Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015
Đọc “Đường về Tchepone” của Nguyễn Kỳ Phong
19:48
Hoàng Phong Nhã
No comments
Nguyễn Mạnh Trinh
Chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến ngầm chứa nhiều bí ẩn liên quan đến nhiều quốc gia, nhiều nhân vật và nhiều dữ kiện phức tạp và ngày nay dần dần những bí ẩn phần nào sáng tỏ qua những hồ sơ được giải mật. Một cuộc chiến đã được Hoa Kỳ tạo dựng ra tùy theo nhu cầu chiến lược và chiến thuật mà trong đó chính trị đã chi phối quân sự và ngoại giao.
Nhiều tác phẩm viết về chiến tranh Việt Nam với ý định làm rõ ràng hơn những ẩn khuất của sự thực mà dần dần từ những hé lộ của tài liệu mật được dần dần giải tỏa. Nguyễn Kỳ Phong đã viết “Đường về Tchepone: Hành quân Lam Sơn 719” trong mục đích đó.
Riêng, cuộc Hành quân Lam Sơn 719 đánh sang Lào đánh dấu một thời điểm quan trọng, khi mà quân sự đã được dùng để tạo áp lực cho chính trị và ngoại giao. Cuộc chiến này đã được tất cả các phía tham chiến nhận là người thắng trận. Bắc Việt, Việt Nam Cộng Hòa, và Hoa Kỳ. Nhưng kết quả thực sự thì ra sao? Và đã gây ra những hậu quả thế nào cho suốt cả một cuộc chiến Việt Nam?
Nguyễn Kỳ Phong, một người trẻ tuổi đóng vai người đi tìm những bí ẩn của cuộc chiến Việt Nam, đã viết “Đường về Tchepone: Hành Quân Lam Sơn 719”. Qua những tài liệu ông thu thập được, đặc biệt là những hồ sơ được giải mật gần đây, với mục đích tìm hiểu những sự kiện đích thực có được sau khi tìm kiếm, phân tích, đối chiếu từ những hồ sơ trận liệt của các phía tham chiến.
Kế hoạch hành quân sang Lào bắt nguồn từ đâu? Có phải từ ý định của Tướng Westmoreland qua EL PASO I và EL PASO II từ năm 1966? Hay là ý kiến của các vị lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa đề nghị với Tổng thống Lydon Johnson ở Hội nghị Guam tháng 2 năm 1967 qua lời Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu và Trung Tướng Cao Văn Viên, “Kết quả là Westmoreland muốn đi Tchepone nhưng không có vé” đầu tháng 3 năm 1968 trong cao điểm của cuộc tổng công kích tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân của Cộng Sản Bắc Việt kế hoạch đánh sang Lào EL PASO bị gác bỏ. Khi biết được quyết định đó, Tướng Westmoereland đã nói với Tướng Creighton Abrams Tư Lệnh phó MACV, “Tôi muốn đi Tchepone nhưng không có vé”. Tòa Bạch Ốc không chấp nhận một cuộc hành quân vượt biên.
Đại Tướng Westmoreland, Tư Lệnh MACV, trong hồi ký “A Soldier Reports” đã viết về cuộc hành quân sang nội địa Lào Quốc: “Đặc biệt tôi rất hài lòng với 3 kế hoạch về Lào. Nếu thực hiện thì cả hai và có thể cả ba kế hoạch này đều thành công vì cắt đứt được đường tiếp tế của địch qua khu lòng chảo của Lào và việc can thiệp của Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ rút ngắn rất nhiều. Kế hoạch thứ nhất phác thảo từ đầu năm 1966 do Tướng Kinnard Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Kỵ đưa ra khi ông này đến Việt Nam và lấy làm hứng khởi sau khi nói chuyện với Tham mưu Trưởng Lục Quân, Tướng Johnson, tại Hoa Thịnh Đốn, rằng có thể cho phép đánh sang Lào. Tướng này hỗ trợ hết mình cho kế hoạch như vậy. Để phụ giúp việc soạn thảo chu đáo hơn, tôi phái Đại tá Arthur D. Simmons, người rất am tường địa thế cao nguyên Boloven ở Nam Lào vì ông đã từng tổ chức nhiều cuộc hoạt động do CIA chủ xướng tại đó. Chính Simmons là người cầm đầu cuộc đột kích bất thành để cứu tù binh Mỹ tại Sơn Tây, Bắc Việt. Căn bản của kế hoạch này là tổ chức một đầu cầu trên cao nguyên Boloven do Sư đoàn này phụ trách. Đây là kỹ thuật tôi thường nghiên cứu và thực tập trong suốt thời gian phục vụ tại Sư đoàn 101 Nhảy Dù và Quân đoàn 28 Nhảy Dù và cũng là phương pháp từng được áp dụng cho cuộc đổ bộ lên Normandie trong Thế Chiến Thứ Hai. Nhưng kế hoạch này có nhiều khuyết điểm nên đầu năm 1968 tôi chỉ thị cho Phó Tư lệnh là Tướng Bruce Palmer nghiên cứu lại vấn đề và thảo kế hoạch khác dựa trên căn bản là khi nào được phép đánh từ Việt Nam Cộng Hòa và Thái Lan vào Lào thì thực hiện ngay, biết chắc Tổng thống Johnson không tái tranh cử nên tôi trông mong thế nào sau cuộc bầu cử năm 1968 chính sách về Đông Dương sẽ thay đổi, lúc ấy không chừng sẽ được phép đánh vào Lào.
Theo kế hoạch của Palmer có tên là EL PASO I không cần lập đầu cầu trên cao nguyên Boloven vì sẽ nhờ đến quân đội Thái phối hợp với quân đội Hoàng Gia Lào chiếm giữ cả cao nguyên này. Bên lãnh thổ Việt Nam sẽ có 3 sư đoàn – một của Việt Nam và hai của Hoa Kỳ – sẽ đánh theo Quốc lộ 9 ngang sườn tây cho tương xứng với quân số tăng cường của Bắc Việt trong khi một sư đoàn khác từ Thái Lan đánh qua để dồn hết địch thủ vào vùng Tchepone. Sau khi nghiên cứu kế hoạch của Tướng Palmer tôi yêu cầu ông thảo kế hoạch EL PASO II cũng dựa trên căn bản khả hữu là chỉ có một sư đoàn của Việt Nam được quyền đánh vào Lào. Trường hợp như vậy sẽ có 4 lữ đoàn từ thung lũng Khe Sanh và A Sao men theo các đường mòn về hướng tây tiến vào vùng Tchepone”.
Tướng Bruce Palmer, người nhận lệnh soạn thảo cuộc hành quân qua Lào trong hồi ký “The 25 Year War: America’s Military Role in Vietnam”, có nói về ý định đánh qua Lào của Tướng Westmoreland và những ràng buộc chính trị đi kèm theo kế hoạch đó. Tướng Palmer có nói rõ là ông giao kế hoạch EL PASO cho Đại tá John Collins soạn thảo. Và Đại tá Collins viết lại đầy đủ và chính xác nhất về phương diện thời gian là EL PASO được soạn thảo từ tháng 11 năm 1967 đến trước cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968. Cũng trong chính hồi lý của Tướng Palmer ông nhận định về kế hoạch hành quân qua Lào năm 1966 không thể tiến hành được vì không đủ quân số tác chiến hay khả năng tiếp liệu.
Tình hình thời sự ở Lào là một thất bại đầu tiên của Hoa Kỳ. Khi Tổng thống Eisenhower bàn giao Tòa Bạch Ốc cho Tổng thống Kennedy kế nhiệm với ý kiến là chú ý đến Lào và không chấp nhận trung lập chế cho Lào và không nên can thiệp quân sự đơn phương vào Lào. Nhưng chính sách của Tổng thống Kennedy trong sự dồn tất cả nỗ lực vào Việt Nam lập một phòng tuyến mới để ngăn chặn làn sóng Cộng Sản.
Tướng Việt Cộng Võ Bẩm, trong hồi ký “Những Nẻo Đường Kháng Chiến”, nói sau khi liên quân Pathet Lào và quân đội Bắc Việt chiếm được Tchepone và phi trường Thà Khống vào tháng 6 năm 1961 thì đã nhận được quân nhu quân dụng tiếp tế qua máy bay Nga cất cánh từ Vinh và Đồng Hới. Theo cuốn sách trên, những dụng cụ truyền tin xây dựng Đài phát thanh đầu tiên của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đến từ những chuyến tiếp liệu bằng đường hàng không này.
Một đường vận tải chiến lược được Bắc Việt Cộng Sản thiết lập mà báo chí thường gọi là Đường Mòn Hồ Chí Minh. Tên gọi là đường mòn có thể đúng thời chiến tranh Việt-Pháp nhưng ở thời điểm của cuộc Hành quân Lam Sơn 719 thì cái “đường mòn” ấy là một hệ thống đường di chuyển tiếp liệu rộng lớn và phức tạp, là một đường vận tải quân sự chiến lược. Nếu không có hệ thống giao thông này thì cuộc tấn công vào miền Nam không thể thực hiện được. Con đường gọi là Hồ Chí Minh đến năm 1971 đã bao trùm phân nửa đất Lào, kéo dài từ đèo Mụ Giạ xuống đến các tỉnh Kratie, Stung Treng ở miền Bắc Cam Bốt, từ các cửa khẩu ở Quảng Bình, như Bản Karai, Bản Archoc, hệ thống đường có thể chi viện cho các hậu cứ sâu trong nội địa Lào như các tỉnh Saravane, Attopeu. Trong cao điểm hoạt động của con đường chiến lược, địa bàn hoạt động của Đường Mòn Hồ Chí Minh có mặt ở bốn tỉnh Cam Bốt và bảy tỉnh ở Lào. Số đường còn lại nằm ở bên trong nội địa lãnh thổ VNCH. Từ tháng 7 năm 1970, Cộng Sản Bắc Việt thành lập Bộ Tư Lệnh Binh Đoàn Trường Sơn cấp số quân đoàn phụ trách năm ngàn cây số đường chiến lược cùng với năm ngàn cây số đường phụ thuộc. Tất cả các nhu cầu tiếp vận của cuộc chiến ở Lào, Cam Bốt và Nam Việt Nam hoàn toànphụ thuộc vào hệ thống này.
Trước khi có cuộc Hành quân Lam Sơn 719, Hoa Kỳ nghĩ họ có thể sử dụng Không lực để chận đứng đường tiếp liệu của Cộng Sản từ Bắc vào Nam qua ngã Hạ Lào.
Bắt đầu từ năm 1964, phi cơ Hoa Kỳ đã triệt hạ những ổ súng cao xạ, oanh tạc kho chứa hàng hay các đoàn xe quân sự. Chiến dịch dội bom Menu bắt đầu hai tháng sau khi Tổng thống Richard Nixon lên nhiệm chức. Trong 14 tháng dội bom (từ tháng 3/69 đến tháng 5/70) Không Quân Mỹ bay 3875 phi vụ B-52 tiêu thụ 109,823 tấn bom. Đầu tháng 5/70, Hoa Kỳ và VNCH tấn công qua Cam Bốt với một lực lượng hơn 50 ngàn quân và đã thành công rực rỡ trong việc triệt phá kho tiếp liệu của Cộng Sản Bắc Việt gây ra sự thiếu hụt lương thực đạn dược cho quân đội Bắc Việt.
Trong suốt hơn 5 năm dội bom trên địa bàn Đường Mòn Hồ Chí Minh, sau khi những chiến dịch dội bom lần lượt bị thất bại – hay không đem lại kết quả như ý – Hoa Kỳ không còn cách nào khác hơn là dùng quân bộ chiến để tấn công qua Lào như đã tấn công qua Cam Bốt. Sự thất bại của những chiến dịch dội bom cho thấy giới hạn của Không lực trong loại chiến tranh không quy ước. Có tất cả bốn chiến dịch dội bom ở Lào: Barrel Roll, Steel Tiger, Tiger Hound và Commando Hunt. Tên của chiến dịch đồng thời cũng là tên những khu vực trách nhiệm oanh tạc của Không lực từ các quân binh chủng Hoa Kỳ. Nhưng Không lực Hoa Kỳ đã thất bại trong những kế hoạch dội bom để dẫn đến các cuộc hành quân bằng bộ binh đánh vào lãnh địa của Binh Đoàn Trường Sơn vào đầu năm 1971, là một cuộc hành quân về mặt chiến lược phải thực hiện từ vài năm trước.
Cuối năm 1970, ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ dành cho chiến trường Việt Nam quá tốn kém. Ngũ Giác Đài không thể tiếp tục những chiến dịch dội bom mà không đem lại kết quả cho cuộc chiến. Dù rằng những chiến dịch thả bom gây nhiều khó khăn và thiệt hại cho trục đường tiếp vận của Binh Đoàn Trường Sơn và khiến cho các sư đoàn Cộng Sản phải di tản về bắc vì thiếu lương thực. Nhưng giá tiền để hủy hoại một tấn hàng xâm nhập hay ngăn chận mỗi một đầu người quá cao, chính phủ Mỹ không thể chịu đựng lâu dài. Ngân sách quốc phòng của các năm 1971-1972 sẽ không nhiều như thời gian trước. Ngũ Giác Đài cắt từ 2400 phi vụ B-52 một tháng xuống còn 800, nhưng 800 là tất cả cho bốn chiến trường Thượng Lào, Hạ Lào, Cam Bốt và nội địa Việt Nam. Như vậy thì không đủ hỏa lực không quân để yểm trợ chiến trường. Để giải quyết, Bộ Tư lệnh MACV chỉ còn cách sử dụng bộ binh để đánh qua hậu cần của Binh Đoàn Trường Sơn như đã dùng bộ binh đánh qua Cam Bốt vào tháng 6 năm 1970 phá hủy hệ thống tiếp vận của Cộng Sản một cách thành công to lớn và dễ dàng.
Ngày 20 tháng 1 năm 1969, Nixon lên làm Tổng thống và cuộc chiến Việt Nam có cục diện mới. Theo nhận xét của Quân sử của Bộ Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ, thì vào đầu năm 1969 Hoa Kỳ tham gia cuộc chiến đã 3 năm rưỡi. Tổng cộng có 39 ngàn người chết, tốn 52 tỉ Mỹ kim nhưng cuộc chiến vẫn không có cơ chấm dứt. Và Nixon quyết định dùng chính trị ngoại giao và quân sự để chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Dùng áp lực quân sự để ép Cộng Sản vào bàn hòa đàm, kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh để rút quân. Cố vấn an ninh Henry Kissinger và phụ tá cố vấn về quân sự Chuẩn Tướng Alexander Haig thúc đẩy những hoạt động quân sự để yểm trợ cho những cuộc đi đêm hòa đàm. Kissinger đã thúc đẩy Bộ Tham Mưu Liên Quân, Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương, Bộ Chỉ Huy MACV và nhiều khi can thiệp trực tiếp để thực hiện những cuộc hành quân qua Lào và Cam Bốt để triệt phá đường tiếp vận của Cộng Sản. Trong hồi ký “White House Years” Kissinger nói về Kế hoạch Lam Sơn 719 và ví kế hoạch này như một đứa trẻ không mồ côi cha, “Thành công thì có nhiều người cha nhưng thất bại thì là một đứa con vộ thừa nhận”. Như vậy có thể Kissinger không phải là cha đẻ của Kế hoạch Lam Sơn 719, nhưng sự kiện cho thấy ông có tham dự và đốc thúc các Bộ Tư lệnh MACV, Bộ TL Thái Bình Dương, Bộ Tham Mưu Liên Quân soạn thảo kế hoạch này. Là cố vấn an ninh cho tổng thống, Kissinger suy luận: năm 1972 là năm bầu cử tổng thống, chiến trường ở Việt Nam phải yên tĩnh để được phiếu cử tri; đánh vào Tchepone đầu năm 1971 sẽ gây nhiều khó khăn cho Cộng Sản Bắc Việt và làm họ bận tâm đến sau cuộc bầu cử tháng 11 năm 1972. Những đề nghị này được Tổng thống Nixon quan tâm.
Phần Cộng Sản Bắc Việt, họ cũng dễ dàng tiên đoán Hoa Kỳ và VNCH sẽ đánh sang Cam Bốt và Lào để triệt hạ đường tiếp vận trong thời gian tới. Sau cuộc hành quân qua Cam Bốt lần đầu tháng 3 năm 197O, Bắc Việt đã phải chịu một thất bại nặng nề và hầu như tiếp vận cho B2 và B3 bị đình trệ.
Ngày 15 tháng 1 năm 1971, Hành quân Toàn Thắng 1/71 khai diễn với một lực lượng hơn 12 ngàn quân. Quân Đoàn III thì đánh theo Đường 7 về hướng đồn điền Chup và Kompong Som. Một vài đơn vị Nhảy Dù và TQLC có mặt ở vùng hành quân nhưng đó chỉ là kế nghi binh. Quân đoàn VI thì đánh vào núi Thất Sơn và dọc theo Tây Ninh sang phía Cam Bốt.
Ở Quân Đoàn I, Hành quân Lam Sơn 719 bắt đầu giai đoạn 1 vào rạng sáng ngày 30 tháng 1 năm 1971 với tên Dewey Canyon II do Quân Đoàn XXIV Hoa Kỳ. Quân đoàn này gồm Sư đoàn 23 Bộ Binh, Sư đoàn 101 Nhảy Dù, Lữ đoàn 196 Khinh Binh, Lữ đoàn 5 Cơ Giới, 10 tiểu đoàn pháo binh và hơn 600 trực thăng. Tướng Sutherland làm tư lệnh. Lữ đoàn 5 Cơ Giới dọn và sửa Đường số 9 từ Đông Hà đến Lao Bảo.
Hành quân Lam Sơn 719 theo kế hoạch dự trù gồm bốn giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, Hoa Kỳ sử dụng hơn 12 ngàn quân bảo vệ các căn cứ hỏa lực dọc hành lang Đường số 9 từ Đông Hà đến Lao Bảo. Giai đoạn 2, khai diễn lúc 8 giờ sáng ngày 8 tháng 2, với hai tiểu đoàn Thiết kỵ và một Lữ đoàn Nhảy dù, sẽ chiếm Ban Dong cách Lao Bảo chừng 18 cây số và cách mục tiêu chính Tchepone 24 cây số. Sau khi chiếm Ban Dong, thiết lập các căn cứ bảo vệ trục tiến quân và tiến đánh thẳng về Tchepone để bắt tay với một lực lượng Dù sẽ trực thăng vận đánh chiếm Tchepone. Tại đây sẽ thiết lập một căn cứ lớn có phi trường để bảo đảm vấn đề tiếp vận. Giai đoạn 3, từ một căn cứ lớn ở Tchepone phòng thủ 360 độ và tung quân lục soát các kho tiếp liệu của Binh Đoàn Trường Sơn, quân Dù phía bắc, Sư Đoàn 1 phía nam. Giai đoạn cuối là giai đoạn rút quân.
Nhưng kế hoạch trên bị thay đổi nhiều lần sau khi những căn cứ hỏa lực bị thất thủ, như căn cứ của BĐQ Bắc, căn cứ BĐQ Nam, căn cứ 30, căn cứ 31 và sự phản công mạnh mẽ của quân Cộng Sản Bắc Việt. Kết quả, Sư Đoàn 1 thay thế quân Dù nhảy xuống Tchepone rồi rút lui.
Nguyễn Kỳ Phong đã có nhiều nhận định về cuộc Hành quân Lam Sơn 719, sau khi ông tham khảo nhiều tài liệu. Hồ sơ trận liệt của Hoa Kỳ không chính xác và tiên đoán sai thời gian tham chiến của quân Cộng Sản. Những tin tức tình báo cũng không chính xác, nhất là tiên liệu những phản ứng của Cộng Sản cũng như khó khăn về địa lý và thời tiết ở vùng hành quân. Nhiều sư đoàn Cộng Sản đã được điều động đến chiến trường nhanh hơn dự liệu, cũng như hệ thống phòng không ước lượng sai gây nên số lượng trực thăng bị bắn rớt nhiều hơn dự trù. Đường số 9 là con đường độc đạo hiểm trở khó khăn cho tiếp vận không thể sử dụng trong thời tiết xấu. Cũng như hệ thống chỉ huy của quân đội VNCH bị trục trặc, Tướng Lãm Tư lệnh Quân Đoàn I không chỉ huy được Tướng Đống và Tướng Khang, hai tư lệnh sư đoàn tổng trừ bị đơn vị chính yếu của cuộc hành quân. Tướng Alexander Haig phụ tá cố vấn an ninh tổng thống ít thâm niên hơn thì phê bình Tướng Surtherland Tư lệnh Quân Đoàn XXXIV không đủ khả năng chỉ huy một quân đoàn. Liên lạc giữa Quân Đoàn XXIV Hoa Kỳ và Quân Đoàn I Việt Nam lỏng lẻo và gây ra nhiều sự chậm trễ khi điều binh.
Về kinh nghiệm quân sự lý thuyết về căn cứ hỏa lực khả thi ở trong địa thế núi cao và rừng sâu cũng như chiến thuật trực thăng vận cũng có nhiều giới hạn về khả năng khi địch quân có hệ thống phòng không mạnh mẽ. Cũng như khả năng đáng sợ của súng cối trong cuộc chiến. Nhiều khi không quân không tìm ra vị trí của súng pháo kích. Dù rằng Hoa Kỳ đã sử dụng hỏa lực pháo binh và không quân đến mức kinh ngạc nhưng cũng không đủ để chiến thắng. Số tổn thất của hai bên quá lớn, đến độ kinh hoàng, riêng các lực lượng thiện chiến hàng đầu của quân lực VNCH như Dù, TQLC, BĐQ, Sư Đoàn 1 có mức tổn thất tròm trèm 40 phần trăm và quân đội VNCH bị tiêu hao lực lương khá nhiều.
Nguyễn Kỳ Phong đã bỏ công nghiên cứu và tìm kiếm tài liệu về một đề tài chiến tranh mà sự phức tạp cũng như nhiều uẩn khúc đã là những vấn nạn khó hiểu cho sự suy nghĩ thông thường. Có người đã cho rằng cuộc Hành quân Lam Sơn 719 qua Lào, cũng như cuộc Hành quân Toàn Thắng qua Cam Bốt nằm trong mục tiêu xa của chính phủ Nixon mà Kissinger là cố vấn để rút khỏi Việt Nam. Quân sự đã được sử dụng để làm áp lực lôi kéo Bắc Việt vào những cuộc mật đàm tiến đến Hòa ước Paris để Hoa Kỳ rút quân trong danh dự. Nhưng cũng có người cho rằng Hoa Kỳ cũng đã cố gắng chiếm Tchepone để triệt hạ con đường tiếp vận của Cộng Sản.
Chiến tranh Việt Nam tới nay vẫn còn nhiều bí ẩn. Chuyện chiến thắng hay thất bại một cuộc chiến vẫn là một vấn đề để bàn cãi, dù cuộc chiến ấy đã lùi xa vào quá khứ. Nguyễn Kỳ Phong có ý định gì khi viết “Đường về Tchepone”? Có phải để nhớ lại một kinh nghiệm đau đớn với hàng chục ngàn sinh mạng chiến sĩ hy sinh mỗi bên ở Hạ Lào. Cũng như ngậm ngùi với thân phận nhược tiểu đã bị ngoại cường chi phối và đẩy vào những hoàn cảnh đau thương…
Nguyễn Mạnh Trinh
Chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến ngầm chứa nhiều bí ẩn liên quan đến nhiều quốc gia, nhiều nhân vật và nhiều dữ kiện phức tạp và ngày nay dần dần những bí ẩn phần nào sáng tỏ qua những hồ sơ được giải mật. Một cuộc chiến đã được Hoa Kỳ tạo dựng ra tùy theo nhu cầu chiến lược và chiến thuật mà trong đó chính trị đã chi phối quân sự và ngoại giao.
Nhiều tác phẩm viết về chiến tranh Việt Nam với ý định làm rõ ràng hơn những ẩn khuất của sự thực mà dần dần từ những hé lộ của tài liệu mật được dần dần giải tỏa. Nguyễn Kỳ Phong đã viết “Đường về Tchepone: Hành quân Lam Sơn 719” trong mục đích đó.
Riêng, cuộc Hành quân Lam Sơn 719 đánh sang Lào đánh dấu một thời điểm quan trọng, khi mà quân sự đã được dùng để tạo áp lực cho chính trị và ngoại giao. Cuộc chiến này đã được tất cả các phía tham chiến nhận là người thắng trận. Bắc Việt, Việt Nam Cộng Hòa, và Hoa Kỳ. Nhưng kết quả thực sự thì ra sao? Và đã gây ra những hậu quả thế nào cho suốt cả một cuộc chiến Việt Nam?
Nguyễn Kỳ Phong, một người trẻ tuổi đóng vai người đi tìm những bí ẩn của cuộc chiến Việt Nam, đã viết “Đường về Tchepone: Hành Quân Lam Sơn 719”. Qua những tài liệu ông thu thập được, đặc biệt là những hồ sơ được giải mật gần đây, với mục đích tìm hiểu những sự kiện đích thực có được sau khi tìm kiếm, phân tích, đối chiếu từ những hồ sơ trận liệt của các phía tham chiến.
Kế hoạch hành quân sang Lào bắt nguồn từ đâu? Có phải từ ý định của Tướng Westmoreland qua EL PASO I và EL PASO II từ năm 1966? Hay là ý kiến của các vị lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa đề nghị với Tổng thống Lydon Johnson ở Hội nghị Guam tháng 2 năm 1967 qua lời Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu và Trung Tướng Cao Văn Viên, “Kết quả là Westmoreland muốn đi Tchepone nhưng không có vé” đầu tháng 3 năm 1968 trong cao điểm của cuộc tổng công kích tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân của Cộng Sản Bắc Việt kế hoạch đánh sang Lào EL PASO bị gác bỏ. Khi biết được quyết định đó, Tướng Westmoereland đã nói với Tướng Creighton Abrams Tư Lệnh phó MACV, “Tôi muốn đi Tchepone nhưng không có vé”. Tòa Bạch Ốc không chấp nhận một cuộc hành quân vượt biên.
Đại Tướng Westmoreland, Tư Lệnh MACV, trong hồi ký “A Soldier Reports” đã viết về cuộc hành quân sang nội địa Lào Quốc: “Đặc biệt tôi rất hài lòng với 3 kế hoạch về Lào. Nếu thực hiện thì cả hai và có thể cả ba kế hoạch này đều thành công vì cắt đứt được đường tiếp tế của địch qua khu lòng chảo của Lào và việc can thiệp của Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ rút ngắn rất nhiều. Kế hoạch thứ nhất phác thảo từ đầu năm 1966 do Tướng Kinnard Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Kỵ đưa ra khi ông này đến Việt Nam và lấy làm hứng khởi sau khi nói chuyện với Tham mưu Trưởng Lục Quân, Tướng Johnson, tại Hoa Thịnh Đốn, rằng có thể cho phép đánh sang Lào. Tướng này hỗ trợ hết mình cho kế hoạch như vậy. Để phụ giúp việc soạn thảo chu đáo hơn, tôi phái Đại tá Arthur D. Simmons, người rất am tường địa thế cao nguyên Boloven ở Nam Lào vì ông đã từng tổ chức nhiều cuộc hoạt động do CIA chủ xướng tại đó. Chính Simmons là người cầm đầu cuộc đột kích bất thành để cứu tù binh Mỹ tại Sơn Tây, Bắc Việt. Căn bản của kế hoạch này là tổ chức một đầu cầu trên cao nguyên Boloven do Sư đoàn này phụ trách. Đây là kỹ thuật tôi thường nghiên cứu và thực tập trong suốt thời gian phục vụ tại Sư đoàn 101 Nhảy Dù và Quân đoàn 28 Nhảy Dù và cũng là phương pháp từng được áp dụng cho cuộc đổ bộ lên Normandie trong Thế Chiến Thứ Hai. Nhưng kế hoạch này có nhiều khuyết điểm nên đầu năm 1968 tôi chỉ thị cho Phó Tư lệnh là Tướng Bruce Palmer nghiên cứu lại vấn đề và thảo kế hoạch khác dựa trên căn bản là khi nào được phép đánh từ Việt Nam Cộng Hòa và Thái Lan vào Lào thì thực hiện ngay, biết chắc Tổng thống Johnson không tái tranh cử nên tôi trông mong thế nào sau cuộc bầu cử năm 1968 chính sách về Đông Dương sẽ thay đổi, lúc ấy không chừng sẽ được phép đánh vào Lào.
Theo kế hoạch của Palmer có tên là EL PASO I không cần lập đầu cầu trên cao nguyên Boloven vì sẽ nhờ đến quân đội Thái phối hợp với quân đội Hoàng Gia Lào chiếm giữ cả cao nguyên này. Bên lãnh thổ Việt Nam sẽ có 3 sư đoàn – một của Việt Nam và hai của Hoa Kỳ – sẽ đánh theo Quốc lộ 9 ngang sườn tây cho tương xứng với quân số tăng cường của Bắc Việt trong khi một sư đoàn khác từ Thái Lan đánh qua để dồn hết địch thủ vào vùng Tchepone. Sau khi nghiên cứu kế hoạch của Tướng Palmer tôi yêu cầu ông thảo kế hoạch EL PASO II cũng dựa trên căn bản khả hữu là chỉ có một sư đoàn của Việt Nam được quyền đánh vào Lào. Trường hợp như vậy sẽ có 4 lữ đoàn từ thung lũng Khe Sanh và A Sao men theo các đường mòn về hướng tây tiến vào vùng Tchepone”.
Tướng Bruce Palmer, người nhận lệnh soạn thảo cuộc hành quân qua Lào trong hồi ký “The 25 Year War: America’s Military Role in Vietnam”, có nói về ý định đánh qua Lào của Tướng Westmoreland và những ràng buộc chính trị đi kèm theo kế hoạch đó. Tướng Palmer có nói rõ là ông giao kế hoạch EL PASO cho Đại tá John Collins soạn thảo. Và Đại tá Collins viết lại đầy đủ và chính xác nhất về phương diện thời gian là EL PASO được soạn thảo từ tháng 11 năm 1967 đến trước cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968. Cũng trong chính hồi lý của Tướng Palmer ông nhận định về kế hoạch hành quân qua Lào năm 1966 không thể tiến hành được vì không đủ quân số tác chiến hay khả năng tiếp liệu.
Tình hình thời sự ở Lào là một thất bại đầu tiên của Hoa Kỳ. Khi Tổng thống Eisenhower bàn giao Tòa Bạch Ốc cho Tổng thống Kennedy kế nhiệm với ý kiến là chú ý đến Lào và không chấp nhận trung lập chế cho Lào và không nên can thiệp quân sự đơn phương vào Lào. Nhưng chính sách của Tổng thống Kennedy trong sự dồn tất cả nỗ lực vào Việt Nam lập một phòng tuyến mới để ngăn chặn làn sóng Cộng Sản.
Tướng Việt Cộng Võ Bẩm, trong hồi ký “Những Nẻo Đường Kháng Chiến”, nói sau khi liên quân Pathet Lào và quân đội Bắc Việt chiếm được Tchepone và phi trường Thà Khống vào tháng 6 năm 1961 thì đã nhận được quân nhu quân dụng tiếp tế qua máy bay Nga cất cánh từ Vinh và Đồng Hới. Theo cuốn sách trên, những dụng cụ truyền tin xây dựng Đài phát thanh đầu tiên của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đến từ những chuyến tiếp liệu bằng đường hàng không này.
Một đường vận tải chiến lược được Bắc Việt Cộng Sản thiết lập mà báo chí thường gọi là Đường Mòn Hồ Chí Minh. Tên gọi là đường mòn có thể đúng thời chiến tranh Việt-Pháp nhưng ở thời điểm của cuộc Hành quân Lam Sơn 719 thì cái “đường mòn” ấy là một hệ thống đường di chuyển tiếp liệu rộng lớn và phức tạp, là một đường vận tải quân sự chiến lược. Nếu không có hệ thống giao thông này thì cuộc tấn công vào miền Nam không thể thực hiện được. Con đường gọi là Hồ Chí Minh đến năm 1971 đã bao trùm phân nửa đất Lào, kéo dài từ đèo Mụ Giạ xuống đến các tỉnh Kratie, Stung Treng ở miền Bắc Cam Bốt, từ các cửa khẩu ở Quảng Bình, như Bản Karai, Bản Archoc, hệ thống đường có thể chi viện cho các hậu cứ sâu trong nội địa Lào như các tỉnh Saravane, Attopeu. Trong cao điểm hoạt động của con đường chiến lược, địa bàn hoạt động của Đường Mòn Hồ Chí Minh có mặt ở bốn tỉnh Cam Bốt và bảy tỉnh ở Lào. Số đường còn lại nằm ở bên trong nội địa lãnh thổ VNCH. Từ tháng 7 năm 1970, Cộng Sản Bắc Việt thành lập Bộ Tư Lệnh Binh Đoàn Trường Sơn cấp số quân đoàn phụ trách năm ngàn cây số đường chiến lược cùng với năm ngàn cây số đường phụ thuộc. Tất cả các nhu cầu tiếp vận của cuộc chiến ở Lào, Cam Bốt và Nam Việt Nam hoàn toànphụ thuộc vào hệ thống này.
Trước khi có cuộc Hành quân Lam Sơn 719, Hoa Kỳ nghĩ họ có thể sử dụng Không lực để chận đứng đường tiếp liệu của Cộng Sản từ Bắc vào Nam qua ngã Hạ Lào.
Bắt đầu từ năm 1964, phi cơ Hoa Kỳ đã triệt hạ những ổ súng cao xạ, oanh tạc kho chứa hàng hay các đoàn xe quân sự. Chiến dịch dội bom Menu bắt đầu hai tháng sau khi Tổng thống Richard Nixon lên nhiệm chức. Trong 14 tháng dội bom (từ tháng 3/69 đến tháng 5/70) Không Quân Mỹ bay 3875 phi vụ B-52 tiêu thụ 109,823 tấn bom. Đầu tháng 5/70, Hoa Kỳ và VNCH tấn công qua Cam Bốt với một lực lượng hơn 50 ngàn quân và đã thành công rực rỡ trong việc triệt phá kho tiếp liệu của Cộng Sản Bắc Việt gây ra sự thiếu hụt lương thực đạn dược cho quân đội Bắc Việt.
Trong suốt hơn 5 năm dội bom trên địa bàn Đường Mòn Hồ Chí Minh, sau khi những chiến dịch dội bom lần lượt bị thất bại – hay không đem lại kết quả như ý – Hoa Kỳ không còn cách nào khác hơn là dùng quân bộ chiến để tấn công qua Lào như đã tấn công qua Cam Bốt. Sự thất bại của những chiến dịch dội bom cho thấy giới hạn của Không lực trong loại chiến tranh không quy ước. Có tất cả bốn chiến dịch dội bom ở Lào: Barrel Roll, Steel Tiger, Tiger Hound và Commando Hunt. Tên của chiến dịch đồng thời cũng là tên những khu vực trách nhiệm oanh tạc của Không lực từ các quân binh chủng Hoa Kỳ. Nhưng Không lực Hoa Kỳ đã thất bại trong những kế hoạch dội bom để dẫn đến các cuộc hành quân bằng bộ binh đánh vào lãnh địa của Binh Đoàn Trường Sơn vào đầu năm 1971, là một cuộc hành quân về mặt chiến lược phải thực hiện từ vài năm trước.
Cuối năm 1970, ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ dành cho chiến trường Việt Nam quá tốn kém. Ngũ Giác Đài không thể tiếp tục những chiến dịch dội bom mà không đem lại kết quả cho cuộc chiến. Dù rằng những chiến dịch thả bom gây nhiều khó khăn và thiệt hại cho trục đường tiếp vận của Binh Đoàn Trường Sơn và khiến cho các sư đoàn Cộng Sản phải di tản về bắc vì thiếu lương thực. Nhưng giá tiền để hủy hoại một tấn hàng xâm nhập hay ngăn chận mỗi một đầu người quá cao, chính phủ Mỹ không thể chịu đựng lâu dài. Ngân sách quốc phòng của các năm 1971-1972 sẽ không nhiều như thời gian trước. Ngũ Giác Đài cắt từ 2400 phi vụ B-52 một tháng xuống còn 800, nhưng 800 là tất cả cho bốn chiến trường Thượng Lào, Hạ Lào, Cam Bốt và nội địa Việt Nam. Như vậy thì không đủ hỏa lực không quân để yểm trợ chiến trường. Để giải quyết, Bộ Tư lệnh MACV chỉ còn cách sử dụng bộ binh để đánh qua hậu cần của Binh Đoàn Trường Sơn như đã dùng bộ binh đánh qua Cam Bốt vào tháng 6 năm 1970 phá hủy hệ thống tiếp vận của Cộng Sản một cách thành công to lớn và dễ dàng.
Ngày 20 tháng 1 năm 1969, Nixon lên làm Tổng thống và cuộc chiến Việt Nam có cục diện mới. Theo nhận xét của Quân sử của Bộ Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ, thì vào đầu năm 1969 Hoa Kỳ tham gia cuộc chiến đã 3 năm rưỡi. Tổng cộng có 39 ngàn người chết, tốn 52 tỉ Mỹ kim nhưng cuộc chiến vẫn không có cơ chấm dứt. Và Nixon quyết định dùng chính trị ngoại giao và quân sự để chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Dùng áp lực quân sự để ép Cộng Sản vào bàn hòa đàm, kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh để rút quân. Cố vấn an ninh Henry Kissinger và phụ tá cố vấn về quân sự Chuẩn Tướng Alexander Haig thúc đẩy những hoạt động quân sự để yểm trợ cho những cuộc đi đêm hòa đàm. Kissinger đã thúc đẩy Bộ Tham Mưu Liên Quân, Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương, Bộ Chỉ Huy MACV và nhiều khi can thiệp trực tiếp để thực hiện những cuộc hành quân qua Lào và Cam Bốt để triệt phá đường tiếp vận của Cộng Sản. Trong hồi ký “White House Years” Kissinger nói về Kế hoạch Lam Sơn 719 và ví kế hoạch này như một đứa trẻ không mồ côi cha, “Thành công thì có nhiều người cha nhưng thất bại thì là một đứa con vộ thừa nhận”. Như vậy có thể Kissinger không phải là cha đẻ của Kế hoạch Lam Sơn 719, nhưng sự kiện cho thấy ông có tham dự và đốc thúc các Bộ Tư lệnh MACV, Bộ TL Thái Bình Dương, Bộ Tham Mưu Liên Quân soạn thảo kế hoạch này. Là cố vấn an ninh cho tổng thống, Kissinger suy luận: năm 1972 là năm bầu cử tổng thống, chiến trường ở Việt Nam phải yên tĩnh để được phiếu cử tri; đánh vào Tchepone đầu năm 1971 sẽ gây nhiều khó khăn cho Cộng Sản Bắc Việt và làm họ bận tâm đến sau cuộc bầu cử tháng 11 năm 1972. Những đề nghị này được Tổng thống Nixon quan tâm.
Phần Cộng Sản Bắc Việt, họ cũng dễ dàng tiên đoán Hoa Kỳ và VNCH sẽ đánh sang Cam Bốt và Lào để triệt hạ đường tiếp vận trong thời gian tới. Sau cuộc hành quân qua Cam Bốt lần đầu tháng 3 năm 197O, Bắc Việt đã phải chịu một thất bại nặng nề và hầu như tiếp vận cho B2 và B3 bị đình trệ.
Ngày 15 tháng 1 năm 1971, Hành quân Toàn Thắng 1/71 khai diễn với một lực lượng hơn 12 ngàn quân. Quân Đoàn III thì đánh theo Đường 7 về hướng đồn điền Chup và Kompong Som. Một vài đơn vị Nhảy Dù và TQLC có mặt ở vùng hành quân nhưng đó chỉ là kế nghi binh. Quân đoàn VI thì đánh vào núi Thất Sơn và dọc theo Tây Ninh sang phía Cam Bốt.
Ở Quân Đoàn I, Hành quân Lam Sơn 719 bắt đầu giai đoạn 1 vào rạng sáng ngày 30 tháng 1 năm 1971 với tên Dewey Canyon II do Quân Đoàn XXIV Hoa Kỳ. Quân đoàn này gồm Sư đoàn 23 Bộ Binh, Sư đoàn 101 Nhảy Dù, Lữ đoàn 196 Khinh Binh, Lữ đoàn 5 Cơ Giới, 10 tiểu đoàn pháo binh và hơn 600 trực thăng. Tướng Sutherland làm tư lệnh. Lữ đoàn 5 Cơ Giới dọn và sửa Đường số 9 từ Đông Hà đến Lao Bảo.
Hành quân Lam Sơn 719 theo kế hoạch dự trù gồm bốn giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, Hoa Kỳ sử dụng hơn 12 ngàn quân bảo vệ các căn cứ hỏa lực dọc hành lang Đường số 9 từ Đông Hà đến Lao Bảo. Giai đoạn 2, khai diễn lúc 8 giờ sáng ngày 8 tháng 2, với hai tiểu đoàn Thiết kỵ và một Lữ đoàn Nhảy dù, sẽ chiếm Ban Dong cách Lao Bảo chừng 18 cây số và cách mục tiêu chính Tchepone 24 cây số. Sau khi chiếm Ban Dong, thiết lập các căn cứ bảo vệ trục tiến quân và tiến đánh thẳng về Tchepone để bắt tay với một lực lượng Dù sẽ trực thăng vận đánh chiếm Tchepone. Tại đây sẽ thiết lập một căn cứ lớn có phi trường để bảo đảm vấn đề tiếp vận. Giai đoạn 3, từ một căn cứ lớn ở Tchepone phòng thủ 360 độ và tung quân lục soát các kho tiếp liệu của Binh Đoàn Trường Sơn, quân Dù phía bắc, Sư Đoàn 1 phía nam. Giai đoạn cuối là giai đoạn rút quân.
Nhưng kế hoạch trên bị thay đổi nhiều lần sau khi những căn cứ hỏa lực bị thất thủ, như căn cứ của BĐQ Bắc, căn cứ BĐQ Nam, căn cứ 30, căn cứ 31 và sự phản công mạnh mẽ của quân Cộng Sản Bắc Việt. Kết quả, Sư Đoàn 1 thay thế quân Dù nhảy xuống Tchepone rồi rút lui.
Nguyễn Kỳ Phong đã có nhiều nhận định về cuộc Hành quân Lam Sơn 719, sau khi ông tham khảo nhiều tài liệu. Hồ sơ trận liệt của Hoa Kỳ không chính xác và tiên đoán sai thời gian tham chiến của quân Cộng Sản. Những tin tức tình báo cũng không chính xác, nhất là tiên liệu những phản ứng của Cộng Sản cũng như khó khăn về địa lý và thời tiết ở vùng hành quân. Nhiều sư đoàn Cộng Sản đã được điều động đến chiến trường nhanh hơn dự liệu, cũng như hệ thống phòng không ước lượng sai gây nên số lượng trực thăng bị bắn rớt nhiều hơn dự trù. Đường số 9 là con đường độc đạo hiểm trở khó khăn cho tiếp vận không thể sử dụng trong thời tiết xấu. Cũng như hệ thống chỉ huy của quân đội VNCH bị trục trặc, Tướng Lãm Tư lệnh Quân Đoàn I không chỉ huy được Tướng Đống và Tướng Khang, hai tư lệnh sư đoàn tổng trừ bị đơn vị chính yếu của cuộc hành quân. Tướng Alexander Haig phụ tá cố vấn an ninh tổng thống ít thâm niên hơn thì phê bình Tướng Surtherland Tư lệnh Quân Đoàn XXXIV không đủ khả năng chỉ huy một quân đoàn. Liên lạc giữa Quân Đoàn XXIV Hoa Kỳ và Quân Đoàn I Việt Nam lỏng lẻo và gây ra nhiều sự chậm trễ khi điều binh.
Về kinh nghiệm quân sự lý thuyết về căn cứ hỏa lực khả thi ở trong địa thế núi cao và rừng sâu cũng như chiến thuật trực thăng vận cũng có nhiều giới hạn về khả năng khi địch quân có hệ thống phòng không mạnh mẽ. Cũng như khả năng đáng sợ của súng cối trong cuộc chiến. Nhiều khi không quân không tìm ra vị trí của súng pháo kích. Dù rằng Hoa Kỳ đã sử dụng hỏa lực pháo binh và không quân đến mức kinh ngạc nhưng cũng không đủ để chiến thắng. Số tổn thất của hai bên quá lớn, đến độ kinh hoàng, riêng các lực lượng thiện chiến hàng đầu của quân lực VNCH như Dù, TQLC, BĐQ, Sư Đoàn 1 có mức tổn thất tròm trèm 40 phần trăm và quân đội VNCH bị tiêu hao lực lương khá nhiều.
Nguyễn Kỳ Phong đã bỏ công nghiên cứu và tìm kiếm tài liệu về một đề tài chiến tranh mà sự phức tạp cũng như nhiều uẩn khúc đã là những vấn nạn khó hiểu cho sự suy nghĩ thông thường. Có người đã cho rằng cuộc Hành quân Lam Sơn 719 qua Lào, cũng như cuộc Hành quân Toàn Thắng qua Cam Bốt nằm trong mục tiêu xa của chính phủ Nixon mà Kissinger là cố vấn để rút khỏi Việt Nam. Quân sự đã được sử dụng để làm áp lực lôi kéo Bắc Việt vào những cuộc mật đàm tiến đến Hòa ước Paris để Hoa Kỳ rút quân trong danh dự. Nhưng cũng có người cho rằng Hoa Kỳ cũng đã cố gắng chiếm Tchepone để triệt hạ con đường tiếp vận của Cộng Sản.
Chiến tranh Việt Nam tới nay vẫn còn nhiều bí ẩn. Chuyện chiến thắng hay thất bại một cuộc chiến vẫn là một vấn đề để bàn cãi, dù cuộc chiến ấy đã lùi xa vào quá khứ. Nguyễn Kỳ Phong có ý định gì khi viết “Đường về Tchepone”? Có phải để nhớ lại một kinh nghiệm đau đớn với hàng chục ngàn sinh mạng chiến sĩ hy sinh mỗi bên ở Hạ Lào. Cũng như ngậm ngùi với thân phận nhược tiểu đã bị ngoại cường chi phối và đẩy vào những hoàn cảnh đau thương…
Nguyễn Mạnh Trinh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét