Người thân của những tên khủng bố thường không thể ngờ con em mình lại gây ra vụ việc chấn động như vụ tấn công Paris hôm 13/11. Ảnh minh họa: Reuters |
Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015
Cuộc sống bí mật trong chính nhà mình của những tên khủng bố
01:18
Hoàng Phong Nhã
No comments
Một sự thật khó giải thích trong vụ tấn công liên
hoàn vào Paris hôm 13/11 vừa qua là việc gia đình cũng như bạn bè của
những phần tử khủng bố không hề hay biết cũng như có bất kỳ nghi ngờ gì
trước khi người thân của họ giết chết hàng loạt dân thường
Mohamed Abdeslam, anh trai của hai kẻ
tấn công Paris là Salah và Brahim, cho biết, gia đình của họ “thực sự
rất sốc” và “không hề chú ý đến những gì đang diễn ra mặc dù họ sống
cùng nhà”. Hay như một người bạn của Salah Abdeslam khẳng định rằng:
“Nếu Salah có thể làm những điều khủng khiếp trên thì bất kỳ người bạn
nào của tôi cũng làm được”.
Tuy nhiên câu chuyện như vậy không chỉ
có trong trường hợp khủng bố ở Paris mà nó lặp đi lặp lại nhiều lần
trong tất cả các vụ tấn công của phiến quân hồi giáo cực đoan. Ví dụ, vụ
bắn súng ngày 26/6/2015, khiến 38 khách du lịch gần thành phố Sousse,
Tunisia thiệt mạng do Seifeddine Rezgui thực hiện và gia đình tên này
sau đó đã bày tỏ sự suy sụp và sốc nặng khi không ngờ điều này lại xảy
ra.
Khalil, cha của Mouhand al-Okbi, kẻ đã
bị giết khi đang thực hiện cuộc tấn công ở Israel tháng trước, đã bất
tỉnh nhân sự khi nghe tin con trai mình tham gia khủng bố. “Tôi không
bao giờ tin rằng điều này có thể xảy ra và tôi cũng không nhìn thấy bất
kỳ dấu hiệu nào”, ông Khalil nói. Những thành viên khác trong gia đình
cũng vô cùng ngạc nhiên, những nét bần thần vì kinh ngạc vẫn hiện hữu
trên khuôn mặt của họ nhiều ngày sau khi vụ tấn công kết thúc.
Hasan Edmonds phải đối mặt với những cáo
buộc khủng bố ở Mỹ vì âm mưu tấn công một căn cứ quân sự ở Illinois. Mẹ
kế của anh ta cũng vô cùng choáng váng. “Đây có phải là một giấc mơ
không? Tôi thậm chí không biết nên tin cái gì nữa. Tôi mới nói chuyện
với Hasan ba tuần trước và nó nghe vẫn có vẻ bình thường. Tôi thực sự
rất sốc”, bà nói.
Liệu chuyện này có thể xảy ra không?
Liệu có thể tin được lời giải thích của những người thân này không? Làm
sao mà những người rất gần gũi với những kẻ khủng bố lại không thể nhận
ra dấu hiệu khác biệt nào khi mầm mống nổi loạn đang lớn dần ngay trong
nhà họ? Chẳng lẽ những kẻ chuẩn bị tự sát hay đi giết người lại không
bộc lộ một thái độ khác thường nào?
Thực tế, điều này hoàn toàn có thể xảy
ra. Đầu tiên, những kẻ ủ mưu chắc chắn sẽ tìm mọi cách che đậy mục đích
thực sự của họ nhằm bảo vệ đến mục “mục đích hy sinh” của mình. Thứ hai,
gia đình và người thân thường tự từ chối thừa nhận những dấu hiệu cũng
như khả năng mà người họ yêu quý lại đi tự sát và reo rắc nỗi đau cho
những người xung quanh. Theo tâm lý thông thường, những người thân thiết
không bao giờ muốn xa lánh cũng như chịu để ý những dấu hiệu lạ từ phía
con em mình.
Đối mặt với việc ghét bỏ người thân thực
sự là một thử thách tâm lý lớn, điều này đòi hỏi người nhà phải coi
những người mình từng biết và yêu quý đã biến đổi hoàn toàn, trở thành
một “người lạ”. Bản thân những kẻ đã có ý định “dâng hiến” cho chủ nghĩa
khủng bố dù ít hay nhiều cũng có những biểu hiện muốn tách khỏi cuộc
sống gia đình, bạn bè.
Nếu như mọi người để ý thì có thể phát
hiện được những bằng chứng nhỏ nhất. Một nghiên cứu về những kẻ tấn công
khủng bố, còn gọi là “những con sói đơn độc”, cho thấy phần lớn các
trường hợp (63,9%), người nhà và bạn bè đều khẳng định đúng là có những
dấu hiệu bất thường từ con em họ khi nhớ lại quãng thời gian trước khi
tấn công khủng bố diễn ra. Tương tự như vậy, trong các vụ xả súng ở
trường học, gia đình và bạn bè của hung thủ cũng có thể nhận ra ý định
của họ chính xác đến 81%. Một vấn đề khác ở đây là, cho dù có nhận ra
được những khác lạ thì ít người thân nào lại coi đó chính là mầm mống
của những vụ tấn công khủng bố kinh hoàng sắp diễn ra.
Cuộc sống bí mật của những kẻ cực đoan
ưa bạo lực thực chất không bí mật đến thế và cũng không phải là không
thể nhận ra được. Gia đình và bạn bè thường không nói ra, có thể họ cũng
nhận thức được ý định của người thân, họ cũng biết nhiều hơn những gì
có thể nói. Vì vậy, thách thức ở đây là làm thế nào để ngăn chặn việc
những kẻ khủng bố tiềm tàng này tiếp cận với những ý tưởng cực đoan lệch
lạc thông qua mạng xã hội.
Nội dung được thực hiện qua thảm
khảo nguồn tin Reuters (Anh), một trong những hãng tin lớn nhất thế
giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho rất nhiều
tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện
truyền thông khác trên toàn thế giới.
Tuệ Minh (lược dịch
0 nhận xét:
Đăng nhận xét