Phạm Nguyên Trường (dịch)
Từ London, Tan Wah Piow, một cựu tù nhân chính trị và luật sư đang sống lưu vong, tuyên bố rằng ông Lý chết thì “dân chúng sẽ được tự do”.
Nhưng những người đang kêu gọi nhiều tự do dân sự hơn không được nuôi quá nhiều hi vọng, và nguyên nhân chủ yếu là bởi tự do sẽ không thể tái sinh ở Singapore vì trước hết người ta không cho rằng nó đã chết.
Bắt đầu bằng một thực tế là những lí tưởng tự do được công nhận ở Phương Tây chưa từng và dường như sẽ không bao giờ trùng hợp với những lí tưởng của người Singapore. Trong suốt 56 năm, kể từ ngày được Lý Quang Diệu thành lập, Đảng Hành động Nhân dân (PAP) đã giành được quyền tự quyết dân tộc; thành công lớn nhất trong sự lãnh đạo của ông thường được gắn với sự thúc đẩy trật tự chính trị bằng cách liên kết trật tự với thịnh vượng.
“Trong bài luận Gov. 20 tôi sẽ chế giễu những sinh viên duy tâm mù quáng tin vào dân chủ hóa”, sinh viên này viết trong mục quan điểm của nhật báo The Harvard Crimson. “Tôi luôn luôn đánh giá cao tính hiệu quả và đặc quyền của chính quyền lớn và chính phủ không bị cản trở bởi những ồn ào đi kèm chu kỳ bầu cử”.
Ngay cả với sự ra đi của một trụ cột đáng sợ như Lý Quang Diệu, bối cảnh chính trị của Singapore dường như cũng sẽ không thay đổi – một ví dụ nhãn tiền là Amos Yee, 16 tuổi vừa bị bỏ tù 53 ngày vì chỉ trích chính phủ và những tín đồ Ki-tô giáo. Mặc dù cuối cùng tòa án đã phải lùi bước trước áp lực quốc tế, nhưng điều này vẫn không ngăn được một số người Singapore công khai nói rằng họ coi anh ta là “nỗi nhục”.
Từ quan điểm khu vực, hoàn toàn không khó khăn để hiểu được logic của sự hài lòng của dân Singapore. Ở những nơi khác trong vùng Đông Nam Á, khu vực này đang tiếp tục gặp những thất bại lớn hơn hẳn trong cái mà Hội đồng Quan hệ đối ngoại (Council on Foreign Relations) gọi là “thụt lùi về dân chủ” với những cuộc bầu cử gian lận ở Malaysia, đảo chính quân sự ở Thái Lan và xung đột triền miên trên vùng biên giới Miến Điện-Trung Quốc. Ở Trung Hoa đại lục, một quốc gia ít nhất cũng được tôn trọng vì tăng trưởng kinh tế không thể chối cãi, người dân tiếp tục phải đối mặt với những hạn chế thường nhật như cấm Facebook, trong khi các nước như Philippines, được coi là “chế độ dân chủ lâu đời nhất ở châu Á”, thì phát triển kinh tế vẫn chưa được như ý. Đối với nhiều người Singapore, dường như khó mà có cả hai thứ, và khả năng là trong cuộc bầu cử tiếp theo, họ sẽ gắn bó với những thứ đã quen thuộc với mình.
Michelle Toh là cộng tác viên cao cấp ở Đại học Nam California (University of Southern California), chuyên nghiên cứu về truyền thông kỹ thuật số và báo in. Bà thường viết cho các tờ USA Today, The South China Morning Post và Harper’s Bazaar.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét