Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016
Giả kim thuật (alchemy)
20:31
Hoàng Phong Nhã
No comments
Mục đích của giả kim thuật là
nghiên cứu phương pháp biến đổi các kim loại thường như chì thành các
kim loại quý như vàng hoặc phương pháp luyện thuốc trường sinh bất tử.
Giả kim thuật sử dụng quan điểm của Aritstot làm cơ sở lý thuyết: có thể
chuyển hóa được chất này thành một chất khác, kim loại này thành kim
loại khác.
Ý nghĩ điều chế được vàng từ
kim loại thường đã nảy nở từ ngày xưa khi mà sự phát triển của thương
mại đã dần dần biến vàng thành thứ kim loại quý giá nhất mang đến tiền
bạc và quyền lực cho con người.
Từ rất lâu trước Công nguyên,
ở Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc và Hi Lạp cổ đại người ta đã biết rằng vàng
có thể hỗn hợp với bạc, đồng và nhiều thứ kim loại khác. Thế là xuất
hiện vàng nhân tạo bằng cách đưa thêm đồng và các kim loại khác vào
vàng. Ngoài ra người ta còn trộn đồng màu đỏ và thiếc màu trắng thành
hợp kim đồng-thiếc có màu giống vàng. Điều đó chừng như xác nhận rằng có
thể biến các kim loại khác thành vàng.
Năm 296, Hoàng đế La Mã buộc
phải ra sắc lệnh hủy bỏ những cách điều chế vàng nói trên vì vàng giả
tràn ngập thị trường. Để trốn tránh lệnh truy nã, các nhà giả kim thuật
chạy từ Ai Cập sang Babylon, Syria và dựng các phòng thí nghiệm kiên trì
biến kim loại thường thành vàng.
Khát vọng điều chế được vàng
của các nhà giả kim thuật có thể tồn tại dai dẳng như vậy vì họ chịu ảnh
hưởng học thuyết của Aristotle, một nhà triết học cổ Hi Lạp sống ở thế
kỷ thứ 4 trước Công Nguyên.
Giả kim thuật đã kìm hãm sự
phát triển của hóa học trong một thời gian dài. Nó chạy theo một mục
đích mơ hồ, gây lãng phí về lao động trí óc và chân tay, về khối lượng
của cải vật chất so với kết quả thu được cho hóa học.Tuy vậy trong quá
trình nghiên cứu, các nhà giả kim thuật cũng đã góp phần tìm ra các hợp
chất mới: kim loại (Bi, Zn), muối (Hg, NH4+,…), các axit vô cơ H2SO4,
HCl, HNO3, nước cường thủy, ... và hoàn thiện nhiều kĩ thuật thí nghiệm
quan trọng: nung, chưng cất, hòa tan, lọc, bay hơi, kết tinh, thăng
hoa,...
Ngày nay, việc chế tạo vàng
vẫn còn là một mục tiêu theo đuổi của một số nhà khoa học, người ta đã
hiểu rõ bản chất của vàng cũng như cấu tạo hạt nhân của nó;Do đó, việc
biến các kim loại rẽ tiền khác thành vàng là điều có thể làm được nhưng
đòi hỏi kĩ thuật rất cao, tốn kém và không kinh tế vì thế các nghiên chế
tạo vàng theo hướng này hầu như ít được theo đuổi mà hiện nay có một
hướng nghiên cứu mới không phải chế tạo vàng mà là trích xuất vàng có
trong tự nhiên.Dựa vào lượng vàng khổng lồ có sẵn trong các đại dương
cũng như lượng vàng rơi rãi trong các quặng nghèo mà người ta có ý tưởng
dùng công nghệ biến đổi gien để tạo ra những bãi rong biển có khả năng
hấp thụ vàng trong nước biển cũng như những thảm cỏ có khả năng hấp thụ
vàng cao trong đất để phủ đầy trên bề mặt các quặng nghèo. Nếu việc
nghiên cứu này thành công thì lúc đó chúng ta có thể có những mùa gặt
vàng bội thu
Vào thế kỷ thứ 8, sau khi
người Ả Rập chinh phục Ai Cập, Syria và hàng loạt các quốc gia ở vùng
Cận Đông thì trung tâm khoa học đã chuyển về Ả Rập. Vào đầu thế ký thứ
9, họ đã có giả kim thuật riêng và khác với giả kim thuật của người Hi
Lạp.
Các nhà giả kim thuật Ả Rập
không tiếp thu một cách đơn thuần thuyết Aristotle mà còn giải thích
chúng theo ý họ và bổ sung các khái niệm mới. Họ giải thích sự xuất hiện
của các kim loại trong thiên nhiên là do 2 chất ban đầu là lưu huỳnh và
thủy ngân vì:
* Thủy ngân có điểm đặc biệt là khả năng hòa tan các kim loại khác, kể cả vàng và đặc quánh lại tạo thành hỗn hống.
* Lưu huỳnh có tính chất lí
thú là khi kết hợp với chì và thiếc nó sẽ cho các kim loại đó vẻ sáng và
màu sắc của bạc, kết hợp với đồng và sắt sẽ cho các kim lại đó màu sắc
và vẻ sáng của vàng.
Theo ý kiến của các nhà giả
kim thuật Ả Rập muốn điều chế vàng và bạc từ kim loại thường thì cần tỉ
lệ kết hợp giữa thủy ngân và lưu huỳnh là đủ và hàng loạt cách điều chế
vàng đã ra đời. Tuy nhiên tất cả đều thất bại.
Nhưng các nhà giả kim thuật Ả
Rập không chỉ điều chế vàng mà còn nghiên cứu các chất và phương pháp
điều chế các chất đó. Từ đó nhiều loại axít, bazơ, khoáng chất đã dược
phát hiện. Đó là sự đóng góp vô cùng to lớn của các nhà giả kim thuật Ả
Rập cho sự phát triển của hóa học.
Chính người Ả Rập đã thêm vào
từ chymeia, nghĩa là "hóa học", tiếp đầu ngữ al để thành alchymeia,
nghĩa là "giả kim thuật". Tên gọi này tồn tại đến cuối thế kỷ 18.
Giả kim thuật của người Trung
Quốc khác hẳn với giả kim thuật của người Hi Lạp. Trong khi người Hi
Lạp cố biến kim loại thường thành vàng thì người Trung Quốc cố tìm kiếm
thuốc trường sinh bất lão. Vì thế giả kim thuật Trung Quốc có tên gọi là
luyện đan, dựa trên cơ sở học thuyết thần tiên. Các đạo gia chia luyện
đan thành ngoại đan và nội đan. Ngoại đan là dùng lửa luyện các khoáng
chất như chì, thủy ngân trong các lò đặc biệt biến chúng thành đan dược
nuốt vào có thể thành tiên hay trường sinh bất lão.
Thứ được các nhà giả kim
thuật Trung Quốc ưa sử dụng nhất là đan sa, công thức hóa học là HgS,
luyện trong các lò thành vàng, uống vàng đó sẽ trường sinh bất lão. Các
đạo sĩ cho rằng đan sa có màu đỏ là màu cao quý, có khả năng chữa bách
bệnh, ngoài ra khi đun nóng còn phân tích thành thủy ngân là thứ kim
loại kì lạ và có những đặc điểm lí thú. Chính vì thế mà đan sa được xem
là tiên dược để luyện thuốc trường sinh.
Do đan sa có độc tính cao nên
nhiều trường hợp người xưa đã chết khi sử dụng nó. Thời nhà Đường,
Đường Thái Tông, Đường Hiến Tông, Đường Mục Tông, Đường Kính Tông trúng
độc do uống kim đan. Vì thế, ngoại đan dần dần suy vi chỉ còn luyện đan
là khởi thủy của ngành luyện
0 nhận xét:
Đăng nhận xét