Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

Học thuyết kinh tế CNXH không tưởng thế kỷ XIX

Giới thiệu

Mục đích, yêu cầu:
- Nắm được: hoàn cảnh ra đời của kinh tế học tiểu tư sản, những đặc trưng, đại biểu điển hình của trường phái và quan điểm kinh tế cơ bản của học thuyết kinh tế CNXH không tưởng.
- Qua nội dung những tư tưởng kinh tế chủ yếu của trường phái để rút ra ý nghĩa nghiên cứu, vị trí lịch sử của kinh tế CNXH không tưởng.
Nội dung chính
- Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của CNXH không tưởng thế kỷ XIX.
- Những nội dung cơ bản của học thuyết kinh tế CNXH không tưởng thế kỷ XIX: Quan điểm kinh tế của Saint Simon, quan điểm kinh tế của Charles Fourier, quan điểm kinh tế của Robert Owen.
- Đánh giá chung về các mặt tích cực và mặt hạn chế.

Nội dung

Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa xã hội không tưởng

Hoàn cảnh ra đời

Tiền đề về tư tưởng kinh tế
- Năm 1848 cách mạng tư sản Pháp thành công; cuộc cách mạng công nghiệp phát triển mạnh mẽ ở các nước Tây Âu vào thế kỷ XVIII đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
- Máy móc công nghiệp được cải tiến và chế tạo ngày một tăng lên và hoàn thiện hơn, làm cho năng suất lao động tăng nhanh chưa từng có. Lao động thủ công được thay thế dần bằng máy móc.
Tiền đề về chính trị - xã hội
- Khi lực lượng sản xuất phát triển làm cho xã hội phân chia thành giai cấp rõ rệt: Bao gồm giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Do đó xuất hiện đấu tranh giai cấp, và nó được chuyển dần từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác (có ý thức và có tổ chức hơn).

Đặc điểm chung của kinh tế chính trị chủ nghĩa xã hội không tưởng

+ Chủ nghĩa xã hội không tưởng là học thuyết kinh tế thể hiện sự phản kháng của giai cấp cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại chế độ tư bản chủ nghĩa và tìm đường xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn.
+ Đặc điểm chung là phê phán chủ nghĩa tư bản theo quan điểm kinh tế chứ không theo quan điểm đạo đức, luận lý. Chỉ rõ chủ nghĩa tư bản là một giai đoạn phát triển của lịch sử, nhưng chưa phải là chế độ xã hội tốt đẹp nhất của loài người. Vạch rõ mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, sự kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển và cần phải thay thế bằng xã hội mới. Tuy nhiên con đường họ đề xuất xây dựng xã hội mới có tính chất không tưởng (chỉ dừng lại ở tính ước muốn, không có cơ sở khoa học để thực hiện, đặc biệt chưa thấy vai trò của giai cấp công nhân).
Nhng đại biểu điển hình: Saint Simon, Charles Fourier, Robert Owen.

Những nội dung cơ bản của học thuyết kinh tế chủ nghĩa xã hội không tưởng ở Tây Âu

Quan điểm kinh tế của Saint Simon

- Lý luận về duy vật lịch sử:
Ông khẳng định lịch sử là sự thay thế lẫn nhau giữa các giai đoạn khác nhau, song lại gắn bó quá trình với nhận thức của con người.
Nhân tố khoa học: Thừa nhận sự phát triển của xã hội theo những quy luật thay thế tất yếu khách quan của một xã hội phát triển cao hơn đối với một xã hội phát triển thấp hơn.
Hạn chế: Ông không phân tích đúng động lực thực sự của tiến bộ xã hội. Ông coi động lực của tiến bộ xã hội là đạo đức của con người.
- Phê phán chủ nghĩa tư bản:
Ông phê phán chủ nghĩa tư bản là xã hội tạo ra tầng lớp người giàu có và một tầng lớp người nghèo khổ; một xã hội như thế là một xã hội hoàn thiện, không tốt đẹp vì nó diễn ra sự bóc lột lẫn nhau, hơn thế nữa nó còn diễn ra sự lừa bịp nhau, tự do cạnh tranh, chèn ép lẫn nhau; về phía Nhà nước thì không chăm lo, cải thiện đời sống của người lao động.
Khi phân tích kết cấu của xã hội tư bản, ông đã gọi chung giai cấp công nhân, các nhà tư bản và thương nhân là những nhà công nghiệp, còn tầng lớp khác như quý tộc, thầy tu, cha cố được ông gọi là giai cấp không sinh lợi.
- Dự án về xã hội tương lai:
Chế độ tương lai được ông gọi là hệ thống công nghiệp mới trong đó sẽ thực hiện nguyên tắc “mỗi người làm theo năng lực, mỗi năng lực sẽ được trả công theo lao động”.
Trong xã hội tương lai, theo ông sẽ không có bóc lột lẫn nhau nữa, thay thế cho sự bóc lột đó là sự “bóc lột” thế giới tự nhiên, “bóc lột” vật phẩm, tình trạng người thống trị sẽ được thay thế bằng sự thống trị của người đối với tự nhiên.
Theo ông, trong xã hội tương lai sẽ không còn Nhà nước, chính quyền sẽ được chuyển vào tay các nhà công nghiệp và các nhà bác học.
Con đường cải tạo xã hội cũ là mong chờ vào những biện pháp tinh thần, bằng việc kêu gọi lòng tốt của tất cả các giai cấp trong xã hội. chứ không nhằm vào việc cải tạo các cơ sở kinh tế của xã hội cũ.

Quan điểm kinh tế của Charles Fourier

- Phê phán chủ nghĩa tư bản:
Theo ông, chủ nghĩa tư bản là xã hội đã phung phí lao động dẫn tới hình thành đội quân lớn những người không sản xuất, vì ông cho rằng chỉ có lao động thực tế cần thiết cho xã hội mới là lao động sản xuất.
Nguồn gốc của sự đau khổ là thương nghiệp tư bản chủ nghĩa, thương nghiệp là ăn cắp, nói dối, lừa đảo, đầu cơ nâng giá… Vì vậy phải thủ tiêu chế độ tư bản chủ nghĩa.
Theo ông, sự vô chính phủ trong sản xuất sẽ đẻ ra cạnh tranh giữa các nhà kinh doanh và không tránh khỏi các cuộc khủng hoảng cũng như sự bần cùng của những người lao động. Sự nghèo đói là do sự thừa thãi sinh ra, nỗi bất hạnh của quần chúng là không có việc làm.
Ông cho rằng, tập trung sản xuất cao sẽ đẻ ra độc quyền tư bản và độc quyền tất yếu sẽ thay thế cạnh tranh tự do.
- Dự án về xã hội tương lai:
Qua các tác phẩm của mình, ông mong muốn xây dựng một xã hội tương lai - xã hội xã hội chủ nghĩa. Ở đó đời sống của nhân dân sã được cải thiện hoàn toàn, những tệ nạn của xã hội tư sản không còn nữa, chế độ dựa trên nền sản xuất tập thể - hiệp hội sản xuất.
Xây dựng xã hội mới phải trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 là “chủ nghĩa bảo đảm, nửa hiệp hội”; giai đoạn 2 là “chủ nghĩa xã hội, hiệp hội giản đơn”; giai đoạn 3 là “sự hòa hợp, hiệp hội phức tạp”. Trong đó, giai đoạn 1 và 2 là những giai đoạn chuẩn bị những điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết, là giai đoạn xây dựng một nền sản xuất lớn, phá vỡ sản xuất nhỏ. Giai đoạn 3 là giai đoạn phát triển cao nhất, ở đó mọi thành viên xã hội đều được phát huy đầy đủ mọi năng lực của mình.
Cơ sở để xây dựng xã hội mới là nền đại sản xuất. Nhưng ông lại coi nông nghiệp là cơ sở của nền sản xuất xã hội, còn công nghiệp dù quan trọng đến đâu cũng là thứ 2, giữ vai trò bổ sung cho nông nghiệp.
Theo ông, nâng cao năng suất lao động là sự hăng say lao động của con người mới trong xã hội mới, từ đó mới có khả năng xóa bỏ nhà nước, quân đội, cảnh sát và các cơ quan quyền lực khác.

Quan điểm kinh tế của Robert Owen

- Phê phán chủ nghĩa tư bản:
Ông đã đả kích một cách gay gắt chế độ tư hữu, coi đó là nguyên nhân của mọi tai họa trongxã hội tư bản, bởi vì nó đẻ ra lòng ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân, sự cạnh tranh, tình trạng vô chính phủ trong sản xuất và phân phối. Trong xã hội tư bản, đồng tiền là mục đích cao nhất.
Những thảm họa do chủ nghĩa tư bản gây lên (ngày lao động bị kéo dài, tăng cường độ lao động, thất nghiệp, sử lạm dụng lao động phụ nữ và trẻ em…) là do con người và lao động của họ bị mất giá, là do đồng tiền dưới chủ nghĩa tư bản gây ra.
Trong lĩnh vực phân phối, ông cho rằng: phân phối qua đồng tiền và thương nghiệp là có hại cho xã hội; tham gia vào việc phân phối này có rất nhiều người trung gian như thương nghiệp, chủ ngân hàng, kẻ đầu cơ… Tất cả họ đều làm ra giá trị, song họ lại làm tăng nó vì những chi phí đủ loại. Ông đi đến đề cao trao đổi bằng hiện vật trực tiếp.
- Dự án về xã hội tương lai:
Cơ sở của chế độ sở hữu công cộng trong xã hội tương lai là “tiền lao động” và “trao đổi công bằng”; và điều kiện cho việc thực hiện chế độ này là sự dồi dào về sản phẩm.
Theo ông, việc trao đổi công bằng các sản phẩm được sản xuất ra đem trao đổi tại cửa hàng trao đổi công bằng, ở đây đồng tiền không còn làm chức năng thước đo giá trị nữa mà thay thế cho nó là “lao động chi phí”. Đồng tiền đã bị loại bỏ khỏi lưu thông, trao đổi và “tiền lao động” xuất hiện. Thực chất của “tiền lao động” cũng là một thứ phiếu chứng nhận lao động chi phí vào việc sản xuất hàng hóa, từ đó mà người lao động nhận được những thứ hàng hóa mà họ cần cho tiêu dùng.
Chế độ “trao đổi công bằng” không đem lại kết quả, không thể thủ tiêu được tiền tệ trong khi còn sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Dự án kế hoạch xây dựng hợp tác xã: Ông chủ trương xây dựng thị trấn công bằng mang tính chất hợp tác xã. một thị trấn cộng đồng là một đơn vị kinh tế, là tổ chức cơ sở của xã hội mới tương lai.
Ông coi nông nghiệp là cơ sở của các cộng đồng, nhưng sự tiến bộ của công nghiệp, khoa học kỹ thuật sẽ là nét chủ yếu của xã hội tương lai. Trong xã hội tương lai, không có sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động chân tay và lao động trí óc.
Theo ông, việc chuyển lên “một tương lai sán lạn, hấp dẫn , có tổ chức và hạnh phúc”, không phải bằng những biện pháp bạo lực mà bằng “phương pháp hòa bình và hợp lý”.

Đánh giá chung

Tiến bộ

- Các nhà kinh tế theo chủ nghĩa xã hội không tưởng ở Tây Âu đầu thế kỷ XIX đều có sự phê phán chủ nghĩa tư bản một cách gay gắt, mạnh mẽ, quyết liệt, xuất phát tư lĩnh vực kinh tế.
Họ vạch rõ tính chất tạm thời trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản và chống lại những quan điểm cho rằng chủ nghĩa tư bản tồn tại vĩnh viễn.
- Các nhà kinh tế theo chủ nghĩa xã hội không tưởng đã có những phỏng đoán về chủ nghĩa xã hội trong tương lai là hoàn toàn tốt đẹp. Họ đã đưa ra dự án về xã hội tương lai tốt đẹp ấy bằng việc hình dung tạo lập ra mô hình kinh tế - xã hội trong thực tiễn bằng khả năng của họ.
- Để thiết lập được một chế độ xã hội mới trong tương lai tốt đẹp, họ đã phát hiện được cần phải xóa bỏ dần (Fourie), đi đến xóa bỏ hẳn (Owen) về chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.

Hạn chế

- Các nhà kinh tế theo chủ nghĩa xã hội không tưởng không tìm ra được lối thoát thật sự mà còn nằm trong vòng bế tắc, vì họ không phát hiện ra được những quy luật kinh tế khách quan vận động trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Do đó họ không vạch ra được con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Mặt khác, họ không thấy được vai trò của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.
- Họ chủ trương xây dựng xã hội mới bằng con đường không tưởng như việc tuyên truyền, chờ mong vào lòng từ thiện của những nhà tư bản và sự giúp đỡ của nhà nước tư sản, coi tư tưởng về chủ nghĩa xã hội là tôn giáo mới.

Tóm tắt

Về hoàn cảnh ra đời của kinh tế tiểu tư sản:
Học thuyết kinh tế của CNXH không tưởng ra đời vào những năm đầu của thế kỷ thứ XIX (còn được gọi là CNXH không tưởng Tây Âu), khi mà cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển, máy móc được cải tiến dần thay thế những lao động thủ công, mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng trở nên gay gắt. Trong cuộc đấu tranh này đã dần dần làm thức tỉnh giai cấp công nhân phải có một tổ chức tiên phong dẫn đường chỉ đạo chống lại giai cấp tư sản. Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời.
Những nội dung cơ bản của chủ trường phái:
- Cống hiến lớn nhất của CNXH không tưởng thế kỷ thứ XIX là ở chỗ chỉ ra những khuyết tật của CNTB như: bản chất bóc lột, tính tự phát vô chính phủ, sự phân hoá xã hội, khẳng định được nguồn gốc và sự bất công, các loại khuyết tật của CNTB chính là chế độ tư hữu
- Các nhà kinh tế theo chủ nghĩa xã hội không tưởng đầu thế kỷ XIX đã đưa ra những học thuyết kinh tế, phản ánh một giai đoạn phát triển chưa chín muồi của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Do vậy, các học thuyết kinh tế của họ đưa ra dựa theo quan điểm về “chủ nghĩa xã hội chủ quan” không triệt để và đầy dẫy những ảo tưởng tiểu tư sản. Những mơ ước của họ về xây dựng chủ nghĩa xã hội thực hiện trên cơ sở không cần đấu tranh giai cấp. Như vậy, họ đã tách rời học thuyết kinh tế với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Họ không thấy rõ vai trò của đấu tranh chính trị. Vì vậy, những quan điểm kinh tế của họ đưa ra chỉ là không tưởng, là những mong muốn xa rời với thực tiễn của đời sống kinh tế - xã hội.

Câu hỏi ôn tập

1.Trình bày hoàn cảnh ra đời của CNXH không tưởng? Những đặc điểm chung của CNXH không tưởng thế kỷ thứ XIX?
2. Phân tích những quan điểm kinh tế chủ yếu của Saint Simon?
3. Phân tích những mặt tích cực, hạn chế của CNXH không tưởng thế kỷ XIX?
4. Phân tích để chỉ rõ hạn chế trong mô hình xã hội tương lai mà Saint Simon,Charles Fourier, Robert Owen đưa ra?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét