Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016
Hiểu thêm về Việt Nam đưa EXTRA ra Biển Đông
22:38
Hoàng Phong Nhã
No comments
…Chắc chắn rằng xung đột vũ trang với một Trung Quốc mạnh hơn rất nhiều là điều cuối cùng Việt Nam muốn vấp vào.
Tuần
trước, truyền thông quốc tế đưa tin rằng Việt Nam đã âm thầm đưa một số
lượng không xác định giàn pháo EXTRA tới năm căn cứ ở quần đảo Trường
Sa. Các giàn phóng tên lửa di động mới được nói là có khả năng tấn công
đường băng và căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo do Trung Quốc mới xây
gần đây.
Cho
dù Bộ Ngoại Giao Việt Nam cho rằng thông tin này là "thiếu chính xác",
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã nói hồi tháng Sáu năm nay
rằng Hà Nội có quyền triển khai vũ khí như vậy với mục đích tự vệ.
Động
thái này đã chứng tỏ rằng vấn đề Biển Đông đang ngày càng căng thẳng,
và các nước tuyên bố chủ quyền có xu hướng tăng cường leo thang quân sự,
dần dần dẫn đến phá hoại hòa hình và ổn định khu vực.
Tuy
vậy, việc Việt Nam triển khai giàn phóng tên lửa không nên là một điều
đáng ngạc nhiên. Thay vào đó, đây là một động thái hợp lý theo diễn biến
gần đây của cuộc tranh chấp Biển Đông.
Quân
đội Việt Nam lần đầu tiên giới thiệu tên lửa EXTRA do Israel sản xuất
vào tháng 5/2015. (Ảnh chụp trong lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Hải quân
Nhân dân Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh).
Đầu
tiên, để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của mình tại Biển Đông, Việt Nam đã
theo đuổi chiến lược hiện đại hóa quân sự trong thời gian qua. Ví dụ,
theo số liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, tổng số vũ
khí nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015 tăng 699% so với
giai đoạn 2006 -2010, trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ tám trên
thế giới trong cùng thời điểm. Hầu hết những vũ khí và trang thiết bị
được nhập về có liên quan đến năng lực hải quân.
Giàn
phóng tên lửa EXTRA Việt Nam triển khai trên quần đảo Trường Sa được
cho là nhập khẩu từ Israel, một trong những đối tác quốc phòng tiềm năng
của Việt Nam. Israel là nước đang cung cấp những phương tiện cho nỗ lực
phòng thủ của Việt Nam trước những cuộc tấn công khả thi tới các căn cứ
quân sự nằm dưới quyền kiểm soát của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.
Theo
nghĩa đó, các bản tin không phải là một điều không tốt cho Việt Nam.
Nhằm phòng thủ có hiệu quả, ngoài việc phát triển năng lực quốc phòng để
ngăn chặn các nguy cơ, cảnh báo để đối thủ biết về năng lực của mình là
một điều cần thiết.
Vì
vậy, tin tức về việc Việt Nam triển khai giàn phóng tên lửa có thể giúp
Hà Nội truyền tải được thông điệp, đặc biệt là đối với Bắc Kinh, rằng
Việt Nam không chỉ có đầy đủ phương tiện mà còn kiên quyết bảo vệ những
lợi ích ở Biển Đông.
Thuyền Hải quân Trung Quốc truy đuổi thuyền Hải quân Việt Nam gần gian khoan Trung Quốc đặt tại khu tranh chấp
Tiếp
đó, theo góc nhìn của Hà Nội, việc triển khai vũ khí không phải là một
hành động khiêu khích hay gia tăng căng thẳng. Thay vào đó, đây được xem
là một phản ứng phòng vệ cần thiết để đáp trả lại những mối đe dọa gần
đây của Bắc Kinh tại Biển Đông. Cụ thể là vụ giàn khoan dầu vào năm
2014, khi Trung Quốc rời giàn khoan Haiyang Shiyou 981 chỉ cách 119 hải
lý so với bờ biển miền trung Việt Nam, cùng việc Trung Quốc xây dựng và
quân sự hóa bảy hòn đảo nhân tạo tại Biển Đông, là một cảnh báo cao độ
cho những nguy cơ của Việt Nam và ý đồ chiến lược của Trung Quốc ở Biển
Đông. Vì vậy, sự đáp trả mạnh mẽ nhưng có tính toán sẽ đảm bảo việc bảo
vệ quyền lợi tốt hơn.
Tuy
không rõ về thời điểm triển khai vũ khí, nhưng việc này có thể đã xảy
ra rất lâu trước khi tin tức được đưa ra vào tuần trước. Một số nguồn
tin cho hay Hà Nội có thể đã xem xét việc triển khai vũ khí từ tháng Năm
năm ngoái, khi có thông tin về việc Trung Quốc triển khai giàn tên lửa
đất đối không trên một trong những hòn đảo nhân tạo. Trong trường hợp
nào thì những mối đe dọa ngày càng gia tăng từ việc Trung Quốc quân sự
hóa những hòn đảo nhân tạo trong thời gian gần đây, chắc chắn là nguyên
nhân khuyến khích Hà Nội đưa ra những phản ứng mạnh mẽ.
Từ
góc nhìn lịch sử, việc triển khai vũ khí cho thấy điển hình về chính
sách của Việt Nam đối với Trung Quốc, vừa phòng vệ nhưng cũng sẵn sàng
chống trả.
Vì
là nước nhỏ hơn, Việt Nam luôn mong muốn giữ vững mối quan hệ ôn hòa và
ổn định với Bắc Kinh. Dưới thời phong kiến, Việt Nam thậm chí nhượng bộ
và chấp nhận triều cống cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam cũng nhiều
lần chống lại Trung Quốc khi vấn đề chủ quyền, quyền tự trị và toàn vẹn
lãnh thổ bị xâm phạm.
Giàn khoan Haiyang Shiyou của Trung Quốc tại biển Đông
Trong
những thập kỉ gần đây, mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc nói chung đã
được cải thiện đáng kể, nhưng vấn đề chủ quyền và tranh chấp ở Biển Đông
tiếp tục là thử thách to lớn với hai nước. Tuy nhiên, mức độ giao lưu
kinh tế song phương chưa từng có giúp giữ vững sự hợp tác giữa hai nước.
Cụ
thể, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, chiếm
khoảng một phần năm thương mại hàng năm. Trung Quốc đồng thời cũng là
nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ chín tại Việt Nam. Vì vậy, dù Việt Nam
thường tỏ ra cứng rắn để bảo vệ quyền lợi vùng biển, nhưng họ không muốn
để vấn đề tranh chấp tại Biển Đông leo thang thành xung đột vũ trang có
thể làm hỏng các lợi ích đang có trong mối quan hệ với Trung Quốc.
Nhìn
chung, việc triển khai giàn phóng tên lửa của Việt Nam tại Biển Đông
cần được xem xét rộng hơn trong bối cảnh những thay đổi gần đây trong
tranh chấp tại Biển Đông, cùng với truyền thống ngoại giao của Việt Nam
với Trung Quốc.
Động
thái này, chủ yếu vì mục đích tự vệ, không gây ra mối quan ngại cho các
nước láng giềng. Chắc chắn rằng xung đột vũ trang với một Trung Quốc
mạnh hơn rất nhiều là điều cuối cùng Việt Nam muốn vấp vào.
Lê Hồng Hiệp
Nguồn : BBC, 18/08/2016
Bài của tác giả Lê Hồng Hiệp đã đăng trên báo Strait Times của Singapore.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét