Trong bộ ảnh, cô bé mặc áo giao lĩnh đi chân đất, đúng
với cách người triều Lê thường mặc. Trong khi đó, theo Trúc Thanh, cũng
là giao lĩnh song người Trung Quốc thường đi giày, thậm chí bó chân.
Nhóm may áo giao lĩnh cũng may thêm một bộ quần áo nam bằng đũi, cổ
đứng, theo kiểu thời Nguyễn. Theo một thành viên của nhóm Đại Việt Cổ
Phong, cả hai trang phục này đều là trang phục thường ngày.
|
Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016
Khôi phục vẻ đẹp áo giao lĩnh
Cuối tháng 6, một nhóm bạn cùng là thành viên của nhóm Đại Việt Cổ
Phong đã hoàn tất những công đoạn chỉnh sửa ảnh cuối cùng sau những ngày
dài lựa chọn, kiếm tìm. Bộ ảnh áo giao lĩnh do chính nhóm thực hiện
được đưa lên mạng, đánh dấu thành công của dự án May áo giao lĩnh. Từ
lúc hình thành ý tưởng, lựa chọn chất liệu, nghiên cứu kiểu dáng, may
thử... cho tới lúc có bộ ảnh là ròng rã hơn một năm trời.
Trúc Thanh cho biết áo giao lĩnh là loại áo vạt chéo, buộc vạt bên
phải vốn phổ biến ở châu Á. Đây là loại áo cổ xưa và được trọng nhất
trong lễ tiết Á Đông. “Ở VN, hình ảnh áo giao lĩnh xưa nhất được tìm
thấy trên tượng A Di Đà thời Lý tại chùa Phật Tích. Vào thời Lê Trung
Hưng thế kỷ 17 và 18, tranh và tượng thể hiện các tầng lớp dân cư mặc áo
giao lĩnh còn lại khá nhiều. Nhóm Đại Việt Cổ Phong dựa trên đó để may
bộ trang phục này dành cho trẻ nhỏ, với chất liệu là vân (tơ tằm) dệt
bởi gia đình cố nghệ nhân Triệu Văn Mão”, Trúc Thanh chia sẻ.
Tìm sắc thái cổ
Đặng Hằng cho biết việc tìm kiếm chất liệu thậm chí mất công, tốn
thời gian nhất trong chuỗi công việc của dự án. Chính vì thế, khi đặt
may, nhóm đã xác định rằng không thể nhất nhất đòi hỏi chất liệu áo phải
chuẩn cổ. Mặc dù vậy, họ cũng nhất định phải tìm được chất vải nào mang
sắc thái cổ xưa, tức là tạo cảm giác gần sát với chất liệu truyền thống
nhất, và sẽ mang cho người mặc một vẻ đẹp cổ xưa, truyền thống. Cuối
cùng vải lụa do nghệ nhân Vạn Phúc, ông Triệu Văn Mão dệt đã được lựa
chọn. Giá vải cũng rất cao.
Theo Lục Bình, đầu tiên nhóm muốn chọn màu vải đen. Đây là màu vải
phổ biến trong các trang phục cũng như áo giao lĩnh. Sau này, khi tiếp
tục may các mẫu áo giao lĩnh khác, nhóm sẽ tiếp tục thay đổi và sử dụng
thêm nhiều màu vải khác nhau.
Việc thiết kế mẫu cũng không quá khó khăn trên cơ sở những tư liệu
ảnh đã có. “Chúng tôi cũng thỉnh thoảng liên lạc với nhà nghiên cứu Trần
Quang Đức (tác giả cuốn Ngàn năm áo mũ - NV) để trao đổi. Tuy nhiên, tư liệu ảnh cũng khá rõ nên việc vẽ mẫu không quá khó khăn”, Lục Bình chia sẻ.
Đặng Hằng cho biết dự án của nhóm may áo giao lĩnh cũng là mục tiêu
của nhóm Đại Việt Cổ Phong bấy lâu theo đuổi. Tất cả cùng muốn khôi
phục, tôn vinh các nét đẹp văn hóa truyền thống xưa của VN, không chỉ ở
trang phục mà còn là kiến trúc, đồ dùng, hoa văn, tục lệ... “Dự định
tiếp theo của nhóm là sẽ chỉnh sửa một số lỗi trong hai bộ trang phục
này, hoàn thiện chúng, sau đó hướng đến phục dựng y phục của tầng lớp
quan lại, quý tộc của thời Nguyễn và Lê”, Hằng nói.
“Chúng tôi học nhiều ngành nghề, như công nghiệp, ngoại thương,
thiết kế, bách khoa. Hầu hết là học sinh, sinh viên và may áo cổ chỉ vì
yêu thích. Kinh phí đều do các thành viên tự bỏ tiền túi”, Lục Bình chia
sẻ.
Họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức, người chuyên thiết kế phục trang và bối
cảnh phim lịch sử nhìn nhận: “Nhóm may áo đã nghiên cứu tư liệu nghiêm
túc. Việc may áo cũng rất đáng hoan nghênh”. Ông Đức cho rằng việc xuất
hiện những nhóm nghiên cứu, may cổ trang thế này cũng là một tiền đề tốt
cho hoạt động điện ảnh.
Trinh Nguyễn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét