Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

Giáo Hội Thiên Chúa Giáo Giàu Tới Mức Nào? Khó Ai Biết Được



Emily Stewart/ thestreet.com



01-Oct-2015

... Hãy nghĩ tới chuyện Ngân Hàng Vatican giống như Quỹ Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserve), chúng ta biết mọi chuyện cơ quan này làm, chúng ta có từng phút của những cuộc họp. Còn ở đây, họ đang đầu tư cả nhiều tỷ đô-la, nhưng tất cả đều trong bóng tối, và họ không biết hoạt động theo một hướng khác. Họ bị kéo vào thế kỷ 21, kể từ khi họ cuốn theo đồng euro giữa khúc quanh của thế kỷ, Brussels và Liên Hiệp Âu Châu giờ đây đang gửi những chuyên viên lượng giá tới xem họ đang làm gì ...
New York (The Street): Bạn cảm thấy tội lỗi khi đầu tư vào những “chứng khoán tội lỗi” của các nhà chế tạo súng đạn, thuốc lá và rượu mạnh ư? Đừng. Theo dòng lịch sử đầu tư, Giáo Hội Thiên Chúa Giáo còn tệ hơn  thế nữa.
Vào những thập niên 1960, giới truyền thông Ý Đại Lợi đã phanh phui bằng chứng Vatican đã đầu tư vào những thực thể (entities) đi ngược lại với sứ mạng thánh thiện của giáo hội, trong đó có Istituto Farmacologico Serono là một công ty dược phẩm chế tạo thuốc ngừa thai và Udien là công ty chế tạo vũ khí . Ngoài ra lại còn có những tin chưa được kiểm chứng là tiền của giáo hội nằm trong công ty chế tạo vũ khí Beretta và những công ty có những hoạt động như cờ bạc và phim dâm ô. Ngoài ra nó còn liên hệ tới vụ thương thảo về vàng của Phát Xít trong Thế Chiến II.


Giáo Hội Thiên Chúa Giáo/Ca-tô La Mã có cả một lịch sử tham ô, và nó nổi tiếng là một tổ chức mờ ám. Những cáo buộc hiếp dâm/xâm phạm tình dục (và hậu quả của việc bao che) mới đây đã là tin hàng đầu của  báo chí, nhưng nó là trọng tâm của những vụ tai tiếng trong nhiều năm, từ những cáo buộc liên hệ với Mafia ở  Rome tới những nghi ngờ đánh cắp trẻ em ở Chí Lợi (Chile)Tây Ban Nha.
Giáo Hoàng Francis thăm viếng Hoa Kỳ vào tuần này, được tiếng là đã đem lại những cải tổ lớn lao cho Giáo Hội Công Giáo La Mã, kể cả việc nhìn vào vấn đề tài chính của Giáo Hội.

Giáo Hoàng Francis đã thực hiện những cải tổ lớn lao cho Ngân Hàng Vatican (Vatican Bank) còn gọi là “The Institution for Works of Religion” là một ngân hàng tư nằm trong Thành Phố Vatican. Thành lập năm 1942 với ý định bảo vệ và quản trị tài sản dành cho hoạt động tôn giáo hay từ thiện, ngân hàng chỉ chấp nhận tiền gửi từ những cơ sở Thiên Chúa Giáo và những cá nhân có trương  mục liên hệ tới giáo hội. Và rồi quản trị tiền bạc và cung ứng dịch vụ giống như những ngân hàng khác.
Ngân hàng đã đối đầu với hàng loạt những vụ tai tiếng trong nhiều năm. Một trong những vụ đáng kể là sự sụp đổ của Banco Ambrosiano vào năm 1982 mà trong đó Ngân Hàng Vatican là cổ phần chính. Ngân hàng này phá sản sau khi cho những công ty giả mạo ở Châu Mỹ Latinh vay mà không có tiền/tài sản bảo chứng- ước lượng lúc bấy giờ khoảng 1.4 tỉ đô-la. Trung tâm của cuộc điều tra này mà tờ New York Times mô tả nó như là một mối liên hệ “thân thiết và mờ ám” giữa Roberto Calvi- Chủ tịch Ambrosiano và Tổng Giám Mục Paul Marcinkus- người đứng đầu Ngân Hàng Vatican. Giữa lúc vụ tai tiếng nổ ra, người ta thấy Calvi treo cổ chết dưới một cây cầu mà mọi người tin rằng đây là vụ tự tử dàn cảnh.
Mới đây, Vatican lại dính vào một vụ tai tiếng tài chính mới khi Đức Ông Nunzio Scarano- một kế toán viên của ngân hàng giữ nhiệm vụ quản lý những vụ đầu tư địa ốc của Giáo Hội - bị bắt giữ khi ông chuyển ngân lậu 20 triệu euro (26 triệu đô-la năm 2013) vào Ý Đại Lợi, nghi ngờ là cho gia đình chuyển vận hàng hóa Amico. Ông khai với nhà chức trách là ông thỏa thuận nhận 2.5 triệu euro trong vụ này. Nhân viên điều tra lần đầu tiên đã cảnh giác khi ông khai báo số tranh bị đánh cắp ở căn phòng và cảnh sát khám phá thấy một bộ nệm sang trọng gắn vào trần nhà với những đồ mỹ thuật đắt giá và đồ đạc mà Đức Ông, người có số lương nhỏ nhoi lại nói rằng đó là quà tặng.
Câu chuyện kéo dài từ đó. Thật vậy, việc Scarano bị bắt giữ được coi như một phần của hành động cải tổ (của Giáo Hoàng).
Vatican ban hành quy định đầu tiên chống rửa tiền và tài trợ khủng bố năm 2011. Giáo Hoàng Francis đã bổ nhiệm lãnh đạo mới cho Ngân Hàng Vatican, gia tăng sự trong sáng và hạn chế tiếp xúc/giao tiếp với ngân hàng đối với các giáo sứ cùng các tổ chức Thiên Chúa Giáo để làm mạnh thêm việc chống rửa tiền. Dưới sự giám sát của giáo hoàng, ngân hàng cũng đã tiết lộ bản báo cáo tài chính hằng năm đầu tiên vào 2013 (bản báo cáo hằng năm lần thứ hai vào năm ngoái).
Nhà báo Paul Vallely - người viết vài cuốn sách về giáo hoàng, nói trên NPR (National Public Radio?) về sự trong sáng mới của ngân hàng, “Họ biết tôi đang viết một cuốn sách mới bèn nói, à, anh có muốn tới và chúng tôi sẽ cho anh thấy những gì đang diễn ra ở đây không? Và, tôi muốn nói, đây là một sự thay đổi hết sức ngạc nhiên. Ngân hàng của Vatican trong quá khứ không hề có một nhân viên báo chí. Nhiệm vụ của ngân hàng là đừng cho báo chí tới, chẳng hoan nghênh chuyện nhà báo tới đây và nói để chúng tôi cho ông thấy chúng tôi đang cải tổ như thế nào.”
Vallely gọi những cải cách mà Francis tiến hành “hoàn toàn cấp tiến”: đóng 3000 trong số 19,000 trương mục, cảnh báo cho nhà chức trách biết 200 vụ chuyển tiền có dấu hiệu nghi ngờ và thanh tẩy bất cứ nhân viên ngân hàng nào có ý muốn chống lại sự thay đổi.
Tuy thế, theo Gerald Posner- một ký giả Hoa Kỳ chuyên về điều tra và là tác giả của cuốn sách “Những Ông Chủ Ngân Hàng của Thượng  Đế: Lịch Sử Tiền Bạc và Quyền Lực tại Vatican” (God’s Bankers: A History of Money and Power at the Vatican) năm 2015 nói rằng, “Họ đang gặp khó khăn khi tiến vào sự trong sáng của thế giới trong thế kỷ 21. Hãy nghĩ tới chuyện Ngân Hàng Vatican giống như Quỹ Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserve), chúng ta biết mọi chuyện cơ quan này làm, chúng ta có từng phút của những cuộc họp. Còn ở đây, họ đang đầu tư cả nhiều tỷ đô-la, nhưng tất cả đều trong bóng tối, và họ không biết hoạt động theo một hướng khác. Họ bị kéo vào thế kỷ 21, kể từ khi họ cuốn theo đồng euro giữa khúc quanh của thế kỷ, Brussels và Liên Hiệp Âu Châu giờ đây đang gửi những chuyên viên lượng giá tới xem họ đang làm gì.”
Cho dù có cải cách, việc tìm hiểu xem Giáo Hội La Mã đầu tư như thế nào, nói thì dễ, làm thì khó. 

Báo cáo năm 2014 của Ngân Hàng Vatican liệt kê tổng số tài sản 3.2 tỉ euro (3.6 tỉ đô-la) tính tới 31 Tháng 12, bao gồm 2.6 tỉ euro đầu tư mà hơn 90% là trái phiếu của chính phủ. Về tính cách rõ ràng của khối tài sản thực sự, bản báo cáo không cho biết chi tiết. Song, vì sự phân chia điều hành của Giáo Hội, cho nên đây chỉ là chóp của tảng băng trôi. Các nhà thờ tại những quốc gia khác trên thế giới điều hành vấn đề tài chánh riêng của họ theo luật lệ của những quốc gia đó mà một số đòi hỏi phải khai trình.
Tại Hoa Kỳ, nơi mà tiêu chuẩn trong sáng mạnh mẽ hơn và nạn tham ô không phổ biến như một số vùng khác trên thế giới, việc tìm hiểu xem Giáo Hội Thiên Chúa Giáo đầu tư vào chỗ nào không phải chuyện dễ dàng. Thật vậy, cám ơn cách điều hành của hệ thống luật pháp Hoa Kỳ, nó có thể là nơi mà khối tài sản của giáo hội mờ ám nhất. Edward Zelinsky – giáo sư dạy luật tại Đại Học Yale nói rằng, “Qua hệ thống luật  pháp liên bang, giáo hội không phải tiết lộ chuyện gì cả.”
Các cơ sở tôn giáo tại Hoa Kỳ như nhà thờ Do Thái, nhà thờ Thiên Chúa Giáo, thánh đường Hổi Giáo không phải khai mẫu 1023 để được miễn thuế vì là các hội  đoàn vô vị lợi cũng như không phải khai mẫu 990 mỗi năm theo đòi hỏi của liên bang để được miễn thuế. Đây là điều khác biệt của Hoa Kỳ so với những quốc gia khác, buộc phải khai trình tài sản của giáo hội.
Sam Brunson- giáo sư dạy luật tại Đại Học Loyola cho biết,   “Anh và Gia Nã Đại cả hai đều buộc các cơ sở tôn giáo phải khai trình. (Tại Hoa Kỳ, các nhà thờ có thể khai trình những gì họ muốn)." Và "những gì họ muốn" thì thay đổi.
Jack Ruhl – giáo sư dạy kế toán tại Western Michigan University nghiên cửu về bản tường trình tài chính của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo từ 2004. Ông chỉ có thể tìm thấy tin tức về tài chính của 102 trong số 195 giáo khu Thiên Chúa Giáo tại Hoa Kỳ, và những gì ông tìm thấy khác nhau rất nhiều. Ông  cho biết, “Họ không trong sáng trong nhiều cách khác nhau."
"Tiêu chuẩn tốt nhất là kiểm tra toàn bộ bản công bố tài chính, nếu chỉ kiểm tra 102 giáo khu, tức 20% không bị kiểm tra - mà nó chỉ là những bản tóm lược, thì tôi có thể nói hoàn toàn vô ích.”
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (United States Conference of Catholic Bishops), là hệ thống chính thức cai quản/ nắm giữ quyền hành của Ca-tô Giáo La Mã tại Hoa Kỳ vào năm 2000 chấp thuận một nghị quyết về báo cáo tài chính của giáo khu, khuyến khích việc tùy nghi/tình nguyện báo cáo hay không báo cáo. Nó cũng đưa ra một hướng dẫn tốt nhất cho việc quản trị tài chính, bao gồm cả mẫu khai trình và mẫu đơn. Tuy nhiên làm gì thì vẫn thuộc quyền tối hậu của giáo khu. Ô. Ruhl nói rằng, “Nó khá giống như chuyện giáo khu quyết định muốn khai trình bao nhiêu cũng được.
Vậy thì Giáo Hội Thiên Chúa Giáo đầu tư ở những nơi nào? Ở  Hoa Kỳ hay khắp thế giới? Các chuyên viên thật sự không biết.
- Jim Angel- giáo sư tại phân khoa McDonough School of Business của Đại Học Georgetown vốn là chuyên viên về cấu trúc và luật lệ của thị trường tài chính khắp thế  giới nói rằng, “Tức là, với một cơ cấu to lớn rộng khắp và tập trung quyền lực như thế, tôi không nghĩ rằng bất cứ ai, thậm chí ngay cả giáo hội lại có thể biết người ta làm cái gì.
- Joe Kaboski - một giáo sư tại Đại Học Notre Dame và cũng là chủ tịch của “Tổ Chức Của Các Nhà Kinh Tế Thảo Luận Giữa Niềm Tin TCG Với Những Khảo Cứu Kinh Tế” (Catholic Research Economist Discussion Organization =CREDO) nói rằng, “Tôi có thể nói, câu trả lời là tôi không biết. Tôi không rõ, liệu đây có phải là vấn đề mà không ai biết gì hết.
- Michael Brennan – giáo sư tại UCLA Anderson và Trường Thương Mại Luân Đôn và cũng là thành viên của ban cố vấn của CREDO nói rằng, “Tôi không biết. Nhưng điều giá trị là chỉ ra rằng giáo hội TCG không phải là nguyên khối. Những giáo xứ và giáo khu riêng lẻ đều tự trị về tài chính- đó là lý do tại sao một vài giáo khu phá sản do những tai tiếng về tình dục.
- Ruhl nói rằng, “Những người không ở bên trong thì không biết gì.
- Zelinsky nói rằng, “Tôi có thể nói với quý vị rằng ở đây chúng ta có một chính sách vô cùng mạnh mẽ, không biết nó đúng hay sai, khi cho phép không tiết lộ tài chính để bảo vệ tính cách tự trị của các tôn giáo. Liệu đưa ra (tên tuổi) những người đóng góp, hay liệu những cơ quan khác trong giáo hội muốn yêu cầu khai trình, đó, dĩ nhiên là vấn đề nội bộ của giáo hội.”
Với đường lối mà giáo hội đang cải tổ, có thể một ngày nào đó chúng ta sẽ có câu trả lời cho những câu hỏi căn bản như, “Giáo Hội TCG có bao nhiêu nhà cửa?” hoặc, “Liệu tiền mà Giáo Hội TCG đầu tư vào chứng khoán và trái phiếu có trực tiếp đi ngược lại những sứ mạng của giáo hội không?” Khi Giáo Hoàng lần đầu tiên thăm viếng Hoa Kỳ, ngày đó chưa tới ở đây. Posner nói, “Tôi nghĩ cuối cùng chúng ta có thể đặt câu hỏi đó và khám phá họ đầu tư ở nơi nào, nhưng con đường còn rất dài.
(Bài viết được đóng góp ý kiến bởi những tham dự viên/độc giả độc lập. Khi phổ biến bải viết này, tác giả không có bất cứ cổ phần nào mà tác giả để cập ở trên.)

--- o0o ---

How Rich Is the Catholic Church? It's Impossible to Tell
By Emily Stewart
NEW YORK (TheStreet) -- Feeling guilty about investing in "sin" stocks, like makers of guns, cigarettes and alcohol products? Don't. Over the course of its history of investing, the Catholic Church has done much worse. 
In the 1960s, Italian media uncovered evidence that the Vatican had invested in entities that conflict directly with the church's holy mission, including Istituto Farmacologico Serono, a pharmaceutical company that made birth control pills, and Udine, a military weapons manufacturer. There have also been unconfirmed rumor of church money in firearms manufacturer Beretta and companies with activities in gambling and pornography. It has been linked to dealings with Nazi gold during World War II as well.
The Catholic Church has a history of corruption, and it is a notoriously opaque institution. Sexual abuse accusations (and the consequent cover-ups) have put it in the headlines most recently, but it has been at the center of numerous scandals over the years, ranging from accusations of ties to the mafia in Rome to allegations of stealing babies in Chile and Spain.
Pope Francis, who visits the U.S. this week, has been credited with bringing enormous change to the Catholic Church since his election to the papacy in 2013, including when it comes to the Church's finances. 
Must Read: 7 Pieces of Investing Advice From Pope Francis
Francis has made major overhauls at the Institute for the Works of Religion, commonly referred to as the Vatican Bank, a privately held financial institution located inside Vatican City. Founded in 1942 with the intention of safeguarding and administering property intended for works of religion or charity, the bank only accepts deposits from Catholic institutions and individual account-holders who are tied to the church. It then manages that money and provides services much as other banks do.
The bank has faced numerous scandals over the years. One of the most significant was the 1982 collapse of Banco Ambrosiano, of which the Vatican Bank was the main shareholder. The Italian bank went under after making what was estimated at the time to be $1.4 billion in unsecured loans to dummy companies in Latin America. At the center of an investigation into its dealings was what The New York Times described as a "close but ambiguous" relationship between the Ambrosiano's president, Roberto Calvi, and Archbishop Paul Marcinkus, the head of the Vatican Bank. In the wake of the scandal, Calvi was found dead, hanged from a bridge in what is largely believed to be a faked suicide.
Just recently, the Vatican was caught up in yet another financial scandal, when Monsignor Nunzio Scarano, who was an accountant at the bank that managed the Church's real estate investments, was arrested when he tried to smuggle €20 million ($26 million in 2013, when the plot was uncovered) into Italy, allegedly on behalf of the d'Amico shipping family. He told the authorities that he stood to gain €2.5 million on the deal. Investigators were first alerted to him when he reported paintings stolen from his apartment and police discovered a luxurious pad packed to the ceiling with expensive art and furnishings, which the Monsignor, who draws a small salary as a member of the clergy, claimed were gifts. 
Things have come a long way since even then. In fact, Scarano's arrest could be seen as part of the move toward reform.
The Vatican passed its first legislation against money laundering and terrorist group funding in 2011. At the Vatican Bank, Pope Francis has brought in new leadership, increased transparency and limited access to the bank to diocese and other Catholic organizations to further fight against money laundering. Under his watch, the bank also disclosed its very first annual financial report in 2013 (the bank released a second annual report last year).
Journalist Paul Vallely, who has written several books about the Pope, said on NPR of the bank's new transparency, "They heard I was writing another edition of the book and said, well, do you want to come in and we'll show you what's going on here? And, I mean, that was in itself an amazing change. The Vatican bank's never had a press officer in the past. Its job was keeping journalists away, not welcoming them in and saying, let's show you how we're going about the reform process."
Vallely called the reforms that Francis has enacted "completely radical": closing 3,000 of the bank's 19,000 accounts; alerting authorities to 200 suspicious transactions; and cleaning house of any bank functionaries who seemed to resist changes.
Yet, "They're having a tough time moving into the world of 21st century transparency," said Gerald Posner, an American investigative journalist and the author of the 2015 book God's Bankers: A History of Money and Power at the Vatican. "Think of the Vatican Bank as sort of the equivalent of the Federal Reserve, we know everything the Fed does, we get minutes from the meetings. Here, they're investing literally billions of dollars, but it's always been in the dark, and they didn't know how to operate any other way. They're being dragged into the 21st century because, since they went with the euro at the turn of the century, Brussels and the European Union are now sending in evaluators to see how they're doing."
Despite the reforms, finding out where the Catholic Church is actually investing is easier said than done.
Must Read: Pope Francis Arrival in U.S. Could Disrupt iPhone Deliveries
The Vatican Bank's 2014 report lists its total assets at €3.2 billion ($3.6 billion) as of December 31, including €2.6 billion in securities investments, more than 90% of which is in government bonds. As to the specifics of its exact holdings, it doesn't dive into much more detail. But, because of the distributed operations of the Church, this is just the tip of the iceberg. Churches in countries all over the world operate their own finances under the laws of those countries, some of which require disclosures. 
In the United States, where financial transparency is strong and corruption not as common as in some other regions of the world, deciphering where the Catholic Church is invested is no simple feat. In fact, thanks to the way the U.S. legal system is set up, it may be the place where the church's holdings are most opaque.
"Under our federal system, the Church doesn't have to disclose anything," said Edward Zelinsky, a law professor at Yeshiva University.
Religious institutions in the United States, including synagogues, mosques and churches, are required to file neither a form 1023, which grants tax exemption to nonprofits, nor a form 990, an annual return report required of federally tax-exempt organizations. This distinguishes the U.S. from other countries that do obligate religious entities to make disclosures.
"England and Canada both have disclosure requirements," said Sam Brunson, a law professor at Loyola University. "[In the U.S.], churches can disclose whatever they want."
And "whatever they want" can vary.
"They're not very transparent in a lot of different ways," said Jack Ruhl, an accountancy professor at Western Michigan University who has been studying Catholic Church financial statements since 2004. He has been able to locate financial information only 102 of the 195 Catholic diocese in the United States, and what he has found has varied widely.
"The gold standard is a full set of audited financial statements, and quite a few of the 102, I would say probably 20%, were not audited, they were just summaries, which were essentially useless," he said.
The United States Conference of Catholic Bishops (USCCB), the official organization of the Catholic hierarchy in the U.S., in 2000 approved a resolution on diocesan financial reporting that encourages the adoption of a voluntary financial reporting system for diocese. It also provides a guide to best practices on financial administration matters, including sample statements and forms. However, it is the diocese that ultimately determine what to do.
"It's pretty much just a diocesan decision about how much financial information will be released," Ruhl said.
So, where is the Catholic Church investing? In the U.S. and around the world, experts don't really know. To wit: 
-- "It is such a sprawling, decentralized organization, I don't think anybody even in the church even knows what everybody's doing," said Jim Angel, a professor at Georgetown University's McDonough School of Business who specializes in the structure and regulation of financial markets around the world.
-- "I would say the answer is that I don't know. I'm not sure if it's the case that no one knows," said Joe Kaboski, a Notre Dame University professor and the president of the Catholic Research Economists Discussion Organization (CREDO).
-- "I do not know. But it is worth pointing out that the church is not monolithic. Individual parishes and dioceses are independent financially -- that is why a couple of dioceses have gone bankrupt over the sex abuse scandal," said Michael Brennan, a professor of finance at UCLA Anderson and London Business School and a member of the CREDO advisory panel.
-- "Those people who are not insiders don't know," Ruhl said.
-- "I can only tell you that we have a very strong policy in this country, whether it's right or wrong, of non-disclosure to protect the autonomy of religious institutions. Whether lay donors or whether other constituencies within the church want to demand disclosure, that, of course, is a matter of internal church governance," Zelinsky said.
With the way the Church is reforming, we may some day know the answer to such basic questions as, "how much real estate does the Catholic Church own?" Or, "is the Catholic Church's money invested in stocks and bonds that don't support causes that are directly against the Church's mission?" As the Pope visits the U.S. for the first time in his term, that day is not yet here. 
"I think eventually you will be able to ask that question and find out where they are invested, but it's a slow process," Posner said.
This article is commentary by an independent contributor. At the time of publication, the author held no positions in the stocks mentioned.



Bình Luận:
 - DC cách đây 19 giờ
Giáo hội xụp đổ càng sớm thì càng tốt cho thế giới hơn. Đây là ổ tội phạm quốc tế làm giàu ngoài sức tưởng tượng (Họ làm chủ bao nhiêu đất đai trên thế giới? Bộ sưu tầm đồ cổ, mỹ thuật mà Vatican có trị giá bao nhiêu?) ? mà vẫn còn tiếp tục săn mồi trên người nghèo và những kẻ ngu xuẩn để sống.”
- Edie the Egg Lady cách đây một ngày
Tôi có thể bảo đảm với các bạn là Giáo Hội TCG chưa bao giờ làm giàu nhờ tôi.”
- Walk 23 cách đây 16 giờ
Đủ tiền để bao che cho những giáo sĩ dâm ô của họ và trả cho những em bé phụ lễ bên bàn thờ Chúa
- Jo Strabuchinkoskowitzenheimer cách đây một ngày
Những tỷ phủ và những triệu phú như George Soros và Al Gore sống nhờ lợi lạc to lớn từ huyền thoại hâm nóng toàn cầu. Những loại này đóng góp biết bao nhiêu cho Giáo Hội TCG để đổi lấy giáo hoàng giúp quảng bá trò lừa bịp. Lúc nào cũng thế, luôn luôn chạy theo tiền bạc. Thượng Đế không cần tiên bạc. Chấm.”
- bluetexan Jo Strabuchinkoskowitzenheimer cách đây 21 giờ
“Sự kiện thì không phải là huyền thoại. Thượng Đế là huyền thoại.”
- John Shontz  Jo Strabuchinkoskowitzenheimer cách đây 17 giờ
Hâm nóng toàn cầu có thể là rất nhiều chuyện nhưng một chuyện là nó không là chuyện bịp.”
- Alan macdonald cách đây 8 giờ
Giáo Hội Ca-tô La Mã phỉ báng Thượng Để hơn tất cả những tôn giáo khác cộng lại, chính vì, họ khởi đầu đúng rồi cưới Thành Rome. Nói khác đi, họ làm đĩ xa dần Thượng Đế và trở thành Ca-tô Giáo La Mã. Hành động chứng tỏ nhiều hơn lời nói.”
- Ceptemus cách đây 9 giờ
Giáo hội là tổ chức xưa nhất xây dựng bởi người Do Thái trước khi họ tổ chức ngân hàng và cả hai phục vụ cùng mục tiêu.”
- Carmel Schmidt cách đây 14 giờ
Vatican hầu như hoàn toàn thối nát ngay từ ngày đầu tiên. Ngân Hàng Vatican là cơ quan rửa tiền lớn nhất thế giới. Tài sản lớn nhất của Giáo Hoàng là sự khôn khéo của ông ta xuất hiện như một Giáo Hoàng Thay Đổi, Giáo Hoàng Tốt v.v…Ông ta giống như những người kế tục ông; một loài bò sát sục sạo toàn thế giới để kiếm tiền và quyền hành nơi những người ngu xuẩn dễ xúc cảm và nơi những chính trị gia muốn mọi người biết đến bộ mặt của mình.
- Old Coot cách đây 16 giờ
Vatican giống như một công ty mua bán chứng khoán độc lập với công ty mẹ. Mỗi giáo khu gửi tiển về Rome, nhưng Rome lại không chịu trách nhiệm khi giáo khu phải trả tiền cho những nạn nhân của sự tồi bại. Nó giống như cấu trúc kim tự tháp, tiền gửi lên nhưng không đi xuống, ngoại trừ khi những người già cả khoác áo choàng tại Rome muốn đi xuống.”
- Annie B cách đây 16 giờ
Dĩ nhiên họ không thể nói họ có bao nhiêu tiền họ có…và họ giấu. Và họ dùng phép tính thông thường để báo cáo, nhưng thực sự lại không tính gì cả vì họ dùng lối tính của trường học cổ lỗ sĩ.”
- John Shintz cách đây 16 giờ
Tất cả các tổ chức tôn giáo tại xứ sở này phải khai nộp cho Sở Thuế Liên Bang (IRS) mẫu 990. Cách đây vài năm, giáo khu tại Tây Montana gom từng xu từ các giáo xứ ngoại trừ hai tháng chi phí. Từng triệu, từng triệu đô-la biến mất vào lố đen không một lời giải thích. Linh mục tại giáo xứ chúng tôi lúc bấy giờ rất tốt trong việc cung cấp bản tổng kết và bản PL cho giáo dân cũng như tường trình việc thu tiền những tuần lễ sau đó trên bảng thông cáo. Vào lúc đó và bây giờ thì không một giám mục nào. Bây giờ linh mục của giáo xứ không còn làm thế. Chúng tôi bỏ đi và không thèm nhìn lại.”
- Dan cách đây 20 giờ
Chính bạn là Thượng Đế, Thượng Đế của Thiên Chúa Giáo. Tài sản của bạn tích tụ từ 2000 năm đóng góp từ đức tin. Những phiền phức của bạn trong Giáo Hội đến từ những phương tiện của ma quỷ, hủy diệt bạn do hành động của một người đàn ông, mà người đàn ông do chính bạn tạo ra. Thông điệp của tôi luôn luôn đơn giản,”Yêu thương nhau”. Giờ đây hãy câm miệng đi và cầu nguyện cho tội lỗi của các người và người anh em của các người.”
- Leo Montana cách đây 20 giờ
Tất cả những thứ này không có gì mới. Thật vậy nó đã được tiên tri trong Kinh Thánh. Trong Sách Khải Huyền 18, sách nói về một khuôn mặt tiêu biểu mà người ấy nói rằng bà ta luôn luôn hằng hữu và không bao giờ bị hủy diệt. Bà ta sống xa hoa và làm ăn với rất nhiều thương buôn trên thế giới. Họ trao đổi vàng, bạc, ngọc trai và những đồ quý giá khác. Một việc đập vào mắt tôi là đoạn nói về Trẻ Nhỏ Ở Chí Lợi, hãy nhìn điều này ở Sách Khải Huyền 8:11-13, “Cũng vậy, các thương buôn trên quả đất này khóc than bà vì giờ đây sẽ không còn ai mua một thuyền chở đầy của họ nữa, một thuyền chở đầy vàng, bạc, đá quý, ngọc trai và MẠNG SỐNG CỦA CON NGƯỜI, phải, MẠNG SỐNG CỦA CON NGƯỜI. Phải, Vatican đã can dự vào những vụ thảm sát loài người ghê tởm chưa từng thấy. Chẳng chóng thì chầy thế giới sẽ hiểu sự thật về Vatican.
- Fingerlakes54 cách đây 21 giờ
Các nhà phê bình về tài sản của Giáo Hội Ca-tô Giáo La Mã luôn luôn kêu than là giáo hội có quá nhiều của cải và phải bán số vàng của giáo hội. Nhưng nếu đem đổ khối vàng đó vào thị trường thì giá vàng sẽ sụt xuống. Sau khi giá vàng đi xuống-1% sẽ mua sạch số vàng còn lại- bảo đảm sẽ không có chuyện tái quân bình số vàng cất giữ và sự ổn định giá cả. Phải mất 2000 năm mới lấy được số vàng đó- sao lại tiếp tục trao quyền lực cho người giữ vàng là chính? 1% không chấp nhận một người hay một vật quyền lực như họ.”
- Jo Strabuchin koskowitzenheimer Fingerlakes54 cách đây 20 giờ
Có lẽ hơn 1% không chịu nổi sự đạo đức giả của Ca-tô Giáo La Mã. Hoặc, giáo lý của Ca-tô Giáo trái với Tân Ước, cuốn sách mà những người Công Giáo thường nhắc tới trong những buổi lễ hằng ngày là Sách Phúc Âm hay Lời Của Chúa. Hoặc, trước khi Francis lên ngôi, những người cấp tiến hằng ngày thường nhắc chúng ta về những linh mục Thiên Chúa Giáo dâm ô. Đối với những người cấp tiến, giáo hoàng này sẽ là một nhà khoa học, một thiên tài, một ngươi hùng cho đến khi ông lên tiếng chống lại hôn nhân đồng giới tính và phá thai.”

Thân hữu của SH dịch

___________________
Mời đọc thêm:
- How Rich Is the Catholic Church? -By Matthew Yglesias - Nobody really knows, because religious groups don’t need to follow regular accounting and disclosure rules.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét