- Nếu bạn là người bán, đề nghị cao sau đó giảm xuống từ từ. Nếu bạn là người mua, đề nghị thấp sau đó tăng dần: chiến thuật này khá nguy hiểm vì rất có thể sau đó bạn kô có cơ hội nào để tăng hay giảm khi đối tác của bạn quyết định rút lui.
- Không cường điệu về mình và sản phẩm: thổi phồng sự thật có thể khiến bạn rơi vào tình huống “khó xử” khi đối tác của bạn biết sự thật.
- Khi đã đạt được thỏa thuận trên một vấn đề, nhanh chóng chuyển qua vấn đề khác: chần chừ có thể tạo điều kiện cho đối tác suy nghĩ lại.
- Giữ lời hứa: không thực hiện những gì bạn nói sẽ dẫn đến những nghi ngờ và nghi ngờ sẽ dẫn đến không tin tưởng, không tin tưởng thì không thể dẫn đến thỏa thuận.
- Biết tạm ngưng đúng lúc: tạm ngưng cuộc đàm phám có thể giúp bạn lấy lại bình tĩnh, trông có vẻ thận trọng hơn, và giảm “nhiệt” cho quá trình đàm phán.
- Hiểu rõ mục tiêu của đối tác trước khi bắt đầu thương lượng: bạn sẽ dễ dàng bán được hàng hơn khi bạn biết khách hàng của mình muốn mua gì
- Không bao giờ nhượng bộ một cách vô điều kiện, phải đổi lại một điều gì đó: những cái gì được “cho không” theo một nghĩa nào đó thì không có giá trị.
- Nhượng bộ từ từ và ngày càng ít hơn: đối tác sẽ có cảm giác họ đã đến rất gần giới hạn cuối cùng của bạn.
- Để dành một nhượng bộ nhỏ cho giai đoạn kết thúc: một nhượng bộ nhỏ vào thời điểm thích hợp có thể mang lại kết quả quan trọng.
- Để cho đối tác có cảm giác họ đã đạt được một thỏa thuận tốt: lần sau bạn lại có thể có cơ hội hợp tác.
- Thay đổi giá là thay đổi toàn bộ giao dịch: đối tác sẽ hiểu rằng mức giá đề nghị đã được cân nhắc kỹ lưỡng.
- Thời gian luôn là một vấn đề có thể thương lượng: thời gian có thể co dãn.
- Nhấn mạnh ưu thế trong đề xuất của bạn: người ta luôn cảm thấy dễ chịu khi nghe về ưu thế chứ không phải chi phí.
- Sử dụng xúc cảm một cách có chủ ý nhưng chân thật: biểu lộ xúc cảm một cách không kiểm soát thì dễ thất bại.
- Khai thác những khoảng im lặng: im lặng có thể là một phản ứng thận trọng hoặc được cân nhắc kỹ trước một đề nghị mang tính công kích hoặc không chấp nhận được.
- Không quá gây áp lực (chẳng hạn như ra tối hậu thư): điều này có thể dẫn đến bế tắc.
- Chuẩn bị chiến lược dự phòng bằng cách sử dụng: “Nếu đối tác … chúng ta sẽ …”
Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012
CÁC CHIẾN THUẬT ĐÀM PHÁN
18:01
Hoàng Phong Nhã
No comments
Chiến thuật là những hành động của bạn, là cách bạn “đối
đáp” với đối tác đàm phán.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét