Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

Việc Thánh Hoá Mẹ Têrêsa Đã Vạch Trần Sự Lừa Bịp Của Tôn Giáo

Gregory A. Clark / The Salt Lake Tribune

LGT – Nhân cuộc tranh luận về biến cố phong thánh cho Mẹ Têrêsa vào ngày 4-9-2016 vẫn còn sôi nổi trên các Diễn đàn của người Việt, chúng tôi xin dịch đăng bài viết sau đây của giáo sư Gregory Clark [trên tạp chí The Salt Lake Tribune, ngày 10-9-2016], trong đó, bằng giọng văn châm biếm trào phúng nhưng lý luận nghiêm túc chặt chẽ, ông đã đặt cho giáo hoàng Francis một số vấn nạn thần học khi so sánh hiện tượng phong thánh với hiện tượng ấu dâm hàng loạt của Giáo Hội Công Giáo La Mã.
Cùng tin một Chúa Cha “chúng con ở trên trời” như Chính Thống Giáo, Hồi Giáo và Do Thái Giáo, thậm chí cùng tin một Chúa con Giêsu như Tin Lành Giáo và Anh Giáo, thế mà chẳng có tôn giáo nào trong 5 đạo Chúa đó tin vào chuyện tào lao “người lại phong thánh cho người” của Vatican, “Xưởng phong thánh” của Giáo Hội Công Giáo cả (saint factory”, nhóm chữ của chính hồng y người Ý Silvio Oddi)   
Thế nhưng tại sao những giáo hoàng lâu lâu lại cứ phải thánh hóa một người thường? Đơn giản chỉ vì luôn luôn có một loại đám đông mang thân người nhưng với bộ não của con vật, chiên hay cừu, dễ dàng bị Vatican tẩy não và khát khao  được Vatican ban phước lành. Vì nếu thật sự còn một chút lương thiện, thì các giáo hoàng đã phải đồng ý với giáo sư Clark  rằng phong thánh chỉ là một trò bịp bợm “mê tín dị đoan hạ cấp nhất(superstition of the lowest order) và là một hành động “vô cùng bất lương để thu phục và nô lệ hóa đám tín đồ cuồng tín u mê nầy mà thôi. Mai mốt, thế nào cũng có hai con chiên da vàng mủi tẹt, một nam ở Bùi Chu Phát Diệm một nữ ở Gia Kiệm Hố Nai, “chợt nhớ” ra ông Ngô Đình Diệm đã từng làm phép lạ “bắt tay với Cộng Sản” nên thỉnh cầu Giáo Hoàng phong thánh ông Diệm cho mà coi ….
Tác giả Gregory Clark là Associate Professor về môn Bioengineering tại đại học University of Utah (Salt Lake City, bang Utah, Hoa Kỳ). Ông là người chấp nhận và đã cố gắng phát triển một cách chuyên nghiệp các phương pháp điều trị dựa trên bằng chứng.
– Sưu tầm của Kevin Trần
Ảnh Mẹ Têrêsa được treo trước trụ  sở dòng Thừa Sai Bác Ái tại Kolkata, India, Thứ  Bảy, 3-9-2016. (Ảnh: AP / Bernat Amangue)
Khi phong thánh Mẹ Têrêsa, Giáo Hoàng Francis đã công khai xác nhận những những giáo lý cơ bản của Công giáo: Rằng Chúa đã có thể cản các linh mục Công Giáo cưỡng hiếp các cậu bé hầu lễ. Nhưng, nói cho cùng, Chúa đã  không muốn cản các linh mục đó lại.
Và hàng triệu người trên toàn thế giới đã hân hoan vì tin tức tốt lành này. Tôn giáo như thế đó. (!)
Cứ cho rằng giáo hoàng đã không đóng khung vấn đề theo cách đó. Nhưng sự thật thì cũng tương tự như thế.
Hai phép lạ đều có thể  - hay không thể  - xảy ra. Rao giảng rằng một vị thần toàn năng có thể thực hiện các phép lạ, thì đồng thời bạn cũng rao giảng rằng tại thời điểm khác vị thần nầy chọn không thực hiện phép lạ.
Thực tế là các linh mục đã thực sự hiếp dâm các cậu bé hầu lễ. Và thực tế là Chúa đã không ngăn chặn các linh mục lại. Không có lý do "ẩn dụ" nào ẩn đằng sau thực tế đó, loại “ẫn dụ” mà những tín đồ hữu thần vẫn thường quanh co khi phải nói đến [những điều khó giải thích trong] kinh thánh của họ .
Nói một cách đơn giản, Chúa đã hoặc không thể hoặc không muốn can thiệp. Vị Chúa của Công Giáo tự nhận là toàn năng và do đó đã có thể ngăn chặn các vụ hiếp dâm - thế nhưng Ngài đã không ngăn chặn. Vị Chúa của Công Giáo cũng có lòng nhân ái bao la. Vì vậy, ngồi ì ra đó và cố tình để cho các vụ hiếp dâm tiếp tục cũng là điều đúng đắn mà Ngài đã làm.
Về bản chất, đó là những gì mà mọi Kitô hữu - từ những tín đồ ôn hòa phóng khoáng đến những tín đồ bảo thủ chính thống - đều tin. Tuy vậy,  ít tín đồ nào muốn thừa nhận điều nầy.
Bộ não của con người về tôn giáo là như thế đó. (!)
Kitô Giáo không những chỉ là vô lý và đáng sợ. Nó còn vô cùng bất lương. Nếu có thể sẳn sàng can thiệp để ngăn chặn thì không có một người cha trần tục biết suy nghĩ nào lại cho phép con cái mình bị cưỡng hiếp cả. Không có một con người có đầu óc nào lại ca ngợi một người cha trần tục cố ý để cho hãm hiếp xảy ra như vậy.
Thế nhưng nếu ta thay thế cụm từ "Chúa Cha ở Trên Trời" vào cụm từ "người cha trần tục" [trong câu trên], thì bây giờ những kẻ van xin trung tín của Chúa Cha thế nào cũng sẽ hét lên "Vinh danh Thiên Chúa! (Laus Deo!)"
Nào, hãy cùng xem lại sự kiện phong thánh nầy. Để cho Mẹ Têrêsa được công bố là một vị thánh, giáo hội cần phải công nhận rằng bà ta đã thực hiện không chỉ một mà phải là hai phép lạ.
Phép lạ đầu tiên là ý muốn chữa bệnh của cô Monica Beresa, người tuyên bố đã được chữa khỏi một khối u ung thư bằng chùm ánh sáng phát ra từ tấm ảnh của Mẹ Têrêsa trên mặt dây chuyền đặt trên bụng cô. Nhưng bác sĩ của cô lại nói rằng đó là một u nang gây ra bởi bệnh lao phổi, chứ không phải là một khối u ung thư, và quy cho sự hồi phục dần dần sau đó của cô là nhờ nhiều tháng uống thuốc. Ngay cả chồng cô cũng tuyên bố rằng phép lạ chỉ là một "trò lừa bịp".
Và thật kỳ lạ, một lời yêu cầu mang  mặt dây chuyền đi thử nghiệm chữa trị khối u khác thì không được [giáo hội] trả lời, bất chấp biết đâu cái  mặt dây chuyền đó có thể cứu được những khổ đau
Nhờ chùm ánh sáng phát ra từ hình khắc Mẹ Têrêsa trên mặt dây chuyền bằng bạc nầy (?) mà cô Monica Beresa ở làng Nakur, bang Danogram (Ấn Độ) được lành khỏi bệnh ung thư. (Ảnh AFP)
Giáo Hoàng Francis công nhận phép lạ thứ hai vào cuối tháng Mười hai (12/2015), sau khi một người đàn ông Brazil bị nhiễm trùng não được hồi phục khi vợ ông cầu nguyện nhiệt thành với Mẹ Teresa chữa lành cho chồng mình.
Đây đúng là mê tín dị đoan hạ cấp nhất. Không hiểu  gì sao? "Đó là ý Chúa!"
Để tìm kiếm sự tôn trọng về  mặt trí tuệ, Giáo Hoàng Francis gần đây tuyên bố rằng Chúa không phải là "một nhà ảo thuật, với một cây đũa thần". Nhưng việc phong thánh cho Mẹ Teresa đã chứng tỏ rằng Giáo Hoàng thấy hạnh phúc được tung hô khả năng kỳ diệu của Thiên Chúa nếu điều đó tốt cho công chúng.
Thật là tốt đẹp khi Mẹ Têrêsa đã làm phép lạ chữa lành được hai người, theo như lời chứng của giáo hội của Bà. Tuy nhiên, thật vô phước vì Bà chẳng bận tâm gì đến việc chữa lành nhiều người khác đã chết dưới sự chăm sóc của các Thừa Sai Bác Ái của Bà, thường là trong điều kiện bẩn thỉu với cách điều trị y tế nghèo nàn, mặc dù hàng triệu Mỹ kim đã được tặng dữ, nhưng không được ghi vào sổ sách, nhân danh tên của Bà.
Thực tế là, khi có việc gì thực sự cần một phép lạ, thì lời cầu nguyện xin các thánh và các vị thần không bao giờ thành công. Không bao giờ.
Hãy cầu nguyện cho trời mưa, như Thống Đốc Rick Perry của bang Texas đã ra lệnh cho tiểu bang của mình thực hiện, thì chắc chắn trời sẽ mưa - mưa ở đâu đó, không sớm thì muộn, trời sẽ mưa. Nhưng, như Marshall Brain đã thắc mắc, cầu nguyện cho một người lớn bị cụt chân được mọc trở lại gần như ngay lập tức, giống như Mẹ Têrêsa chữa cho người đàn ông Brazil bị nhiễm trùng não, thì không bao giờ xảy ra . Không bao giờ.
Rõ ràng đúng là Mẹ Têrêsa ghét những người tàn tật. Hoặc chính Mẹ Têrêsa, hoặc Chúa ghét như vậy. Chúa chỉ thường xuyên làm cho con kỳ nhông mọc lại chân. Nhưng cho con người? Hừm. Không nhiều lắm.
Mê tín dị đoan thời hoang dã không phải là lý do để ta vui mừng. Tự ảo tưởng hàng loạt không phải là lý do để ta vui mừng. Từ chối thực tế không phải là lý do để ta vui mừng.
Chúng là những lý do để ta than khóc.
Mẹ Teresa không phải là thánh thần gì cả. Xét từ cách nào cũng không phải là thánh cả.

Gregory A. Clark / The Salt Lake Tribune
Kevin Trần sưu tầm và dịch từ "Sainthood for Mother Teresa exposes the delusion of religion" By Gregory A. Clark / The Salt Lake Tribune
http://www.sltrib.com/opinion/4330620-155/op-ed-sainthood-for-mother-teresa-exposes

Phụ Lục của SH:
Bệnh Nhân Chịu "Phép Lạ" của Mẹ Teresa Cáo Buộc Các Bà Sơ
Bài trích lược từ
Mother Teresa 'miracle' patient accuses nuns
By Peter Foster in New Delhi
http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/1562284/Mother-Teresa-miracle-patient-accuses-nuns.html 1:10PM BST 05 Sep 2007
Khiếu nại của Monica Besra, 40 tuổi, làm người ta lưu ý một điều chua chát trong lễ kỷ niệm 10 năm Mẹ Têrêsa qua đời, khi hàng trăm tín hữu tụ tập tại Calcutta để rước nến và cầu nguyện canh thức của nhiều tôn giáo...
Bà Besra đã trở thành một người nổi tiếng chỉ qua một đêm trong tháng 9 năm 1998 khi bà thông báo rằng khối u của bà đã được chữa khỏi sau khi cầu nguyện với Mẹ Teresa và bấm mặt dây chuyền mang hình ảnh của nữ tu vào người của bà. "Phép lạ" này đã được tuyên bố là hành động chữa bệnh đầu tiên của Mẹ Têrêsa sau khi bà qua đời vào năm 1997 - và đã được trích dẫn tại một buổi lễ vào tháng 10 năm 2003, khi các nữ tu ở Albania sinh được phong chân phước của Vatican.
Tuy nhiên hơn một thập kỷ sau đó, bà Besra nói rằng bà đã bị bỏ rơi bởi các nữ tu đã hộ tống bà đến Rome bốn năm trước đây để làm chứng về khả năng chữa bệnh Mẹ Bề Trên của họ.
"Trước khi phong chân phước cho Mẹ Teresa, túp lều của tôi đã được các nữ tu Dòng Thừa Sai Bác Ái lui tới thường xuyên," bà Besra nói, ngồi xổm trên sàn của mái nhà mái tranh và tường đắp bùn của bà ở làng Dangram, 460 dặm về phía đông bắc Calcutta.
"Họ đã hứa rất nhiều với tôi và nói chắc chắn sẽ giúp đỡ tài chính cho sinh kế của tôi và cho con của tôi đi học.
"Sau đó, họ đã quên tôi. Tôi đang sống trong cảnh cơ hàn. Chồng tôi bị bệnh. Các con tôi đã ngưng đi học vì tôi không có tiền. Tôi phải làm việc ngoài đồng để nuôi chồng và năm đứa con."
Tại Nhà Mẹ, các trụ sở toàn cầu của các Hội Thừa Sai Bác Ái mà hiện nay đã có hơn 750 nhà cho người nghèo khổ trên thế giới, tin tức về khiếu nại của bà Besra đã được quan tâm. Nữ tu Nirmala, người kế nhiệm của Mẹ Têrêsa là Bề trên tổng quyền, cho biết trường hợp của bà Bersa đã được cứu xét. "Chính bà Monica Besra nói rằng bà đã được chữa khỏi bởi phép lạ của Mẹ. Các nữ tu Bác Ái đang liên lạc với Besra. Tôi đã nói chuyện với bà ấy qua điện thoại sáng nay," nữ tu nói. "Bà ấy tức giận sau khi con gái của bà ấy đã thi rớt trong bài kiểm tra cuối năm nay. Chúng tôi biết bà đang gặp khó khăn. Chúng tôi đang cố gắng hết mình cho bà ấy."
Diễn tiến phong thánh cho Mẹ Têrêsa gần đây đã bị đặt dấu hỏi khi xuất hiện những bức thư cho người tâm phúc tinh thần của bà (Mẹ Teresa) rằng bà ấy đã phải chịu đựng một cuộc khủng hoảng sâu sắc về đức tin trong cuộc sống về lúc tuổi già.
Theo truyền thống Ca-tô Rô-ma giáo, cần phải có hai phép lạ có thể kiểm chứng để có đủ điều kiện cho việc phong thánh. "Chúng tôi đang chờ đợi một phép lạ thứ hai cho phong thánh của Mẹ. Tôi rất hạnh phúc và cảm thấy lòng biết ơn sâu sắc về ngày giỗ lần thứ 10 của mẹ," Nữ tu Nirmala nói thêm.
Tuy nhiên có một vài nhóm, bao gồm các bác sĩ, đã phản bác lại việc cho rằng bà Besra đã được chữa khỏi bởi một phép lạ. Họ nói rằng, thực tế là khối u của cô biến mất là kết quả của việc điều trị tại bệnh viện địa phương. Bà Besra đã nói rằng cô ấy đến bệnh viện để điều trị và thuốc thang theo toa bác sĩ.
Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Time năm 2002, chồng bà Besra, tên Seiku, là một trong những thách thức đối với tuyên bố của Vatican. "Thật là vất vả về chuyện không có gì. Vợ tôi đã được chữa khỏi bởi các bác sĩ và không phải bởi bất kỳ phép lạ nào", ông nói.
Ranjan Mustafi, một bác sĩ tại Bệnh viện Balurghat địa phương của nhà nước, người đã trị bệnh cho bà Besra, nói rằng khối u đã bị khám phá ở giai đoạn đầu và đã chúng tôi đã "điều trị kịp thời và đều đặn."

0 nhận xét:

Đăng nhận xét