Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

Về Những Thuyết Âm Mưu

Trong chính trị và còn ở nhiều lĩnh vực khác, nếu phải trọng pháp mà không hạ được nhau thì người ta lại dùng những thủ đoạn mánh mung, gian trá khác, và thủ đoạn gian trá hợp pháp được dùng nhiều nhất trong chính trị là tạo ra những thuyết âm mưu (conspiracy theories) (TTL)
Phải công nhận rằng Hoa Kỳ là một quốc gia trọng pháp nhất thế giới, cho dù các khái niệm dân chủ và tự do luôn luôn được hiểu theo nghĩa tương đối. Tất cả mọi tổ chức hay cá nhân trong xã hội đều phải tôn trọng luật pháp, kể cả các ông bà tổng thống. Một quốc gia trọng pháp thì đương nhiên phải được xây dựng trên sự tách rời quyền lực. Trong những năm qua, đảng Cộng Hòa đã nắm đa số ở Tối Cao Pháp Viện và Quốc Hội, bao gồm cả Hạ Nghị Viện và Thượng Nghị Viện, nghĩa là họ đã nắm hoàn toàn các quyền Lập Pháp và Tư Pháp; trong khi đảng Dân Chủ chỉ nắm quyền Hành Pháp nhờ sự tuyển chọn của toàn dân qua hai lần phổ thông đầu phiếu. Mặc dù vậy, trong suốt thời gian qua, đảng Cộng Hòa đã bỏ nhiều công sức để cố gắng loại bỏ một đối thủ đang có rất nhiều cơ hội tiếp tục thắng cuộc bầu cử tổng thống năm nay cho đảng Dân Chủ, đó là bà Hillary Clinton. Mọi cố gắng loại bỏ của họ là do những động cơ chính trị mờ ám nên chẳng làm được gì bà Clinton. Bởi vì họ chẳng có chứng cớ gì để kết án theo luật pháp nên họ chỉ có thể tiếp tục kéo dài các cuộc điều tra có một không hai trong lịch sử Hoa Kỳ, làm tốn kém tiền công quỹ phá kỷ lục, mục đích là chỉ để hạ uy tín của một đối thủ mà họ đang sợ nhất, và họ đã đạt được ít nhiều cho mục đích này.
Trong chính trị và còn ở nhiều lĩnh vực khác, nếu phải trọng pháp mà không hạ được nhau thì người ta lại dùng những thủ đoạn mánh mung, gian trá khác, và thủ đoạn gian trá hợp pháp được dùng nhiều nhất trong chính trị là tạo ra những thuyết âm mưu (conspiracy theories). Ở hai kỳ bầu cử tổng thống trước, đảng Cộng Hòa đã tuyên truyền rằng Barack Obama không phải là công dân Mỹ vì được sinh đẻ ở Kenya, và là người Hồi Giáo, không phải người Thiên Chúa Giáo. Dĩ nhiên, những lý thuyết âm mưu như vậy đã lôi kéo được rất nhiều người tin theo, kể cả ông Donald Trump. Chính ông Trump, ứng cử viên của đảng Cộng Hòa, ngày nay lại còn khẳng định rằng TT Barack Obama là sáng lập viên của tổ chức khủng bố ISIS Hồi Giáo. Ô là là… Vậ̣y mà vẫn có vô số người cứ tin theo, cho dù Barack Obama đang còn là Tổng Thống và kiêm luôn Tổng Tư Lệnh Lực Lượng Quân Đội (Commander in Chief) của đại cường quốc Hoa Kỳ gần hết hai nhiệm kỳ.
Hai bài viết “Bà Hillary: Vẫn Rắc Rối?” và bài “Trump – Khan – Putin: Sự Thật” của tác giả Vũ Linh cũng chỉ là dựa hoàn toàn trên các lý thuyết âm mưu gian trá mà đảng Cộng Hòa đã tuyên truyền qua các cơ quan truyền thông của họ, như Fox News hoặc Breitbart News. Tất cả cũng chỉ là suy đoán, không có giá trị như là các bằng chứng, để kết án thiên hạ trước mặt các quan tòa. Đây chính là lý do họ chẳng làm gì được bà Clinton, ngoài những dèm pha để tiếp tục làm giảm uy tín của bà. Những bài viết khác như “Cần Sự Thật Trong Mùa Bầu Cử 2016 ở Hoa Kỳ” của Gs Trần Thủy Tiên, hoặc bài “Trung Cộng Đã Mua Đứt Vợ Chồng Bill Clinton từ Thập Niên 1990?” của tác giả Trương Minh Hòa thì cũng đều như vậy cả, nghĩa là không trưng ra được bất cứ một bằng chứng cụ thể nào để kết án. Còn ông Kim Âu thì lại vừa mới đưa tin vịt rằng: “Theo một tiết lộ y khoa chấn động mới được đưa ra, ứng viên tổng thống Đảng Dân Chủ Hillary Clinton bị chứng mất trí nhớ nghiêm trọng và có thể chỉ còn sống được 1 năm nữa.”
Chúng ta chỉ cần đơn giản tự đặt ra các câu hỏi như sau thì cũng đủ phản biện được những tin đồn thất thiệt do các tác giả đó đưa ra:
  • Tại sao đảng Cộng Hòa đang nắm hai quyền Lập Pháp và Tư Pháp mà lại chẳng làm gì được ông Barack Obama và bà Hillary Clinton?
  • Chẳng lẽ ông Barack Obama và bà Hillary Clinton đều là những ông bà thánh toàn năng có khả năng làm phép lạ để trốn tránh luật pháp một cách tài tình như vậy sao?
  • Nếu biết chắc chắn một năm nữa bạn sẽ chết vì những con bệnh kinh niên hiểm nghèo đang hành hạ bạn, chẳng lẽ bạn vẫn cứ cố gắng bỏ công sức đi vận động để được làm tổng thống cho vài ba tháng rồi sau đó nằm liệt giường chờ chết hay sao? Mà chắc gì bạn sẽ thắng kỳ bầu cử tổng thống này? Thông minh và tài giỏi như bà Hillary Clinton sao lại quyết định và hành xử một cách vô lý đến thế? Tiền tài, danh vọng thì bà Clinton đã có dư thừa. Có cần phải chịu thêm khổ để có thêm một chút danh vọng nữa rồi mới chết sao?
Ở đâu cũng vậy, nhất là ở một đất nước có tự do và dân chủ vào bậc nhất như ở Hoa Kỳ, luôn luôn có những kẻ chuyên làm nghề hoạt động chính trị ở hậu trường hay trong các hành lang (lobby politicians) để tạo ảnh hưởng trên các quyết định từ những kẻ đang cầm quyền; bởi vì các quyết định của họ có thể làm lợi cho nhóm này nhưng lại làm hại cho nhóm khác. Những kẻ hoạt động chính trị ở hậu trường này đều có thể đóng góp cho quỹ từ thiện mà người quản trị quỹ có thể là người có liên hệ trực tiếp với những kẻ đang cầm quyền. Một quỹ từ thiện có thể nhận sự đóng góp tài chánh của bất cứ ai, kể cả đóng góp từ các quốc gia ngoại quốc khác. Một ông hay bà Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao đều có thể liên hệ với bất cứ ai, có thể qua thủ tục của Bộ hoặc qua sự sắp xếp cá nhân. Những gì bà Hillary Clinton đã làm trong thời gian bà là Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao đều hoàn toàn hợp pháp liên quan đến quỹ Clinton Foundation. Điều quan trọng khi chúng ta kết án là hãy trưng ra những bằng chứng để chứng minh bà Clinton đã quyết định điều gì để có lợi cho ai như là một sự trao đổi cho quỹ từ thiện Clinton Foundation. Việc này thì chưa có ai làm được, ngoài những lời đồn dèm pha hay những lý thuyết âm mưu của đảng Cộng Hòa. Những gì bà Clinton đã làm thì các ông bà bộ trưởng khác của đảng Cộng Hòa cũng đã từng làm, có khác chăng là họ chưa có ra ứng cử tổng thống.
Riêng việc dùng điện thoại cá nhân để chuyển những tin tức ngoại giao thì bà cũng đã ngay thẳng công khai nhận mình có lỗi và hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, bà đã khẳng định những điện thư đó không có con dấu ghi rõ tối mật (top secret) hoặc mật (secret) nên bà đã không để ý. Đó là một tội lơ đãng không cố ý, chẳng đáng để phải bắt tội. Và đó cũng là quyết định của cơ quan điều tra FBI nên bà Bộ Trưởng bộ Tư Pháp cũng không có lý do gì để truy tố mà buộc tội. Hơn nữa, những điện thư đó chưa có triệu chứng gì làm hại tới nền an ninh quốc gia như đảng Cộng Hòa đã phóng đại. Theo Crimson Hexagon, một công ty làm công việc phân tích truyền thông cho tờ Newsweek, cho biết đã có đến 560,397 bài báo day dưa viết về chuyện điện thư của bà Hillary Clinton kể từ tháng 3 năm 2015 đến ngày mùng 1 tháng 9 năm 2016.
Chuyện các nhân viên của bà Hillary Clinton xóa đi 30,000 bức điện thư cá nhân thì có thấm thía gì so với 22 triệu bức điện thư mà các nhân viên của cựu TT George W. Bush thuộc đảng Cộng Hòa đã thú nhận cũng có xóa bỏ, kể từ năm 2003 tới năm 2009? Và nhất là cả triệu bức điện thư liên quan đến những bàn cãi liệu Iraq có vũ khí giết người hàng loạt hay không thì cũng bị xóa sạch, cho dù đã có lệnh của Quốc Hội đòi phải giao nộp. (Nguồn: The George W. Bush White House ‘Lost’ 22 Million Emails).
Có một sự kiện cũng cần được nêu ra rằng bà Hillary Clinton hiện có mức độ thanh liêm và trong sáng hơn ông Donald Trump rất nhiều, bởi vì bà đã công khai trưng ra những hồ sơ khai thuế của bà cho suốt 40 năm qua, trong khi ông Donald Trump thì cứ giấu như giấu “kít” những hồ sơ khai thuế của ông. Tại sao vậy? Có phải tại vì ông đang bị cơ quan thuế vụ điều tra rất nhiều về những vụ trốn thuế hoặc những tài khoản thu được nhờ liên hệ làm ăn phi pháp với Nga, một nước thù địch với Hoa Kỳ mà Trump lúc nào cũng không tiếc lời ca ngợi?
Charity Navigator, một tổ chức rất có uy tín chuyên làm những công việc điều tra về cách xài tiền của các cơ quan từ thiện có đăng ký liên bang, đã chấm điểm 4 ngôi sao cho quỹ từ thiện Clinton Foundation. Đây là số điểm cao nhất dựa trên kết quả của các cuộc điều tra liên quan đến các khai báo thuế khóa. Charity Navigator đã phải tự bỏ ra 2 triệu đô để chi phí cho các công việc chấm điểm này trong vòng 4 năm qua, và cho tới nay đã chấm điểm 8,351 cơ quan từ thiện; phần đông những cơ quan từ thiện này chỉ được điểm 3 ngôi sao. Quỹ Clinton Foundation chỉ trả phí tổn 12% cho công việc quản trị, một tỷ lệ rất nhỏ sánh với các quỹ từ thiện khác. Riêng quỹ từ thiện Trump’s Charities thì không đạt đủ tiêu chuẩn để được chấm điểm. (Nguồn: Charity watchdog gives perfect rating to Clinton Foundation, but ...)
Trần Tiên Long
Havelock, NC

0 nhận xét:

Đăng nhận xét