Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016
Trịnh Xuân Thanh và các lỗi hệ thống
08:53
Hoàng Phong Nhã
No comments
…việc
kiểm soát và xử lý công khai, hiệu quả công tác cán bộ sẽ trở thành
công việc thường ngày của cả hệ thống chính trị. Muốn vậy, không thể
không sửa đổi căn bản hệ thống.
Ông Trịnh Xuân Thanh
Vụ
ông Trịnh Xuân Thanh khiến không ít người ngạc nhiên. Tại sao ông Thanh
không chịu hạ cánh an toàn, mà chỉ bỏ cái cành bị ông làm mục để bay
sang cành khác tươi tốt hơn.
Nếu
hạ cánh, chắc ông cũng đã an toàn như nhiều người khác rồi. Hẳn là ông
Thanh đã không chỉ rất tin tưởng vào sức mạnh của những người che chở,
bổ nhiệm ông, mà còn hiểu rất rõ hệ thống ông đang lợi dụng.
Vụ
này có nhiều điều đáng chú ý. Trước hết, nó có vẻ như chỉ được phát
hiện một cách ngẫu nhiên. Ai đó phát hiện một cán bộ tỉnh đi xe sang,
gắn biển số công. Nhưng còn vô số cán bộ đi xe sang hơn xe Lexus, mang
đồng hồ đắt tiền, ở trong những biệt thự có giá trị hơn chiếc Lexus hàng
trăm lần, hoặc có thừa tiền cho tất cả con cháu đi du học…
Giống
như thông lệ kiểm tra chất lượng hàng hóa, người ta chỉ lấy mẫu ngẫu
nhiên để kiểm tra. Mẫu đó tốt, cả lô hàng tốt và ngược lại. Nên chắc
chắn vẫn còn rất nhiều ông Thanh khác đang yên vị ở khắp nơi. Tại sao
cũng hành xử như nhiều người mà chỉ ông Thanh bị xử trảm ?
Xử
lý cán bộ gây thua lỗ, bổ nhiệm sai, chỉ là một trong nhiều nhiệm vụ
của pháp luật, của qui trình, của hệ thống chính trị. Tại sao giải quyết
vụ ông Thanh - một vụ thông thường như thế - vẫn phải có ý kiến chỉ đạo
trực tiếp của cán bộ cao cấp nhất của đảng, của chính phủ ?
Vai
trò của luật pháp, của hệ thống chính trị còn khá mờ nhạt. Dường như nó
phải được cấp lãnh đạo cao nhất ấn nút cho từng trường hợp cụ thể thì
mới bắt đầu vận hành. Đây là điều rất bất thường đối với một Nhà nước mà
Việt nam đang muốn xây dựng : Nhà nước pháp quyền.
Làm
sao để không tái diễn tình trạng bổ nhiệm cán bộ không có năng lực,
tình trạng chạy chỗ để rũ bỏ trách nhiệm, là một câu hỏi rất khó có câu
trả lời phù hợp. Trong hoàn cảnh hiện nay, ngăn chặn thành công các tình
trạng đó là ảo tưởng, phi thực tế.
Nhưng
chắc chắn phải có những thay đổi cơ bản, những biện pháp quyết liệt hơn
để bắt đầu một quá trình thường xuyên với mục tiêu ngăn chặn triệt để
các tình trạng này. Chỉ cần thành tâm và cương quyết thực hiện chúng,
cũng đã có thể bắt đầu được nhân dân tin tưởng.
Các
qui định hiện hành của Luật Hình sự và các bộ luật khác cũng đủ để
trừng phạt thích đáng ông Thanh vì những hành vi liên quan đến việc làm
thua lỗ hơn 3000 tỷ đồng ở PVC. Nên điều cần thiết nhất hiện nay phải là
sửa đổi một cách căn bản các nguyên tắc, cơ sở và chuẩn mực liên quan
đến việc bổ nhiệm, sử dụng cán bộ.
Sai lầm tiềm ẩn
Trong
bất kỳ chế độ xã hội nào, việc bổ nhiệm người có chức, có quyền luôn có
khả năng dẫn đến sai lầm. Do cả người có quyền bổ nhiệm, lẫn người được
bổ nhiệm đều có xu hướng lợi dụng quyền hạn của mình. Đây là vấn đề xưa
như Trái đất. Và vì vậy, con người cũng đã tìm ra những nguyên tắc cơ
bản có thể hạn chế đến mức thấp nhất sai sót như :
1. Hạn chế bổ nhiệm sai :
• Tuân thủ nguyên tắc quyền hạn phải gắn liền với trách nhiệm.
Quyền
hạn được trao chỉ là để hoàn thành những nhiệm vụ và trách nhiệm xác
định. Người có quyền bổ nhiệm phải là người chịu trách nhiệm hoàn toàn
về quyết định bổ nhiệm, về những hậu quả do quyết định của mình gây ra.
Hiện nay, để bổ nhiệm cán bộ các cấp, có hai hệ thống, hai qui trình đan
quyện chặt chẽ với nhau : hệ thống tổ chức cán bộ của chính quyền, hệ
thống tổ chức cán bộ của Đảng Cộng sản.
Chính
quyền ký quyết định bổ nhiệm về mặt hình thức, nhưng ý kiến của tổ chức
đảng mới là ý kiến quyết định cuối cùng. Tuy vậy, tổ chức đảng hoặc cán
bộ có thẩm quyền của đảng không phải chịu trách nhiệm, ít nhất là về
mặt chính quyền và đối với xã hội, cho các quyết định nhân sự của mình.
Ban
tổ chức trung ương, Ban Nội chính, Ủy ban kiểm tra các cấp của đảng,
đều biết trước và cho ý kiến quyết định, dù là trực tiếp hay gián tiếp,
trong việc bổ nhiệm, điều động ông Trịnh Xuân Thanh, ông Vũ Quang Hải.
Qui định, qui trình bổ nhiệm cán bộ của chính quyền, của đảng không sai.
Nhưng,
như thực tiễn cho thấy, chúng còn rất nhiều lỗ hổng. Sự đan quyện, phải
sử dụng đồng thời hai hệ thống có nhiều sơ hở không làm chúng tốt lên,
mà tạo ra nhiều lỗ hổng hơn cho cả hai. Điều đó, cộng với quyền quyết
định mà không phải chịu trách nhiệm của Ban tổ chức, Ủy ban kiểm tra,
Ban nội chính của đảng, sẽ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho
việc lợi dụng những lỗ hổng ấy. Vì thế, điều căn bản nhất cần làm ngay
là nhất thể hóa đảng với chính quyền, trước mắt là trong lĩnh vực tổ
chức, cán bộ.
• Sửa đổi nguyên tắc, tiêu chuẩn bổ nhiệm :
Khi
vụ ông Thanh vừa bị phát hiện, tỉnh ủy Hậu giang ngay lập tức thẩm
định. Tiêu chuẩn thẩm định quan trọng đầu tiên là lòng trung thành với
đảng. Báo cáo của tỉnh ủy hậu giang khẳng định ông Thanh có lập trường
tư tưởng chính trị vững vàng, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của
Đảng Cộng sản.
Hiện
nay, đây cũng chính là nguyên tắc và tiêu chuẩn quan trọng nhất để bổ
nhiệm cán bộ. Điều này đúng, nếu là bổ nhiệm cán bộ cho đảng. Nhưng đối
với một cán bộ chính quyền (Nhà nước), nguyên tắc và tiêu chuẩn bổ nhiệm
quan trọng nhất phải là trung thành với đất nước, với nhân dân. Tiêu
chuẩn trung thành với đảng kết hợp với thẩm quyền quyết định cuối cùng
mà không phải chịu trách nhiệm của đảng, cũng khuyến khích "chạy chọt"
các chức vụ chính quyền.
Khi
được hỏi vì sao chọn ông Vũ Quang Hải, một lãnh đạo công ty rất hồn
nhiên trả lời, đại ý khi có hai ứng viên tài đức ngang nhau, nhưng một
người là con cán bộ lãnh đạo, thì tất nhiên phải chọn con cán bộ rồi.
Đây cũng là một luật bất thành văn trong công tác tiếp nhận cán bộ hiện
nay. Nó cũng khiến Việt nam là một ngoại lệ trong công tác cán bộ.
Chúng
ta nên học tập các nước tiên tiến, ban hành điều luật cấm người nhà, bà
con họ hàng của quan chức chính phủ được làm việc trong các lĩnh vực
chịu ảnh hưởng - trực tiếp và gián tiếp - của quan chức đó.
Thực
tế, có khá nhiều trường hợp một cán bộ làm sai ở chỗ này, được chuyển
sang chỗ khác với chức vụ thậm chí còn cao hơn. Cũng chưa có đủ qui định
pháp luật rõ ràng cho những trường hợp tương tự. Do đó, cần qui định rõ
về trách nhiệm của cán bộ đối với những công việc đã đảm nhận.
Nên
học tập các nước tiên tiến, ban hành luật về miễn trách. Chẳng hạn, nếu
có luật miễn trách, Hội đồng quản trị Công ty PVC sẽ phải xem xét toàn
diện trách nhiệm và kết quả hoạt động của ông Thanh đối với PVC. Nếu
thấy hoàn toàn tốt, Hội đồng này sẽ ra quyết định cho ông Thanh được
hoàn toàn miễn chịu trách nhiệm về bất cứ điều gì trong thời gian ông
Thanh làm việc tại PVC. Với một quyết định như vậy, nếu ông Thanh có gây
thất thoát, thì người chịu trách nhiệm là Hội đồng quản trị PVC. Chỉ
khi cán bộ một quyết định miễn trách như vậy, cơ quan tổ chức mới xem
xét bổ nhiệm vị trí khác.
Nhưng,
điều quan trọng nhất, căn bản nhất có thể ngăn chặn bổ nhiệm sai, là
làm sao để mỗi một cán bộ, công chức chính quyền hiển nhiên ý thức được
rằng có chức, có quyền là để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân, chứ
không phải là để kiếm chác, tận thu lợi ích vật chất, là để bù cho các
khoản chi phí để mua được chức quyền.
2. Phát hiện kịp thời bổ nhiệm sai :
•
Phát hiện kịp thời những cán bộ, quan chức không phù hợp cũng góp phần
quan trọng giúp cơ quan tổ chức cán bộ có thể nhanh chóng sửa sai, hạn
chế thiệt hại và rút kinh nghiệm. Để làm được điều đó rất cần các tiêu
chí luật định đánh giá cán bộ một cách khách quan. Rất tiếc Việt nam còn
chưa có đầy đủ các tiêu chí này. Luật chống tham nhũng, Luật kê khai
tài sản là những công cụ thích hợp giúp phát hiện cán bộ công chức có
vấn đề, nhưng vẫn còn nhiều bất hợp lý. Nên nhanh chóng tiếp thu ý kiến
của các chuyên gia pháp luật, của người dân để sửa đổi bổ sung 02 đạo
luật này.
Thêm
vào đó, cũng nên khuyến khích cán bộ, người dân phát hiện những trường
hợp bổ nhiệm cán bộ bất bình thường. Để làm được điều đó, có thể ban
hành qui định cho phép cán bộ, công chức trong cùng một cơ quan, một
ngành, có quyền khiếu nại chính thức (như một khiếu nại hành chính) đối
với một quyết định bổ nhiệm mà họ thấy bất thường. Người dân có quyền
gửi tố giác các trường hợp cán bộ có biểu hiện bất thường đến cơ quan
chính quyền vượt cấp cơ quan quản lý cán bộ đó. Trong một thời hạn xác
định, cơ quan này phải trả lời người dân.
3. Xử lý sai phạm :
Việc
xử lý sai phạm do bổ nhiệm sai phải theo nguyên tắc : Người có quyền bổ
nhiệm phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Cho đến khi chưa
thực hiện được nhất thể hóa đảng và chính quyền, thì các cơ quan, tổ
chức đảng có liên quan phải dũng cảm chịu trách nhiệm trước nhân dân.
Không được chỉ xử lý kỷ luật trong nội bộ đảng đối với những cán bộ đảng
có liên quan đến bổ nhiệm sai, mà phải công bố cho người dân biết.
•
Phải hướng đến mục tiêu để hệ thống pháp luật tự xử lý nghiêm minh,
hiệu quả những trường hợp bổ nhiệm sai, lợi dụng kẽ hở của hệ thống để
thủ lợi, mà không cần đến sự chỉ đạo của lãnh đạo. Hàng loạt vụ việc gần
đây cho thấy, việc điều tra xử lý chỉ thật sự bắt đầu khi có sự chỉ đạo
trực tiếp của thủ tướng hoặc tổng bí thư.
Điều
này khiến người ta nghĩ rằng : a) hệ thống luật pháp, các cơ quan điều
tra, giải quyết vụ việc chỉ thật sự vào cuộc nếu được lãnh đạo đảng và
chính phủ cho phép ; b) vì vậy, có thể ngăn được các cơ quan điều tra
nếu biết chạy đúng cửa, đúng người ; và c) cố gắng kéo dài thời gian thì
sẽ thoát, vụ việc sẽ chìm xuồng, do lãnh đạo không đủ thời gian để giải
quyết hết các vụ tương tự.
Ngoài
ra, không như các điều luật chặt chẽ, ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo có
thể dễ bị diễn giải đa nghĩa có lợi cho người làm sai. Về vụ Trịnh Xuân
Thanh, Tổng bí thư Nguyễn Phú trọng chỉ đạo phải làm chắc chắn, chặt
chẽ, thận trọng, hiệu quả, đồng thời giữ cho được ổn định để phát triển
đất nước. Làm thận trọng cũng có thể là kéo dài thời gian mà không sợ bị
mang tiếng bao che…
•
Đối với người cố ý chạy chọt để được bổ nhiệm, ngoài việc xử lý như một
hành vi vi phạm pháp luật, cần có thêm qui định cấm đảm nhiệm chức vụ
trong một thời gian xác định.
Ông
Thanh và ông Hải dù mới chỉ là hai trường hợp về bổ nhiệm cán bộ sai
được công luận phát hiện, nhưng là điển hình cho hai cách chạy chức
quyền : hoặc là bằng quan hệ thân thích ; hoặc là phải có tiền.
Sự
quyết tâm của các lãnh đạo cao nhất của đảng và chính quyền muốn giải
quyết vụ việc đến nơi đến chốn, chỉ rõ sai phạm ở đâu và ai là người
chịu trách nhiệm, khiến người dân lại đang hy vọng.
Hy
vọng rồi đây việc kiểm soát và xử lý công khai, hiệu quả công tác cán
bộ sẽ trở thành công việc thường ngày của cả hệ thống chính trị. Muốn
vậy, không thể không sửa đổi căn bản hệ thống.
Luật sư Nguyễn Vân Nam
Nguồn : BBC, 15/09/2016
0 nhận xét:
Đăng nhận xét