âu Châu liên minh vơi Vatican tiến vào tấn chiếm làm thuộc địa. Tại các quốc gia này, Giáo Hội chỉ dụ khị được một số rất ít người theo đạo. Lý do là vì nhân dân các quốc gia này vốn đã có trình độ văn hóa cao, họ đã nhìn thấy rõ tình trạng thiếu văn hóa và man rợ hàm chứa những thủ đoạn bịp bợm trong hệ thống tín lý Ki-tô mà các ông truyền giáo Ca-tô dùng làm “cẩm năng” để mê hoặc người đời. Đồng thời, họ cũng rất khinh bỉ cái cung cách hành xử hết sức lố bịch, trịch thượng, hợm hĩnh và lấn lướt của các nhà truyền giáo trong thánh lệnh Thánh Lệnh  Ex illa die và  Ex quo singulari của giáo triều Vatican. Nói về những thất bại này của Giáo HộiLa Mã, sử gia Dun J. Li viết:
"Tuy nhiên,  từ lúc  đầu đã có những trở ngại hình như không thể vượt qua được. Ngay khi vừa đến  Trung Hoa, các nhà truyền giáo đã phải đối diện với một xã hội tiến bộ nhất, họ phải tạo ra cho tôn giáo của họ một vài phương diện tốt hơn mới có thể tranh đua ngang hàng với các tôn giáo khác, trong đó có những tôn giáo kỳ cựu hơn cả Ki-tô giáo và đã ăn sâu vào tâm hồn người dân bản địa đã lâu đời rồi. Một tôn giáo mà chỉ biết có một mình mình,  không cần biết và  không công nhận các tôn giáo khác tất nhiên là tạo thêm bất lợi, gây cho các tôn giáo khác thù ghét và chống đối. Ki-tô giáo tự cho là có độc quyền sự thật về các vấn đề tôn giáo và nắm độc quyền giao dịch đối với các tôn giáo khác là chống đối rất nhiều người Trung  Hoa vốn đã có truyền thống khôn ngoan tương nhượng ngay cả các vấn đề tôn giáo. Chưa nói đến  giá trị của Ki-tô  giáo vốn dĩ chỉ có tính cách tương đối và phe đảng, ấy thế mà khi mới đến một vùng đất mới, tôn giáo này lại lên án tất cả những tôn giáo khác thì tất nhiên là phải gặp thêm nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong vấn đề niềm tin, Giáo Hội La Mã không thể và không chịu tương nhượng với một tôn giáo nào khác. Thái độ ngoan cố và ương ngạnh này của họ là nguyên nhân trực tiếp của nhiều vấn đề  vào lúc ban đầu của tôn giáo này ở Trung Hoa vào năm 1724 mà chúng ta sẽ  rõ thấy ngay sau đó.."[5]
Sách Sử Trung Quốc II viết:

http://en.wikipedia.org/wiki/Chinese_Rites_controversy
Các tu sĩ Dòng tên ở Trung Hoa cố gắng theo cách ăn mặc Trung Hoa. Trên đây là hình vẽ nhà truyền giáo Nicolas Trigault (1577-1629) trong bộ áo thụng của Trung Hoa, do Peter Paul Rubens.
"Các tu sĩ Dòng tên thời đó qua Trung Hoa để tìm hiểu Trung Hoa và truyền bá đạo Ki-tô. Họ đem khoa học để giúp đỡ triều đình, được lòng cả vua và đại thần; mà khôn khéo biết tôn trọng luật lệ Trung Hoa. Ki-tô giáo rất khắt khe, tuyệt đối cấm tín đồ thờ bất kỳ một ông thần nào khác, chỉ được thờ Đức Chúa Trời thôi, các tu sĩ Dòng Tên khoáng đạt và mềm dẻo hơn, để cho tín đồ Trung Hoa được tiếp tục thờ Khổng Tử vì họ nghĩ rằng Khổng Tử không phải là một vị thần, thờ Khổng Tử chỉ là để tỏ lòng ngưỡng mộ một đại luân lý gia vậy thôi. Họ cũng không cấm thờ phụng tổ tiên nữa, vì cúng vái ông bà cha mẹ đã khuất là tỏ lòng nhớ ơn các người và kính trọng các người như khi các người còn sống.. Ki-tô giáo cấm sự sùng bái ngẫu tượng (idolatrie) mà thờ Khổng Tử, và thờ tổ tiên không phải là thờ ngẫu tượng như Diêm Vương, ông Thiện, ông Ác, Thần Tài...Nhưng các tu sĩ Dòng Thánh Dominique và Dòng Thánh Francoise d' Assise trái lại, chẳng hiểu tục lệ, truyền thống Trung Hoa, mạt sát tất cả thần học và lễ nghi Trung Hoa, cho là phát minh của Quỉ, phản đối Kịch liệt Dòng Tên, trình lên Giáo Hoàng (Clément XI 1700-1721), và năm 1704, Giáo Hòang phái một nhà truyền giáo là Tournon qua Trung Hoa bắt Dòng Tên phải tuân lệnh Giáo Hoàng, cấm tín đồ Trung Hoa thờ Khổng Tử, tổ tiên; tu sĩ Dòng Tên nào không tuân lệnh thì phải rời Trung Hoa liền. Khang Hi rất có thiện cảm với Ki-tô giáo, đã giao các hòang tử cho Dòng Tên dạy dỗ, có hồi ông còn muốn theo đạo Ki-tô nữa với một điều kiện nào đó. Khi Giáo Hoàng cấm tu sĩ Dòng Tên như trên, ông rất bất bình. Giáo Hoàng là ai mà dám xen vào việc nước của ông như vậy? Ông là hoàng đế Trung Hoa, muốn cho ai vô nước mình thì người đó được ở, muốn dùng người nào giúp cho ông thì dùng, Giáo Hoàng sao dám trái ý ông. Và ông liền nhốt Tournon vào khám ở Macao; ít năm sau, Tournon chết  trong khám (vào năm 1710). Đồng thời, ông làm một sắc lệnh đuổi tất cả những tu sĩ  Ki-tô giáo nào không theo những nguyên tắc của Matteo Rici (tức của Dòng Tên)."[6]
Sử gia Dun J. Li  nói rõ vấn đề này như sau:
"Thấy rằng sắc lệnh của ông không được tuân hành, năm 1715,  Giáo Hoàng gửi một đặc sứ khác tới Bắc Kinh và ban hành Thánh Lệnh  Ex illa die   tái xác nhận quyết định của ông đối với việc tranh luận về lễ nghi. Bây giờ vấn đề không phải chỉ là sự tranh chấp giữa hai nhóm phe phái Ki-tô, mà là quyền tối thượng thuộc về Giáo Hội La Mã hay thuộc về quốc gia Trung Hoa. Giáo Hoàng đã nói thì tất cả các nhà truyền giáo phải tuân hành. Mặt khác, đây là một điều không thể tưởng tượng được đối với Hoàng Đế Khang Hi, một người được coi như một vị hoàng đế theo khuôn mẫu Khổng giáo lại có thể cấm thần dân của ông không được thờ cúng Đức Khổng Tử và không được thờ cúng tổ tiên hay sao! Sau khi đọc thánh lệnh trên đây của Giáo Hoàng, Hoàng Đế Khang Hi vốn nổi tiếng là điềm đạm cũng phải phê bút như sau:
"Đọc bản tuyên bố này [thánh lệnh của Giáo Hoàng] ta nhận thấy rằng người Tây phương  thật sự là nhỏ mọn. Không thể nào lý luận được với họ vì rằng họ không hiểu nổi những đề tài rộng lớn hơn như ở Trung Hoa chúng ta  thường hiểu. Không có một người Tây phương nào có thể đọc và hiểu được sách của người Trung Hoa, và những lời nhận xét của họ thường là  khôi hài và không thể nào tin được. Nhận xét từ bản tuyên bố (thánh lệnh) này, trẫm nhận thấy tôn giáo của họ không khác gì các hệ phái nhỏ bé đầy mê tín của đạo Phật hay đạo Lão. Trẫm chưa bao giờ thấy một tài liệu nào chứa đựng quá nhiều điều vô nghĩa như thế này. Từ nay trở đi,  không để cho người Tây Phương đến truyền đạo ở Trung Hoa nữa. và cũng sẽ không có gì là phiền toái cả."
Tuy nhiên, ngày nào mà các nhà truyền giáo không chỉ trích nền tảng (đạo lý) của xã hội Trung Hoa thì họ vẫn còn được  truyền giáo ở Trung Hoa, và nhiều tu sĩ Dòng Tên vẫn tiếp tục tìm cách tránh né thánh lệnh của Tòa Thánh Vatican. Nhờ vậy mà họ vẫn còn được ở lại Trung Hoa. Năm 1742, Giáo Hoàng Benedict XIV (1740-1758) ban hành thánh lệnh Ex quo singulari làm sáng tỏ những gì còn mơ hồ mà các tu sĩ Dòng Tên vẫn còn có thể  hay giả vờ coi như là mơ hồ. Một thế hệ sau Dòng Tên bị giải tán và việc tranh luận cũng chấm dứt luôn. Dù là công việc truyền giáo của Dòng Tên  được các dòng tu khác đảm nhiệm nhưng không thể nào thay thế được họ. Việc cấm không cho thờ cúng Đức Khổng Tử và tổ tiên vẫn tiếp tục cho tới năm 1939, lúc đó mới có chỉ thị rõ rệt về việc diễn dịch những gì liên hệ với  chữ "Thiên" và chữ "Thượng Đế".
Việc tranh luận về lễ nghi đã làm cho việc phát triên đạo Kitô  ở Trung Hoa trì trệ cả một trăm năm. Tín đồ Ca-tô (dân Chúa) người Trung Hoa được phép thờ cúng theo phương cách họ chọn lựa, nhưng con số giáo dân Da-tô ở Trung Hoa rất ít (khỏang 150 ngàn tín đồ) và trong suốt cả thế kỷ 18 con số này vẫn như vậy. Tính về lâu dài, có lẽ cái hậu quả bất hạnh nhất là sự tách rời giới trí thức Trung Hoa ra khỏi  Giáo Hội La Mã. Không có sự cộng tác của giới trí thức, việc truyền giáo vừa gặp nhiều khó khăn, vừa chỉ có thể giới hạn trong đám người dốt nát vô học."[7]
Dần dần, vào những năm cuối cùng của thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi  bị liệt cường đem quân tiến vào đánh phá các vùng bờ biển, tấn chiếm các thành phố và ép buộc Trung Hoa phải ký các thỏa hiệp nhường đất làm tô giới,  họ (người Trung Quốc) lại nhìn thấy rõ dã tâm thâm độc của Vatican trong cái lớp vỏ chiêu bài truyền đạo để móc nối với bọn hạ lưu và những thành phần bất mãn trong xã hội để quy tụ làm thành một tổ chức nội gián chuẩn bị cho mưu đồ xâm lăng của Vatican. Lý do là vì nhân khi Trung Quốc đanh bị các liệt cường xâu xé, Giáo Hội La Mã liền ra lệnh cho các nhà truyền giáo liên kết với các liệt cường Âu Châu để ăn có, đẩy mạnh họat động dụ khị người dân Trung theo đạo và thi hành những sách lược y hệt  như họ đã thi hành ở Việt Nam trước khi Liên Minh Xâm Lược Pháp-Vatican xuất quân khởi công tấn chiếm vào năm 1858. Hành động lưu manh này của giáo hội đã khiến cho các lực lượng nghĩa quân Trung Hoa phản ứng mãnh liệt. Sự kiện này được sách sử ghi lại như sau:
"Từ trước,  đã có những sự xích mích giữa người Trung Hoa và các nhà truyền giáo, nhưng sự xích mich lần này rất là gay go do hậu quả của việc người Trung Hoa  hiểu lầm về bản chất những họat động của các nhà truyền giáo. Các nhà truyền giáo và con chiên người Trung Quốc bị tố cáo là  làm những việc phi luân và bất hợp pháp như là "khóet lấy tròng mắt của các trẻ em để tán làm bột thuốc". Ngoài ra, quy chế ngoại trị pháp quyền, vịêc tự  cho là có độc quyền sự thật về tôn giáo và hành động chỉ biết có tôn giáo của minh mà không cần biết đến những người thuộc các tôn giáo khác tất cả làm cho tình hình càng trở nên tồi tệ hơn Vào những khi có thiên tai thí dụ như nạn đói, các nhà truyền giáo chi phân phối gạo cho dân Chúa. Sự kiện này khiến cho người Trung Hoa gọi đồng bào của họ theo đạo Ca-tô là “đạo gạo” (những người theo đạo lấy gạo mà ăn). Phần lớn các nhà truyền giáo  không nói được tiếng Trung Hoa cho có văn vẻ. Sự kiện này chắc chắn cũng làm cho tình trạng rắc rối thêm. Trong thế kỷ 19, có những trường hợp cá biệt trong đó các nhà truyền giáo và nhiều tín đồ Ca-tô người Trung Hoa bị sát hại. Trong mỗi trường hợp, cường quốc có các nhà truyền giáo bị sát hại nhào vô lấy đó làm cái cớ để  yêu sách Trung Hoa phải nhượng thêm đất đai. Đối với đại  đa số người Trung Hoa, các nhà truyền giáo là những tên gian điệp ngọai quốc và con chiên Chúa người Trung Hoa là những người vong bản,  phản quôc, phản quê hương. Với tình hình phức tạp như vậy, tất nhiên là lực lượng nghĩa quân "Quyền Anh" coi các nhà truyền giáo và  dân Chúa người Trung Hoa là mục tiêu  đầu tiên của họ.
Giống như các cuộc tranh chấp khác giữa Trung Hoa với các cường quốc Tây Phương,  Phòng Trào Quyền Anh có thể hiểu là do sự va chạm về văn hóa trong đó có những sự xích mích và tranh chấp hầu như không thể tránh được. Trong tất cả  những người ngoại quốc ở Trung Hoa lúc bấy giờ, có lẽ không có  ai  hăng say hơn hay bằng được các nhà truyền giáo. Người ta có thể tranh luận về việc thích thú gửi các nhà truyền giáo đến một quốc gia đã có một nền văn minh cao hơn nền văn minh của nước họ. Tuy nhiên, người ta không thể tranh luận về lòng hăng say và chân thành của các nhà truyền giáo, những người có niềm tin mãnh liệt rằng họ đang làm những việc quan trọng nhất mà Thượng Đế muốn họ làm. Họ không đặt ra vấn đề  là  công việc làm của họ sẽ mang lại lợi ích cho người Trung Hoa. Đi đến Trung Hoa làm việc là họ đã hy sinh rất nhiều, thí dụ như phải sống ở những nơi cô lập, sống trong hoàn cảnh bất tiện, khó chịu và phải chịu đựng cả những sự quấy phá, nếu không phải là bị viên chức chính quyền và người Trung Hoa  khủng bố. Nếu họ có làm điều gì sai quấy, thì đó không phải là họ cố ý. Những sự không may của họ thường thường bị chính quyền của nước họ  lợi dụng cho mục đích gây áp lực với chính quyền Trung Hoa để yêu sách về kinh tế và chính trị trên lãnh thổ Trung Hoa, chứ không phải là lỗi của họ; cho đến lúc đó, các nhà truyền giáo quan tâm là họ thích làm cho cả nước Trung Hoa theo đạo Ki-tô một cách hòa bình. Vào năm 1870, một vị mục sư Tin Lành người Hoa Kỳ nói rằng, "nếu các viên chức trong chính quyền Trung Hoa không có ảo tưởng về  mục đích thực sự (sic) của các nhà truyền giáo, và nếu công việc truyền giáo ở Trung Hoa do các nhà truyền giáo lương thiện và  khôn ngoan đảm nhiệm, tôi tin rằng cùng lắm các nhà truyền giáo cũng chỉ gặp phải những sự chống đối có tính cách thụ động, và theo thời gian với sự giao tình thân thiện và sự chịu đựng của cả hai bên, mọi sự đều có thể vượt qua. Không may là cả các nhà truyền giáo lẫn các viên chức trong chính quyền Trung Hoa đều không công bằng và cũng không khôn ngoan. Ba mươi năm sau của lời nhận xét trên đây, tổ chức nghĩa quân "Quyền Anh" nhắm vào các nhà truyền giáo và con chiên người Trung Hoa để tấn công mà không cần quan tâm gì đến những hậu quả của những việc làm của họ." [8]
Đúng như một vị mục sư Tin Lành người Hoa Kỳ đã nói "không phải tất cả các ông truyền giáo Da-tô đều khôn ngoan cả...". Không cần phải nói đâu xa, chỉ cần căn cứ vào những hành động của các nhà truyền giáo Da-tô  ở Việt Nam từ giữa thế kỷ 16 đến ngày nay, chúng ta cũng có thể suy ra được những hành động của các nhà  truyền  giáo Da-tô trong thời kỳ này ở  Trung Hoa. Ở Việt Nam, các lực lượng nghĩa quân của nhân dân ta đã từng có những chiến dịch "Bình Tây sát Tả" để tiêu diệt những hạng người lưu manh, đội lốt các nhà truyền giáo để mê hoặc những người ngu dốt đi theo họ làm những tên lính trong đạo quân thứ 5 chống lại tổ quốc Việt Nam. Các tổ chức nghĩa quân của dân tộc Trung Hoa cũng đã hành động tương tư như vậy đối với bọn người Trung Hoa ngu dốt, bị các nhà truyền giáo Da-tô mê hoặc mà trở thành dân Chúa và chống lại đất nước Trung Hoa. Tất nhiên là bọn người lưu manh phiêu lưu quốc tế này phải đền tội trước những lưỡi gươm của các tổ chức yêu nước của dân tộc Trung Hoa.
Tân chính quyền Cách Mạng 1949 sử dụng những biện pháp cứng rắn để đối phó với Vatican.-  Muốn biết TẠI SAO chính quyền Trung Quốc lại sử dụng những biện pháp cứng rắn đối với Vatican, thiết tưởng cần phải biết người dân Trung Quốc rất ham thích học sử và thấu hiểu lịch sử thế giới hơn các dân tộc nào khác, học hỏi những kinh nghiện quý báu của của các bậc thức giả của đời xưa cũng như thời hiện đại để suy luận và theo đó mà hành xử (ôn cố tri tân). Sự kiện này được học giả Giản Chi Nguyễn Hiến Lê ghi lại như sau:
Ông Burton Watson cho rằng không có dân tộc nào ham viết sử và đọc sử như dân tộc Trung Hoa. Nhận xét đó đúng. Đời Chu cách đây ba ngàn năm, họ đã đặt ra chức sử quan  để chép lại những điển, mô, huấn cáo của vua tôi dạy bảo khuyên răn nhau trong đời vua  Nghiêu (2357-2256), vua Thuấn (2255-2206), nghĩa là chép lại những việc mà họ cho là  quan trọng trên ngàn năm trước. Hầu hết các học giả ngày nay còn nghi ngờ những tài liệu  về hai ông vua ấy, nhưng đó là một chuyện khác mà chúng tôi không bàn ở đây. Rồi từ đó  trở đi, việc chép sử thành một cái lệ. Ngay cả những nước chư hầu như Yên, Tống, Trung Sơn... cũng có sử quan. Nhờ vậy mà ngày nay ta hiểu về đời Xuân Thu, đời Chiến Quốc  hơn là người phương Tây hiểu về cổ sử Hy Lạp. Mà sử gia Trung Hoa như trên đã nói, rất  được tôn trọng: người ta buộc họ phải có đức, phải trọng sự thực, phải là ”uy vũ bất năng  khuất”. Cho nên nhiều sử gia không những là nhà bác học, nhà văn, mà còn là triết gia  nữa, chẳng hạn như Khổng Tử, Tư Mã Thiên, Tư Mã Quang. Môn sử được tôn trọng đến  nỗi có bộ sử được gọi là kinh như kinh Thư. Còn loại truyện tưởng tượng thì bị khinh, gọi  là tiểu thuyết (tiểu thuyết bị coi như là ”tiểu đạo” (con đường nhỏ) để cho bọn ”tiểu trí ở  chốn quê mùa đọc”, ”không đáng được đưa lên hàng đại nhã, người quân tử không làm”  [đạo thính đồ thuyết giả chi sở tạo - lữ lí tiểu trí giả chi sở cập - bất túc dĩ đăng đại nhã chi  đường]); có lẽ vì vậy mà loại này phát triển chậm hơn (so với) ở phương Tây. Lại thêm  ngay từ thời Tiên Tần đã có những bộ sử đọc thú như tiểu thuyết, nên người Trung Hoa thời xưa càng không thấy cái nhu cầu đọc tiểu thuyết. Văn nhân thì ưa chép sử, mà dân chúng thì ưa đọc sử, nghe sử. Những bộ truyện lớn nhất, danh tiếng nhất, được truyền bá nhất, dân chúng thích nhất chính là những bộ Tam Quốc Chí, Thủy Hử, Đông Châu Liệt Quốc, Tây Hán Chí... Một phần lớn các vở tuồng cũng mượn đề tài trong sử. Người ta kể sử cho nhau nghe ở dưới gốc cây hay bên bờ giếng; người ta diễn sử cho nhau xem ở trên sân khấu hay ngay ở trong sân một cái trại”.[9]
Nhờ say mê học sử và đọc sử, cho nên, dân tộc Trung Hoa rất thấu hiểu lịch sử thế giới. Nhờ thế, những người lãnh đạo cuộc Cách Mạng 1949 nhìn thấy rõ dã tâm trong chủ trương thống trị toàn cầu và nô lệ hóa nhân loại của Vatican qua những thủ đọan truyền đạo, mê hoặc người dân bản địa theo đạo rồi dùng họ làm nội gián và làm tay sai cho họ trong mưu đồ đánh phá và cướp đoạt chính quyền. Cũng vì thế mà ngay khi vừa  nắm chính quyền, tân chính quyền Cách Mạng Trung Hoa 1949 đã quyết tâm sử dụng những biện pháp mạnh để đối phó với con cáo già Vatican không một chút nhân nhượng. Sự kiện này được học giả  Charlie Nguyễn ghi lại trong tiểu mục có tựa  đề là “Những kinh nghiệm quí giá của Trung quốc từ 1949 đến nay” như sau:
Giáo sư sử học Michael Mi Chengfeng, thuộc trường Đại học Nhân dân Bắc kinh, đã viết một bài đặc biệt về “Quan hệ ngoại giao Trung quốc – Vatican”. Bài viết bằng Anh ngữ đựơc đăng trên tờ Tripod tháng 10-1996, được dịch sang Pháp ngữ đăng trên tạp chí giáo hội tại Á châu (Église de l’Asie). Bản dịch Việt ngữ được đăng trên Nguyệt san “Công giáo và Dân tộc” (không rõ số báo và ngày tháng phát hành).
Tác giả điểm qua vài nét chính của lịch sử giáo hội công giáo tại Trung quốc: Đạo Công giáo đã có mặt rất sớm tại Mông cổ từ cuối thế kỷ 13. Tại lục địa Trung quốc, công cuộc truyền giáo thực thụ được xác định là năm 1583 khi linh mục dòng Tên người Ý Matteo Ricci đặt chân lên đất nước này. Matteo Ricci tự ý đổi tên thành Mã Lợi Đậu, ăn mặc theo kiểu Trung quốc, giảng đạo bằng ngôn ngữ địa phương và viết nhiều sách bằng chữ Hán. Ricci sống liên tục tại Trung quốc đề giảng đạo trong 27 năm, gây được nhiều ảnh hưởng lớn tại triều đình Trung quốc và trong giới nho sĩ. Khi qua đời vào năm 1610, Ricci đã được triều đình Trung quốc làm lễ quốc táng.
Đầu thế kỷ 17, tức cuối đời nhà Minh, Trung quốc có 1 triệu tín đồ Công giáo. Luo Wenzao là người Hoa đầu tiên được Vatican phong chức giám mục cai quản giáo phận Nam Kinh.
Năm 1949, Chủ nghĩa Cộng sản chiến thắng và nắm quyền cai trị toàn lục địa Trung hoa. Vào thời điểm đó giáo hội Công giáo Trung quốc có 3 triệu tín đồ, chiếm tỷ lệ 0.58% dân số toàn quốc. Tuy tỉ số giáo dân rất nhỏ nhoi nhưng giáo hội Công giáo Trung quốc là sở hữu chủ của nhiều trường đại học và học viện và bệnh viện rải rác khắp nơi trong nước.
Ngày 30.11.1949, giáo hội Công giáo Trung quốc tuyên bố cắt đứt quan hệ với Vatican để biến thành Giáo hội Tự trị với khẩu hiệu “Tam Tự”:
1.- Tự chủ về lãnh đạo (hoàn toàn độc lập với Vatican)
2.- Tự chủ về quản trị tài chánh
3.- Tự chủ về nhân sự và họat động (không cần thừa sai và các tu sĩ nam nữ ngoại quốc).
Ngày 4-9-1951, chính phủ Trung quốc trục xuất khâm sứ Tòa thánh Antonio Riberi, chính thức chấm dứt mọi quan hệ ngoại giao với Vatican.
Năm 1955, chính phủ Trung quốc trục xuất tất cả các tu sĩ ngoại quốc (bao gồm 1/3 tổng số nữ tu, ½ tổng số linh mục và 4/5 tổng số giám mục). Trong biến cố này, chúng ta cần đặc biệt lưu ý đến Hội đồng Giám mục Trung quốc. Hội đồng này được Vatican thiết lập ngày 11-4-1946 gồm có 3/4 giám mục là người ngoại quốc và chỉ có 1/5 là người Trung quốc mà thôi. Việc trục xuất các giám mục ngoại quốc năm 1955 trong thực tế chính là sự giải tán Hội đồng Giám mục Trung quốc do Vatican lập nên. Kể từ 1955 đến 1958, chính phủ Trung quốc tuyển chọn và phong chức cho 13 giám mục mới không cần sự ưng thuận của Vatican. Đến năm 1962, tổng số giám mục được tấn phong lên tới 42 người. Năm 1980, chính phủ Trung quốc chính thức lập ra hai tổ chức cho giáo hội Công giáo:
1.- Hội đồng Giám mục Trung quốc chuyên lo việc đạo
2.- Ủy ban Hành chánh Công giáo Trung quốc đảm trách việc liên lạc giữa giáo hội Công giáo với chính quyền.
Năm 1982, Hiến pháp mới của Trung quốc có điều khoản: “Trung quốc chống lại sự thống trị của bên ngoài đối với các giáo hội trong nước”.
Trong đầu thập niên 1980, giáo hoàng John Paul II đã nhiều lần lên tiếng “hòa giải’ với Trung quốc, tuy nhiên chính quyền Trung quốc đã đáp lại bằng “Văn bản số 3” của Hội đồng Nhà nước trong tháng 2-1989 với tựa đề “Chỉ thị của Đảng về cách thế điều hành giáo hội Công giáo trong tình hình mới” : Người Công giáo Trung quốc có thể nhìn nhận giáo hoàng là thủ lãnh tinh thần của mình nhưng tu sĩ và tín đồ Công giáo Trung quốc không được phép trực tiếp liên hệ với Vatican và giáo hội Trung quốc vẫn tiếp tục lựa chọn và tấn phong các giám mục của mình. Giáo hội Trung quốc không thể bị đặt dưới quyền cai trị của bất cứ tổ chức hay cá nhân nào ở ngoài Trung quốc. Trung quốc không chấp nhận việc người nước ngoài thao túng chủ quyền Trung quốc hoặc thực thi một hình thức kiểm soát hành chánh nào trên lãnh thổ Trung quốc.”[10]
Cho đến nay, chính quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục sử dụng biện pháp cứng rắn, không nhân nhượng với Vatican. Bằng chứng là ngày Thứ Sáu 3/10/2008 mới đây, chính quyền đã  nhất quyết không cấp giấy phép cho các giám mục Ca-tô đi La Mã. Tin này được các cơ quan truyền thông quốc tế phổ biến rộng rãi và được  giaodiemonlne.com đăng tải với nguyên văn như sau:
Hôm nay thứ Sáu (3/10/08) một phát ngôn nhân của Vatican cho biết chính quyền Trung Quốc đã  không cho phép các Giám mục Công giáo đi La Mã tham dự một Hội nghị của Giáo hội. Đây là một dấu hiệu cho thấy mức độ căng thẳng trong mối liên hệ giữa chính quyền Cộng sản ở Bắc Kinh và Vatican. Trưởng phát ngôn nhân của Vatican là Linh mục Federico Lombardi cho biết rằng Bắc Kinh, vốn đã có sẵn những liên hệ không tốt đẹp với Vatican từ hơn một năm nay, đã xác định dứt khoát qua những liên lạc sơ khởi rằng những đơn xin xuất ngoại của các linh mục sẽ bị từ chối. Riêng các giám mục của các địa phận Macao và Hồng Kông, hai giáo phận đã lấy vị thế khá độc lập với Vatican, thì sẽ được phép tham dự hội nghị kéo dài một tháng kể từ Chủ nhật (mồng 5 tháng 10) này.”  [11]
Bản tin trên đây cho chúng ta thấy rõ chính quyền Trung Quốc đã cương quyết tiếp tục sử dụng những biện pháp cứng rắn để đối phó với Vatican, và cũng như chính quyền Cách Mạng Pháp 1789 như đã nói ở trên. Chính quyền Trung Quốc luôn luôn thẳng tay trừng trị theo pháp luật những phần tử lưu manh mượn danh tôn giáo xúi giục tín đồ Ca-tô làm loạn,  phá hoại tài sản quốc gia hay của nhân dân để yêu sách này nọ cho Vatican. Nhờ vậy mà từ năm 1949 đến nay, ở Trung Quốc
(1) chưa hề xẩy ra một vụ bạo loạn nào giống như vụ Ngô Quang Kiệt xúi giục giáo dân "cầu nguyện hiệp thông gây bạo loạn" tại trụ sở của một cơ quan công quyền tại số 42  Phố Nhà Chung, Hà Nội từ ngày 18/12/2007 đến ngày 30/1/2008  cũng như tại cơ sở Công Ty May Chiến Thắng tại số 178 Đường Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội từ ngày 15/8/207 đến ngày 21/9/2008,
(2) không có chuyện các ông bà dân Chúa người Trung Quốc tự động cắm những thập giá và dựng tượng Maria ở các vùng đất chung quanh xóm đạo hay nhà thờ của họ như các ông bà dân Chúa tại  làng An Bằng (gần Huế) đã làm trong năm 2008, và
(3) cũng không có chuyện tín hữu người Trung Quốc rục rịch vận động dựng tượng kỷ niệm những tên gián điệp của Vatican đến Trung Quốc với danh nghĩa là các nhà truyền giáo họat động văn hóa như trường hợp các ông bà dân Chúa người Việt đã nỗ lực vận động dựng tượng thằng gián điệp Alexandre de Rhodes.
Cũng nên biết, Linh-mục Alexandre de Rhodes không những là một tên gián điệp thượng thặng thi hành điệp vụ thâu thập những tin tức tình báo chiến lược tại Việt Nam cho Giáo Hội La Mã đã hòan thành chu tất điệp vụ này, mà còn là một tay thuyết khách đầu tiên được  Vatican sai phái đến kinh thành Paris uốn lưỡi Tô Tần vận động  triều đình Vua Louis XIV (1643-1715) liên kết với Vatican, xuất quân đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa để cùng thống trị và cùng cưỡng bách dân ta làm nô lệ cho cả  Vatican và Pháp. Đây là những sự kiện lịch sử và những sự kiện này đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Vấn đề này đã được trình bày đầy đủ trong Chương 5 ở trên.

3.- NHIỀU QUỐC GIA KHÁC CŨNG CHỐNG LẠI GIÁO HỘI LA MÃ
Trong Chương 15 và các chương kế tiếp, chúng tôi nói về nhân dân các quốc gia nạn nhân của Giáo Hội La Mã phẫn uất và căm thù Giáo Hội vùng lên làm cách mạng để:

a.- Lật đổ chính quyền đạo phiệt tay sai của Giáo Hội,
b.- Tịch thu toàn bộ tài sản của Giáo Hội,
c.- Tước  tất cả mọi đặc quyền đặc lợi mà các chế độ cũ đã dành cho Giáo Hội,
d.- Ghi vào hiến pháp điều khoản tách rời tôn giáo,
e.- Trừng trị theo luật pháp những tu sĩ và tín đồ Da-tô can tội liên kết với giáo hội hay Vatican chống lại tổ quốc. (Như trường hợp ở Anh, Pháp, Ở Tây Ban Nha, ở Ý, ở Đức, ở Nhật, ở Trung Hoa và ở Việt Nam)
f.- Ban hành hiến chế dân sự cho giới tu sĩ  trong đó có những điều khoản quy định: rằng, ho:

1).- Phải có nghĩa vụ đối với quốc gia giống như mọi công dân khác,
2).- Phải có bổn phận trung thành với hiến pháp, chứ không phải trung thành với Tòa Thánh Vatican,
3).- Phải có sự chấp thuận của chính quyền thì các ứng tuyển viên mới được bổ nhậm làm tu sĩ và mới được hành nghề tu sĩ.
4).- Không được hành nghề dạy học (vì sẽ truyên truyền cho giáo hội)
5).- Không được mặc áo tu hành ở ngoài nơi thờ tự hay ở ngoài khuôn viên nhà thờ.
Trong Chương 18, chúng tôi đã trình bày việc nước Nga ban hành quyết định kiểm soát gắt gao đạo Ki-tô La Mã và đạo Tin Lành. Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày phong trào chống đối Giáo Hội La Mã tại các nước Á Phi  bằng biện pháp cắt đứt quan hệ ngoại giao với Vatican và cấm, không cho các nhà truyền giáo Ki-tô (của giáo hội) hoạt động ở đất nước họ. Sự kiện này được sách "Ki-tô Giáo từ Thực Chất đến Huyền Thoại" ghi nhận như sau: 
Pandit Nehru
 
Không phải là vô cớ, mà năm 1960, Pandit Nehru, Thủ Tướng Ấn Độ, đã ký quyết định cấm các giáo sĩ Ki-tô vào đất Ấn.
Ibrahim Abboud
Tháng 2 năm 1964, Thống Chế Ibrahim Abboud, Tổng Thống Soudan, đã trục xuất khỏi Soudan tất cả các giáo sĩ và nữ tu nước ngoài, vì họ đã tham gia vào âm mưu lật đổ chính quyền mới được thiết lập tại Soudan.

Tổng Thống Cộng Hòa Guinée, Sékou Touré
Cùng một lý do, năm 1963, Tổng Thống Cộng Hòa Guinée, Sékou Touré, đã trục xuất giám-mục địa phận Conacry, người Pháp.

Nhiều quốc gia châu Phi đã kịch liệt chống lại sự can thiệp vào nội bộ đất nước họ của các giáo sĩ ngoại quốc. Các nhà đương cuộc Tchad, Haute-Volta, République Centre Africaine (Trung Phi) đã trục xuất nhiều giáo sĩ Ki-tô cùng vì lẽ ấy.
Tháng 1/1970, sau khi chấm dứt cuộc chiến tranh ly khai Biafra, Tướng Gowon, người đứng đầu chính phủ Lagos trục xuất khoảng 30 giáo sĩ (Da-tô) nước ngoài.
Tháng 12/1972, Somalia đã đóng cửa tất cả các Hội Truyền Giáo Da-tô, đóng cửa tất cả các công việc truyền giáo, trục xuất tất cả các giáo sĩ, linh mục, và nữ  tu.
Tháng 12/1973, Israel trục xuất tất cả các giáo sĩ Da-tô, bị cáo là đã xúi giục lôi kéo người ta theo đạo; họ bị coi như những phần tử “bất hảo”, và hoạt động của họ bị cấm.” [12]
Các bản văn sử trên đây cho chúng ta  thấy rõ lòng căm phẫn, thù ghét và ghê tởm của nhân dân thế giới đối với Giáo Hội đã lên đến mức độ ghê gớm  như thế nào!
PHỤ BẢN
Beijing police halt unapproved church service
By Alexa Olesen, Associated Press April 10, 2011
http://news.yahoo.com/s/ap/20110410/ap_on_re_as/as_china_human_rights
BEIJING – Beijing police on Sunday (April 10, 2011) detained dozens of worshippers from an unapproved Christian church who were trying to hold services in a public space after they were evicted from their usual place of worship, a parishioner said.
Leaders of the unregistered Shouwang church had told members to gather at an open-air venue in Beijing for Sunday morning services, but police, apparently alerted to their plans, taped off the area and took away people who showed up to take part.
China's Communist government allows worship only in state-approved churches, but many Christians belong to unregistered congregations. Such "house churches" are subjected to varying degrees of harassment by authorities.
More than 60 million Christians are believed to worship in China's independent churches, compared with about 20 million who worship in the state church, according to scholars and church activists.
A church member who went to the gathering spot for services and managed to evade police told The Associated Press that about 200 people were taken away and were being held at a local school. Their cellphones were confiscated, said the man, who would give only his English name, Kane, for fear of police reprisals.
An AP videographer saw about a dozen people escorted by police onto an empty city bus and driven away.
Shouwang pastor Yuan Ling said by telephone that he was unable to go to the venue because police had put him under house arrest Saturday night. Yuan said he knew of at least six other church members who were also under house arrest.
Yuan said fellow parishioners also told him that many worshippers were being held at a school in Beijing's Haidian district, though he wasn't sure of the exact number.
Shouwang had been holding services at a Beijing restaurant until last week, when they were evicted.
Chinese authorities have been on high alert for large public gatherings in the wake of anonymous online calls for anti-government protests modeled on demonstrations in the Middle East and North Africa.
No major protests have occurred in China following the calls, but the security crackdown they sparked has resulted in the arrest or detention of dozens of public interest lawyers, writers, intellectuals and activists.
Ai Weiwei, an internationally known avant-garde artist who is also an outspoken government critic, became the highest-profile person targeted in the sweep when he was apparently detained at a Beijing airport a week ago. The Foreign Ministry says he is being investigated for alleged economic crimes, though Beijing police have yet to confirm he is in custody.
Ai was last seen being led away by police at the airport after being barred from boarding a flight to Hong Kong.
About 50 pro-democracy protesters in Hong Kong on Sunday demanded Ai's release, peacefully chanting "No to political persecution" outside the central Chinese government's liaison office. Opposition legislator Lee Cheuk-yan tossed a picture of Ai into the grounds of the compound.
Former British colony Hong Kong enjoys Western-style civil liberties as part of its special semiautonomous status under Chinese rule.
On Friday, U.S. Secretary of State Hillary Rodham Clinton called for Ai's release and criticized China for what she said was a deteriorating human rights situation in the first part of 2011.
Clinton made the remarks while announcing the release of the U.S. State Department's annual assessment of human rights around the world. It said China stepped up restrictions on critics and tightened control of civil society in 2010 by limiting freedom of speech and Internet access.
China blasted back at Washington on Saturday with a statement on the Foreign Ministry's website saying the U.S. should reflect more on its own domestic rights abuses.
"The U.S. should stop interfering in other country's internal affairs with this human rights report," ministry spokesman Hong Lei was quoted as saying.
___
Associated Press videographer David Wivell in Beijing and AP writer Min Lee in Hong Kong contributed to this report.
 


CHÚ THÍCH

(*) Theo http://en.wikipedia.org/ sắc chỉ này được Giáo Hoàng Nicholas V viết ra ngày January 8, 1455.
[1] Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978), trang 14-15.
[2] Trần Tam Tỉnh, Sđd., trang 14.
[3] Charlie Nguyễn, Công Giáo Huyền Thoại Và Tội Ác (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), trang 25-28.
[4] Nhiều tác giả, A. De Rhodes  Và Chữ Quốc Ngữ (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 1998), tr 198-199.
[5] Li, Dun J., The Ageles Chinese (New York: Charles Scriber’s Sons, 1978), pp. 378-379. Nguyên văn: "There were, however, numerous obstacles which seemed to be insurmountable at the beginning. In entering China, the missionaries encountered one of the most advanced societies then known, and they had to establish for their religion some aspects of superiority before it could compete equally other religions, some of which were older than Christianity and were deeply rooted  in Chinese society. That the new faith recognized no other faith except its own was an added disadvantage because it aroused the resentment and anger of other religions. Its claim to the monopoly of truth in religious matters and exclusiveness in its relationships towards other religions antagonized many Chinese who had long since learned the wisdom of compromise, even in religious matters. Regardless of the comparative merits of diifferent religions which were highly partisan and perhaps impossible to determine, the religion that began its existence in a new territory by condemning all others  would conceivably encounter more difficulties. Yet, in the matter of faith, the Roman Cattholic Church could not and did not compromise. The uncompromising attitude taken by the Church concerning what it regarded as basic matters was the immediate  cause of the beginning Christianity in 1724 as we shall see shortly.”
[6] Nguyễn Hiến Lê,  Sử Trung Quốc II (Hồ Chí Minh, Việt Nam: Văn Hóa TT, 1996) trang 190-191.
[7] Li, Dun J., Ibid., pp. 384-385.Nguyên văn: "The Pope, finding that his decree had not been obeyed, sent another legate to Peking in 1715 and issued the bull Ex illa die to reaffirm his decision with regard to the rites controversy. Now the issue was not merely a quarrel between two rival sectarian groups, it was a question of the supremacy of either  the Church or the Chinese State. The Pope had spoken, and all missionaries must obey. On the other hand, it was uinthinkable that K'ang-hsi who prided himself on being a model Confucian monarch, would prohibit  the worship of Confucius and ancestors among his subjects. After reading the papal bull, the emperor, who had been known for his even temporament, nevertheless made the following  comment:
"Reading this proclamation [papal bull], I have concluded that the Westeners are small indeed. It is impossible to reason with them because they do not understand larger issue as we understand in China. There is not a single Westerner who can read Chinese books, and their remarks are often incredible and ridiculous. Judging from this proclamation, it seems that their religion is no different from other small bigoted sects of Buddhism  or Taoism. I have never seen a document which contains so much nonsense. From now on, Westerners should not be allowed to preach in China, so there will be no trouble." 
However, missionaries were allowed to preach in China as long as  they did not attack the very foundation of the Chinese society, and many Jesuits continued to find ways to evade the decision of Rome and were thus aloowed to stay. In 1742, Pope Bebedict XIV ((1740-1758) issued the bull Ex quo singulari and cleared up whatever doubts the Jesuits might still have or pretend to have. The controversy came to an end, and one generation later, the Society of Jesus itself was dissolved. Though its work in China was continued by other orders, it could not be replaced. The prohibition against the worship of Confucius and ancestors continued in force until 1939, there was no clear instruction insofar as the interpretation of T'ien and Shang-ti was concerned.
The rites controversy stunted the growth of Roman Catholicism in China for one hundred years. Chinese Catholics were allowed to worship the way they chose, but the size of their communiity (about 1500,000) remained substantially the same throughout the eighteen century. In the long run, perhaps the most unfortunate result was the dissociation of the Chinese intelligentsia from the Roman Catholic Church, and the Church, without the intellectuals' cooperation, not only found its work difficult, had to confiine its activities to the uneducasted."
[8] Li, Dun J., Ibid., p.428-429. Nguyên văn: "That there had been friction between Chinese and missionaries has been said before; this friction was intensified as a result of Chinese misunderstanding of the nature of missionary activities. The Christians were accused of  conducting immoral and illegal activities, such as "extracting eyes from infants to be commpounded into direful drugs." Besides their extraterritorial status, their assumed superiority for having embraced the true faith and their  alleged clannishness (in time of famine, for instance, the missionaries distributed rice only among their converts, derogatorily referred to by other Chinese as rice Christians) combined to make the situation worse. That most missionaries could not communicate  intelligible Chinese doubtless increased the confusion. During the nineteenth century, there were isolated case in which  missionaries and converts were murdered, and in each case the foreign power  from which these missionaries came quickly use the unfortunate occurrences as pretexts for demanding Chinese territories or other concessions. To the unsophisticated majority of Chinese,  these missionaries were foreign agents and their Chinese converts were traitors to their own country and culture. Given the complexity of the situation, it was not surprising that the Boxers' first target was the missionaries and their Chinese converts.
The Boxer movement, like many other contentions between China and the Western powers, can best be understood in the context of an overall cultural confrontation during which friction and conflict were almost inevitable. Of all foreign groups in China, none was perhaps better motivated than the misionaries. One might argue about the desirability of sending mossionaries to a country which had an advanced civilization of its own; there is no argument, however, about the sincerety of individual missionaries who believed that they were  doing the most important thing that God willed. There was no question in their minds that the Chinese would eventually benefit from their work. They made great personal sacrifices by going to China, lived in uncomfortable, isolated places, and had to suffer and endure harassment, if not outright persecution, from the Chinese and their officials. If they did anything wrong, it was not intended. That their misfortunes had been often used by their home governments to advance their political and economic position in China was not their fault; as far as the missionaries were concerned, they preferred to see China converted to Christianity in a more peaceful way. "If the [Chinese] officials could be undeceived in regard to the real purposes of the missionaries; and if the missions in China could be conducted by really honest and sagacious  men," said an American Minister to China in 1870," I doubt if anything more than a passive resistance would be met with, which would soon be overcome by frienndly intercourse and mutual forbearance," Unfortunatelly, not all missionaries were sagacious men, nor were Chinese officials always fair and wise. Thirty years after the above remark was made, a Chinese mob called Boxers, fell mercilessly upon the missionaries and their Chinese converts. Their hatred was so bitter that they cared nothing for the consequences.")
[9] Nguyễn Hiến Lê, Sử Ký của Tư Mã Thiên. (Saigon: Lá Bối, 1972, trang 36-38.
[10] Charlie Nguyễn. Việt Nam Cần Thực Hiện Những Biện Pháp Mạnh Để Đối Phó Với Quốc Nạn Công Giáo – Tin Lành.” Sachhiem Ngày 9/10/2008.
[11] Nguồn:  Ân Độ Thời Báo – Ngày 3 tháng 10 năm 2008.] “Trung Quốc không cấp hộ chiếu cho giám mục đi La Mã.” Giaodiemonline.com Ngày 5/10/2008.Nguyên văn: “China denies Bishops trip to Rome: Vatican (The Time of India – 3 October 2008.) China has denied permission for Catholic bishops to travel to Rome for a church meeting, a Vatican spokesman said on Friday, in a sign of new strains between Beijing's communist government and the Vatican. Chief Vatican spokesman Rev Federico Lombardi said Beijing, which has had difficult relations with the Vatican over the years, had made it clear in preliminary contacts that travel requests would be denied. Bishops from Macao and Hong Kong, regions with a degree of autonomy from Beijing, will attend the month-long synod, which starts on Sunday.“
[12] Văn Hóa, Ki Tô Giáo Từ Thực Chất Đến Huyền Thoại (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1996), tr. 131-132

0 nhận xét:

Đăng nhận xét