Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016
Tối ưu Pareto trong kinh tế
20:31
Hoàng Phong Nhã
No comments
Với 1 nhóm các cá nhân và nhiều cách phân
bổ nguồn lực khác nhau cho mỗi cá nhân trong nhóm đó, việc chuyển từ
một phân bổ này sang một phân bổ khác mà làm ít nhất một cá nhân có điều
kiện tốt hơn nhưng không làm cho bất cứ một cá nhân nào khác có điều
kiện xấu đi được gọi là một sự cải thiện Pareto hay một sự tối ưu hóa
Pareto. Khi đạt được một phân bổ mà không còn cách nào khác để đạt thêm
sự cải thiện Pareto, cách phân bổ đó được gọi là hiệu quả Pareto hoặc
tối ưu Pareto.
Thuật ngữ này được đặt theo tên
của Vilfredo Pareto, một nhà kinh tế học người Ý đã sử dụng khái niệm
này trong các nghiên cứu của ông về hiệu quả kinh tế và phân phối thu
nhập.
Nếu một hệ thống kinh tế đạt
được hiệu quả Pareto, không một cá nhân nào có cuộc sống tốt lên mà
không khiến một người khác có cuộc sống xấu đi. Nhìn chung, mọi người
công nhận rằng cần tránh các tình trạng không đạt được hiệu quả Pareto,
vì thế hiệu quả Pareto là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá
các hệ thống kinh tế và các chính sách chính trị.
Một cách cụ thể, người ta đã
cho thấy rằng với những điều kiện được lý tưởng hóa nhất định, một hệ
thống thị trường tự do sẽ dẫn đến việc đạt được hiệu quả Pareto. Điều
này được đưa ra lần đầu tiên bởi hai nhà kinh tế học là Kenneth Arrow và
Gerard Debreu, mặc dù kết quả của họ không phản ánh hoạt động của một
nền kinh tế trên thực tế do các giả thuyết mang tính lý tưởng hóa (tất
cả các hàng hóa đều có thị trường, thị trường cạnh tranh hoàn hảo, và
chi phí giao dịch là không đáng kể). Kết quả của họ được gọi là định lý
phúc lợi thứ nhất.
Một phân bổ tối ưu Pareto mạnh
là một phân bổ mà một cá nhân đặc biệt mong muốn, đồng thời không có
cách phân bổ nào cũng tốt như vậy cho tất cả mọi người. Một phân bổ tối
ưu Pareto yếu là một phân bổ mà việc tái phân bổ lại là khả thi và được
tất cả mọi người mong muốn.
Hạn chế chủ yếu của tối ưu
Pareto là tính địa phương hóa của nó. Trong một hệ thống kinh tế với
hàng triệu biến số, có thể có rất nhiều điểm tối ưu mang tính chất địa
phương. Tiêu chí cải thiện Pareto không xác định được bất kỳ điểm tối ưu
toàn cầu nào. Khi áp dụng một tiêu chí hợp lý, nhiều giải pháp đạt được
tối ưu Pareto lại có kết quả kém xa so với một giải pháp toàn cầu.
Nhiều hệ thống đạt được hiệu
quả Pareto nhưng không phải là hệ thống được mong muốn. Chẳng hạn như
một chế độ độc tài trong đó nhà độc tài kiểm soát tất cả mọi nguồn lực
là một hệ thống đạt được hiệu quả Pareto vì bất kỳ việc tái phân phối
nào cũng làm giảm phúc lợi của nhà độc tài.
Một vấn đè nữa với hiệu quả
Pareto là nó chỉ xem xét đến thu nhập và tài sản của cá nhân mà không
xem xét đến cộng đồng, môi trường tự nhiên, cũng như ảnh hưởng của một
số nhân tố bên ngoài.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét