– Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế chung của thế giới hiện nay là xu thế hoà hoãn, chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Tuy nhiên, những xung đột quốc tế vẫn còn và ảnh hưởng lớn đến tiến trình phát triển của kinh tế thế giới, và những xung đột chính trị thường tạo ra những ảnh hưởng lớn về kinh tế.
– Nguyên nhân gì gây ra những xung đột trong môi trường kinh tế quốc tế hiện nay?
– Mặc dù số lượng các cuộc chiến tranh lạnh trên thế giới đã giảm nhưng những xung đột vẫn tồn tại ở nhiều nơi. Những nguyên nhân gây ra những xung đột đó là những vấn đề về tôn giáo (đạo hồi, thiên chúa giáo), khủng bố (11/9), tranh chấp lãnh thổ (tranh chấp giữa các nước trong khu vực như Việt Nam – Trung Quốc, Indonesia – Malaysia v.v..). Khi còn những xung đột như vậy thì kinh tế bị ảnh hưởng rất nhiều. Như sau khi xảy ra cuộc khủng bố 11/9, thì mọi người rất sợ đi máy bay đã gây ra tình trạng làm cho các hãng hàng không trên thế giới bị lâm vào tình trạng khủng hoảng phải sa thải rất nhiều nhân công lao động.
2. Đặc điểm 2:
– Cách mạng khoa học công nghệ ngày càng phát triển với nội dung rộng lớn ngày càng tác động trực tiếp tới mọi mặt đời sống, kinh tế xã hội ở tất cả các nước.
– Cuộc cách mạnh khoa hoặc công nghệ đã làm xuất hiện nền kinh tế tri thức mà đặc thù của kinh tế tri thức ta có thể thấy rất quan trọng như vai trò của công nghệ thông tin, người máy, thương mại điện tử v.v… Có rất nhiều khái niệm về nền kinh tế tri thức nhưng ta có thể hiểu rằng trong kinh tế tri thức vai trò của chất xám (hàm lượng chất xám), tri thức tạo ra giá trị sản phẩm ngày càng tăng.
– Cách mạng khoa học công nghệ sẽ tác động tới cơ cấu trao đổi, trước kia nước nào giàu thì là những nước có nền công nghiệp phát triển, nhưng hiện nay cách đo lường để xem một nước phát triển hay không thì không thể dựa vào chỉ số về đóng góp của công nghiệp trên tổng GDP nữa mà sẽ được tính trên phần đóng góp của lĩnh vực dịch vụ cho tổng GDP.
3. Đặc điểm 3:
Trong nhiều thập kỷ gần đây, khu vực kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương đã nổi lên, trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, năng động nhất thế giới. Cho dù là trước hay sau cuộc khủng hoảng năm 1997, khu vực này vẫn được coi là khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, đây vẫn là khu vực thu hút được đầu tư nước ngoài lớn nhất. Một trong những mô hình mà được thế giới nhắc đến về phát triển ở khu vực này là mô hình “Đàn sếu bay” – một nước dẫn đầu đi trước (Nhật Bản từ những năm 50, 60), sau đó các nước khác đi theo (như Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan) rồi tiếp theo như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Phillipin v.v… Cơ chế của mô hình này là chuyển giao công nghệ, theo lý thuyết vòng đời sản phẩm để thực hiện chuyển giao công nghệ, đầu tư nước ngoài, các nước phát triển xong sẽ chuyển giao cho các nước tiếp theo. Tuy nhiên, mô hình này không được nhắc tới nữa sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997.
4. Đặc điểm 4:
WTO giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét