Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016
Nói về Duyên và Nghiệp
19:56
Hoàng Phong Nhã
No comments
Mỗi một
người từ lúc bắt đầu thở đến lúc không còn thở, họ đang viết câu chuyện
của chính mình. Mỗi một câu chuyện tuy có giá trị khác nhau nhưng tất cả
đều góp phần làm cho cuộc sống này thêm phong phú. Câu chuyện đó có
người đã nghĩ đến nó và lên cốt truyện cho nó từ rất sớm, và có người để
nó hình thành một cách tự nhiên theo vấp váp của cuộc sống.
Dù thế nào chăng nữa thì có lẽ mỗi một câu chuyện vẫn chịu ảnh hưởng một cách nào đó bởi chữ duyên.
Nhiều người
có khi rẽ sang một lối rẽ khác của cuộc đởi chỉ bởi một câu chuyện, bởi
một buổi gặp gỡ, bởi một con người… Có những việc tưởng rất dễ nhưng lại
không đi đúng hướng, có những việc tưởng rất khó nhưng gặp duyên lại trở thành rất dễ.
Ví dụ như: vì sao cậu lại làm việc được với anh ta, hai người tính đối lập là vậy? Mình nghĩ là do duyên cậu ạ! Ờ vậy à.Có lẽ từ duyên nghe rất phi lý với những người phương Tây, nhưng là người Việt Nam thì lại cảm thấy rất có lý, bởi những diễn giải mà có từ duyên thì tất cả dù mâu thuẫn thế nào cũng trở thành hợp lý.
Rồi nữa: Tại sao mày lại yêu con bé đó, nó với mày đâu có hợp nhau đâu? À thực ra là do duyên số mày ạ! Ồ vậy hả!
Để hiểu được từ duyên
mà nhiều người Việt sử dụng nhằm lý giải cho mọi vấn đề trong cuộc sống
thực sự không dễ. Rất nhiều người Việt tin vào duyên số, họ thường đi
xem tuổi, xem “thầy” để có một cái duyên tốt, duyên có ý nghĩa tình cờ
giờ lại trở thành sự sắp đặt đó đã là một mâu thuẫn mà ít người nhận ra.
Để lý giải được từ duyên mà chúng ta vẫn nghẫm nghĩ nó hợp lý, nó là câu trả lời tuyệt vời cho mọi vấn đề mâu thuẫn hay khó hiểu, tôi nghĩ đến từ nghiệp.
Tiếng
Việt thực sự thâm thuý, đặc biệt với những từ ghép, mỗi một từ là cả một
triết lý sâu sắc! Từ ghép « nghề nghiệp » trong đó nghề để chỉ một công
việc, nghiệp trong từ sự nghiệp và với tôi cũng có thể hiểu từ nghiệp
trong từ nghiệp chướng.
Sự nghiệp
người ta thường nghĩ đến những thành công mang lại, ví dụ như những phát
minh khoa học, những công trình kiến trúc, những tác phẩm hội hoạ, gia
tài để lại của một đời người… Những thành quả đó có ích cho xã hội, cho
gia đình và bản thân.
Còn nghiệp
chướng là một từ được dùng nhiều trong phật giáo, một cách nói về luật
nhân quả của những hành động mà nó ảnh hưởng đến con người và xã hội.
Từ nghề đi với từ nghiệp ngoài thông điệp đơn thuần để chỉ công việc thì còn nói lên sự liên kết giữa nghề và nghiệp.
Mỗi
chúng ta khi ở tuổi mẫu giáo bị ảnh hưởng chủ yếu bởi gia đình, bởi nhân
cách và nghề nghiệp của bố mẹ. Lên học phổ thông ta bắt đầu ảnh hưởng
thêm của bạn bè cùng lớp và chúng ta bắt đầu hình thành tính cách. Khi
qua tuổi 18, chúng ta ảnh hưởng them nhiều bời môi trường sống, của xã
hội, lúc này chúng ta bắt đầu phát triển mạnh nhân cách, chúng ta học
cách nhận thức vấn đề. Và khi chúng ta tốt nghiệp đi làm thì chúng ta
bắt đầu định hình phong cách của mình.
Theo một
nghề đó là cả một lựa chọn lớn lao, vì rằng hơn phần nửa đời người là
dành cho công việc, do đó môi trường công việc sẽ ảnh hưởng trực tiếp
lên tính cách, nhân cách của một con người nhiều nhất.
Nghề nào cần
phải tỉ mỉ cẩn thận thì tạo cho người đó tính cẩn thận, tỉ mỉ, người
nào làm nghề gian dối thì ngoài cuộc sống người đó dễ trở thành người
sống lừa gạt, gian lận.
Chữ nghề đi với chữ nghiệp
thật thâm thúy, chọn một nghề phù hợp, làm một nghề nghiêm túc và trung
thực hay gian lận, giả dối thì nó sẽ tạo ra sự nghiệp hay nghiệp chướng
của một đời người ảnh hưởng đến cả đời con đời cháu. Trong môi trường
đó họ sẽ gặp người này, gặp chuyện nó, con cháu họ gặp vấn đề này vấn đề
nọ và họ cho rằng đó là duyên số, nhưng biết đâu lại từ nghiệp chướng
mà ra.
Cũng có những người nhận ra vấn đề, họ lao vào cuộc sống, chấp nhận nó, đam mệ, trả giá, và để sống. Rồi tìm cách trả sau. Thực sự họ đang tạo dựng nghiệp cho chính mình.
Tôi có một
cô bạn học kinh tế, cô tâm sự rằng, bây giờ đang còn trẻ, sẽ tìm nơi nào
người ta trả nhiều tiền nhất để làm việc, không cần biết rằng sản phẩm
mình làm ra phục vụ việc tốt hay xấu, miễn sao kiếm nhiều tiền nhất có
thể. Rồi sau đó cô ta sẽ đi làm từ thiện, càng nhiều tiền cô càng thích
làm từ thiện.
Và cũng
có nhiều câu chuyện xoay quanh những nhà làm kinh tế, họ biết rằng lúc
họ chèn ép người khác để kiếm lợi cho mình đó là hành vi họ thực sự
không muốn nhưng vẫn phải làm vì cuộc sống, và khi họ thành công họ hối
lỗi bằng việc nào là xây chùa, xây đền, làm từ thiện…
Có lẽ cái gì
cũng có thể đưa về kiểu cân đo đong đếm được, hơn nữa đó là giá trị đạo
đức, là lương tri, và chỉ có hai từ có thể lên tiếng cho những hành
động đó là nghiệp và duyên.
Ngô Kiến Nam
0 nhận xét:
Đăng nhận xét