Thơ
văn trên kiến trúc cung đình Huế cùng Mộc bản trường học Phúc Giang (Hà
Tĩnh) được công nhận là Di sản tư liệu Thế giới thuộc chương trình ký
ức khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Chiều 19/5, Hội nghị toàn thể lần thứ 7 chương trình ký ức thế giới khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP) với sự tham dự của dại diện 16
quốc gia và đại diện của ủy ban UNESCO đã công bố 2 tư liệu của Việt Nam
gồm "Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế" và "Mộc bản trường học Phúc Giang" (Hà Tĩnh) chính thức trở thành Di sản tư liệu Thế giới thuộc chương trình ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế
cho biết, ngoài 2 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể gồm Quần thể di
tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhân di sản
thế giới thì vào các năm 2009 và 2014, hệ thống Mộc bản, Châu bản triều
Nguyễn cũng đã trở thành Di sản tư liệu thế giới. "Thơ văn trên kiến
trúc cung đình Huế" vốn được xem là những tác phẩm đỉnh cao, phong phú,
thể hiện trên vật liệu gỗ, đá, đồng hay pháp lam bằng nhiều chất liệu
khác nhau như xương, tráng men rồi sơn son thếp vàng…
|
Những bài thơ văn được chọn lọc được khắc, chạm ở điện Thái Hòa (Đại nội Huế). Ảnh: Đắc Đức.
|
"Có thể nói thơ văn trên kiến trúc cung đình là một trong những công
trình nghệ thuật độc đáo của triều đình nhà Nguyễn và không tìm thấy ở
một triều đại nào trước đó cũng như bất kỳ quốc gia nào trên thế giới",
ông Hải nói và cho hay việc thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế được
công nhận sẽ tạo thuận lợi hơn trong quá trình phát huy các giá trị văn
hóa của dân tộc.
Ông Nguyễn Trí Sơn, Giám đốc Bảo tàng Văn hóa Lịch sử Hà Tĩnh cho hay
mộc bản trường học Phúc Giang được xem là một trong những tư liệu độc
bản, duy nhất còn sót lại ở Việt Nam, được dòng họ Nguyễn Huy (xã Trường
Lưu, Can Lộc, Hà Tĩnh) lưu giữ gần 250 năm nay. Nội dung mộc bản đề cập
đến quá trình đào tạo, truyền thống học tập của dòng họ đã xây nên ngôi
trường Phúc Giang vào năm 1858 do ông Nguyễn Huy Oánh là người sáng
lập. Đã có 30 tiến sĩ cùng nhiều môn sinh xuất sắc được đào tạo tại
trường.
"Chúng tôi tự hào, khi lần đầu tiên Hà Tĩnh có một di sản quý được Thế
giới công nhận. Điều này chứng minh vùng đất này vốn có truyền thống
hiếu học từ lâu đời", ông Sơn nói.
MOWCAP được xem là một chiến lược hợp tác quốc tế nhằm giữ gìn, bảo
vệ và tạo sự tiếp cận cũng như sử dụng phổ biến các di sản tư liệu, đặc
biệt là những di sản quý hiếm và đang bị lâm nguy, được UNESCO phát
động từ năm 1992. Trong 16 bộ hồ sơ của 10 nước đệ trình đăng ký công
nhận là Di sản tư liệu thuộc chương trình ký ức thế giới khu vực Châu Á -
Thái Bình Dương năm 201 có 14 bộ hồ sơ được công nhận. Cả 2 hồ sơ của
Việt Nam được đánh giá cao và đều được công nhận trong dịp này.
|
Đắc Đức
Posted in: Tài Liệu,Van Hoá
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Facebook
0 nhận xét:
Đăng nhận xét