Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015

THẦN HỌC : HỌC CÁI GÌ ?

Viết Tặng Mục Sư Nguyễn Quang Minh

Thần Học Gia Và Khoa Học Gia Kinh Thánh



Trần Chung Ngọc



  Thần Học Là Gì?

 

   Thần học nói chung là môn học về Thần (Gót = God).  Trong thế giới loài người, từ xưa tới nay, có cả trăm Gót khác nhau. [Xin đọc A History of God của Karen Armstrong, hoặc A World Full of Gods của Keith Hopkins, hoặc Mythology: An Illustrated Encyclopedia, Edited by Richard Cavendish..] Trong bài này, tôi không nói đến bất cứ Gót nào khác, thí dụ như Baal (Gót của dân Do Thái Canaan), Aton (Gót của người Ai Cập), Zeus (Gót của người Hi Lạp), hàng trăm Gót của người Ấn Độ, Huitzilopochtli (Gót của người Aztecs), Cha Quạ Sáng Tạo (Father Raven The Creator) của dân Eskimo, Gót Sáng Tạo Ahura Mazda hay Ohrmazd của người Ba-Tư v.v... Mỗi Gót như trên, cũng như khoảng 200 God khác trong môn học tôn giáo tỷ giảo, đều có hàng triệu người tin và thờ phụng. Và Gót của Ki-tô Giáo (Christian God) là một trong những Gót này. Bởi vậy, Judith Hayes đã viết cuốn “Chúng ta tin cậy vào Gót, nhưng mà là Gót nào?” (In God We Trust: But Which One?).  Điểm chính tác giả muốn nói trong cuốn sách trên là:  ”Nếu chúng ta muốn thảo luận về Gót, được lắm; nhưng trước hết chúng ta phải nói rõ chúng ta muốn nói về Gót nào?” (The point being--if we want to discuss God, fine; but first we must state "which" god we're going to talk about.)




 

    Về bản chất thì Gót của Ki Tô Giáo đều như mọi Gót khác, thí dụ như thần mưa, thần cây đa, thần bình vôi, thần núi, thần sông, hay thần trong bất cứ nền văn hóa nào v.v…, vì tất cả chỉ là đối tượng của một “đức tin”, và trong mỗi đức tin, người ta có thể tưởng tượng ra bất cứ điều gì, ít hay nhiều, về quyền năng của Gót.  Về Gót của Ki Tô Giáo thì thật ra đó chỉ là Gót của người Do Thái (the God of Israel), có tên là Jehovah hay Elohim. Cách đây mấy ngàn năm và ngay cả ngày nay, Do Thái vẫn tin rằng quốc gia của họ là dân đặc biệt của Gót; nhưng lịch sử cho thấy bị nhiều tai họa và cách đây 2000 thì bị La Mã đô hộ một cách khắc nghiệt với hình phạt đóng đinh trên cây thập giá bất cứ kẻ nào nổi loạn chống đối La Mã hay những kẻ tội phạm như ăn cướp, ăn trộm. 

Chúng ta nhớ, Giê-su bị đóng đinh trên cây thập giá cùng lượt với 2 tên ăn trộm 2 bên. Lịch sử cho biết đã có cả ngàn người bị hành quyết bởi hình phạt này chứ không chỉ riêng Giê-su bị đóng đinh trên cây thập giá mà tín đồ gọi là “thánh giá”.  Các thầy tu Do Thái (Rabbi) an ủi hoàn cảnh nô lệ của người Do Thái là họ bị Gót phạt vì tội lỗi, không theo luật của Gót.  Nếu biết ăn năn thống hối thì một ngày nào đó Gót sẽ đoái thương và Do Thái sẽ có một Jerusalem mới, trong đó tràn đầy sữa và mật, dưới sự cai quản của đích thân Gót.  Jerusalem mới được biết dưới nhiều tên":  “Nước Chúa”, “Vương quốc của Gót”, “Nước Cha Trị Đến”.

Người Việt Nam theo Ki Tô Giáo bị mê hoặc để tin vào Gót của Do Thái, gọi Gót đó là Thiên Chúa, nghĩa là Chúa ở trên trời, nhưng không bao giờ định nghĩa Chúa là gì và trời là gì, hoặc gọi là Thượng đế nghĩa là “Ông Vua ở trên cao” nhưng cũng không định nghĩa là cao đối với cái gì, và hiểu nhầm “Nước Cha Trị Đến” là “thiên đường” theo nền thần học Ki Tô Giáo. Ki Tô Giáo là biến chất của đạo Do Thái, cũng thờ Gót của Do Thái, nhưng nếu chúng ta xét theo lịch sử Ki Tô Giáo thì chúng ta có thể dựa theo một câu nói của Đông phương là: “Gót cao một trượng thì Ma cao ba trượng.”  Vì không có cách nào có thể viết về mọi nền thần học trên thế giới cho nên trong bài này tôi xin tự hạn thảo luận về Thần học của Ki-tô Giáo (Christian God), môn học về một ông Thần chung cho Ca-tô Rô-ma Giáo, Chính Thống Giáo, Tin Lành, Hồi Giáo và Do Thái Giáo.  

Vì Thần Học là môn học về Gót nên trước hết, có lẽ chúng ta cần biết, theo quan niệm của Ki-tô Giáo thì Gót là ai hay là cái gì? Lẽ dĩ nhiên không ai biết Gót thực sự là cái gì, vì không ai có thể đưa ra một định nghĩa rõ ràng về Gót mà con người có thể thấy đúng là như vậy, nên con người hiểu Gót như thế nào là tùy theo trình độ, óc tưởng tượng và mơ ước của mỗi người.     Vậy thì, trước khi có thể luận về thần học, chúng ta cần phải hiểu Thần Học Ki Tô Giáo là cái gì, sau đó chúng ta sẽ đưa ra một số nhận định về Thần Học của các bậc thức giả, ở trong cũng như ở ngoài Ki Tô Giáo.

 Theo định nghĩa thì Thần Học Ki Tô [Christian theology] là môn học về Thần của Ki Tô Giáo.  Danh từ Thần Học có xuất xứ từ tiếng Hi Lạp theologia (θεολογία), theos (θεός) có nghĩa là Thần, và logos (λόγος) có nghĩa là lời (word), bài giảng (discourse), hay lý luận (reasoning) về Thần. Thánh Augustine định nghĩa Thần Học là “lý luận hay thảo luận về Thần" [reasoning or discussion concerning the Deity].  Có lẽ chúng ta cũng nên biết thần học Ki Tô liên hệ tới đức tin Ki Tô như thế nào và thực chất nền thần học đó ra sao.

Theo định nghĩa cổ điển của Ca-tô giáo,  Thần học là "đức tin tìm kiếm sự hiểu biết" (Thánh Anselm: In the classical meaning of the term, theology is "faith seeking understanding"),  do đó Thần học Ki Tô tìm cách biện giải những điều đã tinNgoài đức tin, Thần học không có nghĩa. (Apart from faith, theology has no meaning.)  Nhưng chúng ta biết rằng: Theo định nghĩa của H. L. Mencken thì Faith hay Đức Tin là "một kiểu tin phi-lôgic vào sự xảy ra của những gì không chắc có thực" (an illogical belief in the occurrence of the improbable), và  theo định nghĩa trong tự điển thì Faith hay Đức Tin là "sự tin chắc vào một cái gì đó mà không chứng minh được cái đó có thực" (Firm belief  in something for which there is no proof.)  Chẳng vậy mà học giả Ca-tô Joseph L. Daleiden đã nhận định trong cuốn The Final Superstition: “Đức Tin Ki Tô (Christian Faith) và Lý Trí (Reason) tượng trưng cho hai con đường đối ngược: con đường đi tới mê tín đối với con đường đi tới hiểu biết” [The path to superstition versus the path to knowledge]  Như vậy thì “đức tin” và “hiểu biết” có tính cách “loại trừ hỗ tương” (mutually exclusive). 

Ngoài ra, theo Friedrich Nietzsche: “Đức tin có nghĩa là không muốn biết đến cái gì là sự thật.” (Faith means not wanting to know what is true.), và theo Frater Ravus: Đức tin không cho các người những câu trả lời, nó chỉ không cho các người được thắc mắc (Faith does not give you the answers, it just stops you asking the questions.)  Đây chính là “đức tin” của Mục sư Nguyễn Quang Minh, vì ông ta viết rằng: “Những gì khoa học chưa giải nghĩa được thì tôi phải dùng đức tin”.  Viết câu này vì ông Nguyễn Quang Minh không biết đến những giải nghĩa của khoa học mà thực chất đã phá sập nền thần học Ki Tô Giáo. 

Trên thực tế, đức tin giúp ích gì cho con người một khi tin mà không biết mình tin cái gì.  Có chăng đó chỉ là ảo tưởng về một-cái-bánh-vẽ-trên-trời.  Đức tin không giúp cho ai khỏi bệnh tật hay sự nguy hiểm mà là thuốc men hoặc cái “gối không khí” (airbag) trên xe hơi, chứ không phải là nước thánh.  Gót không bảo vệ chúng ta mà là sự thông minh của chúng ta biết phải biết trái.  Hãy đặt đức tin vào một cái gì mang đến kết quả thực sự.  Đã bao lâu rồi từ khi có người nào đó đi trên sông nước,  Phép lạ trong thời hiện đại là khoa học: máy điện toán, thuốc chích ngừa bệnh tật, phi thuyền không gian v.v…  Ai còn cần đến Gót ngày nay?

Trong khi đó thì, Thần học bao giờ cũng phải đặt căn bản trên đức tin, tin là thực sự có cái gọi là Gót, tin những điều viết trong Thánh Kinh, hoặc viết bởi những nhà lập giáo, những tín lý các công đồng Ca Tô đưa ra v..v.. (LM Richard P. McBrien in Report on the Church, p. 2:...That is, theology must always have its starting point in Sacred Scripture, in the writings of the early fathers of the Church, in the official teachings of the councils, and so forth.) rồi từ đó mới tìm cách diễn giải, bất kể là diễn giải đúng hay sai, để tăng thêm đức tin mà Ki Tô Giáo gọi đó là hiểu biết. Thí dụ, Thần học đặt sự hiện hữu của Gót của  Ki Tô Giáo (Christian God) (Thiên Chúa của tín đồ Việt Nam) như một tiền đề không có nghi vấn, rồi từ đó mới biện giải về mối liên hệ giữa Gót và con người, và làm phát triển trong con người  lòng tin và thờ phụng Gót tuy trong thực tế không ai biết Gót là cái gì. 

Trong cuốn Systematic Theology, nhà thần học Ca-tô Paul Tillich viết rằng: "Thần học, như là một công năng của Giáo hội, phải phục vụ cho nhu cầu của Giáo hội" (Theology, as a function of the Church, must serve the needs of the Church.)  Do đó, bất kể nhu cầu của giáo hội ra sao, đúng hay sai, hiện đại hay lạc hậu, nền thần học Ca-tô phải được diễn giải để phục vụ những nhu cầu đó.  Chúng ta thấy rằng, nếu Thần học phục vụ cho đức tin Ca-Tô thì sự hiện hữu của các nhà Thần học là để phục vụ cho Giáo hội, như là một bầy tôi của đức tin (McBrien, Ibid.: If theology exists for the sake of the Christian faith, then the theologian exists for the sake of the Church, as a servant of faith.)  Giáo hội đây có nghĩa là hệ thống toàn trị của Ca-tô giáo chứ không phải là tập thể con chiên bởi lẽ con chiên không được có một tiếng nói nào trong giáo hội, bổn phận con chiên là phải "quên mình trong vâng phục".  Lịch sử cho thấy rằng, nền thần học Ki Tô Giáo để phục vụ cho những giáo hội Ki Tô đã tạo nên những cuộc gọi là thánh chiến, những tòa hình án xử dị giáo, những vụ săn lùng và thiêu sống phù thủy và những kẻ “lạc đạo”, “lạc đạo” là những người không chấp nhận nền thần học Ki Tô Giáo, những vụ tàn sát dân Da Đỏ, bách hại dân Do Thái, những sách lược truyền đạo tàn bạo và mê hoặc dân ngu ở các nước kém phát triển.



 

Học Được Gì Từ Thần Học?

 

Bản chất của nền Thần học Ki Tô là như vậy, và Ca-Tô Rô-Ma Giáo cũng như Tin Lành đã vận dụng tối đa xảo thuật sử dụng tính chất co dãn của ngôn từ vào trong môn Thần học, kể cả xuyên tạc, ngụy tạo văn kiện, thay đổi sự thực để đạt mục đích toàn trị của Giáo hội Ca-tô hay truyền bá sự mê tín của Tin Lành.  Do đó, thực chất Thần học không phải là một môn học mà chúng ta có thể học hỏi được gì trong đó như các bộ môn khoa học hay nhân văn, mà chỉ là những luận điệu để tạo đức tin trong đám tín đồ thấp kém, và khi có cơ hội, cưỡng ép những người ngoại đạo cũng phải tin như các tín đồ mà đầu óc đã bị điều kiện hóa, vì không ai có thể học được gì từ một cái mà không ai biết cái đó là cái gì.

Ca-tô Rô-ma Giáo cũng như Tin Lành đều có truyền thống là nhồi vào óc tín đồ những điều họ hoang tưởng về Gót và dạy tín đồ phải tin như vậy, không cần biết, không cần hiểu.  Vì vậy, sách National Catholic Almanac, 1968, trang 360, của Ca-tô Giáo, giáo hội Ca-tô, trong thời đại mà đa số dân chúng mù chữ, không có đầu óc suy luận, đã đưa ra một ông Gót với 23 thuộc tính (23 attributes), bất kể là với những thuộc tính này mâu thuẫn với nhau và loại bỏ sự hiểu biết của con người.  Do đó con người đã mù mờ về Gót lại càng mù mờ thêm, rút cuộc chỉ biết tin, tin mà không hiểu:

“Phép tắc vô cùng, vĩnh hằng, thánh thiện, bất diệt, bao la mênh mông, không bao giờ thay đổi, không thể hiểu được, không thể mô tả được, vô tận, vô hình, công chính, thương yêu, nhân từ, cao nhất, khôn ngoan nhất, toàn năng, toàn trí, có mặt khắp nơi, nhẫn nại, toàn hảo, cung cấp tinh thần và vật chất cho con người, tối cao, chân thật”

   (almighty, eternal, holy, immortal, immense, immutable, incomprehensible, ineffable, infinite, invisible, just, loving, merciful, most high, most wise, omnipotent, omniscient, omnipresent, patient, perfect, provident, supreme, true.)

Trước hết, chẳng có mấy người để ý là hai thuộc tính toàn năng và toàn trí có tính cách loại trừ hỗ tương (mutual exclusive), có cái này thì không có cái kia.  Hơn nữa, trong 23 thuộc tính nêu trên có một thuộc tính rất đặc biệt, đó là incomprehensible, nghĩa là không ai hiểu được. Giáo lý của giáo hội Ca-tô Rô-ma cũng còn nhấn mạnh là cả 3 ngôi Gót đều không thể hiểu được “Gót Cha không thể hiểu được, Gót Con không thể hiểu được, Gót Thánh Ma không thể hiểu được” (The Father incomprehensible, the Son incomprehensible, the Holy Ghost incomprehensible).  Đó là tất cả những gì chúng ta cần “hiểu” về Chúa Ba Ngôi.

Cũng vì vậy mà nếu chúng ta có hỏi Gót là cái gì, ở đâu, và có những bằng chứng gì có thể chứng minh sự hiện hữu của Gót, thì có lẽ không ai có thể trả lời được, vì Gót chỉ có ở trong phương pháp luận thần học của Ki Tô Giáo đã được cấy vào đầu tín đồ.  Tiến sĩ Madalyn O’Hair, chủ tịch hội những người không tin Gót ở Mỹ, có đưa ra một nhận định:

“Thật ra, đây là những gì mà người Ki-tô Giáo làm: chẳng thờ phụng cái gì cả. Một vật không ai nhìn thấy, không ai biết, không ai nghe thấy, không đáp ứng được gì (những lời cầu nguyện) mà các người gọi là Gót và cầu khẩn hàng ngày mà không hề có một đáp ứng nào. Chẳng có cái gì cả - nhưng các người thờ phụng cái đó. Chẳng có gì nghe được các người – nhưng các người vẫn nói lên những tiếng nói để liên lạc  với cái đó. Chẳng có gì đáp ứng – nhưng các người vẫn nghe thấy một thông điệp nào đó trong hư không. Chẳng có gì đã từng xảy ra – nhưng các người vẫn lý luận rằng có một cái gì đó xảy ra ở đâu đó, có thể ở trong trái tim của con người. Đây là một canh bạc kỳ cục mà các người chơi.”

(In fact, this is what the Christian does: worships nothing. An unseen, unknown, unhearing, unresponding entity which you call god is supplicated by you daily with no response. Nothing is there – but you worship it. Nothing hears you – but you address communication to it. Nothing responds – but you hear some message in the void. Nothing ever happens – but you rationalize that “something” occur somewhere, perhaps in one’s heart. It is an incredible game that you play.)

Như vậy, Thần học KiTô Giáo là một môn học về một cái gì vô hình, không thể mô tả được, không ai hiểu được, và không ai biết được (unknowable).  Vì vậy Richard Dawkins mới cho rằng Thần học là một môn học không có chủ đề, tất cả chỉ là “ảo tưởng” (Xin đọc The God Delusion). Trong Ca-tô Rô-ma Giáo, tín đồ chỉ có quyền “quên mình trong vâng phục”, trung thành với “đức vâng lời”, không có quyền thắc mắc, chỉ có quyền tin, không có quyền hiểu, nên Giáo hội có muốn dạy sao về Gót, về một cái gì vô hình, không thể mô tả được, không ai hiểu được, và không ai biết được, cũng không thành vấn đề đối với con chiên, giáo hội dạy sao thì cứ tin làm vậy.

Khổ một nỗi, đối với người ngoại đạo như tôi, xét theo logic thì tất cả những gì mà Ki-tô Giáo nói về Gót, khẳng định là Gót thế này, Gót thế nọ, ý Gót thế này, ý Gót thế nọ, phải làm theo ý Gót, Gót thương yêu bạn, muốn bạn thế này thế nọ v..v.. chung qui cũng chỉ là những luận điệu thần học mà thực chất chỉ là đoán mò,  nói chỉ để mà nói, vì những khẳng định trên hoàn toàn vô nghĩa.. Vô nghĩa ở chỗ không ai thấy được Gót, (invisible), không ai biết gì về Gót (unknowable), và không ai hiểu được Gót, (incomprehensible), cho nên những gì nói về Gót, đều là do sự tưởng tượng hay mê sảng của con người, thường là sự tưởng tượng của những người không có mấy đầu óc, hoặc đầu óc rất xảo quyệt, đưa ra để lòe bịp những người ít đầu óc.

 

   Thực Chất Của Môn Thần Học.

 

Có lẽ nhận định sau đây về Thần học Ki Tô Giáo của Charlie Nguyễn, một người Ca-tô đạo gốc đã tỉnh ngộ, có thể nói là không sai với sự thật là bao nhiêu [Charlie Nguyễn, Thực Chất Đạo Công Giáo và Các Đạo Chúa (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2003), tr. 355-56]:

“Cái gọi là sự học vấn của các trường tôn giáo hoặc sự uyên bác của học sĩ Ulama thực chất chỉ là môn học “tán hươu tán vượn” về những điều huyền hoặc của thần học (theology). Thần học Hồi Giáo cũng tương tự như thần học của Do Thái Giáo hoặc Ki-tô Giáo. Thần học là một môn học đầy tính chất hoang tưởng, viển vông và nhảm nhí. Càng đi sâu vào thần học, con người càng lún sâu vào “ốc đảo tâm linh”, xa rời thực tế và đầy đặc những định kiến sai lầm. Những mảnh bằng “Tiến Sĩ Thần Học” là những giấy chứng chỉ công nhận sự ngu xuẩn của kẻ được cấp. Chỉ đến khi có cơ duyên tỉnh ngộ, kẻ đó mới cảm thấy xấu hổ là đã được cấp những mảnh bằng về thần học mà thôi.”

Thật vậy, trong cuốn Một Linh Mục Hiện Đại Xét Về Giáo Hội Lỗi Thời Của Mình, một cuốn sách đã được một số trí thức trong cũng như ngoài giáo hội ca tụng, linh mục James Kavanaugh  đã đưa ra một nhận xét như sau về nền Thần học Ca-Tô:

Tuy nhiên, nền Thần học của chúng ta đã trở thành một trò chơi học thuật.  Đó là một mớ luật lệ tích tụ trong sự cay đắng tôn giáo của những cuộc tranh chấp nhỏ mọn.  Đó là một chuyện cổ tích về những chân lý đã nhàm chán, chỉ có tác dụng tước đoạt trách nhiệm cá nhân của con người và hạ thấp con người thành một nô lệ vô danh sợ sệt.  Thần học đã tước đoạt đầu óc con người và chỉ để lại trong họ những lời học thuộc lòng... Đó là nền Thần học mà tôi đã học và truyền lại trong mọi kỳ xưng tội mà tôi nghe, trong mọi lớp học tôi dạy, trong mọi bài giảng tôi nói cho đám con chiên đầy mặc cảm tội lỗi.

(James Kavanaugh, A Modern Priest Looks At His Outdated Church, p. 6: Our theology, however, has become a scholar's game.  It is a code of rules accumulated in the petty wars of religious bitterness.  It is a tale of tired truths, which only serve to rob man of personal responsibility and reduce him to the listlessness of a frightened slave.  Theology took away man's mind and left him memorized words... This is the theology I learned and transmitted in every confession I heard, every class I taught, every sermon I gave to the guilt-infected flock.)

Và, trong cuốn "Những vị Thần cuối cùng của Huyền Thoại: GiaVê và Giêsu", Tiến sĩ William Harwood, một tín đồ CaTô đã tỉnh ngộ và bỏ được một niềm tin sai lầm sau khi nghiên cứu lịch sử các tôn giáo trong đế quốc La Mã và khám phá ra rằng "bí tích" ăn thịt uống máu Chúa (Eucharist), thường được biết dưới một tên hoa mỹ là "bí tích ban Thánh thể",  mà ông đã tin và thọ hưởng cái bí tích này hàng tuần và trong nhiều năm, đã có từ 3000 năm trước khi Giêsu ra đời, và rằng các Thiên Chúa (Gods) chỉ là những sản phẩm tưởng tượng của con người (Dr. Harwood..discovered that the "god-eating" ritual in which he participated weekly as a believing Christian had existed three thousand years before Jesus' birth.  Not for three years, however, could he fully abandon the disproved beliefs to which he had been emotionally committed, and acknowledge  that gods are  as imaginary as fairies),  đã viết:

"Người  ta  đã  khám phá ra rằng, từng quyển một trong Thánh Kinh đều chứa những sai lầm về sự kiện, những phỏng đoán không chính xác, những kỹ thuật làm hợp lý hóa, những điều tiên tri về những sự việc đã xảy ra, ghép với những điều tiên tri về tương lai đã được chứng tỏ  là  không chính xác,  và  không còn sai lầm gì nữa là chứa những lời nói láo cố ý.  Nếu sự khám phá này được phổ biến tới đại chúng thì cái huyền thoại Do Thái - KiTô đã bị quật nhào bởi một cơn gió lốc khó có hi vọng phục hồi.

   Trước nguy cơ bị loại bỏ này, Giáo Hoàng đương thời (John Paul II) bổ nhiệm một số sử gia của chính ông ta để khảo sát những kết luận về Thánh Kinh của những sử gia thế tục và tìm ra trong những bằng chứng của họ những sơ hở mà Giáo Hoàng tin rằng thể nào cũng phải có.  Kết quả là những sử gia của Giáo Hoàng cũng phải xác nhận là Thánh Kinh của họ thực ra chỉ là một ảo tưởng sai sự thực.  Họ phúc trình kết quả lên Giáo Hoàng, và khi Ngài  lập tức dẹp bỏ cái phúc trình này đi thì họ không còn là tín đồ Ca-Tô nữa.  Rồi Giáo Hoàng ra lệnh cho bộ máy tuyên truyền của Ngài phát minh ra một phương pháp luận khác để đánh đổ phương pháp của những sử gia trên, một phương pháp luận được tạo ra với mục đích rõ rệt là phải đi đến kết luận là cuốn Thánh Kinh của Do Thái - KiTô không phải là một tác phẩm hoang đường, không cần để ý đến chuyện phải xuyên tạc những bằng chứng đến cỡ nào để đi tới mục đích trên.  Cái phương pháp luận đó là "Thần học"..

   Đó là quyền lực của chính trị Thần quyền của thế giới mà, mặc dù đã có hàng ngàn tác phẩm nghiên cứu và bài khảo cứu phủ bác toàn bộ Thánh Kinh Do Thái - KiTô, cho tới ngày nay, 90% dân chúng trong những xã hội mà tôn giáo chính là KiTô Giáo không hề biết đến sự hiện hữu của những bằng chứng bất khả phủ bác là quyển Thánh Kinh chỉ là một tác phẩm giả tưởng.

   (William Harwood, Mythology's Last Gods: Yahweh and Jesus, p. 16:  One by one the various books of the bible were discovered to contain errors of fact; inaccurate guesses; rationalizations; prophecies ex-post-facto, usually combined  with  prophecies  of  the  future  that  proved inaccurate; and unmistakable, deliberate lies.  Had this discovery been allowed to reach general public, Judeo-Christian mythology would have suffered a blow from which it could not have hoped to recover.  Facing elimination, the current Pope appointed his own historians to examine the secular historians' conclusions and find the flaw in their evidence that he believed must be there.  The outcome was that the Papal historians confirmed that their bible really was falsifiable fantasy.  They presented the Pope with their reports and, when he promptly suppressed them, they all ceased to be Catholics.  So the Pope ordered his propaganda machine to invent an alternative methodology to combat that of the historians, a methodology created for the specific purpose of reaching the conclusion that the Judeo-Christian bible is nonfiction, no matter how severely the evidence had to be distorted in order to achieve that objective.  That methodology was 'theology'.. Such was the power of the world's theocracies that, despite the publication of thousands of scholarly books and articles refuting every part of the Judeo-Christian bible, to this day the existence of unchallengeable proof that the bible is a work of fiction is unknown to ninety percent of the population of Christian-dominated societies.)

  

   Đó là phương pháp luận thần học của Ki Tô Giáo nói chung, Ca-tô Rô-Ma Giáo nói riêng, một phương pháp luận gian dối có tính mê hoặc những con người thấp kém.  Và các “tiến sĩ thần học” trong Ki Tô Giáo chẳng qua chỉ là những người đã học được những xảo thuật gian dối để lừa bịp tín đồ.  Tôi nghĩ các nhà thần học Ki-tô phải cảm thấy ngượng và xấu hổ vì cái môn học bịp bợm của mình.

 



   Nền Thần Học Tin Lành.

 

Mục sư Nguyễn Văn Huệ giải thích về đức tin Tin Lành như sau :

Người Tin Lành tin tưởng Thánh Kinh là uy quyền duy nhất và đầy đủ của đức tin. Người Tin Lành chỉ tôn trọng những truyền thống nào của Hội Thánh phù hợp với Kinh Thánh. Người Tin Lành muốn trở về với cội nguồn đức tin và hình thức sống đạo theo như Thánh Kinh dẫn, không thêm, không bớt.

Tin Lành đặt thẩm quyền của Thánh Kinh lên trên hết vì Tin Lành tin rằng Thánh Kinh là những lời mạc khải của Thiên Chúa, nên không thể sai lầm.  Cho nên Thần Học Tin Lành bắt nguồn từ sự tin tuyệt đối vào Thánh Kinh. Trước hết chúng ta hãy lấy một thí dụ về “đức tin Tin Lành”, đức tin này có thể gói trọn trong tam đoạn luận như sau như Mục sư Rubem Alves đã trình bày trong cuốn Protestantism and Repression, trang 63:

- Tất cả những gì trong Thánh Kinh đều đúng (Everything in the Bible is true)

- Thánh kinh viết Moses là tác giả của Ngũ Kinh (The Bible says that Moses is the author of the Pentateuch)

-  Vậy thì Moses phải là tác giả của Ngũ Kinh (Therefore Moses is the author of the Pentateuch)

Nhưng Mục sư Rubem Alves còn là một nhà nghiên cứu Thánh Kinh lương thiện nên đã đặt vấn đề về tác giả thực của Ngũ Kinh như sau:

Ai viết Ngũ Kinh ?  Câu trả lời của giáo hội Ki Tô lịch sử cho câu hỏi trên là khẳng định: "Moses viết".  Nếu Moses không hề viết Ngũ Kinh  thì các tông đồ (thí dụ: Paul và John) đã sai lầm khi họ nói rằng Moses viết.  Nếu họ sai lầm trong vấn đề này thì làm sao chúng ta có thể tin họ khi họ nói về những vấn đề như thiên đường và đời sau?  Nếu Moses không viết Ngũ Kinh thì Giê-su đã nói láo hay sai lầm khi ông ta nói rằng Moses viết. (John 5:46 - Luke 24:27 - Luke 16:31).   Nếu Giê-su thực sự không biết ai viết, tuy rằng ông ta nói rằng ông ta biết, làm sao chúng ta có thể tin ông ta được khi ông ta nói những chuyện trên trời?

     (Who wrote the Pentateuch?  The response of the historical Christian Church to that question is definite: “Moses wrote them”.  If Moses did not write the Pentateuch, then the apostles (e.g., Paul and John) made a mistake when they said that he did.  If they erred on this matter, how can we believe them when they deal with truths concerning heaven and the future life?  If Moses did not write the Pentateuch, then Jesus lied or erred when he said Moses did.  If Jesus did not know this, though he said he did know, how can we believe him when he talks about the thing of heaven?)

Tại sao Mục sư Rubem Alves lại đặt vấn đề như vậy?  Chắc hẳn là ông ta đã nghiên cứu kỹ Thánh Kinh và biết đến những kết quả nghiên cứu bất khả phủ bác về xuất xứ cũng như những tác giả viết Ngũ Kinh.

Và đây là một sự kiện: tất cả các học giả nghiên cứu Thánh Kinh, ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki Tô, đều đồng thuận ở một điểm: Ngũ Kinh (5 sách đầu trong Cựu Ước) không phải là do Môi-se viết mà là do nhiều người khác nhau, thuộc nhiều môn phái khác nhau, viết trong khoảng thời gian 400 năm, từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 6 trước thời đại thông thường ngày nay (B.C.E = Before Common Era), hay Trước Tây Lịch (TTL) trong khi Môi-se sống trong khoảng thế kỷ 13 TTL.   Các môn phái khác nhau đó là :

   -    Môn phái Yahwistic (viết tắt là J) vì gọi Chúa là Jehovah.

   -    Môn phái Elohistic (viết tắt là E) vì gọi Chúa là Elohim.

   -    Môn phái Deuteronomic (viết tắt là D) viết sách Deuteronomy

   -   Môn phái Priestly (viết tắt là P) viết sau khi dân Do Thái đi lưu đày (sau 500 TTL).

   Thật vậy, nếu đọc đã đọc kỹ Ngũ Kinh, ông ta phải biết rằng trong Phục Truyền Luật Lệ Ký 34: 5-7, Môi-se viết về cái chết của chính mình như sau: “Vậy Môi-se [ngôi ba], tôi tớ Thiên Chúa [God] qua đời trong đất Mô-Áp, như Thiên Chúa đã phán.  Ngài (tức là Thiên Chúa) chôn ông ta (ngôi ba) tại một thung lũng đối ngang...  Môi-se qua đời lúc ông ta (ngôi ba) được 120 tuổi ...”

Ở trên, tôi đã đưa ra nhận định của Richard Dawkins: “Thần học Ki Tô Giáo là môn học không có chủ đề.”  Đây không phải vì Richard Dawkins là người “vô thần” nên mới nhận định như trên.  Giáo sư David Voas, đại học New Mexico, Hoa Kỳ,  tác giả cuốn sách khảo cứu Tân Ước nổi tiếng: Cuốn Thánh Kinh Mang Tin Dữ: Cuốn Tân Ước [The Bad News Bible: The New Testament]  đã viết trong phần dẫn nhập như sau:

Thần học,  đã  một  thời như là bà hoàng của các khoa học, ngày nay có vẻ chỉ còn là bà hoàng của các tu viện, vẫn đàm tiếu về cùng những chuyện cổ xưa sau khi các em nhỏ hát Thánh ca đã trưởng thành và bỏ đi lâu rồi.  Thật là đáng xấu hổ...  Thần học - chấp nhận như là môn học về Thần Ki Tô - bị coi là không có chủ đề nào, hoặc ít nhất là không có chủ đề nào chúng ta có thể nghiên cứuĐó là ngành học duy nhất với những chuyên gia [các thần học gia như Nguyễn Quang Minh] thực sự không biết mình đang nói cái gì.

   Vì không có chất liệu cho chủ đề, các nhà Thần học phải xử dụng đến hai lãnh vực kỳ quặc: óc tưởng tượng và Giáo quyền...  Ngày nay, các tư tưởng gia Ki Tô có nhiệm vụ chứng tỏ Thánh Kinh có ý nghĩa, nhất quán, và có vẻ như là có thể biện hộ cho vấn đề luân lý đạo đức trong đó.  Điều này có thể thật là khó khăn.

   (David Voas, Introduction: Theology, once queen of the sciences, now seems merely queen of the cloisters, still gossiping about the same old stories long after the choir boys have grown up and moved on.  It's a shame... Granted, theology - the study of God - suffers from the suspicion that it has no subject, or at least none we can study.  It is the only field with experts who don't know what they are talking about. Their subject matter being inaccessible, theologians must resort to the odd couple of imagination and authority... Christian thinkers now have the job of showing that scripture makes sense, is consistent, and appears morally defensible.  This can be difficult.)

   Trong Ki Tô Giáo, Thần học là môn học về Gót của Ki Tô Giáo.  Chúng ta biết như vậy.  Nhưng Gót của Ki Tô Giáo là cái gì.  Không ai biết.  Tuy không biết Gót là cái gì, nhưng chúng ta có thể biết những thuộc tính của Gót như được viết trong cuốn gọi là Kinh Thánh (Holy Bible) của Ki Tô Giáo, gồm có Cựu Ước và Tân Ước. Chúng ta nên nhớ, theo thuyết “Gót Ba Ngôi” của Ca-tô Rô-Ma Giáo thì  Gót Cha trong Cựu Ước, Gót Con trong Tân Ước (Giê-su), và Gót Ma mang nhãn hiệu “thánh”, alias “Thánh Ma” (Holy Ghost) chỉ là một.  Vậy chúng ta chỉ cần tìm hiểu Gót Cha trong Cựu ước là đủ.  Richard Dawkins, trong cuốn “The God Delusion”, ấn bản 2008, Chương 2, trang 51, đã đưa ra 16 nhận định về Gót của Ki Tô Giáo như sau:

Không cần phải bàn cãi gì nữa, Gót trong Cựu Ước là nhân vật xấu xa đáng ghét nhất trong mọi chuyện giả tưởng: ghen tuông đố kỵ và hãnh diện vì thế; nhỏ nhen lặt vặt, bất công, có tính đồng bóng tự cho là có quyền năng và bất khoan dung; hay trả thù; khát máu diệt dân tộc khác; ghét phái nữ, sợ đồng giống luyến ái, kỳ thị chủng tộc, giết hại trẻ con, chủ trương diệt chủng, dạy  cha mẹ giết con cái, độc hại như bệnh dịch, có bệnh tâm thần hoang tưởng về quyền lực, của cải, và toàn năng [megalomaniacal], thích thú trong sự đau đớn và những trò tàn ác, bạo dâm [sadomasochistic], là kẻ hiếp đáp ác ôn thất thường.

   (The God of the Old Testament is arguably the most unpleasant character in all fiction: jealous and proud of it; a petty, unjust, unforgiving control-freak; a vindictive, bloodthirsty ethnic cleanser; a misogynistic, homophobic, racist, infanticidal, genocidal, filicidal, pestilential, megalomaniacal, sadomasochistic, capriciously malevolent bully.)

Và Thần học Ki Tô Giáo dạy các tín đồ là, điều kiện để được cứu rỗi sau khi chết là phải “yêu hết sức, hết linh hồn” một ông Gót với những thuộc tính trên, và phải tuân theo mớ 10 luật của ông ta, mà điều luật thứ nhất là điều luật quái gở ấu trĩ của thời bán khai của dân du mục Do Thái: “Ngươi không được thờ thần nào khác ngoài Ta”.  Quái gở vì thờ ông ta là thờ 16 đặc tính ác ôn của ông ta ở trên.  Thảm cảnh của con người hiện nay trên thế giới là vẫn còn một số không nhỏ, kể cả những người mệnh danh là trí thức Ki Tô Giáo, vẫn còn có thể tin rằng nền thần học Ki Tô Giáo là có cơ sở lý luận vững chắc.  Họ không hề biết là những cơ sở lý luận thần học của Thomas Aquinas, Augustine v.v.. mà một thời đã chiếm địa vị chỉ đạo độc tôn trong giáo hội Ca-tô trong nhiều trăm năm ở Âu Châu, đứng trên mọi khoa học, ngày nay đã mất đi tính cách thuyết phục, bị dứt khoát phủ bác, và bị đẩy ra khỏi môi trường trí thức của nhân loại.  Trong thời đại man rợ và đen tối trí thức (The age of barbarism and intellectual darkness) của Ca-Tô Rô-Ma Giáo ở Tây phương, những giáo điều, tín lý của Ca-tô Rô-Ma Giáo, dựa trên nền thần học bắt nguồn từ sự hiểu biết mù quáng vào những điều sai lầm trong cuốn Thánh Kinh, cộng với quyền hành của các lãnh tụ tôn giáo ở địa vị nắm quyền, hay liên kết với những chính quyền đương thời, đã ngăn chặn sự phát triển khoa học và tự do tư tưởng của con người. Mọi khám phá khoa học, mọi tư tưởng trái ngược với Thánh Kinh đều bị lên án là “lạc đạo" (heretics), phải diệt trừ.

Do đó, cũng chính trong khoảng thời gian này, Tây phương phải chịu đựng 8 cuộc Thập Ác Chinh (Crusades) và hàng trăm ngàn các vụ xử án dị giáo (Inquisitions), với kết quả là nhiều triệu người gồm già, trẻ, lớn, bé, trai, gái đã bỏ mạng vì, hoặc bị tàn sát, có khi tập thể; hoặc bị tra tấn bởi những dụng cụ tra tấn kinh khủng nhất trong lịch sử nhân loại.  Điển hình là các vụ xử các khoa học gia như thiêu sống Giordano Bruno và giam cầm Galilei tại gia cho đến chết mà “Tòa Thánh” [sic] đã thú nhận trước thế giới là sai lầm. Tin Lành thiêu sống thổ dân Da Đỏ trước cây thập ác và thi hành chính sách diệt chủng dân Da Đỏ ở Mỹ cũng là bắt nguồn từ nền thần học Ki Tô Giáo.

Ngày nay, trừ đám người Tin Lành mù quáng, không có mấy người có đầu óc còn tin cuốn Thánh kinh là những lời mạc khải không thể sai lầm của Thiên Chúa.  Vậy thật ra, thẩm quyền Thánh Kinh nằm ở đâu, ở chỗ nào trong Thánh Kinh?  Chúng ta không có cách nào khác là phải đi vào nội dung của cuốn Thánh Kinh.

Thật ra thì ngày nay, những ai còn nói chuyện mạc khải, hay thẩm quyền của Thánh Kinh, thật ra chỉ là những người còn sống trong bóng tối, lạc hậu ít ra là vài thế kỷ.  Bởi vì, thực tế là, Thánh Kinh có phải là do Thiên Chúa mạc khải hay không thì trong Thánh Kinh, những chuyện  loạn luân vẫn là loạn luân, độc ác vẫn là độc ác, giết người vẫn là giết người, phi lý phản khoa học vẫn là phi lý và phản khoa học v..v...  Thật vậy, tất cả những chuyện thuộc các loại sau đây chiếm hơn nửa cuốn Kinh Thánh: bạo hành giết người (Violence & Murder), giết người hàng loạt (Mass Killing), loạn luân (Incest), ăn thịt người (Human Cannibalism), độc ác đối với trẻ con (Child cruelty), tục tĩu quá mức (Scatology), trần truồng (Nakedness), đĩ điếm (Harlotry), hiếp dâm (Rape), thù hận tôn giáo và chủng tộc (Religious & Ethnic Hatred), nô lệ (Slavery), say rượu (Drunkeness) v..v.. [Xin đọc cuốn Tất Cả Những Chuyện Tục Tĩu Trong Kinh Thánh (All The Obscenities In The Bible) của Gene Kamar], chưa kể là những lời “mạc khải” của Thiên Chúa về vũ trụ, nhân sinh, đã chứng tỏ là hoàn toàn sai lầm trước những sự kiện khoa học bất khả phủ bác ngày nay.

Chắc có độc giả không thể tin được như vậy.  Xin hãy mở cuốn Thánh Kinh ra và đọc với một đầu óc chưa bị nhiễm độc, đọc từ đầu đến cuối, đừng bỏ sót phần nào. Đọc xong sẽ thấy rằng tất cả những chuyện không nên đọc như trên đều nằm trong Thánh Kinh. Nếu ngại công tìm kiếm những điều trên, có đầy trong Thánh Kinh, tôi xin giới thiệu một số tác phẩm trong đó các tác giả đã trích dẫn sẵn những câu, những đoạn trong Thánh Kinh mà lẽ dĩ nhiên các tín đồ Ki Tô Giáo không bao giờ được nghe giảng trong nhà thờ:

- “Cuốn Thánh Kinh Thuộc Loại Dâm Ô: Một Nghiên Cứu Bất Kính Về Tình Dục Trong Thánh Kinh” [The X-Rated Bible: An Irreverent Survey of Sex in the Scripture, AA Press, Austin, Texas, 1989] của Ben Edward Akerley: cuốn sách dày hơn 400 trang, liệt kê những chuyện tình dục dâm ô, loạn luân trong Thánh Kinh.

- “Tất Cả Những Chuyện Tục Tĩu Trong Thánh Kinh” [All The Obscenities in the Bible, Kas-mark Pub., MN, 1995] của Kasmar Gene: cuốn sách dày hơn 500 trang, liệt kê tất cả những chuyện tục tĩu, tàn bạo, giết người, loạn luân v.v... (Human sacrifice, murder and violence, hatred, sex, incest, child cruelty etc..) trong Thánh Kinh.

- “Sách Chỉ Nam Về Thánh Kinh” [The Bible Handbook, AA Press, Ausrin, Texas, 1986]  của W. P. Ball, G.W.Foote, John Bowden, Richard M. Smith ...: Liệt kê những mâu thuẫn (contradictions), vô nghĩa (absurdities), bạo tàn (atrocities) v..v.. trong Thánh Kinh.

- “Sách Hướng Dẫn Đọc Thánh Kinh Của Người Thấy Lại Chúa Nhưng Hoài Nghi” [The Born Again Skeptic’s Guide To The Bible, Freedom From Religion Foundation, Wisconsin, 1979]  của Bà Ruth Hurmence Green: Bình luận những chuyện tàn bạo, dâm ô, kỳ thị phái nữ trong Thánh Kinh.

- “Một Trăm Điều Mâu Thuẫn Trong Thánh Kinh” [One Hundred Contradictions in the Bible, The Truth Seeker Company, New York, 1922]  của Marshall J. Gauvin: Liệt kê 100 điều mâu thuẫn trong Thánh Kinh.

- “Lột mặt nạ Thánh Kinh” [The Bible Unmasked, The Freethought Press Association, New York, 1941] của Joseph Lewis:  đưa ra những sai lầm trong Thánh Kinh.

- “Thẩm Vấn Ki Tô Giáo” [Christianity Cross-Examined, Arbitrator Press, New York, 1941] của William Floyd:  Phân tích từng quyển một trong Thánh Kinh.

- “Ki Tô Giáo Và Loạn Luân” [Christianity and Incest, Fortress Press, MN, 1992] của Annie Imbens & Ineke Jonker:  Viết về Ki Tô Giáo và vấn đề loạn luân, những sự kiện về loạn luân và kỳ thị phái nữ bắt nguồn từ Thánh Kinh.

 

  Xin nhớ rằng, những cuốn sách khảo cứu về Thánh Kinh như trên đã được phổ biến rộng rãi trên đất Mỹ, và Ca-tô Giáo cũng như Tin Lành, dù có nhiều quyền thế và tiền bạc, cũng không có cách nào dẹp bỏ những cuốn sách trên, hay đối thoại để phản bác, vì tất cả đều là sự thật.  Ông Mục sư Nguyễn Quang Minh khoe rằng ông ta chỉ dùng khoa học để giải thích Thánh Kinh.  Vậy xin mời ông hãy dùng khoa học để giải thích nội dung Thánh Kinh trong các tác phẩm nghiên cứu Thánh Kinh vừa nêu trên. Ông dùng khoa học để giải thích thế nào về 2 chương sáng thế mâu thuẫn nhau.  Khoa học trong Thánh Kinh phải chăng là những chuyện như đi trên nước, chết đi rồi sống lại bay lên trời, sinh 7 đứa con mà vẫn còn đồng trinh, hay Chúa tạo ra vũ trụ từ hư vô cách đây trên dưới 6000 năm trong khi khoa học đã chứng minh là tuổi của vũ trụ vào khoảng 13.7 tỷ năm v.v…

Nói về khoa học Thánh Kinh thì Thần học Ki Tô Giáo nói chung có một bất đẳng thức toán học thần kỳ như sau mà tất cả các tín đồ Ki Tô Giáo đều tin là đúng.  [Tôi lấy bất đẳng thức này trên một trang nhà của các bạn trẻ, xin tạm giữ bí mật về xuất xứ]

5 + 2   >  5000 + 12

“5 cộng 2” thì lớn hơn là “5000 cộng 12”

Chắc tiến sĩ thần học và khoa học gia Thánh Kinh Nguyễn Quang Minh phải hiểu xuất xứ từ đâu mà có bất đẳng thức toán học thần kỳ này.

Với nội dung cuốn Thánh Kinh như trên nên Khoa học gia Ira Cardiff đã đưa ra một nhận xét rất chính xác như sau:

Hầu như không có ai thực sự đọc cuốn Thánh kinh.  Cá nhân mà tôi nói đến ở trên (một tín đồ thông thường) chắc chắn là có một cuốn Thánh kinh, có thể là cuốn sách duy nhất mà họ có, nhưng họ không bao giờ đọc nó - đừng nói là đọc cả cuốn.

Nếu một người thông minh đọc cả cuốn Thánh kinh với một  óc phê phán  thì chắc chắn họ sẽ vứt bỏ nó đi."

(Virtually no one really reads the Bible.  The above mentioned individual doubtless has a Bible, perhaps the only book he owns, but he never reads it - much less reads all of it.

If an intelligent man should critically read it all, he would certainly reject it.)

Tại sao lại phải vứt bỏ nó đi? Vì không những Thánh Kinh phản khoa học mà Ruth Hurmence Green, một phụ nữ đã trưởng thành trong một gia đình Ki-tô và trong nền giáo dục Ki-tô trong mấy chục năm đã trả lời thay cho chúng ta trong cuốn The Book of Ruth, Freedom From Religion Foundation, Wisconsin, 1982, trg. 59-60, sau khi bà ta đọc kỹ cuốn Kinh Thánh, như sau: (Link: http://en.wikipedia.org/wiki/Ruth_Hurmence_Green )

"Không có cuốn sách nào mà trong đó mạng sống con người, thật ra là mọi mạng sống, lại rẻ rúng như vậy.  Thiên Chúa ác ôn trong Cựu Ước ra lệnh cho dân Do Thái giết, cưỡng hiếp, và tra tấn không thương sót toàn thể dân chúng nhiều quốc gia, "trẻ thơ và sơ sinh, thiếu niên và trinh nữ, và người già cả."..

Không có một trang sách nào trong Kinh Thánh mà không làm tôi bất bình về một phương diện nào đó.  Thật ra, sau mỗi lần tìm hiểu Thánh Kinh tôi lại muốn đi tắm rửa sạch sẽ với xà bông "lye" của bà nội.  Và khi tôi thấy Kinh Thánh coi thường phụ nữ thường là tôi muốn quẳng nó ra cuối phòng.   Tôi nguyện không bao giờ còn cầm cuốn Thánh Kinh một cách lộ liễu trên tay ở nơi công cộng.  Thomas Paine,  đấng  cứu  rỗi  thực sự của thế giới,  đã  tố cáo cuốn Thánh Kinh thay tôi:  "Tôi thành thật ghê tởm nó như là tôi ghê tởm mọi sự độc ác."...

Nếu luật kiểm duyệt được thi hành một cách chặt chẽ, cuốn Kinh Thánh sẽ phải bán dấu diếm dưới quầy hàng"

(There is no other book in which human life, all life in fact, is so cheap.  The fiendish Lord of the Old Testament orders the Jews to kill, rape, and torture without pity entire nations, "infant and suckling, young man and virgin, and the man with gray hair."

...There wansn't one page of this book that didn't offend me in some way.  In fact, after a session of searching the scriptures, I always wanted to take a bath with Grandma's lye soap.  And when I encountered the Bible's disdain for women, I very often almost pitched the good book across the room.  I vowed never to be seen in public with an unconcealed Bible in my hands.  Thomas Paine, the true savior of the world, denounced the Bible for me: "I sincerely detest it as I detest everything that is cruel."...

Strict censorship would mean that the Bible would have to be sold from under the counter.)

 

Các nhà Thần học Ki Tô Giáo, nhất là Tin Lành, thường giảng những đoạn chọn lọc trong Thánh Kinh và dạy tín đồ Thánh Kinh là những lời mạc khải của Gót nên không thể sai lầm.  Nhưng, kết quả nghiên cứu về cuốn Thánh Kinh trong vòng 200 năm gần đây của các học giả Tây phương đã đi đến kết luận:

“Các học giả Âu Châu đã phân tích Thánh Kinh kỹ hơn bao giờ hết, và kết luận của họ là: Thánh Kinh không phải là cuốn sách do Thiên Chúa mạc khải mà viết ra, như các Ki Tô hữu đã thường tin từ lâu, do đó không thể sai lầm.  Thật ra, đó là, một hợp tuyển lộn xộn những huyền thoại cổ xưa, truyền thuyết, lịch sử, luật lệ, triết lý, bài giảng đạo, thi ca, chuyện giả tưởng, và một số ngụy tạo rất hiển nhiên.”

(European scholars were scrutinizing the Bible more closely than ever before.  They had concluded that the Bible was not, as Christians had long believed, a book dictated by God and therefore infallibly true.  It was, instead, a disorderly anthology of ancient myths, legends, history, law, philosophy, sermons, poems, fiction, and some outright forgeries.). 

 

Và Giám mục Tin Lành John Shelby Spong đã khai sáng thêm vấn đề “mạc khải” qua đoạn sau đây:

“Thánh Kinh không phải là lời mạc khải của Thượng đế.. Nó chưa từng là như vậy bao giờ!  Các sách Phúc Âm không phải là những tác phẩm không có sai lầm, khải thị bởi Thiên Chúa.  Chúng được viết ra bởi những cộng đồng có đức tin, và chúng biểu thị ngay cả những thiên kiến của các cộng đồng đó.  Trong các sách Phúc Âm không phải là không có những mâu thuẫn nội tại đáng kể hay những quan niệm đạo đức và trí thức làm cho chúng ta ngượng ngùng, xấu hổ.”

   (John Shelby Spong, Why Christianity Must Change Or Die, p. 72: The Bible is not the word of God... It never has been!  The Gospels are not inerrant works, divinely authored.  They were written by communities of faith, and they express even the biases of the communities.  The Gospels are not without significant internal contradictions or embarrassing moral and intellectual concepts.)

 

Vậy nếu Thánh Kinh không phải là những lời mạc khải của Thiên Chúa thì tất nhiên đó chỉ là sản phẩm của một số người Do Thái trong thời bán khai.  Trong thời đó, sự hiểu biết về vũ trụ nhân sinh của những người viết Thánh Kinh rất thô sơ và đượm nhiều điều mê tín hoang đường.  

    Ngày nay, các con chiên mù mờ, không đọc Thánh Kinh, đã theo sách lược ngụy biện của Giáo hội, không dám nhắc đến nội dung man rợ trong Cựu Ước nên đặt nhẹ, lờ đi Cựu Ước, và chỉ nhắc đến Tân Ước, đến bốn Phúc Âm, và bịp bợm nói láo là Tân Ước mới chính là “Tin mừng Phúc âm” của Giê-su mà con người cần. Tân Ước thì hoàn toàn đạo đức, không có một tì vết nào trên những trang Tân Ước.  Nhưng không có Cựu Ước thì làm gì có Tân Ước.  Không có Cựu Ước thì vai trò “cứu rỗi” của Giê-su là một điều bịp vĩ đại để lừa dối những đầu óc yếu kém.  Để quảng cáo cho Giê-su, các tín đồ vẫn tiếp tục khoác cho Giê-su những thuộc tính không hề có như: "Giê-su đến để mang một tin vui, tin vui tình thương, tin vui tự do...", “Giê-su yêu bạn”, “Giê-su mang đến Tin Mừng Phúc Âm”, Giê-su là “Chúa Trời”, là “Ông Hoàng Của Hòa Bình”, là “Ánh Sáng Của Nhân Loại” v..v…

Thế NHƯNG, một chữ NHƯNG rất đậm nét, trước những lời ca tụng Giê-su như trên, chúng ta lại đọc được những nhận định về Giê-su như sau:

Giám mục John Shelby Spong, sau khi nghiên cứu Tân ước, đã đưa ra một nhận định về Giê-su như sau:

Có những đoạn trong bốn Phúc Âm mô tả Giê-su ở Nazareth như là một con người thiển cận, đầy hận thù, và ngay cả đạo đức giả.

   (John Shelby Spong, Rescuing The Bible From Fundamentalism, p. 21: There are passages in the Gospels that portray Jesus of Nazareth as narrow-minded, vindictive, and even hypocritical).

   Và Jim Walker cũng viết trên Internet trong bài Chúng Ta Có Nên Kính Ngưỡng Giê-su Không? (Should We Admire Jesus?) :





 

 Nhiều tín đồ Ki-Tô-giáo không hề biết đến là nhiều đoạn trong các Phúc Âm trong Tân Ước, Giê-su được mô tả như là một con người đầy hận thù, xấu xa, bất khoan dung, và đạo đức giả.

 [Unbeknownst to many Christians, many times the Gospels of the New Testament portray Jesus as vengeful, demeaning, intolerant, and hypocritical.]

 

 Và Russell Shorto, một học giả Ki Tô Giáo, đã tổng hợp những tác phẩm nghiên cứu về Giê-su trong vòng 200 năm nay, và kết luận như sau trong cuốn Sự Thật Của Phúc Âm (Gospel Truth):

Các học giả đã biết rõ sự thật từ nhiều thập niên nay – rằng Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởng  – họ đã dạy điều này cho nhiều thế hệ các linh mục và mục sư.  Nhưng những vị này vẫn giữ kín không cho đám con chiên biết vì sợ gây ra những phản ứng xúc động dữ dội trong đám tín đồ. Do đó, những người còn sống trong bóng tối là những tín đồ Ki Tô bình thường.

[Scholars have known the truth – that Jesus was nothing more than a man with a vision – for decades; they have taught it to generations of priests and ministers, who do not pass it along to their flocks because they fear a backlash of anger.  So the only ones left in the dark are ordinary Christians.]

 

Nhưng ảo tưởng của Giê-su là ảo tưởng như thế nào? Ngày nay giới học giả nghiên cứu Thánh Kinh đã biết rõ: Đó chính là Tâm Lý Bệnh Hoạn về Những Ảo Tưởng Hão Huyền về Quyền Lực hay Toàn Năng [Megalomania =  A psycho-pathological condition in which fantasies of wealth, power or omnipotence predominate] và cái tâm lý bệnh hoạn này đã tạo thành tâm điểm mà mọi hành động của Giê-su đều xoay quanh. Chính cái ảo tưởng này đã khiến cho Giê-su tưởng mình là“con duy nhất của Gót, Gót của Do Thái”, “có nhiệm vụ cứu người Do Thái, chỉ người Do Thái mà thôi, ra khỏi tội lỗi để làm hòa với ông cha tưởng tượng của Giê-su vì ngày tận thế đã gần kề”.  Đó là những gì Tân Ước đã viết rất rõ cho những ai đọc kỹ Tân Ước.  Nhưng về sau, để truyền bá, Ki Tô Giáo đã kéo dãn (stretch) những điều hoang tưởng của Giê-su ra thành “khả năng chuộc tội cho nhân loại”, “đấng cứu thế”, “sẽ trở lại trần phán xét thiên hạ””  v…v…, mà ngày nay đã trở nên những điều hoang đường nhảm nhí mà chính những bậc lãnh đạo trong Ki Tô Giáo, Ca-tô cũng như Tin Lành, đều bác bỏ. [Xin đọc Giám mục John Shelby Spong, Linh mục James Kavanaugh, Mục sư Ernie Bringas, Nhà thần học Ca-tô Uta Ranke-Heinemann và nhiều học giả khác].

Thật là khó hiểu đối với người ngoại đạo như tôi.  Vì Giê-su là một nhân vật được cả tỷ người trên thế giới tôn thờ.  Vậy nếu những nhận định trên về Giê-su là đúng thì chẳng lẽ cả tỷ người đó ngu hay sao mà lại đi tôn thờ một người thường, sống với một ảo tưởng, và bản chất là một con người đầy hận thù, xấu xa, bất khoan dung, và đạo đức giả.”   Chẳng biết họ có ngu hay không, nhưng chắc chắn là, với sự hiểu biết ngày nay  của đa số người dân trên thế giới thì Giê-su không phải là Chúa Trời, không yêu ai, không phải là “ánh sáng của nhân loại”, không phải là “con đường, sự sống”, và tuyệt đối không phải là “ông hoàng của hòa bình”. 

Thật vậy, trong cuốn “Ingersoll: The Magnificent” do Joseph Lewis xuất bản, Robert G. Ingersoll, một nhà tư tưởng tự do nổi tiếng nhất của Mỹ vào cuối thế kỷ 19, đã viết, trang 119:

“Nhân danh chúa Ki Tô, hàng triệu nam nữ đã bị tù đầy, tra tấn và giết hại, hàng triệu người đã bị làm nô lệ.  Nhân danh hắn những tư tưởng gia, khảo cứu gia, bị coi như là những kẻ tội phạm, và những tín đồ theo hắn đã làm đổ máu của những người thông thái, giỏi nhất.  Nhân danh hắn, sự tiến bộ của nhiều quốc gia bị chặn đứng cả ngàn năm.  Trong Phúc Âm của hắn chúng ta thấy cái tín lý về sự đau khổ vĩnh viễn (đày hỏa ngục. TCN), và những lời của hắn đã thêm vào sự chết sự kinh khủng vô tận.  Phúc Âm của hắn chất đầy thế giới với thù hận và trả thù, coi sự lương thiện trí thức như một tội ác, hạnh phúc trên cõi đời là con đường dẫn xuống địa ngục, tố cáo tình yêu thương như là thấp hèn và như súc vật, thánh hóa sự nhẹ dạ cả tin, tôn vinh sự mù quáng và tiêu diệt tự do của con người.  Nhân loại sẽ tốt hơn nhiều nếu cuốn Tân Ước chưa từng được viết ra – chúa Ki Tô theo quan niệm thần học chưa từng được sinh ra. 

(In Christ name millions of men and women have been imprisoned, tortured and killed.  In his name millions and millions have been enslaved.  In his name the thinkers, the investigators, have been branded criminals, and his followers have shed the blood of the wisest and the best.  In his name the progress of many nations was stayed for a thousand years.  In his gospel was found the dogma of eternal pain, and his words added an infinite horror to death.  His gospel filled the world with hatred and revenge, made intellectual honesty a crime,, made happiness here the road to hell, denounced love as base and bestial, canonized credulity, crowned bigotry and destroyed the liberty of man.  It would be far better had the New Testament never been written – far better had the theological Christ never lived.)

Và ngày nay, nhiều học giả đã nghi ngờ Giê-su chỉ là một nhân vật không thực, do nền thần học Ki Tô Giáo dựng ra trong một, hai thế kỷ đầu.  Lý do, không có một nhà viết sử Do Thái hay dân gian nào sống cùng thời với Giê-su nói đến Giê-su như chúng ta có thể đọc trong tài liệu sau đây, http://www.afgen.com/christ_killers.html :

 Những tác giả Do Thái và dân gian, sống cùng thời với Giê-su hay trong thế kỷ đầu, đã để lại cho chúng ta những tác phẩm đủ để chứa một thư viện nhỏ.  Tuy nhiên không có một người nào nhắc đến Giê-su.  Những tác giả này là: Josephus, Seneca, Philo-Judaeus, Pliny the Elder, Seutonius, Juvenal, Martial, Arrian, Petronius, Dion Pruseus, Paterculus, Appian, Phlegon, Theon of Smyrna, Persius, Plutarch, Tacitus, Statius, Justus of Tiberius, Apollonius, Pliny the Younger, Lucanus, Quintilian, Epictetus, Silius Italicus, Ptolemy, Hermogones, Valerius Maximus, Pompon Mela, Quintius Curtius, Lucian, Pausanias, Favorinus, Valerius Flaccus, Florus Lucius, Phaedrus, Damis, Aulus Gellius, Columella, Dio Chrysostom, Lysias and Appion of Alexandria.

Không có một tác giả nào nói đến tên Giê-su, hoặc đến những điều mà người ta cho là phép lạ của Giê-su làm, hoặc vai trò lãnh đạo chống La Mã mà Giê-su có thể có, hoặc khi ông ta chết thì trời đất tối sầm, có động đất, và những xác chết đội mồ sống lại.  Chúng ta nghĩ rằng phải có người nào đó biết đến những chuyện này.  Những tác giả này viết tác phẩm của họ trong thời và ở nơi mà Giê-su làm những phép lạ và chết thảm.  Và ngoại trừ một vài điều thêm thắt  của Ki Tô Giáo đã gài vào Thánh Kinh một cách vụng về một hai thế kỷ sau, điều mà các học giả biết rõ chỉ là thêm thắt,  Tất cả những tác giả này đều không nói gì về Giê-su.  Làm sao lại có thể như vậy?

(The following Jewish and pagan writers, living at the time of Jesus' life or during the first century, handed down to us enough of their writings to fill a small library. Yet not one of them mentioned Jesus. These writers are: Josephus, Seneca, Philo-Judaeus, Pliny the Elder, Seutonius, Juvenal, Martial, Arrian, Petronius, Dion Pruseus, Paterculus, Appian, Phlegon, Theon of Smyrna, Persius, Plutarch, Tacitus, Statius, Justus of Tiberius, Apollonius, Pliny the Younger, Lucanus, Quintilian, Epictetus, Silius Italicus, Ptolemy, Hermogones, Valerius Maximus, Pompon Mela, Quintius Curtius, Lucian, Pausanias, Favorinus, Valerius Flaccus, Florus Lucius, Phaedrus, Damis, Aulus Gellius, Columella, Dio Chrysostom, Lysias and Appion of Alexandria.

Not one of these writers mentioned Jesus, or his supposed miracles, or his possible insurrection-leading; or the fact that when he died the sun stopped shining at midday, there were earthquakes, and graves opened up allowing corpses to emerge from them alive. You'd think someone would have noticed. These writers were writing about the time and place where Jesus supposedly worked his miracles and died so dramatically. And except for a few obvious Christian interpolations inserted clumsily a couple of centuries later, and universally acknowledged by scholars to be interpolations, these writers are silent about Jesus. How can this be? )

Và một bản tin của Reuters ở Rô-ma cho biết:

 Một tòa án ở Ý phải giải quyết vấn nạn về Giê-su – để quyết định xem Giáo hội Ca-tô Rô-ma có vi phạm luật pháp Ý không khi dạy rằng Giê-su có thực cách đây 2000 năm.

Vụ đối đầu giữa hai người vào khoảng 70 tuổi, cùng cư ngụ trong một thị trấn ở giữa nước Ý và cùng học ở một trường Dòng khi còn là vị thành niên.

Bị cáo là Enrico Righi, sau trở thành một linh mục viết cho tờ báo của giáo xứ.  Người thưa kiện, Luigi Cascioli, trở thành người vô thần, sau nhiều năm tranh đấu đã được tòa nhận xử vụ án cuối tháng này.

Cascioli nói với Reuters:  “Tôi thưa kiện vụ này vì tôi tôi muốn giáng một đòn tối hậu lên Giáo hội Ca-tô, một tổ chức đem đến sự tối tăm và thoái hóa.”

Cascioli nói Righi, và do đó Giáo hội Ca-tô, vi phạm hai luật của Ý.  Luật thứ nhất là "Abuso di Credulita Popolare" (Lạm dụng sự cả tin của quần chúng), Luật này bảo vệ người dân để họ không bị lừa dối hay lừa bịp.  Luật thứ hai là "Sostituzione di Persona" (đóng vai người khác).

Cascioli cho rằng, Giáo hội đã dựng Chúa Ki-tô lên theo nhân vật John ở Gamala, một người Do Thái chiến đấu chống quân La Mã trong thế kỷ đầu.

 Một tòa án ở Viterbo sẽ nghe Righi, chưa chính thức bị buộc tội, vào phiên tòa sơ khởi ngày 27 tháng 1, để quyết định xem vụ án có đủ lý do để tiếp tục không.

Cascioli nói: “Trong cuốn “Truyện bịa đặt về Chúa Ki-tô”, tôi đưa ra bằng chứng Giê-su không phải là một nhân vật lịch sử.  Nay ông ta (Righi) phải bác bỏ điều đó bằng cách chứng minh là Chúa Ki-tô là có thật.”

(By Phil Stewart Wed Jan 4, 10:28 PM ET

ROME (Reuters) - Forget the U.S. debate over intelligent design versus evolution.

An Italian court is tackling Jesus -- and whether the Roman Catholic Church may be breaking the law by teaching that he existed 2,000 years ago.

The case pits against each other two men in their 70s, who are from the same central Italian town and even went to the same seminary school in their teenage years.

The defendant, Enrico Righi, went on to become a priest writing for the parish newspaper. The plaintiff, Luigi Cascioli, became a vocal atheist who, after years of legal wrangling, is set to get his day in court later this month.

"I started this lawsuit because I wanted to deal the final blow against the Church, the bearer of obscurantism and regression," Cascioli told Reuters.

Cascioli says Righi, and by extension the whole Church, broke two Italian laws. The first is "Abuso di Credulita Popolare" (Abuse of Popular Belief) meant to protect people against being swindled or conned. The second crime, he says, is "Sostituzione di Persona", or impersonation.

"The Church constructed Christ upon the personality of John of Gamala," Cascioli claimed, referring to the 1st century Jew who fought against the Roman army.

A court in Viterbo will hear from Righi, who has yet to be indicted, at a January 27 preliminary hearing meant to determine whether the case has enough merit to go forward.

"In my book, The Fable of Christ, I present proof Jesus did not exist as a historic figure. He must now refute this by showing proof of Christ's existence," Cascioli said.)

 

Thật là lạ lùng, trong khi Âu Châu, cái nôi của Ki Tô Giáo trước đây, nay sống như là không cần  biết đến Gót mà cũng chẳng cần đế sự cứu rỗi của Giê-su (lời than phiền của Giáo hoàng Benedict XVI)  thì các con chiên Việt Nam vẫn cứ mê mẩn về hai cha con của một Gót của Do Thái, hi vọng những nhân vật vô hình đó có thể cho họ một cuộc sống đời đời, lẽ dĩ nhiên là sau khi chết.  Có phải thật là tội nghiệp không?

 

   Một Vài Nhận Định Về Thần Học Ki Tô Giáo.

 

   Vì thực chất nền Thần học Ki Tô Giáo là một môn học không có chủ đề, nên sau đây chúng ta hãy điểm qua một số nhận định của một số bậc thức giả Tây phương về Thần học Ki Tô Giáo.

G. C. Lichtenberg:  Những nhà thần học luôn luôn toan tính biến cuốn Kinh Thánh thành một cuốn sách không cần đến những hiểu biết thông thường. (Theologians always try to turn the Bible into a book without common sense. )

Henry Ward Beecher: Thần học là một khoa học về tâm trí áp dụng cho Gót.

Theology is a science of mind applied to God.

Robert G. Ingersoll: Hãy để thần học ra ngoài tôn giáo.  Thần học luôn luôn đưa những người tồi tệ nhất lên thiên đàng, những người tốt nhất xuống hỏa ngục.(Let  us put theology out of religion. Theology has always sent the worst to heaven, the best to hell.)  Hi vọng của khoa học là sự hoàn mỹ của loài người, hi vọng của thần học là cứu rỗi một số ít người và sự đầy đọa hầu hết mọi người. (The hope of science is the perfection of the human race. The hope of theology is the salvation of a fewand the damnation of almost everybody.)

H.L. Mencken: Thần học: một nỗ lực để giải thích cái không thể biết được bằng những lời không đáng để biết (Theology: an effort to explain the unknowable by putting it into terms of the not worth knowing.) 

Thần học Ki Tô Giáo không chỉ chống đối khoa học mà còn chống đối mọi cách suy nghĩ hợp lý khác.(“Christian theology is not only opposed to the scientific spirit; it is opposed to every other form of rational thinking”)

Bertrand Russell:  Bạo hành được dùng trong thần học, không trong số học.(Persecution is used in theology, not in arithmetic.)

Marquis de Sade: Xét về những khái niệm đưa ra bởi các nhà thần học, chúng ta phải kết luận là Gót sáng tạo ra hầu hết mọi người để chứa họ đầy trong Hỏa ngục. (To judge from the notions expounded by theologians, one must conclude that God created most men simply with a view to crowding hell.)

Alfred North Whitehead (1861-1947), một nhà Toán học và Triết gia Mỹ cũng đưa ra nhận định:

Tôi coi nền thần học Ki Tô Giáo như là một trong những tai họa lớn của nhân loại. (I consider Christian theology to be one of the great disasters of the human race)..

David Brooks:  Giải thích cái không biết bằng cái biết là một phương thức hợp lô-gíc; giải thích cái biết bằng cái không biết là một dạng điên rồ của thần học (To explain the unknown by the known is a logical procedure; to explain the known by the unknown is a form of theological lunacy.)

 

Vài Lời Kết.

 

Vì Thần học là môn học không có chủ đề, và vì Thần học chỉ là một môn học đầy tính chất hoang tưởng, viển vông và nhảm nhí,  ít ra là đối với giới hiểu biết ngày nay, cho nên John E. Remsburg đã viết trong cuốn False Claims, p. 3:

Trong những giới thông minh ở Âu châu và Mỹ châu, nền Thần học Ki Tô trên thực tế đã chết. 

(Among the intelligent classes of Europe and America, Christian theology is practically dead.)

Những người đầu óc thấp kém thường tin vào những lời truyền đạo đã lỗi thời của các nhà thần học.  Nhưng thực ra, các thần học gia có thể nói được những gì để mở mang đầu óc con người?   Emmett F. Fields nhận định trong một bài thuyết trình về thần học gia:

Nhà Thần học là một con cú, đậu trên một cành cây đã chết của cái cây kiến thức nhân loại, và rúc lên cùng những tiếng rúc cũ kỹ đã từng rúc lên trong nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, nhưng hắn chưa bao giờ phát ra một tiếng kêu rúc nào cho sự tiến bộ.

(The Theologian is an owl, sitting on an old dead branch in the tree of human knowledge, and hooting the same old hoots that have been hooted for hundreds and thousands of years, but he has never given a hoot for progress.)

Mục sư Nguyễn Quang Minh cũng như nhiều người truyền đạo trên TV, cho rằng mình đã được Thiên Chúa khải thị cho về Thánh Kinh, và nhiều điều khác, thường là để moi tiền tín đồ, nghĩa là Thiên Chúa đích thân nói với ông Nguyễn Quang Minh.  Thomas Paine đã nhận định một cách chính xác:  Thiên Chúa khải thị cho ai thì chỉ có người đó biết, không có lý do gì để tin là chuyện khải thị đó có thật.  Thomas Szasz đã cho chuyện Thiên Chúa nói chuyện với người là do ảo tưởng của con người đầu óc bất bình thường: 

Thomas Szasz:  “Nếu anh nói chuyện với Gót, anh đang cầu nguyện”; nếu Gót nói với anh, anh bị bệnh tâm thần phân liệt” (If you talk to God, you are praying; if God talks to you, you have schizophrenia.)

Nhưng thật ra thì Thiên Chúa giúp được gì cho con người ngoài chuyện làm cái bung xung để cho những kẻ xảo quyệt tôn giáo mê hoặc đầu óc con người.  Để thay cho phần kết luận, tôi xin trích dẫn một vài đoạn của Robert G. Ingersoll, nhà tư tưởng tự do vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ mà cho tới ngày nay, chưa có ai sánh kịp.

“Những Thiên chúa thì có ích gì cho con người?

Không phải là câu trả lời khi cho rằng có một thiên chúa nào đó tạo nên thế giới, lập ra một số luật, rồi quay đi làm việc khác, để cho những con cái của mình yếu ớt, ngu dốt và không được giúp đỡ, vật lộn với đời sống. Không phải là một giải pháp khi tuyên bố rằng cái ông thiên chúa này sẽ mang hạnh phúc đến cho một số ít, hoặc ngay cả cho tất cả những thuộc hạ của ông ta. trong một thế giới nào khác...

Thế giới có đầy những sự bất toàn.

Phải chăng là một thiên chúa vô cùng thông thái, thánh thiện và toàn năng, có ý định sản xuất ra con người, lại bắt đầu từ những dạng sống thấp nhất; với những cơ thể sinh vật đơn giản nhất mà người ta có thể tưởng tượng được, và rồi trong những thời kỳ lâu dài không thể đo được, tiến triển chậm đến nỗi không thể nhận ra được, từ lúc ban đầu thô thiển cho đến khi tiến hóa thành con người? [Tác giả đã mô tả phần nào nguồn gốc của con người theo quá trình tiến hóa. TCN]

Phải chăng vô số những thời đại đã bị phí phạm để sản xuất ra những dạng sống nguy hiểm, sau đó lại bỏ đi? [Tác giả muốn nói nhiều chủng loại sinh vật đã được sinh ra rồi lại bị tiêu diệt, biến mất trên thế gian, dựa trên những sự kiện trong môn cổ sinh vật học. TCN]

Có thể nào sự thông minh của con người thấy được chút ít khôn ngoan nào (của Thiên chúa) trong việc phủ đầy trái đất với những con vật gớm ghiếc, chỉ sống trên sự đau đớn và những cảm xúc đau đớn của những con vật khác? Ai là người có thể ghi ơn lòng nhân từ (của Thiên chúa) đã dựng lên một thế giới mà súc vật ăn thịt lẫn nhau (có con người trong này), mỗi một cái miệng là một lò sát sinh, mỗi một dạ dầy là một nấm mồ? Có thể thấy được chăng sự thông minh và lòng thương yêu vô cùng (của Thiên chúa) trong sự tàn sát ở khắp nơi và không bao giờ chấm dứt?

Chúng ta nghĩ thế nào về một người cha, muốn ban cho con cái mình một nông trại, nhưng trước khi trao quyền sở hữu nông trại cho chúng, ông ta đã trồng trên đó hàng ngàn loại cây độc địa; chất trong đó những con thú dữ tợn, những loài bò sát độc hại; đặt một số sình lầy ở bên để nuôi dưỡng bệnh sốt rét; xếp đặt vật chất sao cho thỉnh thoảng đất lại mở ra để nuốt chửng một số con cái thân yêu của ông ta; và ngoài ra, còn lập lên những núi lửa gần bên để bất cứ lúc nào cũng có thể làm con cái của ông ta ngập trong những dòng sông lửa? Giả thứ ông cha này đã bỏ mặc không nói cho các con mình biết là loại cây nào độc; là những rắn rết thì độc địa; không nói gì về động đất, giữ núi lửa là một điều bí mật; chúng ta phải gọi ông ta là một thiên thần hay là một tên ác ôn?

Và đấy chính là những gì mà Thiên chúa (của Ki-tô giáo) đã làm.

Và chúng ta được kêu gọi để thờ phụng (và hết lòng, hết sức, hết linh hồn thương yêu. CTN) một Thiên chúa như vậy; phải quỳ xuống để mà ca tụng ông ta là tốt, là nhân từ, là công chính, là đầy lòng thương yêu. Chúng ta được đòi hỏi là phải dập tắt tình cảm cao quý của chúng ta, phải trà đạp dưới chân tất cả những điều ngọt ngào từ ái trong tim của chúng ta. Vì chúng ta từ chối không tự phủ nhận – từ chối không trở thành những người nói láo – chúng ta bị tố cáo, ghét bỏ, vu khống, và khai trừ trong đời sống này, và cũng cùng cái ông Thiên chúa này đe dọa sẽ hành hạ chúng ta trong ngọn lửa vĩnh hằng lúc chết để cho ông ta hung hăng vồ lấy những linh hồn của chúng ta.

Cứ để cho họ (những người Ki-tô) ghét, cứ để cho Thiên chúa đe dọa – Chúng ta sẽ giáo dục họ, và chúng ta sẽ khinh miệt và coi thường bất chấp Thiên chúa.

Khi mà con người còn thờ phụng một tên bạo chúa ở trên trời thì trên trái đất này chẳng còn mấy tự do.

Chúng ta không muốn được tha thứ, nhưng chúng ta muốn những người Ki-tô Giáo phải xử sự làm sao để chúng ta không phải tha thứ cho họ. [Ki-tô Giáo, Ca-tô cũng như Tin Lành, đều đã xưng thú tội lỗi đối với nhân loại và xin được tha thứ. TCN]

Những nhà thần học đã chết không biết gì hơn những nhà thần học còn đang sống. Không có gì cần phải nói thêm nữa. Về thế giới này chúng ta chỉ biết chút ít. – về thế giới khác, chúng ta không biết gì hết.

Những thượng phụ của chúng ta lý luận bằng những hình cụ tra tấn. Họ tin vào lô-gic của những ngọn lửa và lưỡi gươm. Họ ghét lý trí. Họ khinh khi tư tưởng – Họ sợ tự do.

Sống cho Thượng đế đã làm cho thế giới ngập đầy máu lửa. Có một lối sống khác. Hãy sống cho con người, cho thế giới này. Hãy phát triển trí óc và văn minh hóa tấm lòng. Hãy khẳng định những điều kiện của hạnh phúc và rồi sống theo đó. Hãy làm tất cả những gì có thể làm được để triệt hạ sự ngu si, nghèo khổ và tội ác. Hãy cố làm hết sức để phục vụ nhu cầu chính đáng của thân xác, để thỏa mãn sự đòi hỏi hiểu biết của trí óc, để khẳng định những bí mật của thiên nhiên.

Hãy để cho các thiên chúa lo cho nhau. Chúng ta hãy sống cho con người. Chúng ta hãy nhớ rằng những người tìm kiếm sự thật thiên nhiên chưa từng bạo hành đồng loại. Những nhà thiên văn học và hóa học chưa từng rèn những xiềng xích, xây những ngục tù tăm tối. Những nhà địa chất học chưa từng phát minh ra những hình chụ tra tấn. Những triết gia chưa từng chứng minh sự thật về những lý thuyết của mình bằng cách thiêu sống con người. [Chúng ta nên nhớ: Bạo hành đồng loại, rèn xiềng xích, xây ngục tù tăm tối, phát minh hình cụ tra tấn, thiêu sống con người... tất cả đều là những sản phẩm đặc thù của Ki-tô Giáo trong lịch sử các tôn giáo nhân loại. TCN] Những người vĩ đại không theo đạo, những tư tưởng gia, [là những người] đã sống cho phúc lợi của con người.”

(Joseph Lewis, Ingersoll: The Magnificient, pp. 151-153: Of what use have the gods been to man?

It is no answer to say that some god created the world, established certain laws, and then turned his attention to other matters, leaving his children weak, ignorant and unaided, to fight the battle of life alone. It is no solution to declare that in some other world this god will render a few, or even all, his subjects happy...

The world is filled with imperfections...

Would an infinite wise, good and powerful god, intending to produce man, commence with the lowest possible forms of life; with the simplest organisms that can be imagined, and during immeasurable periods of time, slowly and almost imperceptibly improve upon the rude beginning, until man was evolved?

Would countless ages thus be wasted in the production of awkward forms, afterwards abandoned?

Can the intelligence of man discover the least wisdom in covering the earth with crawling, creeping horrors, that live upon the agonies and pangs of others?

Who can appreciate the mercy of so making the world that all animals devour animals; so that every mouth is a slaughter-house, and every stomach a tomb?

Is it possible to discover infinite intelligence and love in universal and eternal carnage?

What would we think of a father, who should give a farm to his children, and before giving them possession sholud plant upon it thousands of deadly srubs and vines; should stock it with ferocious beasts, and poisonous reptiles; should take pains to put a few swamps in the neiborhood to breed malaria; should so arrange matters, that the ground would occasionally open and swallow a few of his darlings, and besides all this, should establish a few volcanoes in the immediate vicinity, that might at any moment overwhelm his children with rivers of fire?    Suppose that this father neglected to tell his children which of the plants were deadly; that the reptiles were poisonous; failed to say anything about the earthquakes, and kep the volcano business a profound secret; would we pronounce him angel or fiend?

And yet this is exactly what the orthodox god has done...

And we are called upon to worship such a god; to get upon our knees and tell him that he is good, that he is merciful, that he is just, that he is love. We are asked to stifle every noble sentiment of the soul, and to trample under foot all the sweet charities of the heart. Because we refuse to stultify ourselves – refuse to become liars – we are denounced, hated, traduced and ostracized here, and this same god threatens to torment us in eternal fire the moment death aloows him to fiercely clutch our naked helpless souls. Let the people hate, let the god threaten – we will educate them, and we will despise and defy him...

There can be little liberty on earth while men worship a tyrant in heaven.

We do not wish to be forgiven, but we wish Christians to so act that we will not have to forgive them.

The theologians dead, knew no more than the theologians now living. More than this cannot be said. About this world little is known – about another world, nothing.

Our fathers reasoned with instruments of torture. They believed in the logic of fire and sword.   They hate reason. They despised thought. They abhorred liberty...

Living for god has filled the world with blood and flame.

There is another way. Let us live for man, for this world. Let us develop the brain and civilize the heart. Let us ascertain the conditions of happiness and live in accordance with them. Let us do what we can for the destruction of ignorance, poverty and crime. Let us do our best to supply the wants of the body, to satisfy the hunger of the mind, to ascertain the secrets of nature. Let the gods take care of themselves. Let us live for man. Let us remember that those who have sought for the truths of nature have never persecuted their fellowmen. The astronomers and chemists have forged no chains, built no dungeons. The geologists have invented no instrument of torture. The philosophers have not demonstrated the truth of their theories by burning their neighbors. The great infidels, the thinkers, have lived for the good of man.)

 

Một lời cuối:  Tôi nghĩ Mục sư Nguyễn Quang Minh cần phải cảm thấy ngượng khi tự khoe mình là thần học gia và khoa học gia Kinh Thánh.  Biết ngượng là một bước tiến trên con đường hướng thiện.



Trần Chung Ngọc

Ngày 6/1/2013

0 nhận xét:

Đăng nhận xét