Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Cung và tên Đàng Ngoài thế kỷ 17 trong bộ sưu tập của Cornelis Tromp

Trong bộ sưu tập của Tiết Chế Cornelis Tromp có 2 bộ cung tên Đàng Ngoài trong tình trạng hoàn hảo.
NG-NM-6093-A.jpg
Mỗi cây cung dài 118.5 cm khi chưa căng. Cánh cung làm từ sừng và gỗ, tay cầm bọc vải đỏ và có 1 dải bịt đồng thau, 1 dải bịt bạc ở 2 đầu phần tay cầm.
Cấu tạo của cánh cung dạng phức hợp (composite) gồm sừng và gỗ, giống với cung các nước phương Đông. Tuy nhiên cấu trúc cánh cung có sự khác biệt căn bản so với các nước khác. Nếu như cung các nước chỉ gồm 1 lớp sừng ở bụng (mặt hướng vào xạ thủ) và 1 lớp gỗ hoặc tre ở lưng (mặt hướng tới mục tiêu) thì cây cung này lại gồm 2 lớp sừng, và lớp gỗ nằm kẹp giữa 2 lớp sừng. Cung các nước dùng keo gắn các sợi gân hoặc sợi vải phía ngoài lớp gỗ để tăng sức đàn hồi, thì 2 cây cung hiện vật này lại cũng thiếu các sợi đó .
Cung sừng của các nước lân cận thường được dự ứng lực, tức là khi chưa căng dây, hình dạng tự nhiên của cánh cung sẽ cong về phía lưng. Khi căng dây cung sẽ cong về phía bụng để tối ưu hóa lực phát xạ (xem hình 2). Ngược lại, cây cung hiện vật ở bảo tàng Rijks khi chưa căng dây thì hoàn toàn uốn về phía bụng. Tuy nhiên- cây cung trong tranh chân dung quận công Vũ Công Chấn thế kỷ 17 lại hoàn toàn là loại dự ứng lực- uốn về phía lưng khi chưa căng dây (xem hình 3).
Về nguồn nguyên liệu chế tác cung, trong Lê Triều Hội Điển có nhắc đến ” trước kia, tất cả trấn thủ các xứ và các chợ trong kinh đều phải nộp 100 tấm da trâu để may quân phục, đồng thời phải nộp kèm mỗi bộ da trâu 2 chiếc sừng” (Trần Quang Đức, Ngàn năm áo mũ, tr.234). Khả năng cao thời Lê Trung Hưng sử dụng sừng trâu làm cánh cung. Đây cũng là nguyên liệu mà người Mãn Châu và Triều Tiên cùng thời đại sử dụng làm cánh cung. Nhưng thay vì gỗ, các nước này đều dùng tre. 
Thú vị là phần tay cầm phình to với các vòng kim loại gia cố 2 đầu khá giống cung sừng của dân đảo Java (xem hình 6). Phần tay cầm này trên tranh và hiện vật thời Lê đến Nguyễn đều thể hiện khá rõ. Có lẽ cung Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Đông Nam á hải đảo hơn là từ châu á lục địa.
manchu-bowHình 2: Cung dự ứng lực Mãn Châu
cung vũ công chấn.jpg
Hình 3: cung dự ứng lực trong tranh thờ quận công Vũ Công Chấn

1974264_10151922283141526_1861486657_o.jpg
Hình 4: cung dự ứng lực của vua Đồng Khánh- bảo tàng Mỹ thuật cung đình. ảnh: Trần Quang Đức
Lục Vân Tiên tk19.jpg
Hình 5: tập bắn cung thời Nguyễn- truyện Lục Vân Tiên, 1898.
javanese-bow-2javanese-bowHình 6: cung sừng của người Java thế kỷ 20, với tay cầm phình to và gia cố bằng dải đồng thau. 2 cánh cung có thể tháo rời và ghép lại ở tay cầm


Đi kèm với 2 cây cung là 2 ống đựng 28 mũi tên và 2 hộp đựng dây cung cũng trong tình trạng tuyệt hảo.

ống tên

NG-NM-6094.jpg
Hình 1: ống đựng tên
ống tên làm bằng tre hoặc gỗ, sơn son thếp vàng với chiều dài 177 cm và đường kính 12 cm. Dọc trên thân ống tên có motif trang trí hoa lá mô phỏng gia huy của các gia tộc bên Nhật, tuy không giống y hệt (xem hình 2) . Họa tiết trang trí quanh các lỗ luồn dây bên thân ống thì hoàn toàn là đồ án mây lửa hình đao mác đặc trưng của mỹ thuật Lê Trung Hưng (xem hình 3).
crest.jpg
Hình 2: Họa tiết hoa Bào Đồng trên ống tên của Tromp và hoa Bào Đồng trên gia huy gia tộc Toyotomi
dao-mac
Hình 3: họa tiết mây lửa hình đao mác- đặc trưng Lê Trung Hưng

Mũi tên

NG-NM-6094-A-1.jpg
Hình 4: các mũi tên bằng tre, mũi bằng đồng, chiều dài 175.5 cm

Sân bay Hàng không “Tân Sơn Nhất” ở Việt Nam được xếp vào hạng “Trộm Cắp Nhất” thế giới

Thach Preichea Koeun l VOKK
Sân bay Hàng không “Tân Sơn Nhất” ở Việt Nam bị liệt vào 10 sân bay tệ nhất tại Châu Á và là một sân bay “Tệ Nhất” trong Quốc Tế được xếp vào hạng “Trộm Cắp Nhất” thế giới.
Theo trang web Sleeping In Airport đã được công bố gần đây là Sân bay Hàng không “Tân Sơn Nhất” ở thành phố Prey Nokor, Lãnh thỗ Kampuchea Krom nay là tp Hồ Chi Minh, Miền Nam Việt Nam đã bị liệt vào 10 sân bay tệ nhất tại Châu Á.
Sân bay Hàng không Tân Sơn Nhất.
Sân bay Hàng không Tân Sơn Nhất.
Theo trang web trên sân bay Tân Sơn Nhất cũng đang được cải thiện vượt trên các sân bay tồi tệ nhất trong danh sách các sân bay tại châu Á. Tiền thân là sân bay tồi tệ nhất thứ 8 trong khu vực, tình trạng xuất nhập khẩu đã xấu đi hơn nữa nhờ vào những cáo buộc tham nhũng. Nhiều người trả lời khảo sát cho biết cán bộ hải quan yêu cầu hối lộ để di chuyển qua quá trình nhanh hơn, và những người đã từ chối trả các vấn đề một cách nhanh chóng phải đối mặt với giấy tờ của họ. khiếu nại khác bao gồm các tín hiệu Wi-Fi kém, phòng tắm bẩn và hạn chế lựa chọn của nhà hàng”.
Trang web Sleeping In Airport cũng nêu ra đề nghị “nếu đến thăm sân Tân Sơn Nhất, hành khách hãy cẩn thận giữ tài sản có giá trị và một số tiền mặt nhỏ trên tay”.
Giới chức chính phủ Việt Nam cũng thừa nhân có vụ trộm cấp tại sân bay Tân Sơn Nhất. Thứ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tại ông Phạm Quý Tiêu phát biểu tại một hội nghị liên quan hồi năm 2014 rằng vụ tài sản trong hành lý của hành khách bị trộm là một truyền thống có từ lâu rồi nhưng chưa thể ngăn chặn được.
Ông  Phạm Quý Tiêu nói rằng:
“Có ba chỗ liên quan đến vụ mất hành lý của hành khách, một là tại sân trường, ở đó chỉ có bốc vác với lại an ninh hành không thôi, ở tại hầm hàng, ở chung hầm hàng hành khách và đặc biệt là hầm hàng rời, thứ ba tại máy soi của hải quan. Có ba chỗ đấy thôi là ăn cấp của thôi”.
Trang mạng xã hội facebook tên Tiếng Nói Ngừơi Dân đã đăng bài viết chỉ trích phi trường Tân Sơn Nhất là một sân bay tồi tệ hơn những gì mà trang web Sleeping in Airport công bố nữa. Trang facebook này nói răng sân bay Tân Sơn Nhất là một “sân bay trộm cắp nhất thế giới”.
Trang Tiếng Nói Ngừơi Dân nói răng:
“Phi trường TSN là cảng hàng không quốc tế INTERNATIONAL AIRPORT VIETNAM đại diện cho bộ mặt quốc gia khi khách quốc tế đến Du Lịch tham quan đất nước này…Thế nhưng không có phòng khách, chỗ ngồi để cho người chờ đợi đón tiếp khách bay cổng ra và không có khu phòng để cho khách đưa tiễn. Cả hai khu đón và đưa hàng lớp người đứng chen chúc ngoài hành lang trước cổng ra vào, sân bay thì xì xèo như một tổ ong.
Toilet, mùi nước tiểu bốc lên như….. . Nước giải khát và đồ ăn uống giá chặt chém cũng như các nhân viên cân hành lý thì hống hách, câu giờ để tỏ ra xin cho như khâu kiểm tra Hải quan ( customs). Khâu ra máy soi cửa phi trường, nhân viên hạch hỏi những câu hách dịch, mang theo bao nhiêu TIỀN?, có mang thuốc tây không?, bao nhiêu Rượu?…vv, cho dù đã qua máy soi nhưng vẫn hù dọa để moi TIỀN. Nhất là Việt kiều và người Châu Á ( 10 đến 20 USD) sẽ được qua nhanh mà không cần soi chiếu.
Thủ tục Công An xuất nhập cảnh thì câu giờ mặc dù đã có thị thực VISA hợp lệ ( hộ chiếu nước ngoài) nếu không bo TIỀN, nhất là Việt kiều và người Châu Á. Phải mất 20 đến 35 phút để kiểm tra an ninh và scan hộ chiếu vào dữ liệu. Trong khi cảnh sát xuất nhập cảnh ở các phi trường Châu Âu không mất quá 3 phút, scan hộ chiếu.
Đặc biệt vấn nạn trộm cắp tài sản trong hành lí của khách. Dù có nhiều cuộc họp bàn về cách ngăn chặn vấn nạn trộm cắp ở sân bay nhưng dường như ngành hàng không Việt Nam vẫn ” bó tay” với thực trạng này, bị quốc tế xếp hạng ” CẢNG HÀNG KHÔNG TỒI TỆ NHẤT THẾ GIỚI” đến nông nỗi này… thì quả là tệ hơn vợ thằng ĐẬU là quá chính xác”.
10 sân bay quốc tế tệ nhất thế giới mà được trang web Sleeping in Airport công bố gồm:
1. Kathmandu Tribhuvan International Airport, Nepal (KTM)
2. Tashkent International Airport, Uzbekistan (TAS)
3. Kabul Hamid Karzai International Airport, Afghanistan (KBL)
4. Ho Chi Minh City Tân Sơn Nhất International Airport, Vietnam (SGN)
5. Islamabad Benazir Bhutto International Airport, Pakistan (ISB)
6. Guangzhou Baiyun International Airport, China (CAN)
7. Chennai (Madras) International Airport, India (MAA)
8. Manila Ninoy Aquino International Airport, Philippines (MNL)
9. Dhaka Shahjalal International Airport, Bangladesh (DAC)
10. Colombo Bandaranaike International Airport, Sri Lanka (CMB)

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Hai tư liệu quý của Việt Nam được công nhận Di sản ký ức thế giới


Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế cùng Mộc bản trường học Phúc Giang (Hà Tĩnh) được công nhận là Di sản tư liệu Thế giới thuộc chương trình ký ức khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Chiều 19/5, Hội nghị toàn thể lần thứ 7 chương trình ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP) với sự tham dự của dại diện 16 quốc gia và đại diện của ủy ban UNESCO đã công bố 2 tư liệu của Việt Nam gồm "Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế" và "Mộc bản trường học Phúc Giang" (Hà Tĩnh) chính thức trở thành Di sản tư liệu Thế giới thuộc chương trình ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, ngoài 2 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể gồm Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhân di sản thế giới thì vào các năm 2009 và 2014, hệ thống Mộc bản, Châu bản triều Nguyễn cũng đã trở thành Di sản tư liệu thế giới. "Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế" vốn được xem là những tác phẩm đỉnh cao, phong phú, thể hiện trên vật liệu gỗ, đá, đồng hay pháp lam bằng nhiều chất liệu khác nhau như xương, tráng men rồi sơn son thếp vàng… 
hai-tu-lieu-quy-cua-viet-nam-duoc-cong-nhan-di-san-ky-uc-the-gioi
Những bài thơ văn được chọn lọc được khắc, chạm ở điện Thái Hòa (Đại nội Huế). Ảnh: Đắc Đức.
"Có thể nói thơ văn trên kiến trúc cung đình là một trong những công trình nghệ thuật độc đáo của triều đình nhà Nguyễn và không tìm thấy ở một triều đại nào trước đó cũng như bất kỳ quốc gia nào trên thế giới", ông Hải nói và cho hay việc thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế được công nhận sẽ tạo thuận lợi hơn trong quá trình phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc.
Ông Nguyễn Trí Sơn, Giám đốc Bảo tàng Văn hóa Lịch sử Hà Tĩnh cho hay mộc bản trường học Phúc Giang được xem là một trong những tư liệu độc bản, duy nhất còn sót lại ở Việt Nam, được dòng họ Nguyễn Huy (xã Trường Lưu, Can Lộc, Hà Tĩnh) lưu giữ gần 250 năm nay. Nội dung mộc bản đề cập đến quá trình đào tạo, truyền thống học tập của dòng họ đã xây nên ngôi trường Phúc Giang vào năm 1858 do ông Nguyễn Huy Oánh là người sáng lập. Đã có 30 tiến sĩ cùng nhiều môn sinh xuất sắc được đào tạo tại trường.
"Chúng tôi tự hào, khi lần đầu tiên Hà Tĩnh có một di sản quý được Thế giới công nhận. Điều này chứng minh vùng đất này vốn có truyền thống hiếu học từ lâu đời", ông Sơn nói.
MOWCAP được xem là một chiến lược hợp tác quốc tế nhằm giữ gìn, bảo vệ và tạo sự tiếp cận cũng như sử dụng phổ biến các di sản tư liệu, đặc biệt là những di sản quý hiếm và đang bị lâm nguy, được UNESCO phát động từ năm 1992. Trong 16 bộ hồ sơ của 10 nước đệ trình đăng ký công nhận là Di sản tư liệu thuộc chương trình ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 201 có 14 bộ hồ sơ được công nhận. Cả 2 hồ sơ của Việt Nam được đánh giá cao và đều được công nhận trong dịp này.
Đắc Đức

Lan Man về Từ Kỵ Húy Và Ngôn Ngữ Của Người Nam Bộ

2015 JUNE 20 KONGO 2.jpg 300Tiếng nói không những là phương tiện giao tiếp mà còn là một thứ “căn cước” cho biết mình là người miền nào. Nghe tiếng nói người ta phân biệt được người Bình Định với người người Phú Yên, người Gò Công cũng nói không giống người Rạch Giá.
Tuy vậy, không cần phải là một nhà nghiên cứu, ai cũng có thể thấy người Việt, nói chung, có chung một đặc tính kỳ diệu: từ Bắc xuống Nam cùng nói một thứ tiếng Việt phổ thông; sách vở cũng dùng chung một thứ chữ Việt phổ thông. Nếu trong 9 thôn bản của người Mông, Lô Lô, Tày, Pu Péo ở xã Lũng Cú, một xã cực bắc Việt Nam, thuộc huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang, mà có người Việt sinh sống, thì người Việt ở đó, cho đến những người Việt ở Xã Đất Mũi, một xã cực Nam, thuộc  Huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cùng đọc hiểu chung một thứ chữ viết, nói chung một thứ tiếng Việt.
Nhưng người ở mỗi địa phương, mỗi miền có cách nói khác nhau, thậm chí có cả từ vựng khác nhau. Thứ tiếng khác nhau đó được coi là phương ngữ: ngôn ngữ “đặc sản” của một địa phương. Chính cái khác nhau của ngữ âm và từ vựng “đặc sản” làm nên tính chất đặc biệt của con người ở vùng miền đó.
Phương ngữ của một địa phương được thể hiện ở hai mặt: ngữ âm (phonectic sounds), và từ đặc trưng của địa phương (local words/phrases).
Về mặt ngữ âm, ngoài sự biến âm tự nhiên (natural change)  mang đặc tính vùng miền còn có sự biến âm cưỡng bức (forced change) một cách giả tạo.
Nói một cách sơ lược, sự biến âm tự nhiên của người miền Nam[1] nói chung được thấy rõ trong cách phát âm của một số phụ âm đầu, chủ yếu là hoạt động của âm đệm (hay cũng gọi là âm phụ) /-w-/ (mà chữ viết là o, u như trong các từ ngoan ngoãn, quán quân…).
1. Âm đệm biến phụ âm [Kh-] thành [Ph-]
Ví dụ: “ăn khoai” thành ra “ăn phai,”
“khoan khoái” thành “phan phái
“khuây khỏa” thành “phây phả
“Ông ấy phứt núi rồi” (khuất núi).
2. Âm đệm thay thế phụ âm đầu:
Ví dụ: “hoàn toàn” được phát âm “wàn tàn(g)”,
“Ngoan ngoãn” thành ‘wan wãn
“Nguyễn” thành “wĩễn
“Hoa quả” thành “wa wả,”v.v…
Mà “qua” cũng thành “wa”.
(“Hoa” và “qua” cùng được phát âm “wa” nhưng được hiểu theo ngữ cảnh: “Mua một ít “wa wả” (hoa quả) về cúng,” và “Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra / Bậu ra cho khỏi tay “wa”)
3. Âm đệm biến đổi phụ âm xát hữu thanh G /g/ thành phụ âm tắc xát Gi- /j/
Ví dụ:  “ở góa” thành ra “ở giá,”
(nhưng “guồng máy” thì vẫn là “guồng máy”)
4. Âm đệm biến mất sau phụ âm [Nh-]:
Ví dụ: “Nhuyễn” được phát âm thành “nhiễn
Ngoài ra, người miền Nam nói chung không phân biệt được các phụ âm cuối “-n” và “-ng”, “-t” và “-c”
Ví dụ: “than lửa”  và “cái thang”, “mặt mũi” và “mặc kệ”.
Và người ở một số địa phương ở Nam bộ[2] không phát âm được những từ có phụ âm đầu là R /r/, một âm rung đầu lưỡi. Trong khi vài địa phương ở miền Trung nói rõ âm /r/, một số địa phương ở Nam Trung Phần[3] phát âm âm /r/ thành âm tắc xát /j/ (Rõ ràng = jõ jàng), người miền Bắc phát âm âm /r/ thành âm hữu thanh /z/ (Rõ ràng = zõ zàng), thì nhiều người ở một địa phương Nam bộ có khuynh hướng biến âm rung đầu lưỡi /r/ thành một âm xát hữu thanh G /g/. Đó là nguyên nhân đưa đến câu nói đùa phổ biến: “Con cá bỏ trong gổ quậy gột gột!”
Nói thì nói vậy, nhưng khi viết thì ai cũng viết: Con cá bỏ trong rổ quậy rột rột.
Người miền Nam chỉ phát âm được 4 trong 5 dấu giọng: sắc, huyền, nặng, và hỏi/ngã. Các từ ngả (trong ngả nghiêng) và ngã (trong ngã lòng) được phát âm giống nhau.
Nếu quá trình biến đổi ngữ âm tự nhiên, rất phức tạp, trong suốt lịch sử phát triển của ngôn ngữ mà chỉ các nhà ngôn ngữ học, tức người có chuyên môn, mới có thể xác định được, thì sự biến âm cưỡng bức xuất hiện một cách đơn giản và dễ được nhận thấy hơn. Đó là những từ kỵ húy phát sinh trong ngôn ngữ Việt, ít nhất là từ thời người Việt tiếp thu văn hóa Tàu và bắt chước thói “kỵ húy” của họ, tức là tránh viết và nói những từ là tên của vua chúa.
Thời xưa chữ Hán được viết theo hàng dọc từ trên xuống dưới, từ phải qua trái. Khi gặp một chữ tên húy, người viết “đài” chữ đó lên đầu dòng, tức là một cách “xuống hàng” thình lình bất kể văn mạch, và đưa chữ đó lên đầu hàng (dọc) mới, và cao hơn các hàng khác một chữ, và điều quan trọng là chữ đó phải được viết thiếu đi một nét. Quên các điều này là phạm húy, có thể là tội chết, hoặc nhẹ nhất là bị đánh hỏng và cấm thi, nếu là sĩ tử.
Còn trong lời nói thì để tránh từ tên húy, người ta phát âm trại đi một chút, hoặc thay bằng một từ khác, hay tránh hẳn nói tiếng đó.
Có phải chính vì cái tập quán kỵ húy tai hại của người xưa mà chúng ta đánh mất tên một ông vua quan trọng trong lịch sử? Ngay các sử gia cũng không biết tên thật của Tiên hoàng đế Đinh Bộ Lĩnh là gì. Bộ Lĩnh chỉ là một chức quan mà sứ quân Trần Minh công (Trần Lãm) phong cho ông, để ông nắm giữ binh quyền chớ không phải tên thật [4].
Khi chúa Nguyễn Hoàng vào Nam gầy dựng Xứ Đàng Trong, ông mang theo tập quán kỵ húy từ miền ngoài vào. Nhưng ở Xứ Đàng Ngoài, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, với nhiều biến cố lên xuống của các triều đại, lòng người tan hợp thăng trầm theo mệnh nước, nhiều tiếng kỵ húy của triều đại trước bị triều đại sau xóa bỏ, và chúng đã mai một đi trong trí nhớ người dân, còn để lại rất ít dấu vết trong ngôn ngữ những lưu dân theo chân Nguyễn Hoàng vào Nam. Mà đã vào vùng đất mới này tức thoát khỏi vòng cương tỏa của triều đình, họ chẳng thèm sợ húy gì của vua chúa cũ nữa. Bản thân vị Chúa Tiên cũng chỉ áp đặt tập quán đó cho thần dân của mình ở vùng đất mới chớ chẳng bận tâm đến những từ húy kỵ nơi “cố quốc”. Có lẽ vì thế mà trong ngôn ngữ người dân miền Nam chỉ có những từ húy từ tên các vua chúa nhà Nguyễn.
Trong khi người dân Xứ Đàng Trong tha hồ gọi tên húy của các vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, thì họ bị quy định hết sức ngặt nghèo trong viết hay nói các từ trọng húy của vua chúa nhà Nguyễn. Vì vậy trong ngôn ngữ xuất hiện những từ rất oái oăm: Kỷ ngươn, Rằm thượng ngươn, thay vì kỷ nguyên, rằm thượng nguyên (để kiêng tên chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên); can đởm, thay vì can đảm, đởm lược thay vỉ đảm lược (kiêng tên vua Minh Mạng Nguyễn Phúc Đảm), Thới bình, tên một huyện ở Cà Mau, thay vì Thái bình (kiêng tên chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Thái); các tên thôn (hiện nay là xã) như Thới Tam, Thới Tứ, Tân Thới Nhứt, Tân Thới Nhì, Xuân Thới Đông, Xuân Thới Sơn… thuộc khu vực Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh, là tuân theo sự kỵ húy đó. Làng Tân Kiểng xưa (Bây giờ còn Đình Tân Kiểng và chợ Tân Kiểng ở Phường 2, quận 5, Sài Gòn) vốn có tên là Tân Cảnh (trùng tên húy Hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh, con cả vua Gia Long). Từ Hoàng được đổi thành Huỳnh vì kỵ tên của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Gọi màu hồng thành màu hường, nói nhiệm chức thay vì nhậm chức để tránh tên Nguyễn Phúc Hồng Nhậm của vua Tự Đức. (Ngô Thời Nhiệm thay cho Ngô Thì Nhậm, Ngô Tòng Châu thay cho Ngô Tùng Chu cũng vì vậy. (Chu là tên Chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu). Người miền Nam quen nói Tôn giáo, thay vì tông giáo để kiêng tên vua Thiệu Trị Nguyễn Phúc Miên Tông. Cũng vì tránh tên ông vua thứ ba của nhà Nguyễn này mà tất cả các chữ Tông trong các đế hiệu như Lý Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Lê Trung Tông, v.v… đểu được đổi thành Tôn: Lý Thánh Tôn, Trần Nhân Tôn, Lê Trung Tôn…
Có thời người miền Nam nói cúng kiếng thay vì cúng kính, kiếng lễ, thay vì kính lễ, để kiêng tránh tên Nguyễn Hữu Kính, tên húy của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, một danh tướng dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu, có nhiều công lao hiển hách trên gần suốt cả đất nước xứ Đàng Trong. Tên ông là Nguyễn Hữu Kính, nhưng do kiêng húy, người ta nói trại ra là Cảnh. Khoảng một trăm năm sau, vì kiêng tên hoàng tử Cảnh, người ta lại gọi trại một lần nữa từ Kính thành Kiếng. Vì vậy, Nguyễn Hữu Cảnh chỉ là tên kỵ húy chớ không đúng tên thật[5]. Nguyễn Hữu Kính từng thành lập Trấn Thuận Thành, hiện nay là vùng đất từ tỉnh Bình Thuận đến Ninh Thuận và trấn giữ Dinh Bình Khang, nay là vùng đất từ tỉnh Ninh Thuận ra đến Khánh Hòa; vào năm 1698 ông được chúa Nguyễn Phúc Chu cử vào miền Nam củng cố và mở rộng đất Sài Gòn Gia Định. Tuy không phải mà một vị chúa, nhưng ông từng làm quan trấn nhậm, được nhân dân ngưỡng mộ suốt từ miền Trung vào đến miền Nam, nên họ tự kiêng tránh tên húy của ông.
Người miền Nam nói Sơn là núi mà không nói San, vì đó là tên vua Duy Tân Nguyễn Phúc Vĩnh San. Sau năm 1975, nhiều người miền Nam bắt chước người miền Bắc nói phản ánh thay vì trước đó họ nói phản ảnh (ảnh dấu hỏi) để tránh tên vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh. Ngay chữ Phúc trong tên các vua chúa nhà Nguyễn cũng phải nói trại đi là Phước. Trước kia, miền Nam có các tỉnh Phước Long, và Phước Tuy (được chánh phủ VNCH  thành lập năm 1956) mà theo sách Phương Đình Dư Điạ Chí vốn là Phúc-Long- phủ và Phúc-Tuy- phủ thuộc tỉnh Biên Hòa.
Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước có một bài hát Lên Đàng. Đàng là từ người miền Nam nói trại từ Đường (tên vua Đồng Khánh Nguyễn Phúc Ưng Đường). Tuy nhiên Đàng không phải là một từ mới đặt mà người ta lấy một từ cũ có sẵn. Từ Đàng đã có ghi trong An Nam Dịch Ngữ, một loại “tự điển” Tàu Việt do người Tàu soạn từ Thế kỷ 15, với nghĩa tương đương là Đường (đi).
Sự kỵ húy của nhà Nguyễn không chỉ giới hạn trong tên các vua chúa mà mở rộng đến tên hoặc thậm chí cung điện của các bà vương hậu (tức hoàng hậu, vì các vua nhà Nguyễn không đặt hoàng hậu, trừ ông vua cuối cùng là Bảo Đại). Người miền Nam nói nhơn ngãi thay cho nhân nghĩa, chắc vì kiêng tên của các bà vợ vua nào chăng? Tuy sách Phương Đình Dư Địa Chí viết tỉnh Quảng Nghĩa (廣義) nhưng người dân đều vì kỵ húy mà nói trại thành Quảng Ngãi.  Những người dịch sách Đại Nam Nhất Thống Chí[6] cũng viết Quảng Ngãi, dù chữ nho trong sách là Quảng Nghĩa.
Nhiều người miền Nam tầm tuổi sáu, bảy mươi từng biết tên nữ tướng Phàn Lê Huê (Fan Lihua, mà chữ Tàu viết là 樊梨花– Phàn Lê Hoa), vợ của Tiết Đinh San (Xue Dinhshan), cũng có chỗ giữ húy gọi là Tiết Đinh Sơn, trong tiểu thuyết dã sử Tàu về thời nhà Đường chinh phục nước Tây Lương (Xi Liang). Huê là một từ nói trại để kiêng húy từ Hoa, vì đó là tên bà Hồ Thị Hoa, chánh hậu của vua Minh Mạng[7]. Từ Hoa không chỉ được nói trại là Huê mà còn được thay bằng một từ khác là Bông. Theo cụ Vương Hồng Sển trong Sài Gòn Năm Xưa, cái Cầu Bông trên đường Đinh Tiên Hoàng bắc qua Kênh Nhiêu Lộc ở quận 1 Sài Gòn vốn có tên là Cầu Hoa.
Các từ tên húy khác chỉ cần tránh bằng cách nói trại đi, nhưng từ Hoa này thì lôi thôi hơn. Cầu Hoa thành Cầu Bông, tỉnh Thanh Hoa bị đổi thành tỉnh Thanh Hóa, nhưng chợ Đông Hoa ở đất thần kinh thì lại được đổi thành chợ Đông Ba! Người Quảng Nam đến nay vẫn còn nhớ câu ca dao: “Thủng thỉnh lượm bông ba rơi / Lượm cho có cách hơn người trèo cao.” (ba = hoa)
Trong bộ Bài Chòi của người Quảng Nam có con Bạch Huê; không biết Bạch Huê này có phải là nói trại tên nàng công chúa Bạch Hoa, con vua Hùng Vương thứ 18, kết hôn với chàng Sơn Tinh khiến Thủy Tinh oán giận gây lụt lội hàng năm, hay bà Bạch Hoa, vợ của danh tướng Đinh Lễ (cháu ngoại vua Lê Lợi), là bà tổ của nghề đàn hát (cô đầu) mà vì kỵ húy người ta nói trại đi, như được kể trong Từ Điển Nhân Vật Lịch Sử Việt Nam của Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế.
Cũng như từ đàng, huê là một từ cũ trong số 716 từ tiếng Việt được ghi trong An Nam Dịch Ngữ (từ thế kỷ 15), chớ không phải từ mới đặt như những ngươn, ngãi, kiểng, huỳnh… trên kia.
Những từ nói trại vì kỵ húy còn nhiều nữa. thay cho Vũ, Đờm thay cho Đàm, Thời thay cho Thì, Tùng thay cho Tòng, Nguyệt Quới thay cho Nguyệt Quế, Quới nhơn thay cho quý nhân, vân vân. Chúng là một dạng từ biến âm cưỡng bức được dùng phổ biến, chủ yếu trong Miền Nam, tức Xứ Đàng Trong, từ Quảng Trị, nhưng rõ nhất là từ Huế, trở vào. Sở dĩ người miền Bắc “miễn nhiễm” với sự kỵ húy này là do hoàn cảnh lịch sử: “Nước” Đàng Ngoài chẳng việc gì phải nghe theo luật lệ của “nước” Đàng Trong. Sau khi vua Gia Long thống nhất đất nước, những tên húy kiêng cử của nhà Nguyễn đem áp dụng cho dân miền Bắc mà đa số còn hoài vọng nhà Lê thì sự tuân phục cũng chẳng được bao nhiêu. Tiếp đó miền Bắc được đặt dưới sự bảo hộ của người Pháp, nên người ta chẳng thấy cần thiết phải sợ phạm húy với vương triều nhà Nguyễn nữa.
Ferdinand von Humboldt (1767–1835), triết gia, nhà ngôn ngữ học người Phổ (Prussa) cho rằng ngôn ngữ là linh hồn của một dân tộc. “Linh hồn” của dân tộc Việt chịu những ràng buộc ngôn ngữ quái đản như thế, bảo sao đất nước chẳng lận đận mãi không ngẩng đầu lên được.
Người dân Nam bộ là tổng hợp của con cháu những người từng theo chân chúa Tiên (Nguyễn Hoàng) vào Thuận Hóa từ năm 1558, và các đợt di dân về sau, hợp cùng với hậu duệ của người dân bản địa của các quốc gia cổ Chiêm Thành, Chân Lạp, và một số người Cao Miên ở lại. Trong cuộc sống chung hòa bình, họ tiếp xúc và ảnh hưởng văn hóa lẫn nhau, trong đó có tiếng nói, từ đó, cùng với bối cảnh sinh hoạt thực tiển và đặc thù, tiếng nói của người dân Nam bộ có nét đặc trưng, cả về ngữ âm lẫn từ vựng, không giống với miền nào khác trong cả nước. Mà vùng đất Nam bộ của ba tỉnh Miền Tây trong “Nam kỳ Lục tỉnh”[8] khá rộng lớn, cho nên không phải tất cả người dân Nam bộ đều nói như nhau về mặt ngữ âm, nhưng người Nam bộ có  một “kho” từ vựng riêng rất phong phú phản ảnh cuộc sống vật chất mà trong đó cái ăn tương đối dễ tìm, và phản ảnh tinh thần phóng khoáng của khối di dân trên vùng đất mới “làm chơi ăn thiệt”.  Cái chất dân dã kiểu “Hôm qua qua nói qua qua mà qua hổng qua; hôm nay qua hống nói qua qua mà qua qua”  cứ lừng lững đi vào văn học qua các nhà văn “đặc sản” Nam bộ như Hồ Biểu Chánh[9], Lê Xuyên[10], Bình Nguyên Lộc[11], học giả Vương Hồng Sển[12], và hiện nay với Nguyễn Ngọc Tư[13]
Với Hồ Biểu Chánh (1884–1958), nhà văn tiên phong và tiêu biểu của tính chất Nam bộ từ đầu thế kỷ 20, ngôn ngữ còn mang đậm tính mộc mạc dân dã, hầu như nguyên chất văn nói.  Với một bút lực rất “ghê gớm,” ông để lại hơn một trăm tác phẩm gồm nhiều thể loại mà gần một nửa là tiểu thuyết (64 cuốn).
Đây là một đoạn văn ngắn trong tiểu thuyết Ngọn Cỏ Gió Đùa của Hồ Biểu Chánh phóng tác tác phẩm Les Miserables của văn hào Pháp Victor Hugo:
Lê- văn- Ðó thấy nhà giàu cơm ăn không hết lại mời khách mà đãi thâm tới ban đêm, rồi nhớ tới nhà mình nghèo khổ, đèn không dầu nên tối mò, mẹ đau không thuốc nằm chờ ngày chết, sắp cháu đói bụng rên khóc van- vầy 7, thì tức- tủi trong lòng, quyết bước vô mà cậy 8 chủ nhà giàu nầy một vài giạ lúa đen về cho gia quyến ăn, đợi năm tới thuận mùa rồi làm mà trả lại.
Nhà nầy là nhà ông Bá- hộ Cao ở Vồng- Nâu. Bữa ấy là bữa ông nhóm họ đặng cưới vợ cho con, nên mới dọn cỗ bàn mà đãi thân bằng quyến thích. Lê- văn- Ðó ở ngoài xăm xăm đi vô, đứng ngay cửa cái mà ngó. Khách trong nhà mắc ăn thịt uống rượu, mắc nói nói cười cười, không ai để ý tới ngoài sân, nên không ai thấy nó. Cách một hồi lâu, ông Bá- hộ dòm ra, thấy có người lạ mặt đứng trước cửa, bèn sai gia- dịch ra hỏi coi đi đâu. Lê- văn- Ðó thuở nay không từng nói chuyện với ai, mà cũng không hiểu lễ phép chi hết, nên nghe người ta hỏi đi đâu, không lấy lời dịu ngọt thê thảm mà động lòng nhơn từ của người, lại nói xẳn- xớn rằng: – Nhà tôi nghèo quá, tôi đi làm mướn mà không ai chịu mướn tôi làm. Bây giờ nào là mẹ, nào là chị, nào là sắp cháu nhỏ của tôi chết đói hết thảy, tôi đi đến đây, thấy nhà nầy giàu có nên tôi ghé lại mượn một ít giạ lúa về ăn đỡ.”
Sắp gia- dịch nghe rồi trở vô nhà nói làm sao với ông Bá- hộ không biết, mà khách trong nhà cười rộ, rồi ông Bá- hộ sai người ra đuổi Lê- văn- Ðó biểu phải đi ra khỏi cửa cho mau.”
Đến các nhà văn Lê Xuyên, Bình Nguyên Lộc, ngôn ngữ Nam bộ trong tác phẩm đã bớt phần mộc mạc, và có âm hưởng của ngôn ngữ văn học hơn. Một đoạn trong tiểu thuyết Chú Tư Cầu nổi tiếng của nhà văn Lê Xuyên:
“Tư Cầu chẳng nói chẳng rằng gì nữa hết, xốc thúng lúa lên nách bưng đi. Anh ta ghé qua mái nước múc một gáo uống ừng ực. Rồi như để trút nổi bực tức, anh ta hắt tẹt nước còn dư vào đám rau om, móc gáo vào cây đinh nghe một cái cộp, lấy tay quẹt miệng rồi bưng thúng lúa thẳng ra bờ xẻo trước nhà.
Để thúng lúa xuống xuồng vững vàng rồi Tư Cầu vừa nhổ cây sào vừa đưa chơn tống xuồng ra và chống sào cho xuồng đi vèo vèo trên mặt nước. (…) Đôi lúc lườn xuồng, be xuồng cọ rào rào vào những đám rau muống, những đám lục bình, những nhánh điên điển. (…) Ra giữa khoảng đồng trống, gió thổi mát rượi. Tư Cầu cũng thấy thơi thới trong lòng chớ không còn bực bội như hồi nãy nữa. Và như cảm hứng, anh ta vừa chống vừa ca vài câu vọng cổ, cái bài vọng cổ “văng vẳng tiếng chuông chùa…” mà anh ta nghe ở cái máy hát của ông Xã Tám. Có mấy cái dĩa hát đi hát lại hòai anh ta nghe riết rồi cũng thuộc lòng hết. Thuộc lòng rồi anh ta sang qua bắt chước cho đúng cái giọng ngân ư.. ử… của Năm Nghĩa, cái giọng mà anh ta cho là “mùi bạt mạng”. “
Một đoạn văn của Bình Nguyên Lộc trong tiểu thuyết Cuống Rún Chưa Lìa:
Chợt một bữa kia không biết nhờ gì gợi ý bà nhà tôi đi mua chậu, đi tìm đất, ra đặt mấy cái chậu đất ấy ở sân trong, giữa nhà trên và nhà bếp. Bà nhà tôi trồng rau răm, rau tần dài, hành hương, ớt, không mấy tháng mà sân trong không còn chỗ để chơn nữa vì chậu cứ được sắm thêm hoài, thật là bất tiện. Thuở ấy rau cỏ có bao nhiêu tiền đâu, đi chợ mua hai xu, cả nhà ăn cả ngày không hết mà hai xu chỉ bằng hai đồng bạc ngày nay. Bà ấy lại không còn thì giờ nghỉ ngơi nữa, hễ sáng, vừa bét mắt thì lo săn sóc ba chậu rau không đáng giá đó, trưa cũng vậy, chiều cũng vậy. Vậy, mà kể từ ngày ấy, bà nhà tôi vui vẻ trở lại như hồi vợ chồng tôi mới cưới nhau và không bao giờ tính chuyện đi đâu nữa hết, mãi cho tới bây giờ mà tôi đã có cháu ngoại rồi.”
Còn đây là giọng khề khà của cụ Vương Hồng Sển trong Sài Gòn Năm Xưa:
“Tiện đây tôi yêu cầu các học giả nên thận trọng lời diễn luận chẳng khá làm tàng bịa đặt tên “nhà thương Đầm Đất” (như trong một tờ tạp chí kia), trong lúc dưỡng đường Grall được cât xây trên một đồn đất thật sự, ai ai cũng rõ biết, và cũng không nên vì thấy gần Sài Gòn có những chợ: “Ông Lãnh”, “Bà Chiểu”, “Bà Điểm”, “Bà Hom”, “Bà Rịa”, “Bà Đen” rồi đề quyết Năm Bà vốn là thê thiếp của ông Lãnh binh nọ. Tội chết đa! Tuy người mất rồi không nói được, chớ còn người cố cựu nữa chi? Bạn thân tôi, ông Sơn Nam có kể cho tôi nghe gần Cái Bè, trên con đường đi về Hậu Giang, có một khúc quanh gọi “Khúc quanh ông Cọp”. Nhiều học giả chưa gì vội nói hớt, cắt nghĩa: “Xưa ở vùng ấy, cọp rất nhiều, nên dân bản xứ lấy đó đặt tên”. Theo ông Sơn Nam chịu khó điều tra kỹ càng; rõ lại mấy chục năm về trước hãng bán tủ sắt hiệu “BAUCHE” có quảng cáo cho thứ tủ này bằng một bảng lớn dựng tại khúc quanh đó; trên bảng vẽ hình một con hổ to ngồi chồm hổm trên đầu tủ, một tay thò xuống cố cạy nắm tủ “BAUCHE” (nhãn hiệu “con cọp”) cạy hoài mà không sao cạy được, đủ biết tủ sắt kiên cố bực nào. Dân quê trong vùng qua lại thấy bảng vẽ cọp nhan nhản tại khúc quanh, trong khi nói chuyện bèn gọi tắt chỗ ấy là “khúc quanh ông Cọp”. Chuyện chỉ có bấy nhiêu, không nên lắm sự!”
Khoảng gần hai mươi năm trước, khi tái bản cuốn Sài Gòn Năm Xưa này, một nhà xuất bản trong nước đã “làm ơn cho tác giả” bằng cách “biên tập” gọt đẽo nhẵn nhụi văn phong trong sách – thực sự là “viết lại” –  theo một “chuẩn” ngôn ngữ văn học chung áp dụng trong cả nước, khiến tác giả phẫn nộ và người đọc cũng hết sức thất vọng.
Trước năm 1975, không một nhà xuất bản nào ở Miền Nam có biên tập viên (editor), hoặc có ghi tên biên tập viên vào sách như cách làm của tất cả các nhà xuất bản trong nước hiện nay. Phần lớn tác phẩm thời đó chỉ ghi tên người sửa lỗi morasse mà từ quen dùng lúc bấy giờ là “Thầy cò” (correcteur).
Do không phải qua tay biên tập viên như hiện nay mà các tác phẩm văn học từ Hồ Biểu Chánh tới Lê Xuyên, và Bình Nguyên Lộc còn giữ được nguyên chất ngôn ngữ Nam bộ.
Biên tập là một công việc văn học được nhiều nước thực hiện từ lâu đời chớ không phải chỉ ở Việt Nam mới có. Ở một số quốc gia Âu – Mỹ tên người biên tập tác phẩm đôi khi quan trọng hơn và “bảo chứng” cho tên tác giả và giá trị tác phẩm, nếu tác giả là người mới. Trong nước hiện chưa có một biên tập viên nào đạt được trình độ như thế.
Nhưng không có người biên tập không có nghĩa là tác phẩm được in bừa bãi mà người xuất bản chẳng cần biết nó là gì. Thật ra, bản thảo nào cũng được nhà xuất bản đọc kỹ trước khi đưa in; tác phẩm có thể được hiệu đính hoặc nhuận sắc (revised) nếu cần phải thế, có sự thảo luận với tác giả, chớ không được “biên tập” (edited) theo cách hiểu và làm ngày nay là gọt sửa cấu trúc câu và sửa đổi chữ dùng của tác giả theo một “chuẩn” nào đó không rõ ràng, nếu không phải theo ý chủ quan của người biên tập. Vì tôn trọng sự tự do tư tưởng của tác giả, tôn trọng cách hành văn đặc trưng phản ảnh cá tính, và ngôn ngữ mang tính vùng miền của tác giả nên các nhà xuất bản trước kia không bao giờ tự ý “thò tay ngọc, thọc tay vàng” vào đứa con tinh thần của người viết để sửa chữa theo ý mình, buộc tác phẩm khoác một “đồng phục” ngôn ngữ chung nào đó. Người Pháp nói văn phong thế nào phản ảnh con người thế ấy, “le style, c’est l’homme  – The style reflects  the man himself” – Đẽo gọt trơn tru cho hết những cái rề rà trong văn phong của Vương Hồng Sển thì còn gì cụ Vương Hồng Sển nữa! Tục ngữ Pháp cũng nói: Ce n’est pas ce qu’il a dit, mais la façon il l’a dit.” Vấn đề đâu phải là điều họ nói mà là cách họ nói thế nào kia. Điều họ nói thì ai nói ra cũng vậy thôi, chỉ cái cách họ nói mới cho thấy họ là ai, tính cách của họ thế nào.
Tuy cho đến nay chưa có một chỉ thị hay qui định lấy ngôn ngữ của một địa phương nào làm chuẩn cho ngôn ngữ văn học, nhưng hầu như tất cả các nhà xuất bản trong nước mặc nhiên biên tập tác phẩm theo ngôn ngữ miền Bắc, cụ thể là ngôn ngữ Hà Nội. Trong sách vở nhan nhản những từ miền Bắc, bất kể tác giả là người miền nào[14].
Hà Nội là thủ đô của đất nước, lấy tiếng nói của thủ đô làm chuẩn cho ngôn ngữ văn học cả nước cũng phải thôi. Nhưng tiếng Hà nội có nhiều điểm không chuẩn: không phân biệt các âm “iu” và “ưu”, “iêu” và “ươu”, chẳng hạn, như trong câu nói: “Về hiu rồi tha hồ uống riệu.”  Ngôn ngữ của người Hà Nội cũng không phân biệt các cặp phụ âm CH và TR,  S và X, R và D / Gi. Cái “bánh Trưng” từng xuất hiện trên biểu ngữ và trên mặt báo.  Các phụ âm CH và TR lẫn lộn nhau là chuyện hà rầm. Một lần đọc thấy trong một bài báo viết “Vậy mà Hải Phòng mưa rầm rề…,” tôi ngạc nhiên, gõ thử vào google hai chữ “rầm rề” (trong ngoặc kép). Và thật là trên mức kinh ngạc: hàng loạt kết quả cho thấy hầu như người ra đã “chính thức” dùng hai từ này thay cho “dầm dề”! Thậm chí trên một tờ báo ở Hà Nội từng xuất hiện một tiêu đề in chữ lớn : “DOANH NGHIỆP NÓNG NÒNG CHỜ HỖ TRỢ.”
Sự lẫn lộn giữa các phụ âm L và N dĩ nhiên không phải là “đặc trưng” trong tiếng nói người Hà Nội. Nhưng điều này cho thấy hiện tượng “nước chảy vào chỗ trũng” trong ngôn ngữ của thủ đô. Tiếng Hà Nội không những không “chuẩn” mà cũng không mang đủ nội lực để “cảm hóa” và đồng hóa những cá nhân bên ngoài thâm nhập vào thế giới chữ nghĩa của thủ đô, để đến nỗi tiếng nói ngọng nghịu của một địa hương choán vào chỗ trũng đó. Lấy tiếng Hà Nội làm “chuẩn ngữ văn học” cho cả nước liệu có an toàn không? Vậy mà trên thực tế tiếng miền Bắc/tiếng Hà Nội giành được ưu thế trong hầu hết tác phẩm văn học và báo chí cả nước; ngay đến một nhà văn Nam bộ như Nguyễn Ngọc Tư, những tưởng ngôn ngữ Nam bộ phải trở thành hơi thở, máu thịt trong chị, nhưng không phải, Nguyễn Ngọc Tư hồn nhiên sử dụng ngôn ngữ miền Bắc trên những trang văn tài hoa và rất xúc động của chị về con người và cuộc sống đất Nam Bộ nơi chị sinh ra và lớn lên. Những con người Nam bộ nói tiếng Bắc nghe lấn cấn thế nào ấy. Ví dụ Nguyễn Ngọc Tư dùng từ “bảo” thay cho từ “biểu” của người miền Nam. “Rồi dì bảo, mai mốt chế Ba về, anh Tư à. Thiệt, mai mốt này…” “Con Điềm thường bảo, người ta lấy thơ để thay lời thề hẹn đó.” “Rồi họ và cả má tôi đều bảo tôi khóc đi.” Thật ra Nguyễn Ngọc Tư có dùng cả biểu lẫn bảo. Có lẽ 50/50.
Tỷ lệ của chứ thay vì chớ có lẽ cao hơn. “Má cãi: hỏng tới đâu ông ơi, chừng nửa ký là cùng, cá lóc táp nghe hờm vậy chứ.” “Bây giờ Nhà nước cho nuôi tôm thì mừng chứ.” “Rồi mấy đứa con gái đểnh đoảng như tôi vất vả biết chừng nào, đôi khi không lấy được chồng chứ chẳng phải chuyện chơi.”
Nhưng hạt thay hột, và chân thay chơn/chưn thì có lẽ 100%. “Tôi lấy dao phay băm cho đất tơi ra để kịp lúc ba về gieo hạt cải.” “Tôi học từ má rằng gạo Một Bụ dài, óng ả, gạo Tiên Lùn hạt ngắn, đục như nếp…” “Tôi ăn hạt gạo má tôi làm ra mà không giúp gì cho má tôi.”
“… một đám người chen nhau đứng đàng sau cánh cửa, quà trên tay chất vượt mặt, gõ cửa bằng chân.” “Con Tư mầy phải sống trên ghe thím vài năm mới được, sống trên chiếc ghe dài bảy thước ngang hai thước mới thấy buồn chân.” “…mỗi lần ghé bến tụi nó lại chạy te te lên bờ, cuống quýt rượt đuổi nhau, những đôi chân trần trụi thoăn thoắt nhảy trên cái bến gồ ghề đất.”
Rồi còn đĩa thay dĩa, nhặt thay vì lượm, thóc thay lúa, hoa thay cho bông nữa: “Tôi mua cho em cái đĩa người ta dạy chăm sóc trẻ sơ sinh.” “… rồi nó đem ra mấy cái đĩa nhạc thu âm từ hồi năm một ngàn chín trăm mấy mươi gì đó. Gương mặt của Thái Thanh, Hà Thanh… trên bìa đĩa coi trẻ măng…”  “Bữa qua ngồi quán chiều vắng ngắt, ông đồ cổ lại mở cái đĩa hát cổ…”                                                                                                     
“Đó là lúc tôi thấy má tôi tội nghiệp như nàng Tấm bị mẹ con mụ dì ghẻ cay nghiệt bắt nhặt thóc trong gạo khi làng đang vào hội…” “Lượm nhớ quay quắt cái xóm cũ, nhà cũ, lau sậy cũ, nhớ ông ngoại lúc giận quá nhặt cây sậy gãy đánh cháu.” “… tôi chưa làm được việc gì coi được một chút, một chuyện mang hơi hướng vĩ đại, như nhặt của rơi trên đường trả lại người bị mất chẳng hạn.”
“… đằng trước chỉ một khoảng sân nhỏ trồng mấy chậu hoa nhỏ.” “Như có người mua hoa bằng tay này rồi tặng tay kia.” “Trên những con đường chi chít hoa dại hiếm hoi mới thấyvài trẻ con chơi.”
Chị nói đấy thay vì đó. “… hồi nhỏ nó vị vỏ ốc cắt đứt chân hoài mà nó vẫn chân không ngạo nghễ đấy thôi.” “… cái rễ cây đấy mà cũng làm chân nó đau đâu.” “Dù đây về đấy chưa tới một tiếng đi xe chợ, người muốn về trước giao thừa thì đã bán thốc tháo để về.”
Chị gọi cái mền của người Nam bộ là chăn, gọi cái bánh trángbánh đa. “… nhà này không thấy nhà kia, thị trấn này sẽ trùm chăn nằm ngủ?” “… lúc nào mới được ngã lưng trên chiếc giường chăn nệm ấm.” “Qua một con dốc nhỏ, gặp một cụ già kèm nhèm ngồi nướng bánh đa…”
Chị nói nhạt thay vì lạt, và nhợt nhạt thay vì lợt lạt. “… cùng những cánh đồng, mảnh vườn xanh xanh đậm nhạt bọc quanh.” “Bông cũng không níu kéo bất cứ cái nhìn nào. Lơ thơ. Nhợt nhạt.”  “Cái nắng kỳ lạ không nhàn nhạt như nằng chiều hè…”
Chị nói cái rốn thay vì rún. “không còn kịp nữa như một cái rốn nước sâu hoáy, điên cuồng hút tôi vào.” “… có cái rốn to nhăn rúm, như cái mặt người , cái rốn 21 ngày mới rụng…”
Chị nói gửi thay vì gởi. “Hạt gửi mùa sau.” “Bảy năm trước, lúc ông Mười gom hết thảy bốn chín cái thư của Nguyễn Thọ gửi dì Thắm đốt hết.” “Người ta gửi tới nhà Tư Lai một lá thư.”
Chị nói “đảm đang” thay vì “đảm đương” “… má vén khéo đảm đang chèo chống gia đình nuôi nấng mấy chị em tôi khôn lớn…”. Và khi Nguyễn Ngọc Tư nói “… lại làm con mệt mỏi đến nhường này,”  thì người đọc nếu không biết chị sẽ nghĩ chắc mười mươi chị là người Bắc!
Đúng là ngôn ngữ miền Bắc đã “tìm được chỗ đứng” và rất phổ biến trong tiếng nói của người miền Nam, không chỉ từ sau đợt di cư vĩ đại năm 1954, mà lâu trước đó nữa, chớ không phải mới theo chân cán bộ và bộ đội miền Bắc trong đợt “người Nam nhận họ, người Bắc nhận hàng” bốn mươi năm trước đây. Chẳng vậy mà từ thời thủ tướng Nguyễn Văn Thinh của Nam Kỳ Quốc người ta đã xua đuổi những người nói “Tân Sơn Nhất” về Bắc, chỉ những người nói “Tân Sơn Nhứt” mới là công dân của nước Nước “Cộng hòa Nam kỳ Tự trị.” Nhưng hiện nay ngay cả người ở cạnh cái phi trường sắp hết đát này cũng đã nói Tân Sơn Nhất chớ hầu như không còn ai nói Tân Sơn Nhứt nữa. Thế cho nên nếu một anh hay chị nông dân Nam bộ mà nói mấy tiếng “Sầu riêng hạt lép,” nghe cũng không buồn cười cho lắm. Sầu riêng là sản vật của miền Nam, hạt là một từ miền Bắc. Và cụm từ “sầu riêng hạt lép” Nam Bắc đề huề đã phổ biến khắp miền Nam rồi đó. Nhưng một nhà văn Nam bộ mà cả tâm hồn và văn nghiệp đều thấm đẫm chất Nam bộ mà lại nói, viết về cuộc sống nơi quê hương Nam bộ của mình bằng ngôn ngữ miền Bắc thỉ… nghe chẳng ra sao cả. Thật tiếc.
Đọc tập thơ “Gọi Khan Giọng Tình” của thi sĩ Trần Phù Thế, người Thạnh Lộc tỉnh Sóc Trăng xưa, tôi cảm động khi bắt gặp đoạn thơ này trong đó có từ “nhửng” mà gần năm mươi năm trước tôi đã từng nghe:
Ta ghét mười năm ở xứ này
Mười năm đủng đỉnh lục bình quay
Như con nước nhửng dòng sông Hậu
Thương cả lần đi ứa máu đầy
Ngày trước, vào giửa những năm 1960, trong bước “giang hồ” ở vùng sông chia chín nhánh tôi từng nghe người địa phương nói từ “nhửng” này, cũng trong ngữ cảnh về sông nước như trong câu thơ trên. Tôi hiểu nước nhửng là con nước “đứng”, lờ đờ trên dòng sông không lên không xuống –  nhưng không chắc lắm.  Triết gia người Anh gốc Áo Ludwig Wittgenstein cho rằng ý nghĩa của một từ là cách dùng của từ đó. Nói như thế cũng quá mơ hồ. Nhưng một người Nam Bộ tha hương mang theo mình hình ảnh con nước nhửng trên dòng sông quê nhà chắc phải làm cho những người xa quê như mình cảm động lắm. Tôi đã cảm động như gặp lại người quen cũ.
Tập thơ của thi sĩ Trần Phù Thế được in ở nước ngoài. Nghĩa là nó không phải qua tay một “biên tập viên” nào, nên những từ như thế còn “sống sót” được, như các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, Lê Xuyên, Bình Nguyên Lộc, và của học giả Vương Hồng Sển nữa, còn “truyền lại” ngôn ngữ tinh ròng Nam bộ trong đó đến nay.
Muốn thấy lại tiếng nói Nam bô rặc ri chắc phải đọc lại Lê Xuyên hay Bình Nguyên Lộc, nếu không phải là đọc lại lối văn đậm chất văn nói dân dã mộc mạc thủơ ban đầu phát triển văn học miền Nam của Hồ Biểu Chánh.  Còn muốn biết “mặt mũi” phương ngữ Nam bộ một cách rõ ràng và có hệ thống, chắc là phải đọc cuốn sách này của thi sĩ Cao Thoại Châu: Phương Ngữ Nam Bộ.
Thiếu Khanh
GHI CHÚ
Viết theo yêu cầu của thi sĩ Cao Thoại Châu cho cuốn sách Phương Ngữ Nam Bộ của anh.
[1] Từ “Miền Nam” vừa mang khái niệm một trong ba miền trên đất nước: Miền Bắc, Miền Trung, và Miền Nam, vừa để chỉ miền đất nửa nước từ Vĩ tuyến 17 trở vào trong thời kỳ đất nước bị chia cắt. Trong bài viết này, từ “Miền Nam” được dùng uyển chuyển với nghĩa thứ nhất, hoặc với nghĩa thứ hai, tùy theo ngữ cảnh.
[2] Để thay cho các tên gọi Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ thời Pháp thuộc, chánh phủ VNCH đặt ra các từ tương ứng: Bắc Phần, Trung Phần, Nam Phần, còn chánh phủ VNDCCH thì gọi Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ, mà Nam Bộ này gồm Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, tương ứng với ba tỉnh miền Đông và ba tỉnh miền Tây của Nam Kỳ Lục Tỉnh xưa. Tuy nhiên với nhiều người Miền Nam từ “Nam Bộ” (hoặc “Nam bộ”) được dùng chỉ khu vực “Miền Tây Nam bộ,” tức vùng Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay. Từ “Nam bộ” ở đây được dùng theo nghĩa đó.
[3] Vào đầu thời Đệ Nhất Cộng Hòa của VNCH, người ta sáng tạo khái niệm “Phần”, Bắc Phần, Trung Phần, Nam Phần, thay cho các khái niệm Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ thời Pháp thuộc, trong đó Trung Phần từ Thanh Hóa tới Bình Thuận, Nam Phần từ tỉnh Bình Tuy trở vào.
[4] Ở một chú thích trong Việt Nam Sử Lược, sử gia Trần Trọng Kim viết: “Có sách chép rằng Đinh Tiên-hoàng tên là Hoàn 桓, chứ không phải là Bộ Lĩnh. Bộ Lĩnh là một tước quan của Trần Lãm phong cho Đinh Hoàn. Nhưng xét trong « Khâm-định Việt-sử » và các sách khác thì thấy chép Đinh bộ Lĩnh chứ không thấy Đinh Hoàn. Vậy nay cứ theo sách Khâm-định mà chép.” (Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, Tân Việt Sai Gòn, cuối trang 88)
[5] Sách Đại Nam Thực Lục (tiền biên), và Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim đều viết tên Nguyễn Hữu Kính, với chữ Kính (鏡). Sách Đại Nam Thực Lục cũng ghi phẩm tước của ông là Lễ Tài hầu.
[6] Viện Sử học, Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 1969. Tôi không có bản dịch của cụ Cử nhân Hán học Tu Trai Nguyễn Tạo xuất bản trong miền Nam, nên không biết cụ có kiêng húy như thế không.
[7] Bà là con gái của Phước Quốc Công Hồ Văn Bôi, quê ở Thủ Đức, tỉnh Gia Định, nay là thành phố HCM. Bà vào cung làm vương phi của thái tử Nguyễn Phúc Đảm năm bà mới 15 tuổi. Vua Gia Long băng, thái tử Đảm nối ngôi tức Vua Minh Mạng. Về sau bà là mẹ của vua Thiệu Trị.
[8] Sau khi khai phá xong miền Nam, năm 1698 chủa Nguyễn Phúc Chu lập Gia Định Phủ. Vua Gia Long thống nhất xong đất nước, đổi Gia Định Phủ thành Gia Định Trấn, rồi  lại đổi thành Gia Định Thành. Năm 1832, Vua Minh Mạng bãi bỏ Gia Định Thành, và chia thành sáu tỉnh, gồm ba tỉnh miền Đông: Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, và ba tỉnh miền Tây: Vĩnh Long, An Giang, và Hà Tiên. Năm 1834, cả sáu tỉnh này được gộp lại thành Nam Kỳ, (người Pháp gọi là Basse-Cochinchine), từ đó xuất hiện danh từ “Nam Kỳ Lục Tỉnh.” Ba tỉnh miền Đông lúc đó nay trở thành các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, và Thành phố Hồ Chí Minh. Ba tỉnh miền Tây xưa nay phát triển thành các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, và Thành phố Cần Thơ.
[9] Hồ Biểu Chánh, (1884–1958) người làng Bình Thành, tỉnh Gò Công (nay thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang).
[10] Nhà văn Lê Xuyên (1927 – 2004), tên thật là Lê Bình Tăng, người huyện Phong Điền – Tỉnh Cần Thơ.
[11] Bình Nguyên Lộc, (1914 – 1987), nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử dân tộc, người làng Tân Uyên, tổng Chánh Mỹ Trung, tỉnh Biên Hòa (tức tỉnh Biên Hòa xưa trong ba tỉnh Miền Đông Nam Kỳ), nay thuộc thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Ngoài bút hiệu Bình Nguyên Lộc ông còn ký nhiều bút hiệu khác. Tuy quê quán của ông không nằm trong vùng Nam bộ (theo nghĩa hẹp, tức trong ba tỉnh Miền Tây Nam kỳ), nhưng tác phẩm của ông mang phong cách và ngôn ngữ của người Nam bộ.
[12] Vương Hồng Sển (1902-1996), sinh tại Sóc Trăng, mang ba dòng máu Việt, Hoa, Khmer.
[13] Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Là một nhà văn Nam bộ tài hoa, đau đáu tình người trên từng trang tác phẩm, nhưng Nguyễn Ngọc Tư không dùng ngôn ngữ Nam bộ tinh ròng như các nhà văn kia. Trong các tác phẩm rất cảm động về con người và cuộc sống ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long chị dùng nhiều từ ngữ của ngôn ngữ Bắc bộ, đọc rất lấn cấn, khó chịu. (xem ở dưới.)
[14] Sau năm 1975, chánh quyền mới ở thành phố Huế đổi ngay tên cầu Trường Tiền quen thuộc của người miền Nam thành cầu Tràng Tiền.

« Sống lửa » cùng Nguyễn Thiện Đạo



Tạp san Đoàn Kết thực hiện cuộc phỏng vấn với nhạc sĩ Nguyễn Thiện Đạo về quyển sách đầu tay của ông.
ĐK : Xin chào nhạc sĩ, được biết Sống Lửa là quyển sách truyện đầu tay của nhạc sĩ. Thời gian để ấp ủ, chuẩn bị ý tưởng nghe nói là một năm, và thời gian viết ra cho đến khi hoàn thành khoảng 4 tháng, quyển sách có chứa đựng một sự ám ảnh nào đó rất cá nhân của nhạc sĩ hay không ?
NS NTD : Từ tấm bé, tôi luôn say mê văn thơ. Ám ảnh cá nhân đằng đẳng gần như suốt đời. Đến hôm nay cho ra đời Sống lửa đã giải toả nỗi u uất sâu kín. Chao ôi ! Một quyển sách tựa một lông tơ mà nặng trĩu tâm bào. Nếu không du học Pháp lúc tuổi 13 (1953) để trở thành nhạc sĩ – phương tiện bao quanh mở rộng- thì có lẽ tôi đã làm văn thơ, nhưng chắc chắn sẽ thành « écrivain maudit ».
ĐK : Với 93 tác phẩm âm nhạc, nhạc sĩ đã đánh dấu tác phẩm thứ 94 của mình bằng một quyển truyện, nhạc sĩ đánh giá việc này như thế nào : thử sức văn học, lấn sân văn chương, làm chuyện khác thường, hay còn là vì một lý do nào khác ?
NS NTD : Tôi không thử sức văn cũng không lấn sân văn chương. Tất cả những nghĩ suy, trăn trở, yêu đương, nhức nhói tim gan trước nhân tình thế thái : bất công, bạo lực, gian tham, hiềm tỵ, vọng ngoại, phản phúc đan xen kỳ vọng, ước mơ, tuyệt mỹ, ánh hồng cùng lòng yêu nước, yêu dân tộc , tôi đã gói ghém thật lòng trong Sống lửa.
ĐK : Nhạc của nhạc sĩ được đánh giá mang tính rất tiên phong, cao cấp, khó hiểu vì sự trừu tượng và kỹ thuật âm nhạc quá cao, chỉ dành cho những ai thật sự trong giới âm nhạc cao cấp. Vậy tác phẩm truyện Sống Lửa này của nhạc sĩ, có những yếu tố gì giống với đặc điểm ấy trong âm nhạc của nhạc sĩ không ?
NS NTD :  Âm nhạc là một ngôn ngữ trừu tượng nên xa thực tế. Văn chương là một ngôn ngữ gần thực tế. Cấu trúc một áng văn chương khác hẳn hình thức cấu trúc một nhạc phẩm. Tôi mạn phép thiết nghĩ mỗi người đọc Sống lửa có thể lĩnh hội theo « sở thích » cùng với vốn văn hoá của mình.
ĐK : Chúng ta sẽ nói về các chi tiết cho quyển sách. Theo nhận xét của chúng tôi, quyển sách có văn phong tương đối dễ tiếp cận với nhiều đối tượng độc giả, tình tiết rất li kỳ, có nhiều nhân vật có tên trong lịch sử Việt Nam từ cổ tới kim. Trước hết, nhạc sĩ giới thiệu đây là quyển truyện dựa phần nào vào gia phả của chính mình, điều đó có thể thấy qua tuyến nhân vật chính từ đời Trần Chí Bằng đến đời Trần Thiện Thanh, kéo dài 700 năm. Nhưng điều chưa thấy ai làm là viết truyện để kể chuyện xấu-tốt, ăn chơi, lạm quyền,… của các cụ kỵ tổ tiên mình bao giờ, điều này có vẻ hơi khác với tinh thần truyền thống « xấu che tốt khoe » hay không phạm húy các cụ kỵ nhà mình, nhạc sĩ có chia sẻ gì về việc này ?
NS NTD: « Nhân vô thập toàn ». Chính diện và phản diện cũng như âm dương ở trong mỗi con người. Từ thuở hồng hoang nhân loại đến nay có xã hội nào khẳng định mình là chí thiện chí mỹ đâu ! Hoạ chăng vài câu khẩu hiệu thức thời…  Qua các cụ tổ tôi kể, họ cũng là những nhân vật sống trong một xã hội nhất định, tôi lấy nhân vật để tả xã hội.
ĐK : Theo chúng tôi nhận xét và so sánh, những bản nhạc của nhạc sĩ hầu hết đều phá cách nhưng vẫn theo chuẩn mực của nhạc hàn lâm, hay nói ngược lại, tuy khuôn khổ, mẫu mực nhưng cũng rất phá cách, kỳ lạ, nổi loạn ; điều đó thể hiện qua sự kết hợp với những nhạc cụ lạ, với nghệ thuật múa đương đại, và đặc biệt là nhiều đoạn nhạc mạnh hoặc mang tính « bạo lực » hoặc rất tối (sombre) như phần khuất của một tôn giáo. Trong Sống Lửa, nhiều tình tiết cũng như thế, tuy thể hiện bằng ngôn ngữ đã dịu đi rất nhiều để hợp với văn phong sách văn học, nhưng vẫn rất mạnh và dạn dĩ, đôi khi có thể tạo ra một độ sốc nào đó. Khuynh hướng đột ngột chuyển tông, hoặc nổi loạn khi viết sách thường được lý giải rằng tác giả có những ức chế trong ý thức hoặc từ vô thức. Có phải nhạc sĩ từng có những uẩn ức, kìm nén nào trong cuộc đời mình, hoặc có thể nói, nhạc sĩ vốn thường muốn đột phá mạnh mẽ như thể để phá đi một bức tường nào đó hay không ?
NS NTD : Người nghệ sĩ sáng tác luôn phải đột phá. Trước hết phải tìm cái hay. Nếu cứ ghìm mình tìm cái đúng, sợ cái sai thì có cơ là rơi vào cái bẫy  » rập khuôn « . Cổ nhân có câu  » Bất phẫn bất phát « : Đúng ! không phẫn uất thì không phát huy được tinh hoa. Trong sáng tác tôi luôn phẫn uất !
ĐK : Trong truyện có rất nhiều biểu tượng và nhân vật Việt Nam như thói quen của nhạc sĩ xưa nay là luôn đặt tên và dùng ca từ Việt Nam cho hầu hết các bản nhạc quốc tế của mình, tuy nhiên trong Sống Lửa lại có những hình ảnh rất không Việt Nam, ví như trong chương 3 mang tên Quái, người đọc có thể tìm thấy những tình huống và tên gọi rất phương Tây như : dã thú hút máu người, homosexuel, hay cảnh quất roi vào 3 cô gái,… Ngoài ra, rải rác trong truyện, người đọc cũng có thể tìm thấy những trích dẫn liên quan đến Tây Thi, đến Richard Wagner, cách dùng từ hiện đại như « zombie ». Như vậy có ngược lại với mạch truyện vốn rất thuần Việt không ? Và nhạc sĩ có nghĩ đây là một hướng rất mới mà có thể độc giả Việt Nam chưa thể tiếp nhận được trọn vẹn phong cách này, và lựa chọn thủ pháp viết này có thể tạo ra thiệt thòi cho tác giảvì có thể một số độc giả sẽ chỉ trích là « lai Tây »?
NS NTD: Nhà thơ Nguyễn Thuỵ Kha có viết về Sống lửa : Nguyễn Thiện Đạo lại xuyên thủng không gian bốn chiều để tìm đến chiều thứ năm — chiều tâm linh— Sống lửa không phải là truyện tả thực mà thực hư – hư thực quyện kết như một bức tranh Liêu trai… Thế giới phẳng và toàn cầu hoá ( đang dẫn nhân loại đến ngày tận thế ) nâng ta đến với Wagner ( Tây), Tây Thi ( Đôn ) một cách óng ả…
ĐK: Xin cảm ơn nhạc sĩ.
Chúng tôi không đưa ra một kết luận nào về các tác phẩm và chủ đề văn hóa được trao đổi, chỉ đưa ra những cách nhìn mới về những giá trị truyền thống, phần còn lại là do mỗi độc giả tự nhận định và kết luận trong bối cảnh và cá tính của mình.

Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Đạo đã ra đi lúc 16h ngày 20/11 (giờ Pháp). Tuyển tập các bài viết hiện dang dở, được nhạc sĩ chuẩn bị từ lúc còn sống, sẽ được hoàn thành theo đúng tâm nguyện của nhạc sĩ – nhà văn hóa Việt Nam.

Xâm Nhập Tôn Giáo Vào AYUTTHAYA Một Bài Học Tại Việt Nam


DuyênSinh

02-Aug-2013
LTS: Đây là một trong loạt bài lịch sử hấp dẫn và đặc biệt nhất của tác giả Duyên Sinh, môt cây viết mới xuất hiện nhưng đã sẵn có bút lực vững vàng. Đặc biệt là vì những bài học lịch sử này không phải chỉ là của nước ta, mà lại là bài học từ lịch sử của các nước láng giềng ở Á châu, những quốc gia bị người phương Tây xem là "man di mọi rợ," và họ đến để "khai hóa" (các danh từ của các nhà truyền giáo). Đường lối, mưu chước, và kết quả mà họ nhặt được ở các quốc gia đáng thương này gần giống nhau. Tất cả đều đem lại chiến tranh, không những ngoại xâm mà còn gây nội thù. Giặc ngoại xâm còn có ngày đuổi được, nhưng, những tang thương, những vết thẹo trong lòng dân tộc không thể chữa lành, chỉ có ngày càng sâu thêm. Bởi đó là vết sẹo gây ra bởi thứ độc tố mà họ cho là "tôn giáo." Ứóc mong của tác giả là: "Mong thay thế hệ mai sau hãy học cho thật kỹ bài học này!" Xin mời bạn đọc. (SH)


Vương quốc Ayutthaya (tiếng Việt: A-dút-tha-da), là một vương quốc cổ của người Siam (tiếng Việt còn gọi là Xiêm, Thái, Tài), tồn tại từ những năm 1351-1767. Vương quốc Ayutthaya cũng là tên của thủ đô Ayutthaya. Vào thời cực thịnh, Ayutthaya có biên giới gần trùng với biên giới Thái Lan ngày nay, ngoại trừ khu vực Lan Na. Từ đầu thế kỷ thứ 14, vương quốc Ayutthaya đã giao thương với nhiều quốc gia châu Á như Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản và Ba Tư… Sau này, khi làn sóng ra đi tìm thuộc địa của các quốc gia châu Âu lan tràn, Ayutthaya còn là nơi giao thương của nhiều quốc gia Tây Phương như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hoà Lan, Anh, Pháp… Các nhà truyền giáo, nhất là họ đạo Dòng Tên, đã rất thành công. Bởi vì bắt đầu kể từ năm 1659, Đông Dương được đánh dấu như là một lãnh địa độc quyền của Pháp về hoạt động thương mại và tôn giáo. Các nhà truyền giáo các thế hệ sau còn mở rộng các hoạt động vào Pegu (Burma), Campuchia, và Annam.
Vương quốc Ayutthaya là một quốc gia phát triển cao nhất trên bán đảo Đông Dương, nhanh chóng trở thành cơ sở cho các hoạt động tôn giáo, thương mại và chính trị. Đối với cả hai: Công ty Đông Ấn (East India Company) và toà thánh Vatican, kế hoạch của thực dân Pháp và của toà thánh Vatican rất là đơn giản. Mỗi nơi sẽ góp phần chinh phục theo lãnh vực riêng của mình: Công ty Đông Ấn chinh phục Ayutthaya về thương mại; chính phủ Pháp chinh phục Ayutthaya về quân đội; và Vatican chinh phục Ayutthaya về xâm nhập tôn giáo.
Lịch sử vua chúa vương quốc Ayutthaya là những loạt chém giết để dành ngôi vua giữa những người cùng họ hàng huyết thống, hoặc anh em với nhau. Theo truyền thống của người Siam, anh em được ưu tiên hạng nhất lên nối ngôi vua, rồi mới tới con cái.
Narai là một hoàng tử, sinh năm 1633, con của vua Prasat Thong. Prasat Thong là người đã chiếm đoạt ngai vàng của vua Sukhothai, cầm quyền từ năm 1629, để thành lập triều đại của mình. Narai có một người anh, là hoàng tử Chai, và một người chú là hoàng tử Sri Sudharmmaraja. Sau khi vua Prasat Thong qua đời năm 1656, hoàng tử Chai kế vị vua cha, lấy vương hiệu là vua Sanpet VI.
Hoàng tử Sri Sudharmmaraja âm mưu với cháu là hoàng tử Narai để soán ngôi vua Sanpet VI. Sau khi lên ngôi được 9 tháng, Sanpet VI bị giết trong một cuộc đảo chính. Narai và người chú đã xâm nhập vào cung điện vua Sanpet VI. Xâm nhập thành công, Sri Sudharmmaraja lên làm vua. Vua Sri Sudharmmaraja phong Narai, là người cháu của mình, lên lãnh chức Uparaja (người có quyền hành chỉ sau nhà vua). Tuy nhiên Narai vẫn chưa vừa ý. Là một hoàng tử đầy tham vọng, Narai đã yêu cầu người Hoà Lan hỗ trợ để ông chống lại người chú của mình.
Sự cai trị của vua Sri Sudharmmaraja rất yếu ớt và bị rơi vào sự kiểm soát của Chao Phraya Chakri. Chao Phraya Chakri là một ông quan cũng đầy tham vọng, muốn chiếm đoạt ngôi vua của Sri
Sudharmmaraja. Năm 1656, Narai và người chú là Sri Sudharmmaraja, cuối cùng đã làm mặt lạ, đánh giết nhau như người dưng. Sri Sudharmmaraja đuổi bắt em của Narai là công chúa Rajakalayani. Ông ra lệnh cho binh lính bao vây nơi cư trú của Rajakalayani rồi vào trong lục xét. Công chúa Rajakalayani trốn trong một cái tủ đựng sách và được khiên ra trước cung điện. Rajakalayani đã gặp được anh trai của cô tại cung điện.
Phẫn nộ trước hành vi của người chú, Narai quyết định hành động. Ông thu hút sự ủng hộ từ các đội quân đánh thuê Ba Tư và Nhật Bản, những người bị ngược đãi trong thời cai trị của cha mình. Ông cũng được hỗ trợ của Okya Sukhothai, một nhà quý tộc mạnh mẽ của vương quốc Ayutthaya. Vào một ngày lễ Ashura của người Hồi giáo, Người Ba Tư và người Nhật pháo kích vào cung điện của Sri Sudharmmaraja. Hoàng tử Narai cũng bắt đầu tham gia vào cuộc chiến, tấn công người chú duy nhất của mình là vua Sri Sudharmmaraja, cho đến khi vua Sri Sudharmmaraja bỏ chạy. Sau đó vua Sri Sudharmmaraja bị bắt và bị xử tử tại Wat Khok Phraya vào năm 1656.
Năm 1656, sau khi xử tử người chú là vua Sri Sudharmmaraja, Narai lên làm vua. Vua Narai bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ nhiều quốc gia bên ngoài từ nhiều phía. Đáng chú ý nhất là người Trung Hoa về phía Bắc, người Hoà Lan về phía Nam, và người Anh, lần đầu tiên tấn công vào Ấn Độ từ phía Tây. Chiến thuật xoay quanh, trực tiếp chống lại các cuộc cảnh hưởng, hoặc tạo ra một sức mạnh cân bằng tinh tế giữa các các quốc gia khác nhau, được Narai áp dụng.

Lo sợ cho sự suy yếu do ảnh hưởng của các tiểu quốc miền Bắc sau cuộc xâm lược thành công của Trung Hoa năm 1660 vào Ava, một vương quốc ở về phía Bắc Miến Điện (1364-1555), vua Narai đã thực hiện một cuộc sát nhập vùng đất Chiang Mai, một vương quốc lân cận với vương quốc Ayutthaya, vào sự kiểm soát của mình. Mặc dù thành công trong việc kiểm soát Lampang và một số các nơi khác, một cuộc sát nhập lần thứ hai vẫn phải thực hiện để đưa Chiang Mai vào sự kiểm soát hoàn toàn của vương quốc Ayutthaya.
Tên đầy đủ của vua Narai là Somdet Phra Narai Maharat, còn được gọi là Somdet Phra Ramathibodi III (1656-1688). Triều đại vua Narai là một triều đại thịnh vượng nhất Đông Nam Á nhờ các hoạt động thương mại và ngoại giao với các quốc gia Tây phương. Narai là một ông vua đầu tiên có một mối quan hệ mạnh mẽ với vua Louis XIV của Pháp. Các sứ thần Pháp thời đó đã từng so sánh thủ đô Ayutthaya to lớn và giàu mạnh ngang ngửa với thủ đô Paris của họ. Vua Ayutthaya đã đặc biệt cho phép các thương gia Tây phương được thiết lập các ngôi làng ngay bên ngoài vòng đai của thủ đô Ayutthaya.
Vua Narai cũng cho xây dựng một cung điện mới. Cung điện mới ngày nay có tên là Lopburi (Lopburi là một tỉnh của vương quốc Khmer vào thời đại Marco Polo tới Đông Nam Á). Các chuyên viên xây cất đã sử dụng các nhà kiến trúc chuyên môn thuộc họ đạo Dòng Tên (Jesuits). Ảnh hưởng của châu Âu rất rõ ràng và hiển nhiên trong phong cách kiến trúc, đặc biệt là việc sử dụng các cửa sổ lớn. Sự di chuyển đến Lopburi của vua Narai gặp rất nhiều khó khăn vì bị hải quân Hoà Lan cố gắng phong toả năm 1664 để thực thi độc quyền tại đây.
Trong những năm sau cùng của triều đại, vua Narai đã bị thuyết phục bởi một nhà thám hiểm người Hy Lạp tên là Constantine Phaulkon, tới cư ngụ tại Ayutthaya năm 1675. Phaulkon đã từng làm việc cho công ty Đông Ấn Anh (English East India Company). Phaulkon được Kosa Lek giới thiệu vào triều đình của vương quốc Ayutthaya năm 1681 (Kosa Lek có anh là Kosa Pan. Kosa Pan là một nhà thông thái, trưởng phái đoàn đại sứ quán vương quốc Ayutthaya tại Pháp). Phaulkon làm việc như là một thông dịch viên tuyên thệ, và nhanh chóng được ủng hộ của hoàng gia. Năm 1682, Phaulkon phục vụ thông dịch trong một cuộc tường trình với dự thính của hoàng gia Pháp là François Pallu, người đến Ayutthaya với các lá thư từ vua Louis XIV của Pháp. Phaulkon đề nghị một kế hoạch tái thiết pháo đài Mergui theo kiểu đa dạng châu Âu (polygonal European style), bị Kosa Lek chống đối. Điều tra cho biết Lek chống đối vì nhận hối lộ của những người nông dân, không muốn tham gia công tác xây dựng Mergui. Lek sau đó bị đánh cho tới chết theo lệnh của hoàng gia Ayutthaya. Với sự khéo léo của Phaulkon, Phaulkon được nắm giữ một chức vụ tương đương với chức thủ tướng. Với quyền hạn trong tay, Phaulkon đã biến vương quốc Ayutthaya thành một vương quốc có mối quan hệ ngoại giao mật thiết với triều đình vua Louis XIV của nước Pháp.
Mặc dù việc truyền giáo đạo Ca-tô Rô-ma đã được thực hiện tại Ayutthaya từ năm 1567 dưới họ đạo dòng Dominicans Bồ Đào Nha, đa số người Siam tại Ayutthaya không chống đối, nhưng cũng không tin theo. Thấy thất bại, các nhà truyền giáo thay đổi “chiến thuật.” Chỉ trong vòng một năm, Phaulkon đã tìm đủ mọi cách thuyết phục vua Narai cải đạo, từ một ông vua đạo Phật thành một ông vua đạo Ca-tô Rô-ma. Để thúc giục Narai, Phaulkon gây quan tâm cho nhiều người bằng cách làm cho người ta tin rằng nhà vua rất sẵn sàng cải đạo, toàn bộ vương quốc Ayutthaya sẽ thành một quốc gia Ca-tô Rô-ma giáo. Người ta cũng đồn vua Narai có ý định Ca-tô Rô-ma giáo hoá tất cả gia đình hoàng gia và toàn bộ nội các triều đình, dưới sự bảo trợ của họ đạo Dòng Tên Pháp, là những người được phép định cư vĩnh viễn tại Ayutthaya từ năm 1662.
Việc nổi tiếng nhất của các sứ mệnh truyền giáo là mục vụ của Pháp. Năm 1673, một mục vụ của giáo hội Pháp được gởi đến triều đình Ayutthaya, với thư từ của giáo hoàng Clement IX và vua Louis XIV của Pháp. Vua Narai đáp lại bằng cách gửi một phái đoàn tới Pháp năm 1680 do Phya Pipatkosa hướng dẫn. Mặc dù tài liệu bị mất ở vùng biển gần Madagascar, người Pháp phản ứng tích cực bằng cách gửi phái đoàn tới Ayutthaya do Monsignor Pallu hướng dẫn năm 1682.
Giáo Hoàng Innocenté XI tiếp nhận quốc thư của Vua Narai, Dec. 1688
Vua Narai đáp lại người Pháp bằng cách gửi một phái đoàn Siam đến Pháp vào tháng 1-1684 do Khun Pijaivanit và Khun Pijitmaitri hướng dẫn. Phái đoàn tới Calais vào tháng 11-1684 và đã được hoàng gia Pháp tiếp đón. Vua Louis XIV gửi de Chaumont và de Choisy hướng dẫn phái đoàn truyền giáo tới Ayutthaya năm 1685 dự lễ cải đạo cho vua Narai. Buổi lễ có sự hiện diện của một số đông các linh mục Dòng Tên và các nhà khoa học. Colbert cũng gửi một bức thư tới Phaulkon yêu cầu Phaulkon thuyết phục vua Ayutthaya thừa nhận các yêu cầu của Pháp với lời hứa hẹn là họ sẽ phong tước hầu (knighting) cho Phaulkon.
Sau ngày cải đạo của vua Narai, nhà thờ Ca-tô Rô-ma giáo được dựng lên ở khắp mọi nơi, trong khi nhiều ngôi chùa Phật Giáo bị đóng cửa vì những lý do nhỏ nhặt hoặc thậm chí còn bị đập phá. Nhiều trường học Ca-tô Rô-ma giáo thay thế cho trường học Phật Giáo. Đối xử kỳ thị được áp đặt lên người Phật tử xảy ra khắp nơi trong mọi tầng lớp xã hội. Trong một thời gian không lâu, người Ca-tô Rô-ma giáo trở thành những công dân hàng đầu được tìm thấy ở bất cứ nơi nào quyền lực và ân huệ được thể hiện. Sự phồn thịnh luôn luôn được tập trung và dành riêng cho người Ca-tô Rô-ma giáo.
Khi các cơ sở thương mại và các nhà thờ truyền giáo được thiết lập, Pháp thuyết phục vua Narai liên minh chính thức với Pháp về thương mại. Đồng thời Vatican tập trung vào việc cải đạo người đạo Phật thành người đạo Ca-tô Rô-ma. Họ dự định nếu điều này thành công, các linh mục sau đó sẽ thuyết phục vua Ca-tô Rô-ma giáo Narai thừa nhận nhiều đơn vị đồn trú Pháp tại các thành phố chính của Ayutthaya, như Mergui và Bangkok…
Năm 1685, chính phủ Pháp ký một liên minh thương mại rất có lợi cho Ayutthaya. Hai năm sau, vua Narai bắt buộc các tầng lớp cầm quyền chuyển đạo thành những người đạo Ca-tô Rô-ma giáo. Nhóm Ca-tô Rô-ma giáo mạnh mẽ này được đặt ra để thống trị, không những thống trị bộ máy chính quyền, mà còn thống trị Phật giáo của vương quốc Ayutthaya. Kỳ thị bắt đầu được đem ra áp dụng đối với các tổ chức Phật giáo. Thiểu số Ca-tô Rô-ma giáo, được triệt để ủng hộ bởi vua chúa và quan lại Ca-tô Rô-ma giáo Ayutthaya.
Tranh họa thủ đô của Ayutthaya của công ty Đông Ấn Hòa Lan, Amsterdam
Cuộc Cách Mạng Của Vua Phetracha Năm 1688
Năm 1687, trên bờ biển Tenasserim tại cảng Mergui đã xảy ra một biến cố. Một vụ thảm sát tại cảng Mergui đã làm 60 người Anh thiệt mạng. Sự kiện bắt nguồn từ sự suy giảm mối quan hệ giữa vương quốc Ayutthaya và công ty Đông Ấn (East India Company). Phaulkon đã bổ nhiệm hai người Anh quen biết với ông làm thống đốc Mergui. Hai người Anh này đã sử dụng cảng Mergui như là căn cứ cho cuộc thám hiểm tư nhân vào vương quốc Golconda (nay là một đô thị đổ nát của Ấn Độ), vốn có mối quan hệ thân thiện với công ty Đông Ấn. Tháng 4-1687 công ty Đông Ấn yêu cầu Ayutthaya bồi thường £65.000 và cấm vận Mergui. Lo sợ toà án phạt về tội cướp biển, hai thống đốc người Anh cảng Mergui đã lo lót viên thuyền trưởng. Tuy nhiên, các khu giải trí đã làm dấy lên sự nghi ngờ các nhà chức trách Ayutthaya chính là thủ phạm đã nổ súng vào các tàu chiến, và tàn sát tất cả người Anh. Sau biến cố, Narai tuyên chiến với công ty Đông Ấn, và chuyển giao quyền kiểm soát cảng Mergui cho thống đốc Pháp và một đơn vị đồn trú của Pháp. Cùng lúc, ông cũng trao quyền kiểm soát hải cảng Bangkok cho Pháp, với dụng ý dùng người Pháp chống lại người Hoà Lan. Narai cũng đã đồng ý cho quân đội Pháp được đặt căn cứ tại các hải cảng của vương quốc Ayutthaya. Chevalier de Forbin được chỉ huy pháo đài Bangkok và huấn luyện quân đội Siam theo chiến thuật Tây phương. Một số pháo đài Siam tại Mergui, Ligor, Singora (Songkhla), Lavo, và ngay cả thủ đô Ayutthaya được xây dựng trở lại theo trận địa Âu châu.
Qua lại giữa Pháp và Ayutthaya trở nên rộn rịp. Một mục vụ truyền giáo Dòng Tên tại Ayutthaya được lãnh đạo bởi Phra Visutsundhorn (Kosa Pan) và Guy Tachard sang Pháp năm 1686 được tiếp đón nhiệt tình. Tháng 03-1687, phái đoàn quay trở về, bao gồm những người Siam và Pháp rời khỏi Brest đi Ayutthaya. Phái đoàn bao gồm Kosa Pan quay trở về Ayutthaya, Guy Tachard, Simon de La Loubère, Claude Céberet du Boullay và tướng Desfarges. Một số lượng lớn quân đội Pháp và hải quân Pháp được gửi tới Ayutthaya với sứ mệnh đóng quân tại các pháo đài Ayutthaya do tướng Desfarges chỉ huy. Vua Narai đã đồng ý để Pháp đóng quân tại Mergui và Bangkok, cả hai Mergui và Bangkok trở thành hai pháo đài kiên cố nhất theo kiến trúc và chiến thuật Tây phương (bây giờ được gọi là pháo đài Vijaiprasit Thái, sau đó trở thành pháo đài hoàng gia Thái dưới triều vua Taksin). Đại sứ quán vương quốc Ayutthaya cuối cùng được lãnh đạo bởi Okkhun Chamnan, năm 1688 đến viếng thăm Rome và giáo hoàng Innôcentê XI.
Sự giao thương rộn rịp với Pháp kích động một phong trào quốc gia chống Pháp mạnh mẽ tại vương quốc Ayutthaya. Năm 1688, tinh thần bài đạo Ca-tô Rô-ma giáo, chủ yếu là đạo diễn Pháp và Phaulkon, đã đạt đến tột đỉnh. Quan lại vương quốc Ayutthaya bất bình sự thống trị của Phaulkon Hy Lạp trong việc bang giao, cùng với vợ Nhật và lối sống châu Âu của Phaulkon, trong khi sự kỳ thị của Ca-tô Rô-ma giáo đối với Phật giáo càng lúc càng nổi bật. Cuối cùng, các quan lại cùng nhau thành lập một nhóm phản kháng. Các người ngoại quốc khác đến vương quốc Ayutthaya trước người Pháp, đặc biệt là người đạo Tin Lành Hoà Lan, người Anh, và người Hồi giáo Ba Tư, cũng rất bất bình về ảnh hưởng chính trị và kinh tế càng ngày càng tăng của Ca-tô Rô-ma giáo Pháp. Các phe phái Ca-tô Rô-ma giáo khác như Ca-tô Rô-ma giáo Bồ Đào Nha, cũng có lý do để phản kháng sự hiện diện của Ca-tô Rô-ma giáo Pháp, thấy đó là một sự vi phạm hiệp ước Tordesillas. Ảnh hưởng ngày càng tăng của Pháp không chỉ tăng thêm cạnh tranh nhưng cũng là một lời nhắc nhở không mong muốn của Bồ Đào Nha.
Vatican luôn luôn theo cùng một công thức chính trị là xâm nhập từng bước kể từ khi phát hiện ra châu Mỹ. Trường hợp vương quốc Ayutthaya, bước thứ nhất là xâm nhập bộ máy cầm quyền của vua Narai bằng cách cải đạo vua Narai. Bước thứ hai là thành lập các phái đoàn ngoại giao để đi tới việc chính thức tiếp xúc với giáo hoàng. Cùng lúc với chùa chiền Phật giáo bị đập phá thì các nhà thờ Ca-tô Rô-ma cũng được dựng lên. Cùng lúc với việc tuyên truyền chỉ có Ca-tô Rô-ma giáo là một “chánh đạo” duy nhất, thì các tuyên truyền về tất cả các đạo khác đều là “đạo thờ ma thờ quỷ” được các con chiên truyền bá nhanh chóng.
Kinh nghiệm cho thấy từ trước tới nay, phản kháng của Phật tử lúc đầu thường là ôn hoà và tranh luận trong tinh thần cởi mở. Khi tranh luận không lại nhóm Phật tử, nhóm Ca-tô Rô-ma bắt đầu ăn nói ngang ngược. Tranh luận của Ca-tô Rô-ma biến thành tranh luận mang tính chất “thắng bại” mà không phải là một tranh luận để tìm ra một một “lối thoát” cho cuộc xung đột. Lối tranh luận này là nguyên nhân làm nổ tung ra các cuộc phản kháng quy mô của Phật tử.
Giống như trường hợp của Ngô Đình Diệm tại Việt Nam, Phật tử vương quốc Ayutthaya thuộc thành phần đa số. Sau nhiều cuộc tranh luận không hiệu quả, họ tổ chức biện pháp đề kháng. Dập tắt đề kháng thường là việc làm tàn nhẫn của phe chính quyền Ca-tô Rô-ma Ayutthaya. Càng dập tắt, phong trào chống đối càng bị kích động và nhanh chóng lớn lên. Để tương ứng với quyền lực được sử dụng và lạm dụng, đề kháng luôn luôn bị đàn áp bởi các nhà thờ. Nhà thờ là nơi luôn luôn bênh vực người Ca-tô Rô-ma giáo. Pháp luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ người Ca-tô Rô-ma giáo bằng súng thần công đại bác trên các pháo đài của họ.
Các quan lại người Siam, đa số là người đạo Phật, đã từ lâu, cảm thấy bất bình với sự ảnh hưởng của Phaulkon, họ tích cực đề kháng với tư tưởng vọng ngoại và chính sách kỳ thị tôn giáo của vua Narai. Họ hợp lực với Phetracha, một ông vua tương lai của họ, bắt đầu soạn thảo kế hoạch đảo chánh.
Cuộc cách mạng của vương quốc Ayutthaya năm 1688 là một biến động lớn phổ biến dẫn đến việc lật đổ vua Ca-tô Rô-ma giáo Narai. Phetracha, trước đây là một cố vấn quân sự đáng tin cậy của Narai, đã lợi dụng Narai lúc cao tuổi và bệnh hoạn, giết người thừa kế của Narai, cùng với một số các nhà truyền giáo và bộ trưởng ngoại giao Constantine Phaulkon.
Phetracha, sau khi lên ngôi, đã kết hôn với con gái của vua Narai, là công chúa Kromluang Yothathep, và theo đuổi một chính sách hất chân Pháp. Một trong những trận đánh nổi tiếng nhất là trận bao vây Bangkok năm 1688, khi hàng chục ngàn quân Ayutthaya đã trải qua bốn tháng vây hãm một pháo đài Pháp trong thành phố Bangkok. Do hậu quả của cuộc cách mạng, vương quốc Ayutthaya hầu như cắt đứt tất cả các mối quan hệ với Tây phương.
Khủng hoảng bắt đầu khi vua Narai bệnh nặng hồi tháng 3-1688. Tháng 4-1688, Phaulkon yêu cầu Pháp trợ giúp quân sự để vô hiệu hóa âm mưu đảo chánh. Desfarges phản ứng bằng cách dẫn 80 quân và 10 nhân viên rời khỏi Bangkok, tới cung điện Lopburi. Vì sợ có thể bị tấn công bởi các phiến quân Siam, Defarges dừng lại trên đường đi và hủy bỏ kế hoạch đi Lopburi, rút lui về Bangkok. Ông đã bị bối rối vì một tin đồn thất thiệt từ Véret, giám đốc công ty Đông Ấn Pháp, loan tin là có một ông vua đã chết.
Ngày 10-05-1688, trước khi chết, vua Narai ý thức được tranh chấp về vấn đề kế vị sẽ xảy ra, ông gọi tất cả ba người cố vấn cận kề tới, trong đó có Phaulkon; người em nuôi của vua là Phra Phetraccha, chỉ huy trưởng đoàn Tượng Binh Hoàng Gia (the Royal Elephant Corps); và đứa con nuôi của vua là Mom Pi. Rồi Narai chỉ định đứa con gái là Kromluang Yothathep lên nối ngôi vua. Phong cho ba người cố vấn làm ba ông quan nhiếp chính cho tới khi công chúa chọn được một trong hai người Siam là Phra Phetracha hoặc Mom Pi thực thụ kế vị.
Quyết định của vua Narai thúc đẩy Phetracha làm một cuộc đảo chánh. Trong khi Narai đang bệnh, Phetracha tổ chức một cuộc đảo chánh dài hạn với sự hỗ trợ của triều đình và phe Phật giáo chống Ca-tô Rô-ma giáo. Ngày 17 và 18 tháng 5-1688, vua Narai bị bắt. Ngày 5-6-1688, Phaulkon bị bắt, bị buộc tội phản bội, và sau đó bị chém đầu. Mom Pi cũng bị giết cùng với nhiều người trong gia đình. Cả hai người anh em của nhà vua, là người được quyền kế vị theo tục lệ của người Siam, đã thiệt mạng vào ngày 9-7-1688, và chính vua Narai cũng chết vì bị giam giữ trong hai ngày 10 và 11 tháng 7-1688. Cái chết của Narai có thể do ngộ độc. Phra Phetracha lên ngôi ngày 1-8-1688. Kosa Pan, cựu đại sứ tại Pháp năm 1686, và một người ủng hộ mạnh mẽ Phetracha, đã trở thành bộ trưởng bộ ngoại giao và thương mại của vua Phra Phetracha.
Biệt thự của Constantine Phaulkon ở Lopburi, Ayutthaya
Trong thời gian đảo chánh, một cuộc tấn công quy mô bằng 40.000 quân và hơn một trăm pháo đại bác nhắm vào hai pháo đài Pháp tại Bangkok và Mergui. Ngày 24-6-1688, người Pháp tại Bangkok, dưới sự chỉ huy của Du Bruant và Chevalier de Beauregard đã tháo chạy, bỏ lại các đơn vị đồn trú của họ. Du Bruant thoát thân dưới mưa đạn với nhiều binh sĩ thương vong, bằng cách cướp một tàu chiến của quân cách mạng Ayutthaya. Ông và quân đội của ông đã bị kẹt trên một hòn đảo hoang cho tới bốn tháng trước khi bị bắt bởi một tàu chiến Anh. Họ cuối cùng được thả và đã quay trở lại Pondicherry qua cửa ngỏ Madras. Tại Mergui, quân cách mạng vây hãm các pháo đài trong khoảng thời gian bốn tháng. Quân đảo chánh Siam cũng nhận được sự hỗ trợ của Hoà Lan chống lại người Pháp. Ngày 9-9-1688, tàu chiến Pháp Oriflamme, mang 200 quân, chỉ huy do de l'Estrilles, đến cửa sông Chao Phraya, nhưng đã không thể cập bến vì cửa sông bị chận bởi quân cách mạng Siam.
Về phương diện tôn giáo, khi phong trào chống Ca-tô Rô-ma giáo trở thành quá lớn, dập tắt không thể thực hiện trên toàn bộ đất nước. Nhà thờ bắt đầu bị tấn công hoặc bị phá hũy. Người Ca-tô Rô-ma giáo bị săn đuổi xuống thời điểm bắt đầu. Các linh mục Ca-tô Rô-ma giáo và các quan chức Pháp cũng như người Ca-tô Rô-ma giáo bản xứ bắt đầu bị trục xuất hay bị bắt giữ cho đến khi cuộc cách mạng kết thúc. Thương mại với Pháp chấm dứt hoàn toàn và công việc truyền giáo cũng bị ngừng theo. Cuộc xâm nhập của Pháp và Vatican cuối cùng bị dập tắt vào năm 1688. Kết quả Pháp và Vatican phải rút lui.
Vợ của Phaulkon, Maria Guyomar de Pinha, là một con chiên Ca-tô Rô-ma giáo Bồ Đào Nha lai Nhật, được một nữ bá tước Pháp yêu cầu bảo vệ, đã tị nạn với quân đội Pháp tại Bangkok, nhưng Desfarges giao cô ta lại cho quân đảo chánh Siam dưới áp lực của vua Phetracha vào ngày 18-10-1688. Mặc dù với lời hứa liên quan đến an toàn cho cô ta, cô ta cũng vẫn trở thành nô lệ vĩnh viễn trong nhà bếp của Phetracha. Desfarges cuối cùng đã đàm phán để để được trở về Pondicherry ngày 13-11-1688 trên chiếc tàu Oriflamme và hai tàu chiến của Ayutthaya, mang tên Siam và Louvo, do vua Phetracha cung cấp.
Một kỹ sư người Pháp tên là Jean Vollant des Verquains, đã viết năm 1691 về ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng xảy ra trong vương quốc Ayutthaya năm 1688 là một trong những sự kiện nổi tiếng nhất của thời đại, cho dù nó được nhìn từ khía cạnh chính trị hoặc tôn giáo. Pháp đã không thể dàn dựng được vở kịch để quay trở lại vương quốc Ayutthaya, hoặc tổ chức để trả đũa do sự xung đột to lớn tại châu Âu là “Chiến tranh liên đoàn Augsburg (1688–1697)” và sau đó là “Chiến tranh kế vị Tây Ban Nha (1701, 1713, 1714).” Những thành tựu ngoại giao mà triều đại của Narai đã đóng góp, được truy tặng danh hiẹu "vĩ đại" một trong bảy vĩ đại trong lịch sử Thái Lan.
Một số quân đội Pháp vẫn tiếp tục trú đóng tại Pondicherry để củng cố cho sự hiện diện của họ. Nhưng hầu hết đã trở về Pháp ngày 16-2-1689 trên tàu hải quân Normande của công ty Coch của Pháp, cùng với hai kỹ sư là Vollant des Verquains và Jesuit Le Blanc. Hai con tàu này bị người Hoà Lan bắt và bị giam tại Cape. Vì chiến tranh liên đoàn Augsburg bắt đầu, sau một tháng bị giam giữ, họ được gửi tới Zeeland và bị giam trong nhà tù Middelburg. Cuối cùng họ đã được trả tự do và được trở về Pháp qua một cuộc trao đổi tù nhân.
Tháng 10-1689, Desfarges, Vẫn còn đang ở Pondicherry, dẫn đầu một đoàn thám hiểm nhằm chiếm đảo Phuket trong nỗ lực khôi phục lại một số khu vực kiểm soát của Pháp tại Ayutthaya. Sự chiếm đóng vài hòn đảo không đưa họ về đâu cả. Đầu năm 1690, Desfarges trở lại Pondicherry, rồi lại trở về Pháp, để lại 108 quân ở Pondicherry củng cố phòng thủ. Desfarges cũng để lại chiếc Oriflamme và binh lính trên đó, cùng với các tàu chiến Lonré và Saint-Nicholas. Desfarges chết trên đường trở lại Martinique, và chiếc Oriflamme bị chìm một thời gian ngắn ngày 27-2-1691, với phần quân lính còn lại, ở ngoài khơi bờ biển Britanny.
Thủ đô Ayutthaya đổ nát sau cuộc tấn công của Miến Điện năm 1767
Vua Phetracha đã trục xuất hầu hết người Pháp tại vương quốc Ayutthaya. Không phải tất cả liên lạc với phương Tây bị cắt đứt. Ngày 14-11-1691, ngay sau khi Pháp rút lui, hiệp ước 1644 và liên minh hòa bình giữa vương quốc Ayutthaya và công ty Đông Ấn Hoà Lan được gia hạn, đảm bảo người Hoà Lan độc quyền xuất khẩu da nai của họ, và họ được tự do thương mại trong các hải cảng. Họ cũng được nới rộng độc quyền xuất khẩu kẻm tại Ligor (do giấy phép của vua Narai năm 1671). Xưởng Hoà Lan (Opperhoofden) cũng được tiếp tục, chẳng hạn như Pieter van den Hoorn (1688-1691), hoặc Thomas van Son (1692-1697). Dưới triều vua Phetracha, Vatican và Pháp bỗng thấy mình không còn được ưu đãi như trước nữa, trong khi đó nổi loạn bùng nổ ở khắp vương quốc Ayutthaya.
Ngay lập tức người Miến Điện tranh thủ cơ hội, chiếm lấy miền Bắc vương quốc Ayutthaya. Vương quốc Anyutthaya giờ đây không còn là đối thủ của Miến Điện. Vua cuối cùng của vương quốc Ayutthaya là Boromakot. Năm 1767, Miến Điện thình lình tấn công chiếm nốt phần đất còn lại và thiêu ruội cả thủ đô của vương quốc Ayutthaya. Tuy nhiên sau khi thiêu ruội thủ đô của vương quốc Ayutthaya, quân xâm lăng Miến Điện phải tức khắc rời khỏi Ayutthaya quay về Miến Điện vì Miến Điện đang bị Trung Hoa tấn công. Vì đã trở thành một mảnh đất vô chủ, Ayutthaya bị nhiều chủng tộc nổi lên xâu xé ra nhiều mảnh nhỏ. Người Siam còn giữ được một mảnh khá lớn lập thành vương quốc Thái Lan ngày nay. Một vương quốc to lớn và thịnh vượng Ayutthaya giờ đây chỉ còn trong kỷ niệm của người Thái.
Một Bài Học Tại Việt Nam
Thời kỳ cực thịnh của vương quốc Ayutthaya tương đương với thời kỳ vua Lê Hiến Tông (1740-1786) tại Đại Việt. Dưới thời vua Lê Hiến Tông, vấn đề Trịnh Nguyễn phân tranh đã trở thành nan giải. Cả hai phe Trịnh và Nguyễn đều cố gắng tranh giành quyền thế với nhau mà quên đi một quốc gia sát bên cạnh đã rộn riệp giao thương với Âu châu. Quốc gia này còn biết lợi dụng vũ khí Tây phương đánh quân viễn chinh Pháp một trận tan tành, không thế ngóc đầu quay trở lại Đông Nam Á. Giặc giã sát bên vách mà bọn phong kiến Việt Nam vẫn đui mù thì bảo làm sao mà con cháu của họ tránh khỏi gần một trăm năm làm nô lệ cho giặc Pháp.
Khi họ đạo Dòng Tên Pháp bị trục xuất ra khỏi Nhật Bản trôi dạt tới Đông Nam Á. Sử sách có ghi rõ người bị trục xuất khỏi Nhật Bản chính là giáo sĩ Alexandre de Rhodes. Sử Việt Nam nói Alexandre de Rhodes tới Việt Nam vào khoảng năm 1610. Tài liệu của hội Thừa Sai Paris nói địa bàn hoạt động lúc đó của Alexandre de Rhodes là Đông Dương. Sự trùng hợp nầy xác định rất rõ Alexandre de Rhodes chính là người đã hoạt động tại vương quốc Ayutthaya và Việt Nam.
Ký giả Stainley Karnow viết về cuộc trôi dạt của Alexandre de Rhodes tới Đông Dương trong quyển Vietnam a History, trang 72:
Nhưng quan trọng nhất, các vua chúa Việt Nam sợ đạo Thiên Chúa là điềm báo trước Chính Sách Đế Quốc Âu Châu – Thật ra, đúng như vậy. Các vua chúa Việt Nam đã đung đưa giữa hai chính sách cứng rắn và mềm mỏng đối với đạo Thiên Chúa, và tòa án của họ lúc nào cũng có sự hiện diện của các nhà truyền giáo Dòng Tên (Jesuits), các nhà toán học, hoặc các nhà thông thái khác… Các nhà truyền giáo sớm nhất tại Việt Nam là những nhà du hành gan dạ như Odoric de Pordenone, vào thế kỷ thứ XIV thuộc dòng Franciscan có kể lại một vùng đất kỳ ảo mà nơi đó có những con rùa khổng lồ lớn hơn nóc tròn của các thánh đường. Ba trăm năm sau, các nhà truyền giáo Dòng Tên bị trục xuất ra khỏi Nhật Bản đến cảng Hội An, một thương điếm của Bồ Đào Nha, thiết lập Hội Truyền Giáo Giao Châu (Cochinchina Mission). Mặc dù các nhà truyền giáo khác có tràn đầy nhiệt tâm và không hề biết mệt, họ bị lu mờ đối với Alexandre de Rhodes, một thiên tài độc nhất đã mở cửa cho người Pháp vào đánh chiếm Việt Nam.
Alex
Alexandre De Rhodes
Chỉ nội dung câu nói của ký giả Stanley Karnow Alexandre de Rhodes, một thiên tài độc nhất mở cửa cho người Pháp vào đánh chiếm Việt Namcũng đủ cho thấy dã tâm tham vọng thuộc địa của Vatican và các đế quốc thực dân Âu châu. Khi lên ngôi vua năm 1802, Gia Long cũng đã có sự dè dặt bằng cách lập Minh Mạng thuộc dòng con thứ, vì hoàng tử Cảnh thuộc dòng con chánh, đã bị “dụ” vào đạo Ca-tô Rô-ma. Sự cấy trồng một ông vua Ca-tô Rô-ma giáo vào một chính quyền là cả một chính sách, chẳng những chỉ được áp ít nhất tại vương quốc Ayutthaya và Trung Quốc, mà còn được áp dụng tại Việt Nam, từ khi Pháp đánh chiếm Việt Nam. Họ bắt đầu cấy trồng vua Ca-tô Rô-ma giáo đầu tiên là Đồng Khánh, rồi tiếp tục kéo dài mãi cho tới tổng thống Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu sau này, tất cả đều là những người đạo Ca-tô Rô-ma giáo.
Chỉ có hai quốc gia tại Á châu tránh khỏi chính sách thuộc địa Âu châu. Cả hai đều tránh khỏi bị “mở cửa” bởi các nhà truyền giáo Ca-tô Rô-ma, là Nhật Bản và vương quốc Ayutthaya. Cả hai, Nhật Bản và Ayutthaya, đều áp dụng đòn “dĩ độc trị độc” là dùng đạo Tin Lành của Hoà Lan và của Anh Quốc đánh lại đạo Ca-tô Rô-ma của người Pháp. Sau khi vua Phetracha tiêu diệt vua Ca-tô Rô-ma giáo của người Pháp do vua con chiên Narai cầm đầu, vua Phetracha còn khôn ngoan duy trì Anh Quốc và Hoà Lan tiếp tục ở lại Ayutthaya, với dụng ý để cho Anh Quốc và Hoà Lan kềm chế lẫn nhau, tránh cho Ayutthaya bị Anh Quốc hoặc Hoà Lan đánh chiếm. Đồng thời, Ayutthaya cũng phòng ngừa được sự quay trở lại của Ca-tô Rô-ma giáo Pháp.
Việt Sử Tân Biên của Phạm Sơn, quyển 4 các trang 376-380 có đề cập tới việc Hoa Kỳ đã hai lần trình quốc thư. Lần thứ nhất năm 1832, lần thứ hai năm 1836, do sứ thần Robert Edmund đại diện Tổng Thống Andrew Jackson, xin được giao thương buôn bán với Đại Nam, bị vua Minh Mạng từ chối. Năm 1847, Pháp tấn công Đại Nam lần đầu tiên vào Đà Nẵng rồi rút lui. Ngay sau khi Pháp rút lui, Anh Quốc từ Hồng Kông tới Đà Nẵng xin triều đình vua Thiệu Trị cho tự do buôn bán, và liên minh quân sự chống xâm lăng Pháp. Thiệu Trị cũng nhất định từ chối.
Nguyên nhân của phong kiến Việt Nam là bản tánh tự cao tự đại của một số vua chúa, nhất là các vua chúa nhà Nguyễn. Bản tánh tự cao tự đại là nguyên nhân làm cho các vua chúa nhà Nguyễn chỉ thấy có một mình Trung Hoa là một quốc gia văn minh cao nhất trên thế giới. Là nguyên nhân của việc coi thường các quốc gia lân quốc, như Nhật Bản và Ayutthaya, mà không học được những cái hay và cái khôn của họ. Vì không học được những cái hay và cái khôn của của người khác, nên các vua chúa triều Nguyễn tiếp tục sống trong vô minh. Vì tiếp tục sống trong vô minh, làm sao mà họ có thể thấy đươc “chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến tranh do Ca-tô Rô-ma giáo chủ động?
Mong thay thế hệ mai sau hãy học cho thật kỹ bài học này! Mong thay những người lầm đường lạc lối, đã chạy theo ngoại bang, đã nô lệ hoá cả một dân tộc của chính họ hơn một thế kỷ, sớm được tỉnh thức. Mong thay họ hiểu được rằng: “Bể cả tuy mênh mông, nhưng quay đầu lại thì tức khắc tới được bờ bến!
DuyênSinh