Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2016

Khi Con Chiên Thích Nói Bậy Về Thuyết Nhà Phật:

Thuyết Luân Hồi

Lê Sỹ Minh Tùng



15-Aug-2016

LTS: Ông Nguyễn Hy Vọng thuộc về nhóm người cả đời đọc mãi một quyển thánh kinh mà chưa biết hết, lại thêm "khó hiểu". Thí dụ "Lucas: 14: 26 - Những kẻ nào theo ta mà không căm ghét cha mẹ, vợ con, anh, chị, em.....và ngay cả đời sống của hắn, thì không đáng làm môn đồ của ta”. "Mầu nhiệm cao siêu quá!" thôi thì ... để cho Chúa hiểu. Ông ta quay sang đạo khác chọc phá chơi, viết tầm bậy, nói tầm bạ, chê bai những triết lý mà ông ta chưa từng được dạy. Ông ta bất chấp những bài hồi đáp, mà các con chiên khác nghe phải tím mặt vì xấu hổ, nhưng ông ta thì không. Nhưng thôi, xin các bạn Phật tử chịu khó nhẫn nại hoán cải một con chiên. Công đức vô lượng: "Dù xây chín bậc phù đồ, không bằng... giảng pháp, cứu cho con cừu!".
Bài sau đây của Lê Sỹ Minh Tùng hồi đáp một bài thuộc loại "phá phách" của ông Nguyễn Hy Vọng về Thuyết Luân Hồi nhà Phật ở dưới cùng. Xin mời đọc
Khi nói về tôn giáo là một sự nhạy cảm, nhưng bài viết của tác giả Nguyễn Hy Vọng chứng tỏ ông ta không có một chút hiểu biết hay chẳng qua chỉ là một số vốn liếng quá nghèo nàn vay mượn về triết lý Phật Đà, hay chỉ là hiểu biết một chiều.
Để trả lời về 10 nhận định sai lầm của tác giả qua bài viết “10 sai lầm của thuyết luân hồi”.
1) Đấng Tạo Hóa: Thế nào là đấng tạo hóa? Có phải là người đã sáng lập ra thế giới này trên 10,000 năm nay chăng (dựa theo Thánh kinh)? Ngày nay từ em bé học lớp 1 cũng biết thế gian vũ trụ này cấu thành trên mấy tỷ năm rồi mà các ông vẫn còn tin vào huyền thoại ông Adam và bà Eva? Nếu ông Nguyễn (hết) Hy Vọng tin chắc rằng phải có đấng sáng tạo mà có thế gian vũ trụ, thì thử hỏi ông Hy Vọng rằng đấng sáng tạo của ông từ đâu mà ra? Nay ở chỗ nào trong vũ trụ?
Thuyết luân hồi là luận thuyết dựa vào thuyết Duyên Khởi nghĩa là cái này có thì cái kia có, cái này diệt thì cái kia cũng diệt cho nên thế gian vũ trụ này từ vô thỉ đến nay đều là do duyên khởi tác tạo. Thí dụ cho ông dễ hiểu, nếu không có cha mẹ ông du hí với nhau thì cho dù một một ngàn đấng tạo hóa mà ông lạy hàng ngày cũng không cách nào có ông được.
Nếu không tin ông cứ cầu nguyện đấng sáng tạo của ông thử xem bà vợ ông có sanh thêm con cho ông được không?
2) Ông viết: “Thuyết luân hồi cho rằng, những người có quyền hành lớn, địa vị cao, tiền của nhiều là những kẻ đã tu nhiều kiếp. Nếu điều đó đúng thì Tần Thủy Hoàng, Hitler, Lenin, Stalin, Mao, .... là những kẻ có điạ vị quyền hành nhất nước, tiền của nhiều thì họ phải đạo đức hơn người? Thực tế, sự gian ác và tham lam của họ thế giới nghe danh. Và phải chăng vì kiếp trước làm điều bất nhân bất nghiã mà kiếp này phải là tu sĩ Phật giáo? Vì kiếp tu sĩ Phật giáo không có sự bình an, rất cô đơn, buồn chán đến tuyệt vọng mà nhiều cao tăng, tu sĩ đã tự tử”.
Dựa theo lời giải thích đủ chứng tỏ ông chẳng biết tí gì về thuyết luân hồi hay giáo lý nhà Phật mà chỉ lo đi dạy đời. Không có kinh sách Phật giáo dạy như vậy cả. Những điều ông nêu ra là thuộc về thyết nhân quả báo ứng nghĩa là mình gieo nhân rồi phải gặp duyên thì mới thành quả. Thí dụ nhân là hạt gạo, duyên là nồi cơm điện, nước… rồi mới thành cơm được. Đây là điểm khác biệt giữa Phật giáo và các tôn giáo khác. Nếu một người trong quá khứ hay những kiếp quá khứ tạo nhiều thiện duyên thì đến kiếp này họ sẽ thọ lãnh những quả nghiệp tốt. Tuy nhiên nếu trong đời hiện tại họ gieo quá nhiều ác nghiệp thì chính họ sẽ thọ lãnh những hậu quả đó trong tương lai. Những tu sĩ không nhất thiết là Phật giáo hay thiên chúa giáo đều là phàm nhân cho nên họ có những cảm nhận về cuộc sống cũng như người thường vậy chẳng có gì khác biệt. Ông quên là hằng ngày trên báo chí có nêu biết bao tội ác của các vị chăn chiên thiên chúa giáo, thế thì ông giải thích thế nào? Họ cũng cầu nguyện đấng sáng tạo của ông thế mà tội ác họ vẫn tiếp tục gây cho người khác thì sao, đấng sáng tạo ở đâu không cứu giúp cho họ sớm thức tỉnh?
3) Nhìn qua lịch sử của nhân loại từ Ai Cập đến Hy Lạp rồi đến La Mã cho đến bây giờ, ông cứ nhìn lại thử xem đã có đến bao nhiêu đấng sáng tạo mà con người đã sáng tạo ra?Ngày nay đạo thiên chúa giáo có thượng đế, đạo hồi có Alla, Trung Hoa có Ngọc Hoàng….Vậy ông sáng tạo nào là ông thật? Có phải con người vì mù quáng, nhắm mắt tin theo ảo thuyết có đấng sáng tạo mà quay về giết hại đồng loại?
4) Ngày nay ông cứ nhìn vào tất cả những gì trong gia đình ông thì biết, cái gì cũng là “luân hồi” có nghĩa là recycle. Nhà ông ở một ngày nào đó sẽ trở thành cát bụi trở lại nghĩa là bất cứ vật thể gì trong thế gian này rồi cuối cùng cũng trở về với bản nguyên của nó. Đây chính là luân hồi đó ông ạ. Trước khi thiên chúa giáo vào Việt Nam, tổ tiên ông sanh con đẻ cháu trải qua biết bao nhiêu đời thì họ tin vào gì? Như thế ông gọi tổ tiện ông là gì? Nếu không có luân hồi thì làm gì ngày nay có Nguyễn Hy Vọng như ông!
5) Ngày xưa chính Đức Phật không bao giờ dạy những thứ đồng bóng, phù thủy như ông nói. Giáo lý Phật Đà rất đơn giản là :”không làm khổ mình và không làm khổ người” thế thôi. Không làm khổ mình nghĩa là mình đã có cuộc sống hạnh phúc, an lạc và không làm khổ người nghĩa là mình muốn mọi người cùng sống hạnh phúc như mình. Ông sống đời đạo đức nhân bản thì chính ông và gia đình ông đã sống trong thiên đường rồi mà không cầu về thiên đường nào nữa. Ngược lại, sống đời bất thiện mà cứ cầu nguyện để được vào thiên đường thì thiên đường này thật ra chỉ chứa toàn bọn tham ô, đạo tặc, có gì mà ao ước, mơ tưởng, cầu nguyện.
6) Phật giáo mà chính Đức Phật thuyết không dính dấp gì đến những tư tưởng của đạo Phật Trung Hoa. Họ biến chế theo khuynh hướng của họ, sai ý nghĩa của đạo Phật rất nhiều. Bằng chứng ngày nay những sản phẩm của Trung Hoa còn có ai quan tâm đến nữa đâu? Cái gì họ cũng làm giả được, ngay cả kinh Phật. Điều đó không có nghĩa là giáo lý Đức Phật dạy họ như vậy. Ông cứ nhìn vào hệ phái Tin Lành ở Hoa kỳ, có biết bao hệ phái, cùng thờ chúa, nhưng cách hành trì đâu có giống nhau. Ông hãy trả lời Chúa dạy người nào đúng, người nào sai? Ngay cả Thánh Kinh thì Orthodox dịch theo chiều hướng của họ, Catholic thì họ dịch theo ý tưởng khác. Ngay cả người Do Thái thì cho rằng Chúa Jesus lá đứa con hoang. Vậy tư tưởng nào đúng thưa ông?
7) Thế gian ngày nay có trên 6 tỷ người, thử hỏi có ông thượng đế nào mà quản lý từng giây từng phút tất cả những hành vi của trên 6 tỷ người ấy để luận công hay tội của họ mà cho họ vào thiên đường hay đọa vào địa ngục? Đây có phải là chuyện ảo tưởng hoang đường không thưa ông? Mỗi ngày ông nhận mấy trăm email là đã thấy nhức đầu, bây giờ mỗi ngày thượng đế nhận cả tỷ email khẩn cầu như vậy thì thượng đế cho ai, bỏ ai? Đạo Phật không chấp nhận bất cứ một linh hồn nào cả, mà chỉ có nghiệp lực là nguồn năng lực kết tập từ biết bao căn nghiệp của mỗi người do chính họ tự tạo tác trong đời này. Chính nghiệp lực này sẽ chuyển họ đi tái sinh vào trong một con người mới tương xứng với nghiệp quả của họ. Thí dụ có hai cây đèn cầy. Nếu chúng ta chuyền ngọn lửa từ cây đèn cầy đầu sang cây đèn cầy thứ hai thì cây đèn cầy thứ hai mới sáng. Cây đèn cầy thứ hai không phải là cây đèn cầy thứ nhất, nhưng nếu không có nguồn lửa từ cây đèn thứ nhất thì cây đèn cầy thứ hai không bao giờ sáng được. Mỗi cây đèn cầy có thể được xem như là mỗi cuộc sống và ánh lửa chính là nghiệp lực chuyển sang. Nghiệp lực chuyển thức tái sinh chớ không phải linh hồn từ người chết này sang người sống khác. Nếu tin là có linh hồn như đạo thiên chúa của ông, vậy khi vào nước thiên đường thì cái linh hồn nào xuất hiện, linh hồn ông mới 5 tuổi, 50 tuổi, hay 88 tuổi? Linh hồn còn khỏe mạnh hay linh hồn bịnh hoạn?
8) Mỗi loài chúng sinh trong thế gian có khả năng hiểu biết khác nhau chớ không có ai là “rô bô của Thượng đế cả”. Quan niệm tôi tớ chỉ có trong đạo thiên chúa của các ông. Các ông sống làm người mà chỉ muốn thành cừu non cho kẻ chăn chiên còn đạo Phật là đạo bình đẳng bởi vì ai cũng đều có máu đỏ và nước mắt cùng mặn cho nên mọi người đều có khả năng để trở thành bất cứ những gì họ mơ ước nếu họ thật sự cố gắng. Vì thế Đức Phật dạy rằng:”Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”. Ông thử tìm trong kinh thánh có câu nào nói rằng: “các ngươi là thượng đế trong tương lai không? Hay các ông chỉ là tôi tớ của thượng đế?”.
Đạo Phật dựa theo thuyết nhân quả cho nên ông làm bao nhiêu thì ông chỉ được hưởng bấy nhiêu mà không cần cầu nguyện, lạy lục ai hết. Nếu ông không tin, cứ dạy con ông, đến kỳ thi tới, ngày nào cũng cầu nguyện, lạy lục mà không chịu học hành thì đấng sáng tạo của ông có cho cháu đậu không?. Ngược lại nếu cháu siêng năng học hành thì không cần cầu nguyện mà cháu chắc chắn sẽ đậu cao, đây có phải là thuyết nhân quả (luân hồi) không thưa ông?
9) Đây mới là hoàn toàn khoa học. Vào thời Đức Phật còn tại thế, có người đến hỏi Đức Phật rằng:
-Bạch Thế Tôn, cái gì định đặt cho con người, sinh ra kẻ thì nghèo nàn khổ sở, người thì giàu sang sung sướng, kẻ thì sống lâu, người thì chết yễu, kẻ thì yếu đau, người thì khỏe mạnh, kẻ thì ngu tối, người thì thông minh?
Đức Phật trả lời rằng:
- Tất cả sự sai biệt giữa con người và con người là do Nghiệp mà họ đã tạo định đặt ra, nên có người cao kẻ thấp. Người không tạo nghiệp sát hại chúng sanh, thì được thọ mạng lâu dài. Người tạo nghiệp sát, đoản mạng sống của chúng sanh, nên thọ mạng yễu. Do nghiệp ác làm cho người đau khổ, nên thọ thân hay bệnh tật đau yếu. Và do tạo nghiệp lành như an ủi giúp đở người qua khỏi những tai nạn khốn khó nên được thọ thân khỏe mạnh vui tươi. Do đời trước biết tu làm lành, biết bố thí cúng dường, biết giúp đỡ người nghèo đói bịnh tật, nên đời nay được sinh thân trong cảnh giàu sang sung sướng. Người ở đời trước vì không biết bố thí cúng dường, không biết giúp đở người nghèo khó, lại còn tham lam rút rĩa của những người khác, nên đời nầy sanh thân trong cảnh nghèo đói thiếu thốn. Người đời trước do siêng năng học hỏi tìm hiểu chân lý, ưa thích giúp người học hỏi hiểu biết nên đời nầy được thông minh. Còn người ở đời trước do lười biếng học, không chịu tìm hiểu chân lý, cản ngăn sự học hỏi của người, nên đời nầy bị tối tăm mê mờ.
Nghèo khó là do không biết gieo nhân thiện lành để giúp người, cứu vật khi cần thiết, lại không tin sâu nhân quả, nên thường xuyên làm các việc xấu ác cho nên chẳng những không thọ hưởng quả giàu sang mà còn đối diện biết bao phiền não, khổ đau. Bây giờ cố gắng gieo trồng phước đức bằng cách làm lành tránh dữ, tích công bồi đức thì hậu vận sẽ không bị rơi vào hoàn cảnh cơ hàn, túng thiếu.
10) Ông (Ng Hy Vọng) viết rằng: Nếu hỏi “phật tử” 3 câu hỏi này, hắn sẽ ú ớ :
a- Tại sao có kiếp đầu tiên?
b- Kiếp đầu tiên là gì?
c- Và kiếp kế tiếp là gì?
Chánh kiến cho chúng ta thấy biết rõ ràng thế gian vũ trụ này là do nhân duyên kết tập trải qua trùng trùng duyên khởi từ vô thỉ đến vô chung chớ không phải do Thượng đế sáng tạo.
Khoa học ngày nay khám phá vũ trụ có được là do một vụ nổ lớn từ một vi tử (The Big Bang Theory) khoảng 13.7 tỷ năm về trước và từ đó những dãy Thiên Hà được tạo dựng. Trước năm 1913 vũ trụ đối với khoa học chỉ vỏn vẹn có dãy Ngân Hà (The Milky Way). Mãi sau khi Edwin Hubble đo được khoảng cách của dãy Thiên Hà Andromeda khoảng 900,000 năm ánh sáng thì vũ trụ mới được hiểu là do sự tạo thành của rất nhiều dãy Thiên Hà khác chớ không nhất thiết chỉ có dãy Ngân Hà mà thôi. Nhưng mãi đến năm 1965 tại phòng thí nghiệm của hãng điện thoại Bell, hai nhà khoa học Arno Penzias và Robert Dicke thuộc đại học Princeton vô tình khám phá những năng lượng rơi rớt lại trong không gian sau vụ nổ lớn 13.7 tỷ năm về trước và từ đó họ đưa ra thuyết “The Big Bang”.
Hiện nay vũ trụ vẫn còn nằm trong thời kỳ nới rộng cho đến khi tất cả những hành tinh nóng như mặt trời…đốt cháy hoàn toàn những nhiên liệu như Hydrogen, Helium…và lúc đó vũ trụ sẽ chìm vào bóng tối, băng giá. Sau đó vũ trụ sẽ thu trở lại thành vi tử như lúc ban đầu. Hiện tượng này gọi là The Big Crunch.
Thế thì thế gian vũ trụ sinh rồi diệt và diệt để rồi sinh trở lại, nhân này quả nọ vô cùng vô tận từ vô thỉ đến vô chung, vậy đâu là điểm khởi đầu và đến bao giờ là ngày cùng tận?
Ngày xưa, khi khoa học còn nằm trong thời kỳ phôi thai, tín ngưỡng phát triển rất mạnh. Thế nhưng, ngày nay khoa học tiến rất xa và con người có tầm nhìn khá chính xác về nhân sinh vũ trụ cho nên tín ngưỡng, ngay cả tín ngưỡng dân gian, càng ngày càng bị thu hẹp. Vì thế Đức Phật luôn nhắc nhở chúng sinh đừng tin vội, tin vàng (Believe nothing, no matter where you read it, or who said it, no matter if I have said it, unless it agrees with your own reason and your own common sense. Buddha.) mà hãy dùng trí tuệ để nhận xét một cách công minh thì chúng ta đang thực hành Chánh kiến. Phật giáo ngày nay pha trộn quá nhiều với tín ngưỡng dân gian làm cho Phật giáo mất đi định hướng. Tin tưởng sai lầm còn tác hại hơn là không tin tưởng gì hết. Hiện nay, người Tây phương thuộc về tín ngưỡng thần quyền (religious) ở Hoa kỳ, Âu châu hay ngay cả Úc châu đi nhà thờ càng ngày càng sa sút đặc biệt là giới trẻ. Họ muốn đi tìm một định hướng mới cho cuộc sống, ngay cả những người không tin vào Thượng đế (atheism and agnosticism) bắt đầu quay về tìm hiểu, học hỏi và thực tập giáo lý Phật Đà càng ngày càng nhiều. Họ cảm thấy thoải mái và hạnh phúc hơn khi thực tập Bát chánh đạo và các phương pháp thiền. Họ tự tin nhiều hơn về lối sống mới vì chính họ tự lèo lái con thuyền định mệnh của họ chớ không do ai khác.
Phật giáo là tôn giáo không có tín ngưỡng bởi vì Phật giáo không phải là một hệ thống tín ngưỡng và lễ bái và Phật giáo không chấp nhận sự hiện hữu của một hay nhiều Thần Linh có năng lực chi phối định mệnh con người và con người có phận sự vâng lệnh, phục vụ và tôn sùng. Do đó, trong Bát Chánh Đạo, không bao giờ có Chánh tín do đó niềm tin trong Phật giáo hoàn toàn khác hẳn với niềm tin của những tôn giáo hữu thần (nhất thần giáo hoặc đa thần giáo). Vì thế nhánh đầu tiên của Bát Chánh Đạo là Chánh kiến nghĩa là con người phải có cái thấy biết một cách sát thật, rõ ràng, vô tư. Khi đã thấy biết sát thật thì niềm tin bây giờ không còn cần thiết nữa. Ngược lại, không thấy biết sát thật, nghiêng hướng này hay hướng kia thì gọi là tà kiến. Do vậy, đạo Phật là đạo “đến để thấy biết, chớ không phải đến để tin” cho nên đức tin không phải là một điều quan trọng trong Phật giáo và người đệ tử Phật không cần đến đức tin mà chỉ cần tinh tấn. Phật Giáo không đòi hỏi nơi tín đồ một đức tin mù quáng. Do đó một niềm tin tưởng suông không thể có chỗ đứng. Thay vào đó là lòng tín nhiệm căn cứ trên sự hiểu biết. Chính Đức Phật đã khẳng định rằng : “Ta không là Thượng đế, cũng không phải là thần linh, mà chỉ là một con người, nhưng con người đã chiến thắng thế gian”. Đức Phật đã chiến thắng thế gian, nhưng Ngài không cần ngai vàng để ngự trị và cũng không cần thần dân để được tôn vinh. Ngài sống rất thảnh thơi với ba mảnh y và một bình bát, nhưng chiến thắng được tâm mình mới là chiến thắng vĩ đại nhất. Đức Phật chỉ là một đạo sư và giáo pháp của Ngài là ngọn đuốc tuệ giúp chúng sinh nương theo đó tìm ra con đường sáng, con đường giải thoát giác ngộ cho chính mình.
Để giải thích mối quan hệ giữa lòng tin và trí tuệ, Đức Phật dạy rằng: “Người có lòng tin mà không có trí tuệ thì thường làm tăng trưởng vô minh. Người có trí tuệ mà không có lòng tin thì thường làm tăng trưởng tà kiến”. Trí tuệ ở đây cần được hiểu là năng lực suy xét và phán đoán mọi sự việc cho nên nếu trí tuệ không có lòng tin vào Chánh pháp thì người tu tập dễ rơi vào tà kiến, tăng trưởng tự cao, tự đại, luôn cố chấp không thấy được chỗ sai lầm của mình. Ngược lại, người có lòng tin vào Chánh pháp mà thiếu đi trí tuệ để nhận hiểu và phân biệt đứng đắn thì dễ dàng lún sâu vào chỗ si mê, tăm tối, mê tín dị đoan.
Từ xưa đến nay, lý trí và đức tin luôn chống đối với nhau. Lý trí dùng lý luận và suy tư phát xuất từ kinh nghiệm và nhận xét, trong khi đức tin nằm trong phạm vi tình cảm, không thể suy luận, suy xét hay giảng giải được. Do đó những tôn giáo thần khải thì đức tin là Thượng đế cảm nhận bằng trái tim, không phải bằng lý trí. Tình thương phát xuất bằng trái tim thì dựa vào tình cảm nên rất thăng trầm vì thế nó có lúc đúng, có lúc sai, có lúc thương, có lúc ghét. Ngược lại lòng từ bi phát xuất từ trí tuệ sáng suốt thì dựa theo tinh thần khách quan bình đẳng, không thiên vị. Thêm nữa, đối với những tôn giáo thần khải thì thần thông, phép lạ là quan trọng. Ngược lại Đức Phật, đã chứng lục đại thần thông, coi đó là không đáng kể và không thích đáng bởi vì điều quan trọng nhất vẫn là bồi dưỡng trí tuệ để có giải thoát. Đối với đạo Phật, những người có phép lạ không nhất thiết là bậc giác ngộ hay các bậc Thánh cho nên theo Đức Phật, thần thông phép lạ cao siêu nhất và huyền diệu nhất phải là làm sao biến một người ngu si thành một người khôn ngoan, trí tuệ. Do đó hạnh phúc hay khổ đau là do nơi con người chớ không tùy thuộc vào một đấng quyền năng tuyệt đối nào.
Từ khi con người xuất hiện trên quả địa cầu trải qua biết bao nền văn minh cổ đại bắt đầu từ Ai Cập rồi đến Hy Lạp, La Mã cho đến ngày nay, ý nghĩa về Thượng đế rất thăng trầm, thay đổi từ nhất thần cho đến đa thần tùy theo mỗi thời đại. Nếu Thượng đế là đấng toàn năng thì tại sao Thượng đế lại để con người uốn nắn Ngài tùy theo ý muốn của con người? Từ đó, chúng ta dễ dàng kết luận rằng dọc theo dòng tiến hóa của nhân loại, con người đã sáng tạo ra Thượng đế chớ không phải Thượng đế đã sáng tạo ra con người.Bằng chứng là ông trời của Trung Hoa đâu có giống ông trời của người Do thái hay ông trời của người Ấn Độ cho nên ngày nay, mỗi tôn giáo tự tạo một Thượng đế riêng cho tôn giáo của mình, Thiên chúa giáo có God, Hồi giáo có Allah, Ấn Độ có Brahman, Trung Hoa thì có Ngọc Hoàng…từ đó mới có chiến tranh, hiềm khích và giết hại lẫn nhau để dành độc quyền ông Thượng đế không có thật đó. Vào thời Đức Phật còn tại thế, Bà la môn giáo tin rằng linh hồn được gọi là Atman (tiểu ngã) là do đấng toàn năng tạo ra và tất cả mọi sự sống trên quả địa cầu này đều có linh hồn. Linh hồn chuyển từ thân xác này qua thân xác khác, cứ thế cho đến khi có giải thoát thì tiểu ngã sẽ hòa đồng với đại ngã Brahman tức là Thượng đế hay là linh hồn của vũ trụ.
Đến khi đạo Phật ra đời, Đức Phật phủ nhận con người là do Thượng đế sinh ra và phủ nhận luôn cả ý nghĩa linh hồn (Soul) là do Thượng đế ban cho ta. Do đó, vào thời Đức Phật còn sinh tiền có sự ngăn cách rất rõ ràng giữa Phật giáo và đạo Bà la môn. Phật giáo chủ trương vô thần, diệt trừ bản ngã, tự giải thoát, bình đẳng và không có cúng tế nghi lễ rườm rà phức tạp. Đức Phật không chấp nhận khái niệm về một linh hồn bất tử hayngay cả một bản ngã thường tại. Ngược lại đạo Bà la môn tin rằng có tự ngã và khi chết thì tự ngã hòa nhập vào đại ngã để có giải thoát. Vì thế con người mới cầu xin vào đấng phạm thiên, tin tưởng vào thần linh nên cúng kiến cầu xin ban phước, tha tội.
Trong kinh Pháp Cú (145), Ðức Phật khẳng định rằng:
"Chỉ có ta làm điều tội lỗi, chỉ có ta làm cho ta ô nhiễm.
Chỉ có ta tránh điều tội lỗi, chỉ có ta gội rửa cho ta.
Trong sạch hay ô nhiễm là tự nơi ta.
Không ai có thể làm cho người khác trở nên trong sạch”.
Hy vọng ông Nguyễn Hy Vọng hài lòng về bài trả lời đơn sơ ở trên.
Nếu ông thích thú tôi có dẫn dịch theo đây bài nói về thuyết nhân quả luân hồi, có thể giúp ông học hỏi thêm về giáo lý Phật Đà trước khi đi đánh trống loạn xạ ở xứ người.
Lê Sỹ Minh Tùng



2016-08-14 16:18 GMT-04:00 Phaolo Thai <tphaolo@gmail.com>:
10 sai lầm của thuyết luân hồi
1- Chối bỏ Đấng Tạo Hóa là tội lớn nhất của loài thụ tạo: thiên thần bị thành quỷ, loài người phải đau khổ và phải chết. Có hằng tỷ bằng chứng buộc chúng ta phải tin có Đấng Tạo Hóa. Ở bài này tôi chỉ nêu vài bằng chứng, cũng đủ cho rất nhiều người thông minh:
Tiến sĩ Bill Hybels, dẫn giải: “Nếu một người tin rằng thế giới tự tiến hóa thành, không do Đấng Tạo Hóa nào sáng tạo thì người đó phải duy trì lập trường tin rằng sự hỗn loạn tạo ra trật tự, vô sinh tạo ra hữu sinh, vô cơ tạo ra hữu cơ, may rủi tạo ra trí thông minh, tình cờ tạo ra mục đích, phi nhân tính tạo ra các kiểu mẫu. Nói như thế chẳng khác nào thừa nhận một hậu qủa (phức tạp, sống động, thông minh, có nhân cách) lớn hơn nguyên nhân của chính nó (vô trật tự, không có sự sống, tình cờ, may rủi). Nói như thế chẳng khác nào thần thánh hóa tự nhiên tôn lên ngang hàng Đấng Tạo Hóa.
“Chúng ta hãy tưởng tượng đến tất cả các thiên hà, các ngôi sao, tất cả các hành tinh, cả thái dương hệ trong đó có quả đất chúng ta và tất cả vũ trụ. Rồi ta hãy vẽ một vòng tròn chung quanh tất cả mọi thứ nói trên, không để sót một vật nào dù là nhỏ nhất. Bây giờ mọi sự trong vũ trụ đều nằm trong cái vòng tròn nầy. Mọi vật trong vòng tròn nầy đều tùy thuộc vào một vật khác để hiện hữu và mọi vật bên trong vòng tròn nầy đang dần dần tàn phai, già cỗi, hư hoại, suy thoái. Đây là sự kiện không ai chối cải được. Bây giờ câu hỏi quan trọng là, "Ai đã làm cho vạn vật tùy thuộc lẫn nhau để sống còn?" Và câu hỏi thứ hai, "Ai đã làm cho vạn vật suy thoái dần?" Câu trả lời hợp lý nhất cho câu hỏi nầy phải nằm ở một trong hai chỗ mà thôi. Nguyên nhân đầu tiên của mọi vật phải nằm hoặc là bên trong hoặc là bên ngoài vòng tròn nói trên. Không có một lựa chọn nào khác. Vậy sự giải thích nào là hợp lý nhất? Nguyên nhân đó không thể nằm bên trong vòng tròn, nhưng chắc chắn phải nằm bên ngoài vòng tròn. Nếu có một ai đó nằm bên ngoài vòng tròn, thì theo định nghĩa Đấng ấy phải không tùy thuộc, không do ai dựng nên, tự hiện hữu và hoàn toàn độc lập. Nói một cách khác Đấng ấy phải là vĩnh cửu, vô hạn và toàn năng. Những đặc tính đó là định nghĩa về Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa Tối Thượng."
Bác học Duclaux: "Nếu sự sống đầu tiên xuất hiện trên mặt đât do tình cờ, nơi mà (vũ trụ này) mọi sự đều có luật, thì sự xuât hiện kia nó kỳ dị như hòn đá tự bò lên sườn núi."
Blaise Pascal (1623-1662), người Pháp, nhà toán học, triết gia, nỗi danh với định nghĩa vũ trụ: "Một quả cầu mà trung tâm điểm thì khắp nơi và vòng đai thì không biên giới."
Blaise Pascal cũng là tác giả của những danh ngôn mà tới nay, ai cũng thấy hữu lý: "Giả như Thượng Đế không có, ta chẳng mất gì cả, nếu đã tin vào Ngài. Nhưng nếu có Ngài, ta sẽ mất tất cả, nếu ta không tin"
và câu: "Con tim có lý lẽ riêng của nó mà lý lẽ thì không biết." Câu sau nầy, Ông muốn nói niềm tin khác với lý trí. Cũng nên nhắc lại Pascal đã là người phát minh máy tính cộng lúc mới 19 tuổi; máy nầy cũng là hình thức thuộc loại tiên khởi của computer sau nầy.
2- Thuyết luân hồi cho rằng, những người có quyền hành lớn, địa vị cao, tiền của nhiều là những kẻ đã tu nhiều kiếp. Nếu điều đó đúng thì Tần Thủy Hoàng, Hitler, Lenin, Stalin, Mao, Hồ chí Minh, Pôn Pôt.. là những kẻ có điạ vị quyền hành nhất nước, tiền của nhiều thì họ phải đạo đức hơn người? Thực tế, sự gian ác và tham lam của họ thế giới nge danh. Và phải chăng vì kiếp trước làm điều bất nhân bất nghiã mà kiếp này phải là tu sĩ Phật giáo? Vì kiếp tu sĩ Phật giáo không có sự bình an, rất cô đơn, buồn chán đến tuyệt vọng mà nhiều cao tăng, tu sĩ đã tự tử. -- “Ai chêt cho ai? Ai sống cho ai?” của Nguyễn Huệ Nhật --
3- Tin có thể tự cứu. Thực tế không phàm nhân nào đã tự quyết định khi vào đời, và không phàm nhân nào biết được gì ở cõi sẽ đến. Trong khi sống ở trần gian, mọi phàm nhân đều lệ thuộc vào Thiên Chuá, như không khí, nước uống, hoa trái để ăn, mặt trời sưởi ấm, quả đất nhân loại cư ngụ v.v.. đều do Thiên Chúa ban. Loài người không sáng tạo được một điều gì để có thể tự sinh tồn. Đó là chỉ nói về sự sinh tồn của thân xác. Điều quan trọng hơn là con người có linh hồn; linh hồn con người chỉ có thể sống bởi Lời Chúa, bởi Lòng Thương Xót và sự tha thứ của Thiên Chúa. Không muốn trở về, không muốn nhận sự tha thứ của Thiên Chúa thì không một ai thoat khỏi sự hư mất đời đời, vì mọi người đều có tội, tội do nguyên tổ truyền lại, cộng với tội riêng của mỗi người. Vì thế chủ trương tự cứu, không cần đến Thiên Chúa, là điên rồ.
4- Tin loài vật là hiện thân của kiếp người đã chết.
Loài vật hành động theo bản năng: cá lớn nuốt cá bé; cọp vồ nai; trâu bò ăn cỏ; ngựa kéo xe; chim làm tổ bằng rơm rạ... Từ khi có loài vật cho đến tận thế thì chúng vẫn thế. Thuyết luân hồi tin loài vật có thể tu thành người là chuyện chỉ có trong tiểu thuyết, hoặc trong đầu óc của những kẻ bị quyền lực của tà thần làm cho tối tăm không còn nhìn thấy đâu là sự thật.
5- Tin loài người đã chết được trở lại làm người.
Nhân dân Tâytạng và nhiều người theo Phật tin Đalai Lama là Phật sống. Nếu Đalai Lama là Phật sống thì phải chấp nhận là trí khôn của Phật sống đã không thắng được tay sai của sự dữ là Mao và đảng Cộng sản Tàu. Mỗi khi gặp khó khăn Đalai Lama xin ý kiến của phù thuỷ, đồng bóng... Một số người đã bỏ ngề phù thuỷ, đồng bóng, và được ơn trở về với Thiên Chúa cho biết, phù thuỷ, đồng bóng... là trò chơi của quỷ; làm bạn với quỷ là nhận quỷ làm sư phụ. Nhiều chùa ở Việtnam, Cambốt... vẽ bùa, làm bùa; một số nhà sư Tâytạng kiêm cả ngề phù thuỷ, đồng bóng...
6- Trong tác phẩm của một nhà sư Phật giáo cho biết, có vị sư đang ngồi thiền đã dùng cái dùi gõ mõ đập vào đầu người đệ tử vỡ sọ chêt ngay. Có vị sư đang ngồi thiền thì thấy một con trâu săp hiếp dâm một phụ nữ, ông vội vã đến hiếp dâm người phụ nữ “để giúp nàng” không có đứa con là “trâu”. Nhiều người ngồi thiền thấy Gandi, Kennedy, Khổng tử, Chú Cuội, Hằng Nga, Phật nọ, Phật kia... và nghĩ đó là kiếp trước của họ, hoặc họ đã thành Phật. Họ chỉ thấy “kiếp trước” hoặc “đã thành Phật” trong cơn mê. Đại đức Huệ Nhật và các bạn của ông trong lúc ngồi thiền cũng thấy ảo giác tương tự. Nhưng khi tỉnh lại, họ không còn thấy kiếp trước, cũng không còn thấy là Phật, mà chỉ thấy những gì ở trước mắt, với một tâm hồn vẫn còn tham, sân, si... Tương tự Tất Đạt Đa khi ngồi thiền dưới gốc cây cũng thấy “vô số kiêp trước” và thấy “đã thành Phật” !
7- Có phàm nhân nào biết được gì trước khi sinh ra? Có phàm nhân nào chọn thời gian, nơi chốn, cha mẹ, phái tính khi vào đời? Có phàm nhân nào biêt được ngày giờ, nơi chốn, và bằng cách nào khi phải vĩnh biệt trần gian? Có phàm nhân nào biết được gì ở cõi sẽ đến khi chưa lià đời? Thuyết luân hồi chỉ có thể hình thành trong giấc mơ, trong trí tưởng tượng, trong sự suy đoán, và do quỷ Satan mớm ý, để lừa gạt nhiều người đi đến hỏa ngục với nó.
8- Một em bé bình thường, độ ba năm đến trường học, em có thể tự chép lại bài viết này. Loài khỉ dù bạn có mất thời gian đến tận thế để dạy chúng, thì loài khỉ cũng không thể tự chép lại một chữ của bài viết này. Loài vật chỉ là “rôbô” của Thượngđế. Loài vật không có linh hồn, nên chúng không có trí khôn, vì trí khôn là tài năng của linh hồn; vì thế, loài vật không tiến bộ và không chịu trách nhiệm về hành động của chúng. Không một người bình thường nào bảo hành vi của một người điên hay một người đã mất trí, là đạo đức hay độc ác.
9- Người tin thuyết luân hồi lý luận: “Tại sao có người sinh ra là hoàng tử, công chúa; còn có kẻ sinh ra là con của người ăn mày? Không phải do hậu quả của kiếp trước hay sao?”
Đó là lý luận của người mù sờ voi. Ai có thể bắt Thiên Chúa phải suy nghĩ như loài người? Thiên Chúa không có quyền tạo dựng đời người theo một đường thẳng, nghiã là con người được sinh ra ở quả đất và khi vĩnh biệt quả đất, thì hoặc về thiên đàng hưởng hạnh phúc vĩnh cửu, hoặc phải vào hỏa ngục chịu đau khổ đời đời sao?
Thiên Chúa đã tạo dựng hằng triệu loài cá, triệu loài cây, triệu loài hoa khac nhau... Ngài không có quyền tạo dựng con người khác nhau sao? Giả dụ thế giới này chỉ có một loài cây, chỉ có một loài hoa thì thế giới này buồn chán, kém đẹp biêt bao. Giả dụ ai cũng là bác sĩ thì thế giới này ngưng trệ, vô lý và vô nghiã, vì ai làm ruộng để chúng ta có lúa gạo? Ai lưới cá, chăn nuôi để chúng ta có cá, thịt? Ai dệt, ai may để chúng ta có cái mặc? Ai nhạc sĩ, họa sĩ, viết văn, làm thơ để chúng ta thấy cái đẹp của thiên nhiên, của tâm hồn? Ai tu sĩ, tín đồ để chúng ta thấy cái đẹp của tôn giáo? Ai hốt rác, quét đường để chúng ta có thành phố sạch sẽ? Ai bác học để chúng ta biết đến sự vĩ đại của vũ trụ, sự khôn ngoan tuyệt vời của Thiên Chúa?...
Thiên Chúa không nhìn con người qua danh vọng, chức quyền, sự giầu sang, dáng vẻ bề ngoài để định giá trị. Thiên Chúa nhìn tâm hồn con người. Một người ăn mày có thể có giá trị hơn một ông vua, một tổng thống dưới mắt của Ngài. Ngược lại, thuyết luân hồi đánh giá con người qua danh vọng, chức quyền, sự giầu sang, dáng vẻ bề ngoài, và chính điều này bộc lộ sai lầm trầm trọng của thuyêt luân hồi. Việtnam có câu “Tấm lòng vàng trong manh áo rách”, “Chiếc áo không làm nên thầy tu”, “Cái nết hơn cái đẹp”, “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”... Giá trị thật của con người là ở linh hồn, không phải những gì chúng ta nhìn thấy bên ngoài. Qua dẫn chứng đó, những ai tin vào thuyết luân hồi, là tin con voi đúng thật như lời của người mù sờ voi kể lại !!
Thiên Chúa: “Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi. Đường lối của Ta không phải là đường lối của các ngươi. Trời cao hơn đất thế nào, thì tư tưởng và đường lối của Ta cũng cao hơn tư tưởng và đường lối của các ngươi như thế.”
10- Nếu hỏi “phật tử” 3 câu hỏi này, hắn sẽ ú ớ :

a- Tại sao có kiếp đầu tiên?
b- Kiếp đầu tiên là gì?
c- Và kiếp kế tiếp là gì?
Tin vào thuyết luân hồi là người sống trong ảo tưởng, trong tăm tối, vì họ không biết cuộc đời của họ bắt đầu từ đâu và dẫn đến đâu?!!
Kết
Thiên Chúa đã sáng tạo vũ trụ, mọi luật thiên nhiên, mọi loài, mọi vật hữu hình và vô hình từ hư vô; nhưng Ngài không thiết lập luật luân hồi; vì thế, không thể có luật luân hồi trong thực tế.
Những ai tin vào thuyết luân hồi là đã sa vào cạm bẫy của quỷ Satan.

Nguyễn Hy Vọng

0 nhận xét:

Đăng nhận xét