Vương quốc Ayutthaya (tiếng Việt: A-dút-tha-da), là một vương quốc cổ của người Siam (tiếng Việt còn gọi là Xiêm, Thái, Tài), tồn tại từ những năm 1351-1767. Vương quốc Ayutthaya cũng là tên của thủ đô Ayutthaya. Vào thời cực thịnh, Ayutthaya có biên giới gần trùng với biên giới Thái Lan ngày nay, ngoại trừ khu vực Lan Na. Từ đầu thế kỷ thứ 14, vương quốc Ayutthaya đã giao thương với nhiều quốc gia châu Á như Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản và Ba Tư… Sau này, khi làn sóng ra đi tìm thuộc địa của các quốc gia châu Âu lan tràn, Ayutthaya còn là nơi giao thương của nhiều quốc gia Tây Phương như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hoà Lan, Anh, Pháp… Các nhà truyền giáo, nhất là họ đạo Dòng Tên, đã rất thành công. Bởi vì bắt đầu kể từ năm 1659, Đông Dương được đánh dấu như là một lãnh địa độc quyền của Pháp về hoạt động thương mại và tôn giáo. Các nhà truyền giáo các thế hệ sau còn mở rộng các hoạt động vào Pegu (Burma), Campuchia, và Annam.
Lịch sử vua chúa vương quốc Ayutthaya là những loạt chém giết để dành ngôi vua giữa những người cùng họ hàng huyết thống, hoặc anh em với nhau. Theo truyền thống của người Siam, anh em được ưu tiên hạng nhất lên nối ngôi vua, rồi mới tới con cái.
Narai là một hoàng tử, sinh năm 1633, con của vua Prasat Thong. Prasat Thong là người đã chiếm đoạt ngai vàng của vua Sukhothai, cầm quyền từ năm 1629, để thành lập triều đại của mình. Narai có một người anh, là hoàng tử Chai, và một người chú là hoàng tử Sri Sudharmmaraja. Sau khi vua Prasat Thong qua đời năm 1656, hoàng tử Chai kế vị vua cha, lấy vương hiệu là vua Sanpet VI.
Hoàng tử Sri Sudharmmaraja âm mưu với cháu là hoàng tử Narai để soán ngôi vua Sanpet VI. Sau khi lên ngôi được 9 tháng, Sanpet VI bị giết trong một cuộc đảo chính. Narai và người chú đã xâm nhập vào cung điện vua Sanpet VI. Xâm nhập thành công, Sri Sudharmmaraja lên làm vua. Vua Sri Sudharmmaraja phong Narai, là người cháu của mình, lên lãnh chức Uparaja (người có quyền hành chỉ sau nhà vua). Tuy nhiên Narai vẫn chưa vừa ý. Là một hoàng tử đầy tham vọng, Narai đã yêu cầu người Hoà Lan hỗ trợ để ông chống lại người chú của mình.
Sự cai trị của vua Sri Sudharmmaraja rất yếu ớt và bị rơi vào sự kiểm soát của Chao Phraya Chakri. Chao Phraya Chakri là một ông quan cũng đầy tham vọng, muốn chiếm đoạt ngôi vua của Sri
Sudharmmaraja. Năm 1656, Narai và người chú là Sri Sudharmmaraja, cuối cùng đã làm mặt lạ, đánh giết nhau như người dưng. Sri Sudharmmaraja đuổi bắt em của Narai là công chúa Rajakalayani. Ông ra lệnh cho binh lính bao vây nơi cư trú của Rajakalayani rồi vào trong lục xét. Công chúa Rajakalayani trốn trong một cái tủ đựng sách và được khiên ra trước cung điện. Rajakalayani đã gặp được anh trai của cô tại cung điện.
Phẫn nộ trước hành vi của người chú, Narai quyết định hành động. Ông thu hút sự ủng hộ từ các đội quân đánh thuê Ba Tư và Nhật Bản, những người bị ngược đãi trong thời cai trị của cha mình. Ông cũng được hỗ trợ của Okya Sukhothai, một nhà quý tộc mạnh mẽ của vương quốc Ayutthaya. Vào một ngày lễ Ashura của người Hồi giáo, Người Ba Tư và người Nhật pháo kích vào cung điện của Sri Sudharmmaraja. Hoàng tử Narai cũng bắt đầu tham gia vào cuộc chiến, tấn công người chú duy nhất của mình là vua Sri Sudharmmaraja, cho đến khi vua Sri Sudharmmaraja bỏ chạy. Sau đó vua Sri Sudharmmaraja bị bắt và bị xử tử tại Wat Khok Phraya vào năm 1656.
Năm 1656, sau khi xử tử người chú là vua Sri Sudharmmaraja, Narai lên làm vua. Vua Narai bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ nhiều quốc gia bên ngoài từ nhiều phía. Đáng chú ý nhất là người Trung Hoa về phía Bắc, người Hoà Lan về phía Nam, và người Anh, lần đầu tiên tấn công vào Ấn Độ từ phía Tây. Chiến thuật xoay quanh, trực tiếp chống lại các cuộc cảnh hưởng, hoặc tạo ra một sức mạnh cân bằng tinh tế giữa các các quốc gia khác nhau, được Narai áp dụng.
Lo sợ cho sự suy yếu do ảnh hưởng của các tiểu quốc miền Bắc sau cuộc xâm lược thành công của Trung Hoa năm 1660 vào Ava, một vương quốc ở về phía Bắc Miến Điện (1364-1555), vua Narai đã thực hiện một cuộc sát nhập vùng đất Chiang Mai, một vương quốc lân cận với vương quốc Ayutthaya, vào sự kiểm soát của mình. Mặc dù thành công trong việc kiểm soát Lampang và một số các nơi khác, một cuộc sát nhập lần thứ hai vẫn phải thực hiện để đưa Chiang Mai vào sự kiểm soát hoàn toàn của vương quốc Ayutthaya.
Tên đầy đủ của vua Narai là Somdet Phra Narai Maharat, còn được gọi là Somdet Phra Ramathibodi III (1656-1688). Triều đại vua Narai là một triều đại thịnh vượng nhất Đông Nam Á nhờ các hoạt động thương mại và ngoại giao với các quốc gia Tây phương. Narai là một ông vua đầu tiên có một mối quan hệ mạnh mẽ với vua Louis XIV của Pháp. Các sứ thần Pháp thời đó đã từng so sánh thủ đô Ayutthaya to lớn và giàu mạnh ngang ngửa với thủ đô Paris của họ. Vua Ayutthaya đã đặc biệt cho phép các thương gia Tây phương được thiết lập các ngôi làng ngay bên ngoài vòng đai của thủ đô Ayutthaya.
Vua Narai cũng cho xây dựng một cung điện mới. Cung điện mới ngày nay có tên là Lopburi (Lopburi là một tỉnh của vương quốc Khmer vào thời đại Marco Polo tới Đông Nam Á). Các chuyên viên xây cất đã sử dụng các nhà kiến trúc chuyên môn thuộc họ đạo Dòng Tên (Jesuits). Ảnh hưởng của châu Âu rất rõ ràng và hiển nhiên trong phong cách kiến trúc, đặc biệt là việc sử dụng các cửa sổ lớn. Sự di chuyển đến Lopburi của vua Narai gặp rất nhiều khó khăn vì bị hải quân Hoà Lan cố gắng phong toả năm 1664 để thực thi độc quyền tại đây.
Trong những năm sau cùng của triều đại, vua Narai đã bị thuyết phục bởi một nhà thám hiểm người Hy Lạp tên là Constantine Phaulkon, tới cư ngụ tại Ayutthaya năm 1675. Phaulkon đã từng làm việc cho công ty Đông Ấn Anh (English East India Company). Phaulkon được Kosa Lek giới thiệu vào triều đình của vương quốc Ayutthaya năm 1681 (Kosa Lek có anh là Kosa Pan. Kosa Pan là một nhà thông thái, trưởng phái đoàn đại sứ quán vương quốc Ayutthaya tại Pháp). Phaulkon làm việc như là một thông dịch viên tuyên thệ, và nhanh chóng được ủng hộ của hoàng gia. Năm 1682, Phaulkon phục vụ thông dịch trong một cuộc tường trình với dự thính của hoàng gia Pháp là François Pallu, người đến Ayutthaya với các lá thư từ vua Louis XIV của Pháp. Phaulkon đề nghị một kế hoạch tái thiết pháo đài Mergui theo kiểu đa dạng châu Âu (polygonal European style), bị Kosa Lek chống đối. Điều tra cho biết Lek chống đối vì nhận hối lộ của những người nông dân, không muốn tham gia công tác xây dựng Mergui. Lek sau đó bị đánh cho tới chết theo lệnh của hoàng gia Ayutthaya. Với sự khéo léo của Phaulkon, Phaulkon được nắm giữ một chức vụ tương đương với chức thủ tướng. Với quyền hạn trong tay, Phaulkon đã biến vương quốc Ayutthaya thành một vương quốc có mối quan hệ ngoại giao mật thiết với triều đình vua Louis XIV của nước Pháp.
Mặc dù việc truyền giáo đạo Ca-tô Rô-ma đã được thực hiện tại Ayutthaya từ năm 1567 dưới họ đạo dòng Dominicans Bồ Đào Nha, đa số người Siam tại Ayutthaya không chống đối, nhưng cũng không tin theo. Thấy thất bại, các nhà truyền giáo thay đổi “chiến thuật.” Chỉ trong vòng một năm, Phaulkon đã tìm đủ mọi cách thuyết phục vua Narai cải đạo, từ một ông vua đạo Phật thành một ông vua đạo Ca-tô Rô-ma. Để thúc giục Narai, Phaulkon gây quan tâm cho nhiều người bằng cách làm cho người ta tin rằng nhà vua rất sẵn sàng cải đạo, toàn bộ vương quốc Ayutthaya sẽ thành một quốc gia Ca-tô Rô-ma giáo. Người ta cũng đồn vua Narai có ý định Ca-tô Rô-ma giáo hoá tất cả gia đình hoàng gia và toàn bộ nội các triều đình, dưới sự bảo trợ của họ đạo Dòng Tên Pháp, là những người được phép định cư vĩnh viễn tại Ayutthaya từ năm 1662.
Việc nổi tiếng nhất của các sứ mệnh truyền giáo là mục vụ của Pháp. Năm 1673, một mục vụ của giáo hội Pháp được gởi đến triều đình Ayutthaya, với thư từ của giáo hoàng Clement IX và vua Louis XIV của Pháp. Vua Narai đáp lại bằng cách gửi một phái đoàn tới Pháp năm 1680 do Phya Pipatkosa hướng dẫn. Mặc dù tài liệu bị mất ở vùng biển gần Madagascar, người Pháp phản ứng tích cực bằng cách gửi phái đoàn tới Ayutthaya do Monsignor Pallu hướng dẫn năm 1682.
Sau ngày cải đạo của vua Narai, nhà thờ Ca-tô Rô-ma giáo được dựng lên ở khắp mọi nơi, trong khi nhiều ngôi chùa Phật Giáo bị đóng cửa vì những lý do nhỏ nhặt hoặc thậm chí còn bị đập phá. Nhiều trường học Ca-tô Rô-ma giáo thay thế cho trường học Phật Giáo. Đối xử kỳ thị được áp đặt lên người Phật tử xảy ra khắp nơi trong mọi tầng lớp xã hội. Trong một thời gian không lâu, người Ca-tô Rô-ma giáo trở thành những công dân hàng đầu được tìm thấy ở bất cứ nơi nào quyền lực và ân huệ được thể hiện. Sự phồn thịnh luôn luôn được tập trung và dành riêng cho người Ca-tô Rô-ma giáo.
Khi các cơ sở thương mại và các nhà thờ truyền giáo được thiết lập, Pháp thuyết phục vua Narai liên minh chính thức với Pháp về thương mại. Đồng thời Vatican tập trung vào việc cải đạo người đạo Phật thành người đạo Ca-tô Rô-ma. Họ dự định nếu điều này thành công, các linh mục sau đó sẽ thuyết phục vua Ca-tô Rô-ma giáo Narai thừa nhận nhiều đơn vị đồn trú Pháp tại các thành phố chính của Ayutthaya, như Mergui và Bangkok…
Năm 1685, chính phủ Pháp ký một liên minh thương mại rất có lợi cho Ayutthaya. Hai năm sau, vua Narai bắt buộc các tầng lớp cầm quyền chuyển đạo thành những người đạo Ca-tô Rô-ma giáo. Nhóm Ca-tô Rô-ma giáo mạnh mẽ này được đặt ra để thống trị, không những thống trị bộ máy chính quyền, mà còn thống trị Phật giáo của vương quốc Ayutthaya. Kỳ thị bắt đầu được đem ra áp dụng đối với các tổ chức Phật giáo. Thiểu số Ca-tô Rô-ma giáo, được triệt để ủng hộ bởi vua chúa và quan lại Ca-tô Rô-ma giáo Ayutthaya.
Năm 1687, trên bờ biển Tenasserim tại cảng Mergui đã xảy ra một biến cố. Một vụ thảm sát tại cảng Mergui đã làm 60 người Anh thiệt mạng. Sự kiện bắt nguồn từ sự suy giảm mối quan hệ giữa vương quốc Ayutthaya và công ty Đông Ấn (East India Company). Phaulkon đã bổ nhiệm hai người Anh quen biết với ông làm thống đốc Mergui. Hai người Anh này đã sử dụng cảng Mergui như là căn cứ cho cuộc thám hiểm tư nhân vào vương quốc Golconda (nay là một đô thị đổ nát của Ấn Độ), vốn có mối quan hệ thân thiện với công ty Đông Ấn. Tháng 4-1687 công ty Đông Ấn yêu cầu Ayutthaya bồi thường £65.000 và cấm vận Mergui. Lo sợ toà án phạt về tội cướp biển, hai thống đốc người Anh cảng Mergui đã lo lót viên thuyền trưởng. Tuy nhiên, các khu giải trí đã làm dấy lên sự nghi ngờ các nhà chức trách Ayutthaya chính là thủ phạm đã nổ súng vào các tàu chiến, và tàn sát tất cả người Anh. Sau biến cố, Narai tuyên chiến với công ty Đông Ấn, và chuyển giao quyền kiểm soát cảng Mergui cho thống đốc Pháp và một đơn vị đồn trú của Pháp. Cùng lúc, ông cũng trao quyền kiểm soát hải cảng Bangkok cho Pháp, với dụng ý dùng người Pháp chống lại người Hoà Lan. Narai cũng đã đồng ý cho quân đội Pháp được đặt căn cứ tại các hải cảng của vương quốc Ayutthaya. Chevalier de Forbin được chỉ huy pháo đài Bangkok và huấn luyện quân đội Siam theo chiến thuật Tây phương. Một số pháo đài Siam tại Mergui, Ligor, Singora (Songkhla), Lavo, và ngay cả thủ đô Ayutthaya được xây dựng trở lại theo trận địa Âu châu.
Qua lại giữa Pháp và Ayutthaya trở nên rộn rịp. Một mục vụ truyền giáo Dòng Tên tại Ayutthaya được lãnh đạo bởi Phra Visutsundhorn (Kosa Pan) và Guy Tachard sang Pháp năm 1686 được tiếp đón nhiệt tình. Tháng 03-1687, phái đoàn quay trở về, bao gồm những người Siam và Pháp rời khỏi Brest đi Ayutthaya. Phái đoàn bao gồm Kosa Pan quay trở về Ayutthaya, Guy Tachard, Simon de La Loubère, Claude Céberet du Boullay và tướng Desfarges. Một số lượng lớn quân đội Pháp và hải quân Pháp được gửi tới Ayutthaya với sứ mệnh đóng quân tại các pháo đài Ayutthaya do tướng Desfarges chỉ huy. Vua Narai đã đồng ý để Pháp đóng quân tại Mergui và Bangkok, cả hai Mergui và Bangkok trở thành hai pháo đài kiên cố nhất theo kiến trúc và chiến thuật Tây phương (bây giờ được gọi là pháo đài Vijaiprasit Thái, sau đó trở thành pháo đài hoàng gia Thái dưới triều vua Taksin). Đại sứ quán vương quốc Ayutthaya cuối cùng được lãnh đạo bởi Okkhun Chamnan, năm 1688 đến viếng thăm Rome và giáo hoàng Innôcentê XI.
Sự giao thương rộn rịp với Pháp kích động một phong trào quốc gia chống Pháp mạnh mẽ tại vương quốc Ayutthaya. Năm 1688, tinh thần bài đạo Ca-tô Rô-ma giáo, chủ yếu là đạo diễn Pháp và Phaulkon, đã đạt đến tột đỉnh. Quan lại vương quốc Ayutthaya bất bình sự thống trị của Phaulkon Hy Lạp trong việc bang giao, cùng với vợ Nhật và lối sống châu Âu của Phaulkon, trong khi sự kỳ thị của Ca-tô Rô-ma giáo đối với Phật giáo càng lúc càng nổi bật. Cuối cùng, các quan lại cùng nhau thành lập một nhóm phản kháng. Các người ngoại quốc khác đến vương quốc Ayutthaya trước người Pháp, đặc biệt là người đạo Tin Lành Hoà Lan, người Anh, và người Hồi giáo Ba Tư, cũng rất bất bình về ảnh hưởng chính trị và kinh tế càng ngày càng tăng của Ca-tô Rô-ma giáo Pháp. Các phe phái Ca-tô Rô-ma giáo khác như Ca-tô Rô-ma giáo Bồ Đào Nha, cũng có lý do để phản kháng sự hiện diện của Ca-tô Rô-ma giáo Pháp, thấy đó là một sự vi phạm hiệp ước Tordesillas. Ảnh hưởng ngày càng tăng của Pháp không chỉ tăng thêm cạnh tranh nhưng cũng là một lời nhắc nhở không mong muốn của Bồ Đào Nha.
Vatican luôn luôn theo cùng một công thức chính trị là xâm nhập từng bước kể từ khi phát hiện ra châu Mỹ. Trường hợp vương quốc Ayutthaya, bước thứ nhất là xâm nhập bộ máy cầm quyền của vua Narai bằng cách cải đạo vua Narai. Bước thứ hai là thành lập các phái đoàn ngoại giao để đi tới việc chính thức tiếp xúc với giáo hoàng. Cùng lúc với chùa chiền Phật giáo bị đập phá thì các nhà thờ Ca-tô Rô-ma cũng được dựng lên. Cùng lúc với việc tuyên truyền chỉ có Ca-tô Rô-ma giáo là một “chánh đạo” duy nhất, thì các tuyên truyền về tất cả các đạo khác đều là “đạo thờ ma thờ quỷ” được các con chiên truyền bá nhanh chóng.
Kinh nghiệm cho thấy từ trước tới nay, phản kháng của Phật tử lúc đầu thường là ôn hoà và tranh luận trong tinh thần cởi mở. Khi tranh luận không lại nhóm Phật tử, nhóm Ca-tô Rô-ma bắt đầu ăn nói ngang ngược. Tranh luận của Ca-tô Rô-ma biến thành tranh luận mang tính chất “thắng bại” mà không phải là một tranh luận để tìm ra một một “lối thoát” cho cuộc xung đột. Lối tranh luận này là nguyên nhân làm nổ tung ra các cuộc phản kháng quy mô của Phật tử.
Giống như trường hợp của Ngô Đình Diệm tại Việt Nam, Phật tử vương quốc Ayutthaya thuộc thành phần đa số. Sau nhiều cuộc tranh luận không hiệu quả, họ tổ chức biện pháp đề kháng. Dập tắt đề kháng thường là việc làm tàn nhẫn của phe chính quyền Ca-tô Rô-ma Ayutthaya. Càng dập tắt, phong trào chống đối càng bị kích động và nhanh chóng lớn lên. Để tương ứng với quyền lực được sử dụng và lạm dụng, đề kháng luôn luôn bị đàn áp bởi các nhà thờ. Nhà thờ là nơi luôn luôn bênh vực người Ca-tô Rô-ma giáo. Pháp luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ người Ca-tô Rô-ma giáo bằng súng thần công đại bác trên các pháo đài của họ.
Các quan lại người Siam, đa số là người đạo Phật, đã từ lâu, cảm thấy bất bình với sự ảnh hưởng của Phaulkon, họ tích cực đề kháng với tư tưởng vọng ngoại và chính sách kỳ thị tôn giáo của vua Narai. Họ hợp lực với Phetracha, một ông vua tương lai của họ, bắt đầu soạn thảo kế hoạch đảo chánh.
Cuộc cách mạng của vương quốc Ayutthaya năm 1688 là một biến động lớn phổ biến dẫn đến việc lật đổ vua Ca-tô Rô-ma giáo Narai. Phetracha, trước đây là một cố vấn quân sự đáng tin cậy của Narai, đã lợi dụng Narai lúc cao tuổi và bệnh hoạn, giết người thừa kế của Narai, cùng với một số các nhà truyền giáo và bộ trưởng ngoại giao Constantine Phaulkon.
Phetracha, sau khi lên ngôi, đã kết hôn với con gái của vua Narai, là công chúa Kromluang Yothathep, và theo đuổi một chính sách hất chân Pháp. Một trong những trận đánh nổi tiếng nhất là trận bao vây Bangkok năm 1688, khi hàng chục ngàn quân Ayutthaya đã trải qua bốn tháng vây hãm một pháo đài Pháp trong thành phố Bangkok. Do hậu quả của cuộc cách mạng, vương quốc Ayutthaya hầu như cắt đứt tất cả các mối quan hệ với Tây phương.
Khủng hoảng bắt đầu khi vua Narai bệnh nặng hồi tháng 3-1688. Tháng 4-1688, Phaulkon yêu cầu Pháp trợ giúp quân sự để vô hiệu hóa âm mưu đảo chánh. Desfarges phản ứng bằng cách dẫn 80 quân và 10 nhân viên rời khỏi Bangkok, tới cung điện Lopburi. Vì sợ có thể bị tấn công bởi các phiến quân Siam, Defarges dừng lại trên đường đi và hủy bỏ kế hoạch đi Lopburi, rút lui về Bangkok. Ông đã bị bối rối vì một tin đồn thất thiệt từ Véret, giám đốc công ty Đông Ấn Pháp, loan tin là có một ông vua đã chết.
Ngày 10-05-1688, trước khi chết, vua Narai ý thức được tranh chấp về vấn đề kế vị sẽ xảy ra, ông gọi tất cả ba người cố vấn cận kề tới, trong đó có Phaulkon; người em nuôi của vua là Phra Phetraccha, chỉ huy trưởng đoàn Tượng Binh Hoàng Gia (the Royal Elephant Corps); và đứa con nuôi của vua là Mom Pi. Rồi Narai chỉ định đứa con gái là Kromluang Yothathep lên nối ngôi vua. Phong cho ba người cố vấn làm ba ông quan nhiếp chính cho tới khi công chúa chọn được một trong hai người Siam là Phra Phetracha hoặc Mom Pi thực thụ kế vị.
Quyết định của vua Narai thúc đẩy Phetracha làm một cuộc đảo chánh. Trong khi Narai đang bệnh, Phetracha tổ chức một cuộc đảo chánh dài hạn với sự hỗ trợ của triều đình và phe Phật giáo chống Ca-tô Rô-ma giáo. Ngày 17 và 18 tháng 5-1688, vua Narai bị bắt. Ngày 5-6-1688, Phaulkon bị bắt, bị buộc tội phản bội, và sau đó bị chém đầu. Mom Pi cũng bị giết cùng với nhiều người trong gia đình. Cả hai người anh em của nhà vua, là người được quyền kế vị theo tục lệ của người Siam, đã thiệt mạng vào ngày 9-7-1688, và chính vua Narai cũng chết vì bị giam giữ trong hai ngày 10 và 11 tháng 7-1688. Cái chết của Narai có thể do ngộ độc. Phra Phetracha lên ngôi ngày 1-8-1688. Kosa Pan, cựu đại sứ tại Pháp năm 1686, và một người ủng hộ mạnh mẽ Phetracha, đã trở thành bộ trưởng bộ ngoại giao và thương mại của vua Phra Phetracha.
Về phương diện tôn giáo, khi phong trào chống Ca-tô Rô-ma giáo trở thành quá lớn, dập tắt không thể thực hiện trên toàn bộ đất nước. Nhà thờ bắt đầu bị tấn công hoặc bị phá hũy. Người Ca-tô Rô-ma giáo bị săn đuổi xuống thời điểm bắt đầu. Các linh mục Ca-tô Rô-ma giáo và các quan chức Pháp cũng như người Ca-tô Rô-ma giáo bản xứ bắt đầu bị trục xuất hay bị bắt giữ cho đến khi cuộc cách mạng kết thúc. Thương mại với Pháp chấm dứt hoàn toàn và công việc truyền giáo cũng bị ngừng theo. Cuộc xâm nhập của Pháp và Vatican cuối cùng bị dập tắt vào năm 1688. Kết quả Pháp và Vatican phải rút lui.
Vợ của Phaulkon, Maria Guyomar de Pinha, là một con chiên Ca-tô Rô-ma giáo Bồ Đào Nha lai Nhật, được một nữ bá tước Pháp yêu cầu bảo vệ, đã tị nạn với quân đội Pháp tại Bangkok, nhưng Desfarges giao cô ta lại cho quân đảo chánh Siam dưới áp lực của vua Phetracha vào ngày 18-10-1688. Mặc dù với lời hứa liên quan đến an toàn cho cô ta, cô ta cũng vẫn trở thành nô lệ vĩnh viễn trong nhà bếp của Phetracha. Desfarges cuối cùng đã đàm phán để để được trở về Pondicherry ngày 13-11-1688 trên chiếc tàu Oriflamme và hai tàu chiến của Ayutthaya, mang tên Siam và Louvo, do vua Phetracha cung cấp.
Một kỹ sư người Pháp tên là Jean Vollant des Verquains, đã viết năm 1691 về ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng xảy ra trong vương quốc Ayutthaya năm 1688 là một trong những sự kiện nổi tiếng nhất của thời đại, cho dù nó được nhìn từ khía cạnh chính trị hoặc tôn giáo. Pháp đã không thể dàn dựng được vở kịch để quay trở lại vương quốc Ayutthaya, hoặc tổ chức để trả đũa do sự xung đột to lớn tại châu Âu là “Chiến tranh liên đoàn Augsburg (1688–1697)” và sau đó là “Chiến tranh kế vị Tây Ban Nha (1701, 1713, 1714).” Những thành tựu ngoại giao mà triều đại của Narai đã đóng góp, được truy tặng danh hiẹu "vĩ đại" một trong bảy vĩ đại trong lịch sử Thái Lan.
Một số quân đội Pháp vẫn tiếp tục trú đóng tại Pondicherry để củng cố cho sự hiện diện của họ. Nhưng hầu hết đã trở về Pháp ngày 16-2-1689 trên tàu hải quân Normande của công ty Coch của Pháp, cùng với hai kỹ sư là Vollant des Verquains và Jesuit Le Blanc. Hai con tàu này bị người Hoà Lan bắt và bị giam tại Cape. Vì chiến tranh liên đoàn Augsburg bắt đầu, sau một tháng bị giam giữ, họ được gửi tới Zeeland và bị giam trong nhà tù Middelburg. Cuối cùng họ đã được trả tự do và được trở về Pháp qua một cuộc trao đổi tù nhân.
Tháng 10-1689, Desfarges, Vẫn còn đang ở Pondicherry, dẫn đầu một đoàn thám hiểm nhằm chiếm đảo Phuket trong nỗ lực khôi phục lại một số khu vực kiểm soát của Pháp tại Ayutthaya. Sự chiếm đóng vài hòn đảo không đưa họ về đâu cả. Đầu năm 1690, Desfarges trở lại Pondicherry, rồi lại trở về Pháp, để lại 108 quân ở Pondicherry củng cố phòng thủ. Desfarges cũng để lại chiếc Oriflamme và binh lính trên đó, cùng với các tàu chiến Lonré và Saint-Nicholas. Desfarges chết trên đường trở lại Martinique, và chiếc Oriflamme bị chìm một thời gian ngắn ngày 27-2-1691, với phần quân lính còn lại, ở ngoài khơi bờ biển Britanny.
Ngay lập tức người Miến Điện tranh thủ cơ hội, chiếm lấy miền Bắc vương quốc Ayutthaya. Vương quốc Anyutthaya giờ đây không còn là đối thủ của Miến Điện. Vua cuối cùng của vương quốc Ayutthaya là Boromakot. Năm 1767, Miến Điện thình lình tấn công chiếm nốt phần đất còn lại và thiêu ruội cả thủ đô của vương quốc Ayutthaya. Tuy nhiên sau khi thiêu ruội thủ đô của vương quốc Ayutthaya, quân xâm lăng Miến Điện phải tức khắc rời khỏi Ayutthaya quay về Miến Điện vì Miến Điện đang bị Trung Hoa tấn công. Vì đã trở thành một mảnh đất vô chủ, Ayutthaya bị nhiều chủng tộc nổi lên xâu xé ra nhiều mảnh nhỏ. Người Siam còn giữ được một mảnh khá lớn lập thành vương quốc Thái Lan ngày nay. Một vương quốc to lớn và thịnh vượng Ayutthaya giờ đây chỉ còn trong kỷ niệm của người Thái.
Một Bài Học Tại Việt Nam
Thời kỳ cực thịnh của vương quốc Ayutthaya tương đương với thời kỳ vua Lê Hiến Tông (1740-1786) tại Đại Việt. Dưới thời vua Lê Hiến Tông, vấn đề Trịnh Nguyễn phân tranh đã trở thành nan giải. Cả hai phe Trịnh và Nguyễn đều cố gắng tranh giành quyền thế với nhau mà quên đi một quốc gia sát bên cạnh đã rộn riệp giao thương với Âu châu. Quốc gia này còn biết lợi dụng vũ khí Tây phương đánh quân viễn chinh Pháp một trận tan tành, không thế ngóc đầu quay trở lại Đông Nam Á. Giặc giã sát bên vách mà bọn phong kiến Việt Nam vẫn đui mù thì bảo làm sao mà con cháu của họ tránh khỏi gần một trăm năm làm nô lệ cho giặc Pháp.
Khi họ đạo Dòng Tên Pháp bị trục xuất ra khỏi Nhật Bản trôi dạt tới Đông Nam Á. Sử sách có ghi rõ người bị trục xuất khỏi Nhật Bản chính là giáo sĩ Alexandre de Rhodes. Sử Việt Nam nói Alexandre de Rhodes tới Việt Nam vào khoảng năm 1610. Tài liệu của hội Thừa Sai Paris nói địa bàn hoạt động lúc đó của Alexandre de Rhodes là Đông Dương. Sự trùng hợp nầy xác định rất rõ Alexandre de Rhodes chính là người đã hoạt động tại vương quốc Ayutthaya và Việt Nam.
Ký giả Stainley Karnow viết về cuộc trôi dạt của Alexandre de Rhodes tới Đông Dương trong quyển Vietnam a History, trang 72:
“Nhưng quan trọng nhất, các vua chúa Việt Nam sợ đạo Thiên Chúa là điềm báo trước Chính Sách Đế Quốc Âu Châu – Thật ra, đúng như vậy. Các vua chúa Việt Nam đã đung đưa giữa hai chính sách cứng rắn và mềm mỏng đối với đạo Thiên Chúa, và tòa án của họ lúc nào cũng có sự hiện diện của các nhà truyền giáo Dòng Tên (Jesuits), các nhà toán học, hoặc các nhà thông thái khác… Các nhà truyền giáo sớm nhất tại Việt Nam là những nhà du hành gan dạ như Odoric de Pordenone, vào thế kỷ thứ XIV thuộc dòng Franciscan có kể lại một vùng đất kỳ ảo mà nơi đó có những con rùa khổng lồ lớn hơn nóc tròn của các thánh đường. Ba trăm năm sau, các nhà truyền giáo Dòng Tên bị trục xuất ra khỏi Nhật Bản đến cảng Hội An, một thương điếm của Bồ Đào Nha, thiết lập Hội Truyền Giáo Giao Châu (Cochinchina Mission). Mặc dù các nhà truyền giáo khác có tràn đầy nhiệt tâm và không hề biết mệt, họ bị lu mờ đối với Alexandre de Rhodes, một thiên tài độc nhất đã mở cửa cho người Pháp vào đánh chiếm Việt Nam.”
Alexandre De Rhodes
Chỉ có hai quốc gia tại Á châu tránh khỏi chính sách thuộc địa Âu châu. Cả hai đều tránh khỏi bị “mở cửa” bởi các nhà truyền giáo Ca-tô Rô-ma, là Nhật Bản và vương quốc Ayutthaya. Cả hai, Nhật Bản và Ayutthaya, đều áp dụng đòn “dĩ độc trị độc” là dùng đạo Tin Lành của Hoà Lan và của Anh Quốc đánh lại đạo Ca-tô Rô-ma của người Pháp. Sau khi vua Phetracha tiêu diệt vua Ca-tô Rô-ma giáo của người Pháp do vua con chiên Narai cầm đầu, vua Phetracha còn khôn ngoan duy trì Anh Quốc và Hoà Lan tiếp tục ở lại Ayutthaya, với dụng ý để cho Anh Quốc và Hoà Lan kềm chế lẫn nhau, tránh cho Ayutthaya bị Anh Quốc hoặc Hoà Lan đánh chiếm. Đồng thời, Ayutthaya cũng phòng ngừa được sự quay trở lại của Ca-tô Rô-ma giáo Pháp.
Việt Sử Tân Biên của Phạm Sơn, quyển 4 các trang 376-380 có đề cập tới việc Hoa Kỳ đã hai lần trình quốc thư. Lần thứ nhất năm 1832, lần thứ hai năm 1836, do sứ thần Robert Edmund đại diện Tổng Thống Andrew Jackson, xin được giao thương buôn bán với Đại Nam, bị vua Minh Mạng từ chối. Năm 1847, Pháp tấn công Đại Nam lần đầu tiên vào Đà Nẵng rồi rút lui. Ngay sau khi Pháp rút lui, Anh Quốc từ Hồng Kông tới Đà Nẵng xin triều đình vua Thiệu Trị cho tự do buôn bán, và liên minh quân sự chống xâm lăng Pháp. Thiệu Trị cũng nhất định từ chối.
Nguyên nhân của phong kiến Việt Nam là bản tánh tự cao tự đại của một số vua chúa, nhất là các vua chúa nhà Nguyễn. Bản tánh tự cao tự đại là nguyên nhân làm cho các vua chúa nhà Nguyễn chỉ thấy có một mình Trung Hoa là một quốc gia văn minh cao nhất trên thế giới. Là nguyên nhân của việc coi thường các quốc gia lân quốc, như Nhật Bản và Ayutthaya, mà không học được những cái hay và cái khôn của họ. Vì không học được những cái hay và cái khôn của của người khác, nên các vua chúa triều Nguyễn tiếp tục sống trong vô minh. Vì tiếp tục sống trong vô minh, làm sao mà họ có thể thấy đươc “chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến tranh do Ca-tô Rô-ma giáo chủ động?”
Mong thay thế hệ mai sau hãy học cho thật kỹ bài học này! Mong thay những người lầm đường lạc lối, đã chạy theo ngoại bang, đã nô lệ hoá cả một dân tộc của chính họ hơn một thế kỷ, sớm được tỉnh thức. Mong thay họ hiểu được rằng: “Bể cả tuy mênh mông, nhưng quay đầu lại thì tức khắc tới được bờ bến!”
0 nhận xét:
Đăng nhận xét