Lời cảnh báo của bộ trưởng Chang là tiếng nói đáp lại phán quyết của Toà Án LHQ The Hagues và xem đây là “chọn lựa” của Trung Cộng đối với cộng đồng thế giới. Chang chính thức cảnh báo như thế và gọi đây ‘ tình trạng an ninh quốc gia đang bị đe doạ trầm trọng nhất là vùng biển”. Lời tuyên bố ‘màu đỏ’ như thế được tờ Xinhua loan đi hôm nay.
Trong chuyến thị sát tình hình tại tỉnh Chiết Giang (Zhejiang), Chang hùng hổ tuyên bố “quân đội, công an và nhân dân phải chuẩn bị tinh thần bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”. Chiết Giang là tỉnh nằm theo bờ biển, chuyến đi này vào ngày nào tờ Xinhua không cụ thể, nhưng tuyên bố ‘mạnh miệng’ của Chang thì được loan tin vào hôm thứ Ba này.
Tuy ASEAN họp vừa qua tại Lào không đưa vấn đề phán quyết của Toà Trọng Tài nhưng cuộc tranh chấp Biển Đông hiện nay vẫn nguyên trạng và Bắc Kinh sẳn sàng đối đầu cùng Hoa kỳ tuyên bố tiếp tục tuần tra bằng hải và không quân tại vùng biển này.
Hôm qua Bắc Kinh đe doạ sẽ trừng phạt tàu bè nào đánh cá “bất hợp pháp’ trong vùng biển ‘của Bắc Kinh” kể cả những vùng đang tranh chấp?
Theo Toà Án Tối Cao của Trung Cộng định nghĩa thì ‘chủ quyền’ của Trung Cộng bao gồm cả Biển Đông mà Bắc Kinh gọi là Biển Nam Trung Hoa. Đó là sự diễn giải cố tình bóp méo sự thật nhằm gián tiếp nới rộng lãnh thổ qua hiến pháp.
Vừa qua Toà Thường Trực LHQ cũng đã nhận sự kiện tụng về ai có quyền đánh cá trong vùng biển tranh chấp giữa Bắc Kinh và Manila. Bắc Kinh vẫn dùng tàu chiến để bảo vệ cho ngư dân vùng tranh chấp này. Ngoài ra Bắc Kinh còn đụng chạm với Indonesia về vùng đánh cá quanh quần đảo Natuna của Indonesia.
Kinh nghiệm vừa qua, đây cũng là ‘chiến thuật cù nhầy’ hay dùng kế ‘nhập nhằng’ để qua sức mạnh hải quân lần hồi chiếm luôn Natuna của Bắc Kinh?
Phán quyết vừa qua đã phủ nhận tất cả chủ quyền và công bố lãnh hải tại Biển Đông của Bắc Kinh. Tuy thế, Bắc Kinh phủ nhận tất cả phán quyết lại đặt ra những điều luật tại Biển Đông bao gồm biện pháp trừng phạt các tàu đánh cá ‘phi pháp’ tại vùng này.
Trong Website của Toà Án Tối Cao của Trung Cộng có cho ra những điều luật mà Bắc Kinh ‘tự biên tự diễn” nói rằng ngư thuyền nào trong 1 năm “xâm nhập bất hợp pháp’ vào biển của Trung Cộng hơn 1 lần sẽ bị phạt tiền và ở tù 1 năm?
Toà này còn thách đố những ai thấy điều nói trên là sai luật thì sẵn sàng ‘nhận hồ sơ’ khiếu kiện?
Những hành động của Bắc Kinh vừa qua cho công luận thấy rằng Trung Cộng đang chuẩn bị đối đầu với LHQ qua sự kiện phủ nhận phán quyết của LHQ. Nhưng theo nguồn tin Cali Today đã loan hôm qua thứ Hai, hiện lãnh đạo cao cấp nhất của đảng Trung Cộng là Tập Cận Bình tuy ngoài miệng rất lớn lối nhưng bắt đầu thấy ‘lạnh gáy’ do lường trước ‘hậu quả của cuộc chiến’ nếu xảy ra thực sự ra sao? Đó là sự sụp đổ của nền đại kinh tế chế xuất (manufacturing economy) do ứ đọng hàng hoá. Tập Cận Bình còn lo hơn khi hội nghị kinh tế G20 sẽ tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng Chín tới đây, không còn bao lâu nữa.
Mặc cho các tướng tá ‘diều hâu’ của Bắc Kinh muốn kích động bao nhiều nhưng quyền hành nằm trong tay ‘chóp bu’ đảng Cộng Sản đó là điều thực tế mà thôi. Con ‘cọp giấy’ Bắc Kinh còn lớn tiếng hơn nữa trong thời gian ‘chơi vơi’ trước mắt khi ngoảnh mặt và đương đầu lại với phán quyết LHQ vừa ra.
Đinh Hoa Lư (theo Yahoo)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét