Thứ Ba, 5 tháng 7, 2016
Đông Nam Á: gia tăng "mất lòng tin chiến lược"
18:52
Hoàng Phong Nhã
No comments
Nhìn
một cách tổng thể, trong nội bộ ASEAN đang ngày càng có “tình trạng gia
tăng sự mất lòng tin chiến lược.” Các cuộc tranh chấp lãnh thổ và biên
giới giữa các quốc gia láng giềng hiện đang làm phức tạp thêm các mối
quan hệ song phương. Thêm vào đó là sự cạnh tranh quyết liệt của các
cường quốc vào khu vực Đông Nam Á sẽ tiếp tục theo xu hướng tăng cường
mạnh mẽ.
Theo
các chỉ số kinh tế, khu vực Đông Nam Á tất cả đều rất tốt. Tuy nhiên,
do bất ổn chính trị, bức tranh tổng thể khu vực lại khá khác nhau, một
số nước đang có mâu thuẫn trong nội bộ và số đông các nước đều có tranh
chấp lãnh thổ với nhau.
Nhìn
từ nhiều góc độ, những tháng đầu năm 2015, tình hình khu vực Đông Nam Á
là khá tích cực, nhất là về kinh tế. Các chỉ số tăng trưởng GDP, hoạt
động đầu tư trong nước và FDI, đa số thành viên ASEAN đều ở vị trí dẫn
đầu so với các nước đang phát triển và phát triển khác. Cuối năm 2015,
Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ chính thức ra đời. Việc tạo ra một không gian
kinh tế thống nhất với dân số 615 triệu dân sẽ bảo đảm sự phát triển
năng động vốn có của ASEAN.
Tuy
nhiên, nếu như coi tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để xem
xét về sự ổn định chính trị, thì có không nhiều lý do để lạc quan. Dấu
hiệu của sự bất ổn và không chắc chắn có thể thấy rõ không phải ở các
nước tụt hậu nhất, mà là ở mức độ quan hệ song phương giữa họ với nhau
và trong toàn khu vực Đông Nam Á, và chiều hướng đó sẽ không giảm mà sẽ
tiếp tục phát triển .
Sẽ
không là điều bất ngờ nếu xuất phát từ sự liên kết chặt chẽ về kinh tế
và chính trị của Đông Nam Á. Trung tâm lực hút kinh tế toàn cầu hiện nay
chuyển về Châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á - là khu vực mà cả thế
giới đều tập trung kiếm lời. Một số trong số đó có các mối quan hệ hợp
tác hiệu quả, nhưng một số khác cạnh tranh quyết liệt lẫn nhau. Xung đột
lợi ích, cuộc tranh giành các hợp đồng và thị trường với sự hỗ trợ
chính trị từ các quốc gia liên quan đang trở nên gay gắt. Kinh tế càng
phát triển mạnh mẽ, thì “nhiệt độ chính trị” của khu vực và nguy cơ xung
đột càng thêm tiềm tàng.
Mỗi
chiến dịch tranh cử ở các nước ASEAN - cho dù Thái Lan hay Malaysia,
Campuchia và Indonesia, và đến một mức độ nào đó, ngay cả Singapore -
đều hàm chứa sự bất đồng tư tưởng trong tầng lớp cầm quyền, sự xung đột
giữa Chính phủ với các giai tầng, giữa xã hội và nhà nước nói chung. Đối
đầu đám đông trên đường phố với lực lượng an ninh có thể biến thành
“cuộc cách mạng màu”. Nguyên nhân sâu xa của các hiện tượng đó là kết
quả của hiện đại hóa tăng tốc, giải quyết được vấn đề này, nhưng lại tạo
ra vấn đề khác, đưa tới sự mất cân bằng xã hội mới, tạo ra những khoảng
trống và mâu thuẫn, và được thể hiện qua các cuộc biểu tình chống tham
nhũng - bạn đường không thể tránh của hiện đại hóa. Tất cả điều đó đang
nổi lên trong vấn đề xã hội, tôn giáo, sắc tộc, nơi có nhiều dân tộc
thiểu số cảm thấy kinh niên bị tước đoạt quyền lợi. Hồi giáo miền Nam
Philippines và Hồi giáo phía Nam Thái Lan, các dân tộc thiểu số ở
Myanmar, các lãnh thổ của New Guinea bao gồm một phần của Indonesia… đều
là các khu vực xung đột tiềm tàng, và không loại trừ khả năng sự bùng
nổ trong tương lai.
Tại
Thái Lan, cuộc đối đầu giữa giới tinh hoa truyền thống Bangkok kéo theo
tòa án và hoàng gia, và các nhóm tư sản mới tìm kiếm sự ủng hộ của tầng
lớp bị thiệt thòi trong hơn 10 năm vẫn tiếp diễn và chưa có dấu hiệu
thỏa hiệp của các bên. Các quyết định của phiên tòa xét xử cựu TTg
Yingluck Shinawatra, được thông qua có thể làm trầm trọng thêm tình
hình.
Tại
Malaysia, có vần đề đối lập giữa lực lượng cầm quyền và đối lập, giữa
chính quyền Trung ương và địa phương, giữa những đặc quyền hiến định của
người Malaysia dân bản với người không phải bản địa là người Ấn Độ và
người Hoa .
Indonesia
- quốc gia lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á và nước lãnh đạo truyền
thống ASEAN - có Quốc hội mới, Chính phủ mới và Tổng thống mới Jokowi
Widodo, hứa hẹn có những thay đổi sâu sắc phục vụ lợi ích của dân. Tuy
nhiên, nội các được lập trên cơ sở thỏa hiệp chính sách của các loại
hình truyền thống, nên khả năng cải cách bộ máy là không rõ ràng. Hơn
nữa, các đối thủ chính của Tổng thống - một vị tướng về hưu Prabowo
Subiyanto - tập hợp xung quanh ông ta một đa số Quốc hội, và sẽ là một
nguy cơ đe dọa nền dân chủ non trẻ của Indonesia nếu các cuộc bầu bổ
xung được tiến hành trong năm nay.
Cuộc
bầu cử Quốc hội và Tổng thống ở Myanmar sẽ trong tháng 10 và tháng 11.
Các cải cách chuyển sang kinh tế thị trường trong 3-4 năm qua không có
sự kiểm soát trực tiếp của quân đội đang tạo thuận lợi cho phe đối lập.
Vấn đề còn tùy thuộc vào phản ứng của quân đội, tiến trình cải cách và
khả năng duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ của Myanmar.
Ở
Việt Nam, sự phát triển bùng nổ của kinh tế thị trường còn chưa dẫn tới
xung đột nhưng câu hỏi đặt ra là cần phải điều chỉnh ra sao về tốc độ
phương pháp và tốc độ để đẩy nhanh hiện đại hóa đất nước mà không làm
mất đi những thành quả đã đạt được.
Nhìn
một cách tổng thể, trong nội bộ ASEAN đang ngày càng có “tình trạng gia
tăng sự mất lòng tin chiến lược". Các cuộc tranh chấp lãnh thổ và biên
giới giữa các quốc gia láng giềng hiện đang làm phức tạp thêm các mối
quan hệ song phương. Riêng chỉ có Lào và Singapore là không yêu sách về
lãnh thổ do không có biên giới chung. Cuộc tranh chấp đa phương giành
chủ quyền sở hữu đối các vùng lãnh thổ đảo ở Biển Đông và tiếp cận với
các nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu vực là một vấn đề nhức nhối
nhất. Trong khi đó, các nước Đông Dương mong muốn hợp tác phát triển
tiểu vùng song còn chưa có được một tiếng nói chung chung về khai thác
tiềm năng kinh tế của khu vực sông Mê Công.
Trên
thực tế, hầu như tất cả các nước Đông Nam Á có những lý do để xây dựng
kho vũ khí, hiện đại hóa các lực lượng vũ trang, lực lượng cảnh sát và
tình báo. Mặc dù các chính khách thường kêu gọi hợp tác liên kết khu
vực, song chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy ở mức độ khác nhau tại tất cả
các nước ASEAN. Đồng thời, trong quan hệ chính trị với các nước lớn chủ
chốt như Mỹ và Trung Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản đang tích tụ những mặt
tiêu cực. Sự cạnh tranh quyết liệt của các cường quốc vào khu vực Đông
Nam Á sẽ tiếp tục theo xu hướng tăng cường mạnh mẽ hơn trong năm nay.
Theo Lenta (Nga)
Thúy Bình (gt)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét