Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015

QUAN ĐIỂM VỀ “GÓT” [God] TRONG PHẬT GIÁO

Trần Chung Ngọc dịch từ

[CONCEPT OF GOD IN BUDDHISM]

của ITBC (Indonesia Theravada Buddhist Center)

http://khmand.wordpress.com/2008/08/12/concept-of-god-in-buddhism/

15 tháng 9, 2009
Thường thường, chúng ta dùng từ “Gót” để chỉ một quyền năng siêu nhiên, là đấng sáng tạo ra toàn thể vũ trụ, và là người ban luật lệ cho nhân loại. Gót hay đấng toàn năng được coi như là quan tâm đến sự an sinh của những vật ông ta sáng tạo ra, và đến sự cứu rỗi những người tuân theo những lệnh truyền của ông ta. Các tôn giáo và các hệ phái khác nhau đều theo Gót cách khác nhau và dưới các tên khác nhau, nhưng đối với Phật Giáo, Phật Giáo có một nhận thức khác về Gót. [Chúng ta nên hiểu chữ Gót ở đây là Gót của các tôn giáo thờ độc thần (hay thần độc) như Do Thái, Hồi Giáo, Ki Tô Giáo v…v…. TCN]

Nguồn gốc của “Gót” – Huyền Thoại và Sự Thực.
Sự sợ hãi: Hệ thống tôn giáo Phật Giáo không tin vào một quan niệm về một cá thể “Gót”. Lý thuyết Phật Giáo bác bỏ khái niệm về một nguyên lý trừu tượng về sự vận hành của “Gót” trong vũ trụ. Phật giáo tin rằng quan niệm về “Gót” là phản ứng của con người trước sự sợ hãi và hoang mang. Theo hệ tư tưởng Phật Giáo, khi những con người ở buổi sơ khai thấy mình ở trong một thế giới không mấy thân thiện, sự sợ hãi trước những con mãnh thú và những hiện tượng thiên nhiên như sấm, sét, thì họ nẩy ra ý tưởng về những “Gót” để tự an ủi.
Thiếu bằng chứng: Tuy nhiên, Đức Phật đã rao giảng là chúng ta hãy thử tìm hiểu những mối sợ hãi, giảm những ham muốn và can đảm chấp nhận những gì chúng ta không thể thay đổi được. Người có ý định thay thế sự sợ hãi, không phải với niềm tin phi lý, mà với sự hiểu biết thuần lý. Thứ đến, người Phật tử không tin vào “Gót” vì chưa từng có một bằng chứng thực sự và cụ thể để chứng minh ý ưởng về “Gót”. Ngay cả cuộc tìm kiếm “Gót” trong cả ngàn năm cũng không chứng minh được sự hiện hữu của “Gót”. Thứ ba, người Phật tử lập luận rằng niềm tin vào “Gót” không cần thiết để có một đời sống hạnh phúc và có ý nghĩa, vì có nhiều triệu Phật tử, người vô thần và nhà tư tưởng tự do sống hạnh phúc mà không cần đến niềm tin vào “Gót” [Trái lại, niềm tin vào “Gót” đã biến tín đồ thoái hóa xuống hàng súc vật (con chiên), và lịch sử thế giới cho thấy những người tin vào “Gót” đã gây tác hại cho nhân loại không ít, điển hình là Giáo hoàng John Paul II của Ca-tô Rô-maGiáo đã cùng bộ tham mưu của ông phải xưng thú 7 núi tội ác của Ca-tô Rô-maGiáo đối với nhân loại. Mặt khác, tín đồ Ki-tô Giáo luôn luôn sống trong sự bất an, sợ hãi của sự có tội (lỗi tại tôi mọi đàng) và suốt ngày cầu nguyện xin-cho với hi vọng là Chúa sẽ xá tội cho. TCN]
Vai trò của “Gót” trong việc quyết định Thiên Đường hay Địa Ngục: Đã từng có một niềm tin phổ thông là, chính “Gót” là phán quan sau cùng sẽ quyết định ai là người sẽ lên Thiên Đường hay xuống Địa Ngục. Nhưng, lý thuyết Phật Giáo cực lực bác bỏ niềm tin này và cho rằng không có bất cứ ai khác, ngoài nghiệp của mỗi cá nhân sẽ quyết định tương lai của cá nhân đó. Ngay cả Đức Phật cũng không thể xá tội hay can thiệp vào nghiệp báo. Do đó, trong Phật Giáo, đơn giản là không có chỗ nào cho “Gót” ngay cả khi một “Gót” nào đó hiện hữu. [Chúng ta cũng nên biết là chính Giáo hoàng John Paul II đã lên tiếng phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Đường và Địa Ngục. TCN]
Giải thoát: Tư tưởng Phật Giáo cũng đặt vấn để về nhiệm vụ xác thật của “Gót” trong sự giải thoát.. Phật tử lập luận rằng, chính Đức Phật đã nhận thức được rằng mọi người đều có khả năng thanh tẩy tâm của mình và do đó Người khuyến khích mọi người hãy tự mình tìm khiếm sự giải thoát. Người dạy mọi người hãy theo con đường từ Tâm đến Thiên đường thay vì từ Thiên đường đến tâm. Và do đó, con đường giải thoát của Phật giáo không phải là qua những cầu nguyện xin-cho mà đặt căn bản trên những hành động gồm sự trau giồi tâm qua thiền quán. [Thiên đường của Phật Giáo không phải là một nơi chốn mà là một tâm giác ngộ, rũ sạch tham, sân, si]
Phật giáo và “Gót”: Quan điểm của Phật Giáo là bác bỏ ý tưởng về một “Gót” ném những kẻ tội lỗi xuống những sự đau đớn vĩnh hằng. Thật ra, Phật giáo tin vào sự hiện hữu của một bậc đã giác ngộ, bậc đã nguyện là cứu vớt chúng sinh ra khỏi những sự khổ. Quan niệm về giác ngộ chủ yếu là phát triển một phương pháp để thoát ra khỏi những ảo tưởng của thế giới vật chất. Theo lý tưởng Phật giáo mọi người đều có thể tự giác ngộ bằng cách theo một phương pháp luyện tâm và một đạo lý đạo đức.
Đức Phật như là “Gót”: Hầu hết các hệ phái Phật Giáo đều không tin vào huyền thoại “Gót”. Thật vậy, một số triết gia đại thừa Ấn độ đã tố cáo sự thờ phụng “Gót” bằng những lời lẽ mạnh mẽ hơn là những lời trong văn chương Nam Tông. Một vài trường phái đại thừa về sau, nở rộ ở ngoài Ấn độ, gán cho Đức Phật siêu việt một số sắc thái thần thánh, coi những Đức Phật sống như là biểu thị của Đức Phật A-Di-Đà. Nhưng ngay cả như vậy, chúng ta cũng không thể coi Đức Phật trở thành thần thánh như Gót của các tôn giáo thờ độc thần. Trong Kinh Brahmajâla và Kinh Aggaa, Đức Phật bác bỏ những xác tín về một Phạm Thiên Vương và bày tỏ cho ông ta là ông ta cũng không ra khỏi luật nghiệp báo (nghĩa là, luật vũ trụ). Dù có một đời sống lâu dài, Phạm Thiên Vương rồi cũng bị diệt trong mỗi chu kỳ không thể tránh được về sự phân hủy tan biến của thế giới để lại bắt đầu một quá trình tiến hóa mới. Trong Kinh Khevadda, Phạm Thiên Vương bắt buộc phải thú nhận là không thể trả lời những câu hỏi của một tăng sĩ, và khuyên vị tăng sĩ này hãy tham khảo với đức Phật. Điều này chứng tỏ là Phạm Thiên công nhận sự vượt trội của Đức Phật. Vì vậy người ta coi Đức Phật như là một Gót nào đó. Trong truyền thống Nam Tông Đức Phật được coi là bậc Thầy giác ngộ vô thượng và không còn trở lại cõi luân hồi. [Một trong 10 danh hiệu người đời gọi đức Phật là “Thiên Nhân Sư”, nghĩa là bậc Thầy của những Thiên Chúa và con người (Teacher of Gods and men). TCN]. Truyền thống Đại Thừa có khuynh hướng coi Đức Phật như là siêu việt, nhưng không trực tiếp xác định Đức Phật là Gót. Do đó, chúng ta không thể cho rằng Đức Phật có vai trò giống như Gót trong Phật Giáo. Đức Phật chỉ được coi như là một người Cha đã giác ngộ của nhân loại.
Kết Luận: Do đó, thay vì tin vào một Gót, Phật tử tin vào nhân loại. Họ tin rằng mỗi con người đều quý giá và quan trọng và mọi người đều có thể phát triển để thành Phật – một con người hoàn mỹ đã thay thế tham, sân, si, và ghen tị bằng từ bi, kiên nhẫn, nhân từ và từ ái. Chính Đức Phật cũng đã nói: “Không có ai giải thoát chúng ta ngoài chính chúng ta, không ai có thể và có khả năng ! Chính chúng ta phải bước trên con đường mà Đức Phật đã chỉ cho chúng ta rõ ràng. Như vậy, Phật giáo là một triết lý vể phẩm hạnh, một lối sống đạo đức”.


God in Buddhism
The Concept of God
Generally, we use the term ‘God’ to designate a supreme power, who is the creator of the entire universe and the chief law-giver for the humans. The God or Almighty is considered to be concerned with the welfare of His creations and the ‘moksha’ or salvation for those who follow His dictates. Different religions and sects follow the God differently by different names, but as far as Buddhism is concerned, it has a different perception for Him.
The Origin Of God - Myth and Reality

Fear: The Buddhist system of religion do not believe in the concept of a personal God. The theory of Buddhism rejects the notion of an abstract principle of God operating in the universe. They rather believe that the concept of God is a response to fear and frustration. According to the Buddhist ideology, when primitive humans found themselves in a dangerous and hostile world, the fear of wild animals and of natural phenomena like thunder and lightning, they created the idea of Gods to console themselves.
Lack of Evidence: However, it was the Buddha who preached to try to understand the fears, to lessen the desires and courageously accept the things one cannot change. He tried to replace fear, not with irrational belief but with rational understanding. Secondly, the Buddhists do not believe in God because there has been no real and concrete evidence to prove the idea of God. Even the research on God for thousands of year has not proved the existence of God. Thirdly, the Buddhists argue that belief in God is not necessary to have a happy and meaningful life as there are millions of Buddhists, atheists and free thinkers who are happy without belief in God.
God’s Role in Determining Heaven or Hell: There has been a popular belief that, it is God who acts as the final judge and determines if an individual would go to heaven or hell! But, the Buddhist theory strongly refutes this belief and says that it is nobody else, but the Karmas of an individual, which decides the destination of an individual. Even a Buddha cannot pardon or interfere with the karmic process. Therefore, in Buddhism, there is simply no place for a God even if one exists.
Salvation: The Buddhist ideology also raises a question on the authenticity of God’s role in Salvation. The Buddhists argue that, it was Buddha who realised that each and every person has a capacity to purify his soul and mind and therefore he encouraged people to find solutions to their problems themselves. He asked people to follow the path from Heart to Heaven rather than from Heaven to Heart. And therefore, the Buddhist path to salvation does not go through prayers, but is rather based on deeds including mental culture through meditation.
Buddhism and God: The concept of Buddhism refutes the idea of a God, who throws the sinners into everlasting torments. In fact, the Buddhists believe in the existence of an Enlightened being, who vows to save all sentient beings from their sufferings. The concept of enlightenment is principally concerned with developing a method to escape from the illusions of the materialistic world. According to the Buddhist ideology, anyone can enlighten himself by undertaking a method of mental discipline and a code of conduct.
The importance of Buddha as God: Almost all the sects of Buddhism do not believe in the myth of God. Indeed some of the early Indian Mahayana philosophers denounced God-worship in terms which are even stronger than those expressed in the Theravada literature. Some later Mahayana schools, which flourished outside India, ascribed some degree of divinity to a transcendent Buddha, considering living Buddhas to be a manifestation of the Adi-Buddha. But even then it cannot be said that the Buddha was converted into a Divinity comparable to the God of the monotheistic religions. In the Brahmajâla Sutta and the Aggaa Sutta texts, the Buddha refutes the claims of Maha Brahmâ (the main God) and shows Him to be subject to karmic law (i.e. cosmic law). Even though long-lived Mahâ Brahmâ will be eliminated in each cycle of inevitable world dissolution and re-evolution. In the Khevadda Sutta Mahâ Brahmâ is forced to admit to an inquiring monk that he is unable to answer a question that is posed to him, and advises the monk to consult the Buddha. This clearly shows the Brahmâ acknowledges the superiority of the Buddha. This is view that the Buddha is some kind of God figure. In the Theravada tradition the Buddha is regarded as a supremely enlightened human teacher who has come to his last birth in samsára (the Buddhist cycle of existence). But, Mahayana traditions, which tend to think in terms of transcendental Buddhas, do not directly make a claim for Buddha as God. Thus the Buddha cannot be considered as playing a God-like role in Buddhism. Rather the Buddha is considered as an enlightened father of humanity.

Conclusion: Therefore, instead of believing in the God, the Buddhists believe in humanity. They believe that each human being is precious and important and all have a potential to develop into a Buddha - a perfect human being by replacing hatred, anger, spite and jealousy with love, patience, generosity and kindness. Even the Buddha had said, ” No one saves us but ourselves, No one can and no one may! We ourselves must walk the path, but Buddhas clearly show the way. Buddhism is, therefore, more of a moral philosophy, an ethical way of life.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét