Đánh giá hiệu quả marketing
Hiệu quả marketing không nhất
thiết được thể hiện ra bằng kết quả mức tiêu thụ và lợi nhuận hiện tại.
Kết qủa tốt của một chi nhánh cũng có thể là do chi nhánh đó được đặt
đúng chỗ và đúng lúc, chứ không hẳn là có một ban lãnh đạo marketing
giỏi. Việc cải tiến marketing ở các chi nhánh này có thể cho phép nâng
kết quả của hoạt động marketing. Chi nhánh cũng có thể có kết quả kém,
mặc dù có kế hoạch marketing hoàn hảo.
Hiệu quả marketing của một
doanh nghiệp hay chi nhánh được phản ánh qua mức độ nó thể hiện năm nội
dung chủ yếu của định hướng marketing: triết lý về khách hàng, tổ chức
các phối thức marketing (marketing-mix), thông tin marketing chính xác,
định hướng chiến lược và hiệu suất công tác. Các nội dung đánh giá hiệu
quả marketing được trình bày cụ thể như sau:
Triết lý về khách hàng
- Nhận thức của ban lãnh đạo về
tầm quan trọng của việc cần có một tổ chức doanh nghiệp có khả năng đáp
ứng tốt nhất những nhu cầu và mong muốn của các thị trường mục tiêu.
- Quan điểm của ban lãnh đạo về
thực hiện marketing có phân đoạn thị trường (phát triển những sản phẩm
khác nhau và triển khai những kế hoạch marketing khác nhau cho những
phân đoạn thị trường khác nhau).
- Quan điểm toàn diện của ban
lãnh đạo về hệ thống marketing (những người cung ứng, các kênh, các đối
thủ cạnh tranh, khách hàng, môi trường) khi lập kế hoạch kinh doanh của
mình.
Tổ chức marketing-mix
- Mức độ kết hợp marketing và kiểm tra những chức năng marketing chủ yếu.
- Mức độ hợp tác của những
người quản trị marketing với những người quản trị nghiên cứu, sản xuất,
cung ứng, phân phối và tài chính.
- Tổ chức quá trình phát triển sản phẩm mới.
Thông tin marketing chính xác
- Mức độ hiểu biết về khách
hàng, ảnh hưởng việc mua sắm, các kênh phân phối và đối thủ cạnh tranh
thông qua các cuộc nghiên cứu marketing.
- Mức độ am hiểu về tiềm năng
tiêu thụ, khả năng sinh lời của các phân đoạn thị trường, các khách
hàng, địa bàn, sản phẩm, kênh phân phối và quy mô đơn hàng.
- Những hoạt động đã triển khai để nâng cao hiệu quả chi phí của các khoản chi phí marketing khác nhau.
Định hướng chiến lược
- Mức độ và phạm vi triển khai việc lập kế hoạch marketing chính thức.
- Tình trạng hiện tại của chiến lược marketing.
- Mức độ chủ động xây dựng và
thực hiện kế hoạch đối phó với những tình huống bất trắc trong quá trình
thực hiện chiến lược marketing.
Hiệu suất công tác
- Tình hình quán triệt và thực hiện chiến lược marketing.
- Mức độ sử dụng có hiệu quả những nguồn tài nguyên marketing.
- Khả năng phản ứng nhạy bén và có hiệu quả của ban lãnh đạo đối với những biến động diễn ra trong các hoạt động marketing.
Kiểm tra marketing
Những doanh nghiệp phát hiện
thấy những điểm yếu kém trong hoạt động marketing khi áp dụng công cụ
đánh giá hiệu quả marketing cần tiến hành nghiên cứu kỹ hơn bằng cách
kiểm tra marketing.
Kiểm tra marketing là việc kiểm
tra định kỳ, độc lập, có hệ thống, toàn diện môi trường marketing, mục
tiêu, chiến lược và hoạt động của một doanh nghiệp, hay đơn vị kinh
doanh, nhằm xác định những lĩnh vực có vấn đề và những cơ hội, đề xuất
kế hoạch hành động nhằm nâng cao thành tích marketing của doanh nghiệp.
Đặc điểm của kiểm tra marketing
- Toàn diện.Kiểm
tra marketing bao quát tất cả mọi hoạt động marketing chủ yếu của một
doanh nghiệp, chứ không chỉ đơn thuần kiểm tra các chức năng marketing
riêng lẻ như kiểm tra lực lượng bán hàng, định giá hay các hoạt động
marketing khác. Mặc dù kiểm tra chức năng là bổ ích, đôi khi nó làm cho
ban lãnh đạo hiểu nhầm nguyên nhân của vấn đề. Ví dụ, tình trạng biến
động nhân sự quá mức trong lực lượng bán hàng có thể là một triệu chứng
của tình trạng sản phẩm và khuyến mãi yếu kém của doanh nghiệp, chứ
không phải của tình trạng huấn luyện chưa chu đáo hay thù lao thấp đối
với lực lượng bán hàng. Kiểm tra marketing toàn diện thườìng có hiệu quả
hơn trong việc xác định nguyên nhân thực tế của vấn đề marketing của
doanh nghiệp.
- Hệ thống.Kiểm
tra marketing bao gồm một chuỗi những bước chẩn đoán theo một trình tự
nhất định, bao quát toàn bộ môi trường marketing vĩ mô và vi mô của tổ
chức, các mục tiêu và chiến lược marketing, các hệ thống và những hoạt
động marketing cụ thể. Kết quả chẩn đoán chỉ ra những cải tiến cần thiết
nhất. Chúng được thể hiện thành một kế hoạch các biện pháp chấn chỉnh,
cả ngắn hạn lẫn dài hạn, để nâng cao hiệu quả marketing chung của tổ
chức.
-Độc lập.Kiểm
tra marketing có thể được tiến hành theo sáu cách: tự kiểm tra, kiểm
tra chéo, kiểm tra từ trên xuống, bộ phận kiểm tra của doanh nghiệp, lực
lượng đặc nhiệm kiểm tra của doanh nghiệp, và thuê kiểm tra từ bên
ngoài. Tự kiểm tra, tức là những người quản trị sử dụng một hệ thống các
tiêu chuẩn kiểm tra để đánh giá các hoạt động của chính mình, có thể có
ích, nhưng phần lớn các chuyên gia đều nhất trí rằng tự kiểm tra thiếu
tính khách quan và độc lập., nói chung kiểm tra tốt nhất là do cố vấn
thuê từ bên ngoài thực hiện để đảm bảo tính khách quan cần thiết, có
kinh nghiệm sâu rộng về một số ngành, có hiểu biết nhất định về ngành cụ
thể đó, và dành toàn bộ thời gian và tâm trí vào việc kiểm tra.
- Định kỳ.Thông
thường kiểm tra marketing chỉ tiến hành sau khi nhận thấy mức tiêu thụ
giảm xuống, tinh thần của lực lượng bán hàng sa sút, và có những vấn đề
khác của doanh nghiệp phát sinh. Có khá nhiều doanh nghiệp bị lâm vào
tình trạng khủng hoảng một phần là vì họ không rà soát lại các hoạt động
marketing của mình trong một thời gian khá dài. Kiểm tra marketing định
kỳ có thể có ích cho cả những doanh nghiệp lành mạnh cũng như những
doanh nghiệp gặp rắc rối. Theo A. Shuchman, “Không có hoạt động
marketing nào lại luôn luôn tốt đến mức là không thể cải tiến thêm được
nữa. Ngay cả hoạt động tốt nhất cũng có thể làm tốt hơn. Trong thực tế,
ngay cả cái tốt nhất cũng cần phải tốt hơn nữa. Chỉ đối với một vài hoạt
động marketing, nếu có, là có thể vẫn tiếp tục thành công trong nhiều
năm liền mà không cần cải tiến gì".
Ban lãnh đạo doanh nghiệp cần
định rõ mục tiêu, phạm vị, chiều sâu, nguồn số liệu, biểu mẫu báo cáo và
thời gian tiến hành việc kiểm tra marketing. Cần có một kế hoạch chi
tiết về các đối tượng sẽ phỏng vấn, thiết kế bảng câu hỏi, thời gian và
địa điểm tiến hành,... để đảm bảo thời gian và chi phí kiểm tra ở mức
tối thiểu. Một nguyên tắc cơ bản trong kiểm tra marketing là không được
phép chỉ dựa vào những số liệu và ý kiến do những người quản trị của
doanh nghiệp cung cấp, mà phải phỏng vấn khách hàng, đại diện bán hàng
và các nhóm công chúng khác.
Nội dung của kiểm tra marketing
Kiểm tra marketing bao gồm sáu
vấn đề chủ yếu: kiểm tra môi trường marketing, chiến lược marketing, tổ
chức marketing, hệ thống marketing, hiệu quả marketing, và chức năng
marketing.
Kiểm tra môi trường marketing
Môi trường vĩ mô
-Nhân khẩu học.Những
diễn biến và xu hướng chủ yếu tạo ra những cơ hội,đe dọa đối với doanh
nghiệp. Những biệp pháp để đối phó với những diễn biến và xu hướng đó.
-Kinh tế.Những
thay đổi chủ yếu về thu nhập, giá cả, tiết kiệm và tín dụng tác động
đến doanh nghiệp. Những biệp pháp để đối phó với những thay đổi đó.
-Sinh thái.Xu
hướng thay đổi về chi phí và mức độ sẵn có của các nguồn tài nguyên
thiên nhiên và năng lượng cần thiết cho doanh nghiệp. Mức độ quan tâm
của doanh nghiệp đến tình trạng ô nhiễm và các biện pháp đã áp dụng để
bảo vệ môi trường.
-Công nghệ.Những
thay đổi chủ yếu trong công nghệ sản xuất, và vị trí của doanh nghiệp
về công nghệ đó cũng như những sản phẩm có thể thay thế của nó.
-Chính trị.Những
thay đổi về luật pháp và các qui định về kiểm soát ô nhiễm, đảm bảo cơ
hội kiếm việc làm, an toàn sản phẩm, quảng cáo, kiểm soát giá cả,...có
thể tác động đến chiến lược và chương trình marketing.
-Văn hóa.Thái
độ của công chúng đối với doanh nghiệp và sản phẩm của nó. Những thay
đổi nào về lối sống và quan niệm giá trị của khách hàng có thể tác động
đến doanh nghiệp.
Môi trường vi mô
-Thị trường.Những
thay đổi của thị trường về qui mô, mức độ tăng trưởng, phân bố địa lý
và mức lợi nhuận. Các phân đoạn thị trường chủ yếu của doanh nghiệp.
-Khách hàng.Những
nhu cầu và tiến trình mua sắm của các nhóm khách hàng khác nhau. Đánh
giá của khách hàng hiện có và khách hàng tiềm năng đối với doanh nghiệp
và các đối thủ cạnh tranh về danh tiếng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ,
lực lượng bán hàng và giá cả.
-Đối thủ cạnh tranh.Những
đối thủ cạnh tranh chủ yếu và mục tiêu, chiến lược, điểm mạnh, điểm
yếu, qui mô và thị phần của họ. Những üxu hướng ảnh hưởng đến tình hình
cạnh tranh và những sản phẩm thay thế.
- Phân phối.Những kênh phân phối chính, hiệu suất và tiềm năng phát triển của chúng.
-Người cung ứng.Khả năng của những người cung ứng về các yếu tố sản xuất chủ yếu, và xu hướng thay đổi của họ trong tương lai.
-Các dịch vụ hỗ trợ.Xu
hướng thay đổi về chi phí và mức độ sẵn có của dịch vụ vận tải, cơ sở
kho bãi và các nguồn tài chính. Mức hiệu quả nghiên cứu marketing và
quảng cáo của doanh nghiệp.
-Công chúng.Ảnh
hưởng của các nhóm công chúng và các biện pháp của doanh nghiệp nhằm
giao dịch có hiệu quả với các nhóm công chúng khác nhau đó.
Kiểm tra chiến lược marketing
-Nhiệm vụ của doanh nghiệp.Hoạt động marketing của doanh nghiệp có định hướng theo thị trường hay không, và mức độ khả thi của nhiệm vụ đó.
-Mục tiêu marketing và các chỉ tiêu.Những
mục tiêu và chỉ tiêu marketing làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch
marketing và đo lường kết quả. Mức độ phù hợp của các mục tiêu marketing
với vị trí cạnh tranh, nguồn lực và cơ hội của doanh nghiệp.
-Chiến lược.Mức
độ rõ ràng và thuyết phục của chiến lược marketing. Mức độ phù hợp của
chiến lược với các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm. Các tiêu chuẩn
đánh giá và lựa chọn thị trường mục tiêu, và các đặc điểm của các thị
trường mục tiêu đó. Phân bổ các nguồn lực cho các yếu tố của marketing
-mix và hiệu quả của chúng.
Kiểm tra tổ chức marketing
-Cơ cấu tổ chức.Mức
độ phân quyền và giao trách nhiệm cho người phụ trách marketing phù hợp
đến đâu với yêu cầu thỏa mãn tốt nhất mong muốn của khách hàng. Hình
thức tổ chức bộ phận marketing (theo chức năng, sản phẩm , địa bàn, thị
trường hay người sử dụng cuối cùng)
- Hiệu suất theo chức năng.Mối
quan hệ thông tin và hợp tác giữa các bộ phận marketing và tiêu thụ.
Hình thức lập kế hoạch trong quản trị sản phẩm (lập kế hoạch lợi nhuận
hay lập kế hoạch tiêu thụ).
- Hiệu suất giao tiếp.Những
vấn đề cần quan tâm giữa các chức năng marketing và sản xuất, nghiên
cứu và phát triển, cung ứng, tài chính, kế toán và pháp lý.