Với những con người mà mỗi tháng kiếm chỉ được vài trăm ngàn đồng, cả đời không bao giờ cầm được vài triệu bạc VN thì làm sao hiểu được con số thất thoát kia lớn bao nhiêu đã đành, nhưng với những người khác cũng vậy. Ðó là sự khởi đầu của căn bệnh vô cảm. Không chỉ trước tệ tham nhũng. Mà trước mọi thứ phi lý tồi tệ đang xảy ra hàng ngày hàng giờ, năm này qua năm tháng,với mức độ ngày càng tệ hại hơn và không hề có dấu hiệu gì của sự thay đổi.
Như vô vàn kiểu tai họa khác nhau đang đổ lên đầu người Việt, khiến mạng sống con người sao mà quá nhỏ bé, như ruồi muỗi.
Từ tai nạn giao thông đang giết chết hàng chục ngàn người Việt mỗi năm, nạn ô nhiễm môi trường, thực phẩm mất vệ sinh, độc hại dẫn tới những căn bệnh khác nhau giết thêm một lượng không nhỏ mạng người nữa. Hay tình trạng tội ác đang ngày càng nhiều hơn, dã man hơn, kẻ thủ ác cũng ngày càng muôn mặt, bình thường hơn – có thể là bất kỳ ai, chưa từng phạm tội trước đó, và cũng ngày càng trẻ hóa hơn.
Trong khi sức chịu đựng của người dân VN ngày càng cao – có thể chấp nhận và sống quen với mọi thứ tồi tệ phi lý nhất, chúng ta cũng ngày càng trở nên vô cảm, mất dần tính nhân bản bên trong mà không hay biết.
Song song với quá trình vô cảm hóa này của người dân, bản thân cái cơ chế – nguyên nhân của mọi sự tồi tệ đang diễn ra trong xã hội, cũng ngày càng trở nên trơ tráo lì lợm hơn. Có thể làm bất cứ điều gì, gây ra bất cứ sự thiệt hại to lớn cỡ nào cho đất nước, nhân dân mà không hề xấu hổ, không muốn sửa chữa cũng không sợ phãi lãnh trách nhiệm hay hậu quả. Bởi họ biết tâm lý, tình cảm, lẫn tinh thần của nhân dân đã bị “đóng băng” rồi.
Như một người bị cho xài thuốc ngày một nặng đô hơn đến mức nhờn thuốc. Cả người dân và nhà nước VN hiện nay là như vậy.
Bao giờ tình trạng lạm thuốc, đờ đẫn này qua đi, người VN tỉnh thức để nhận ra những gì mình đang phải chịu đựng là bất thường, không thể hình dung cũng không thể chấp nhận trong một xã hội bình thường khác?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét