Mặt cắt mô phỏng kết cấu thiết kế « Nhà cộng đồng đa năng thôn Suối Rè ». |
Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016
Về một mô hình nhà ở Cộng Đồng mới ở Việt Nam
14:33
Hoàng Phong Nhã
No comments
Để hiểu hơn về một thể loại kiến trúc: « mô hình nhà ở cộng đồng »;
chúng ta sẽ đi cụ thể vào hai công trình tiêu biểu mà tôi đã giới thiệu
qua ở số báo trước, là hai công trình được giới kiến trúc sư Việt Nam
hiện nay nói riêng và cộng đồng các kiến trúc sư thế giới nói chung đánh
giá cao trong định hướng phát triển một kiến trúc bền vững và thân
thiện môi trường. Đó là hai công trình nhà ở cộng đồng Suối Rè và Tả phìn được thiết kế bởi công ty kiến trúc 1+1>2.
Với tính đa
năng kết hợp sử dụng trong công trình, mong muốn mang đến một không gian
hoạt động chung nhằm cải thiện đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần
của người dân ở các tỉnh miền núi xa xôi.
Đó là một mục đích đẹp và đáng trân trọng của nhóm kiến trúc sư đầy tâm huyết.
« Nhà cộng đồng đa năng thôn Suối Rè »,
xã Cư Yên, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Công trình này là một bước
đi « mạo hiểm » của hai kiến trúc sư trẻ tuổi: Hoàng Thúc Hào và Nguyễn
Duy Thanh.
Bằng đam mê,
tìm tòi, cùng với quyết tâm dám nghĩ dám làm, hai anh đã đi tìm ý tưởng
kiến trúc trong những hình ảnh gần gũi như nhà sàn của người Mường, nhà
ba gian người Kinh để cùng với vật liệu dân dã ít tốn kém tạo nên một
công trình kiến trúc với một không gian linh động, đẹp và rất mới. Công
trình là một sự thử nghiệm: thử nghiệm trong sự đi tìm, tìm một giá trị
mới để phục vụ cuộc sống của con người nơi mà công trình đó được xây
lên; họ muốn có một công trình để cha mẹ có thể yên tâm gửi con cái khi
lên đồng từ sáng sớm đến tối mịt, để các em bé được học tập, vui đùa an
toàn khi bố mẹ lên nương. Cái nhân văn của công trình toát lên từ đó.
Và họ đã đi
tìm, tìm đến một không gian có thể « chạm » vào tình cảm của người dân:
Với kết cấu ngôi nhà sử dụng hoàn toàn các vật liệu địa phương, bằng
đất, bằng đá, rơm rạ để làm nên tường nhà, bằng các thanh tre, lá khô để
tạo nên mái nhà, và kêt hợp sử dụng công nghệ hiện đại để tái tạo năng
lượng mặt trời bằng pin năng lượng mặt trời.
Tất cả đó đã tạo thành một không gian rất gần gũi và nó đã « chạm » vào tâm của người dân thôn Suối Rè.
Cái « chạm » đó rất mơ hồ và cũng rất gần gũi như một bậc thầy kiến trúc sư Peter Zumthor đã từng viết : « Với tôi, kiến trúc thực sự chỉ khi nó có thể chạm được vào tôi »1.
Cái ý đó
cũng đã được một nhà phê bình, thực hành kiến trúc sư bậc thầy James
Stirling cách đây hơn nửa thế kỉ nhận định về một nên kiến trúc sau này:
« Không gian kiến trúc hướng đến một không gian để cho con
người thấy an toàn, thấy được một vẻ đẹp về kết cấu vững chắc đó là
công việc của kiến trúc sư, ngoài ra nó còn đòi hỏi phải làm cho con
người ở đó cảm nhận được từ trong trái tim họ vẻ thân thuộc, vẻ đẹp đó
là vẻ đẹp truyền thống nay được kiến trúc sư lồng vào một tổng thể chung
để tạo cho nó vừa hiện đại lại đậm đà bản sắc ». 2
Công trình tiếp theo « Nhà cộng đồng bản Tả Phìn » ở Sapa- Lào Cai. Cái Duyên đến sau thành công của nhà cộng đồng Suối Rè.
Ý tưởng của
bà Viviana, một người Bồ Đào Nha thú vị và quan tâm đến cuốc sống của
những người Dao Đỏ ở bản Tả Phìn, muốn có một không gian để những người
dân có thể quảng bá được nét văn hóa ở nơi đây. Anh Hoàng Thúc Hào được
tìm đến như đỉa chỉ vàng sau khi « mạo hiểm» đầu tiên được biết đến.
Và ở công
trình thứ hai này, kiến trúc cũng là một sự nhạy cảm rất tinh tế từ cái
đặc trưng của người Dao Đỏ: cái nóng với màu đỏ của chiếc mũ, pha lẫn
nét lạnh ở vùng núi Sapa.
Một hình ảnh
lạ nhưng lại rất gần gũi, nằm lọt thỏm trong một vùng mênh mộng đồi
núi. Nhưng nó vẫn ấn tượng từ xa cho đến khi đến gần như nhưng phụ nữ
trên đầu với chiếc mũ đỏ, từ xa đã biết họ là ai.
Công trình
sẽ là nơi để các cô gái người Dao Đỏ trưng bày các sản phẩm thủ công,
đan, lát, và là chỗ để họ có thể trao đổi, buốn bán, trò chuyện.
Ở đây họ có
thể học tập về cách thức trồng trọt các cây thổ cẩm, lá thuốc đặc trưng
của vùng, họ biết và hiểu được những giá trí bản thân chỉ có ở đây để
biết gìn giữ và phát triển. Và kiến trúc đó chính là kiến trúc cộng
đồng.
Ý tưởng thiết kế « Nhà cộng đồng bản Tả Phìn»
Hai công
trình đã đi vào hoạt động, và cũng đã gặp nhiều khó khăn trong việc tổ
chức, và phát triển bền vững lâu dài. Nhiều câu hỏi đặt ra như về sự phù
hợp, hay định hướng phát triển của nhà ở Cộng Đồng, cũng như khả năng
lan tỏa của nó vẫn đang còn được tranh luận. Nhưng thực sự việc cần xây
dựng thêm những ngôi nhà như vậy, những tác phẩm như vậy vẫn luôn là một
sự cần thiết và luôn mong chờ các tổ chức xã hội quan tâm. Bởi nền văn
hóa phong phú và đa dạng của 54 dân tộc anh em trải dài từ Bắc vào Nam
sẽ là một trong những đòn bẩy mạnh mẽ để tôn vinh giá trị văn hóa của
đất nước Việt Nam.
Ngô Kiến Nam
0 nhận xét:
Đăng nhận xét