Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

CÔNG GIÁO CHÍNH SỬ :MARY VÀ NHỮNG VỤ “HIỆN THÂN”

CHƯƠNG VII
MARY VÀ NHỮNG VỤ “HIỆN THÂN”

Lời Nói Đầu
Người được gọi là Đức Mẹ Mary của Công Giáo, trong lịch sử Công Giáo, đã hiện thân ra rất nhiều nơi, tùy theo sự dàn dựng của Giáo hội Công Giáo Mẹ ở Vatican, thí dụ như ở Fatima, hay của các giáo hội Công Giáo địa phương, thí dụ như La Vang, Lộ Đức, Guadalupe v..v.., hoặc tùy theo sự tưởng tượng của con người, thí dụ như hình vết nước rỉ trên bức tường dưới gầm cầu ở Chicago, vết loang lổ trên một vựa chứa thóc, trên một chiếc bánh “Pancake” mà một thực khách đang ăn trong một tiệm ăn, và hàng trăm nơi khác trên thế giới. Có một câu hỏi là, Mary hiện ra để làm gì, có ích gì cho nhân loại, và đã thực hiện được những gì cụ thể những điều mà người ta cho là bà ta nói, và không nói, ở những nơi hiện ra? Câu hỏi như trên thường không được mấy người, kể cả giáo hội Công Giáo bàn đến. Giáo hội chỉ quan tâm đến sự kiện là, mỗi lần hiện ra ở những nơi như vậy lại có nhiều tín đồ đổ xô đến chiêm bái, cầu nguyện, mà không bao giờ quan tâm đến chuyện Mary hiện ra để làm gì? Người ngoại đạo và cũng không thiếu gì những người có đầu óc trong đạo thường cảm thấy sửng sốt và ngỡ ngàng khó hiểu trước những hoạt cảnh như vậy trong thời đại nguyên tử ngày nay.
Phân tích những vụ hiện ra, các học giả ngày nay đã cho rằng các trường hợp hiện ra của Mary không nằm ngoài chuyện làm công cụ cho giáo hội Công Giáo trong những mục đích chính trị hoặc nuôi dưỡng, đẩy mạnh thêm sự mê tín, sùng tín của các tín đồ, và lẽ dĩ nhiên, không thể tách rời mục đích kinh tế. Để chứng minh điều trên, trong loạt bài này, tôi sẽ viết về hai nơi hiện ra của Mary nổi tiếng nhất trên hoàn cầu là Lộ-Đức [Lourdes] ở Pháp vào năm 1858, và Fatima ở Bồ Đào Nha vào năm 1917, do Giáo hội dựng lên. Nhưng vì là người Việt Nam nên tôi không thể bỏ qua một nơi khác, không nổi tiếng như hai địa danh trên, nhưng người Công giáo Việt Nam đã coi như là một linh địa, linh địa La Vang ở gần Quảng Trị, một linh địa rất ít được thế giới biết đến và không có mấy ai đến hành hương ngoại trừ những tín đồ Công Giáo bản địa, và chỉ bắt đầu từ thời Phán Quan Tây Ban Nha Ngô Đình Diệm, ông Tổng Thống có tham vọng Công Giáo hóa miền Nam, đưa cả khối dân 93% Việt Nam không Công Giáo vào vòng mê tín dị đoan, nô lệ Vatican. Ngày nay, La Vang dược dùng làm nơi biểu dương lực lượng Công Giáo, một thách đố chính trị nấp sau chiêu bài tôn giáo đối với chính quyền, và rất có thể dùng làm bàn đạp để tiến tới những thách đố chính trị khác. Để có thể nhận rõ giá trị của các vụ hiện ra của bà Mary, tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta phải biết rõ vài sự thật về nhân vật Mary là ai. Cho nên, trong phần sau đây, tôi sẽ viết về bà Mary trước.
 
Sự Thật Về Mary Là Ai?
Trước hết, phần nghiên cứu về Mary này không có mục đích phá đổ sự sùng tín Mary của các tín đồ Ki Tô Giáo, mà chỉ có mục đích giáo dục, mở mang kiến thức, qua sự tìm hiểu về nhân vật Mary trong Ki Tô Giáo thực sự là như thế nào, qua chính Kinh Thánh của Ki Tô Giáo và các tác phẩm nghiên cứu của chính những người trong Ki-Tô Giáo, từ các bậc lãnh đạo tôn giáo cho đến các nhà thần học, học giả, giáo sư đại học, chuyên gia về tôn giáo trong các truyền thống Ki Tô Giáo. Vì như Friedrich Nietzche đã viết: “Những gì mà quần chúng được dạy để mà tin không cần đến lý lẽ, vậy thì ai là người có thể bác bỏ niềm tin đó bằng những lý lẽ.” (What the populace learned to believe without reasons, who could refute it then by neans of reasons?) Hơn nữa, tôi hiểu rõ rằng, theo H. L. Mencken thì “Đức Tin là một kiểu tin phi lô-gíc vào sự xảy ra của những gì không chắc có thực” (Faith is an illogical belief in the occurence of the improbable), và theo tự điển thì “Đức tin là sự tin chắc vào một cái gì đó mà không chứng minh được cái đó có thực” (Faith is the firm belief in something for which there is no proof). Đức tin trong Ki Tô Giáo là như vậy, do đó sự sùng tín Mary dựa trên những sự kiện lịch sử hay trên những huyền thoại, truyền thuyết, không phải là vấn đề đối với những người tin. Cái mà họ chọn để mà tin, hay đã được cấy vào đầu từ nhỏ để mà tin, thì không cần thiết phải dựa trên những bằng chứng lịch sử, bằng chứng khoa học. Không có một công thức nào, một lý luận trí thức nào, hay một bằng chứng khoa học nào có thể mang ra để xác định hay thử nghiệm một đức tin. Cũng vì vậy mà Giáo Hoàng John Paul II đã viết trong cuốn “Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng” : “Chúng ta chỉ có thể hoặc tin, hoặc không tin.” Và con chiên của ông ta, Giáo sư Đỗ Mạnh Tri, trong cuốn Ngón Tay Và Mặt Trăng cũng khẳng định: “Tin là một cách sống chết, không liên quan gì đến cái biết, cái hiểu.”
Nhưng do sự tiến hóa của nhân loại, con người không thể tự cho phép sống mãi trong bóng tối của sự vô minh. Do đó, nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích các vấn đề rành rọt, nhìn sự việc như chúng đúng là như vậy, là nỗ lực của giới trí thức Tây Phương trong mấy trăm năm nay. Cũng vì vậy, trong vòng mấy trăm năm nay, các trí thức Tây phương đã thoát ra khỏi gọng kìm của Ki Tô Giáo nói chung, Công Giáo nói riêng. Họ đã gỡ bỏ được những ngón tay bóp chặt yết hầu họ, đã vứt bỏ được cái vòng kim cô đã xiết chặt đầu óc họ, và cuốn Kinh Thánh của Ki Tô Giáo mà trước đây đã được áp đặt trên đầu óc của tuyệt đại đa số tín đồ Ki Tô Giáo trên khắp thế giới, với sự độc quyền diễn giải Kinh Thánh và thêm thắt ngoài Kinh Thánh của các giáo hội Ki Tô Giáo, do đó họ chỉ có quyền nghe chứ không có quyền đặt nghi vấn, nay đã được mang ra nghiên cứu, mổ sẻ, phân tích chi tiết hơn bất cứ cuốn sách nào khác.
Theo đường hướng mở mang kiến thức này, vì Mary là mẹ của Giê-su trong Tân Ước, cho nên nguồn tài liệu đầu tiên mà chúng ta phải tìm đến chính là cuốn Tân Ước. Nhưng trong cuốn Tân Uớc, Mary được nhắc đến rất ít, và không có chỗ nào nói bà là “Mẹ Thiên Chúa” (Mother of God), là “Nữ Vương Hòa Bình” (Queen of Peace), “Thiên Nữ Vương” (Queen of Heaven), “Thụ Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội” (Immaculate Conception) [Xin đứng nhầm là thụ thai Giê-su], “Còn trinh vĩnh viễn” (Perpetual Virginity), “Đồng Công Cứu chuộc” (Coredemptrix) v..v... Tất cả những danh hiệu này là do Giáo Hội Công Giáo cưỡng đặt ra về sau và bắt các tín đồ phải tin, không tin thì không được lên thiên đường, lẽ dĩ nhiên phải qua ngả Vatican, vì Vatican nắm trong tay những chìa khóa mở cửa thiên đường. Trong Thánh Đường Phê-rô ở Vatican có bức tượng Phê-rô tay cầm chiếc chìa khóa mở của thiên đường, và các giáo hoàng đều là những người thừa kế Phê-rô.
Trong Tân Ước, ngoài huyền thoại về sự sinh ra của Giê-su, bà Mary chỉ xuất hiện có vài lần: cùng với chồng là Joseph đi kiếm ông con Giê-su 12 tuổi tưởng là bị lạc nhưng thực ra là trốn cha mẹ ở lại trong một giáo đường (Luke 2: 41-49); trong một bữa tiệc cưới có Giê-su dự và tại đây Giê-su đã trổ tài làm phép lạ biến nước thành rượu (John 2: 1-5); cùng với các con khác [4 con trai và ít nhất là 2 con gái] đến thăm Giê-su khi Giê-su đang giảng đạo nhưng Giê-su không tiếp và còn lên tiếng hỏi: “Ai là mẹ ta? Ai là các em ta”” (Matthew 12: 48); có mặt khi Giê-su bị đóng đinh chết trên thập giá (John 19:25-26); và cầu nguyện cùng những người theo Giê-su sau khi Giê-su thăng thiên (Acts 1:14). Và tất cả chỉ có vậy. Vì tất cả chỉ có vậy trong Tân ước, nên tất cả những gì Giáo hội Công Giáo nói về Mary và bắt các tín đồ Công Giáo phải tin chỉ là những sản phẩm thần học của Công Giáo để đưa tin đồ vào những niềm tin không cần biết không cần hiểu. Nền thần học về Mary (Mariology) của Công Giáo chỉ có mục đích dựng Mary lên thành một hình tượng để cho tín đồ sùng bái (Mariolatry) và từ đó khai thác sự mê tín của tín đồ để thu về những nguồn lợi vật chất khổng lồ về thương mại và kinh tế.
Tất cả những danh hiệu mà Giáo hội Công Giáo đưa ra về Mary qua nền thần học Công Giáo đều dẫn xuất từ huyền thoại Giêsu sinh ra từ “Mary đồng trinh” và rồi sau đó nâng Giê-su từ một người thường thành đấng Ki-Tô cứu chuộc, cho nên, trước hết chúng ta hãy đọc trong Tân Ước về huyền thoại Giê-su sinh ra đời. Trong Tân Ước chỉ có hai Phúc Âm Matthew và Luke là nói về chuyện này, hai Phúc Âm này viết sau khi Giê-su chết từ 50 tới 70 năm. Ngày nay, người ta đã kiếm được một số tài liệu nói về Giê-su còn sót lại, không bị thiêu hủy bởi Công Giáo, vì trong những tài liệu này có những chứng tích không phù hợp với nền thần học của Công giáo. Thí dụ như tài liệu mang tên Sepher Toldoth Jeshu, viết vào khoảng cuối thế kỷ đầu, mà cuối thế kỷ 19 mới được dịch ra tiếng Anh là The Jewish Life of Jesus, có nghĩa là Cuộc Đời Do Thái Của Giê-su.
Muốn tìm hiểu về Mary, chúng ta không thể tách rời Mary ra khỏi vai trò của Giê-su trong Ki Tô Giáo, và không đâu rõ bằng chuyện Mary sinh ra Giê-su. Phúc Âm Matthew (Mã-Thi-Ơ) kể như sau, Matthew 1: 18-24, xin đặc biệt chú ý những đoạn chữ đậm:
Sự sinh ra của Giê-su Ki Tô như sau: Sau khi mẹ Giê-su là Mary đính hôn với Joseph, trước khi họ giao hợp cùng nhau, người ta thấy bà có mang với Thánh Linh.
Chồng nàng, Joseph, là người tốt bụng, và không muốn nàng bị nhục trước công chúng, định kín đáo từ hôn.
Nhưng khi ông còn đang suy nghĩ về quyết định này, bỗng nhiên, một thiên sứ hiện ra trong một giấc mộng, nói rằng, “Joseph, con dòng David, đừng có sợ, cứ lấy Mary làm vợ, vì cái thai nàng mang trong bụng là của Thánh Linh. Rồi nàng sẽ sinh ra một đứa con trai, ngươi hãy đặt tên cho nó là Giê-su, vì nó sẽ cứu dân của nó khỏi tội lỗi.
Việc xảy ra đúng như lời Thiên Chúa [của Ki Tô Giáo] tiên đoán qua nhà tiên tri:
“Này, một trinh nữ sẽ mang thai, sinh hạ một con trai, và họ (they? Ai?) sẽ đặt tên cho hắn là Immanuel”, có nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng ta”.
Joseph tỉnh giậy, theo lệnh của thiên sứ, cưới Mary làm vợ, nhưng không giao hợp cùng vợ cho đến khi Mary sinh đứa con đầu lòng, đặt tên là Giê su.

Chúng ta hãy phân tích đoạn trên trong Tân Ước. Phân tích Kinh Thánh với đầu óc tỉnh táo, không mê mẩn, và với một chút lô-gíc, là một nghệ thuật. Thật vậy, chỉ bằng vào một đoạn ngắn như trên, chúng ta có thể khám phá ra nhiều điều kỳ thú để mà thưởng thức, nếu chúng ta có khả năng đọc giữa những giòng chữ để có thể thưởng thức những chuyện cấm đọc, cấm hiểu trong Công Giáo.
Thứ nhất, chuyện Joseph tốt bụng, không muốn làm lớn trước công chúng chuyện bụng Maria càng ngày càng to, và định kín đáo từ hôn không thể thực hiện được trong thời đó, theo luật của Do Thái. Randel Helms viết trong cuốn Những Chuyện Giả tưởng Trong Phúc Âm (Gospel Fictions), trang 48: “Có lẽ Matthew không biết là theo luật Do Thái, điều này (kín đáo từ hôn) không thể nào thực hiện được; việc từ hôn phải hợp pháp và công khai” (Matthew was perhaps unaware that this (the marriage contract set aside quietly) was not possible under Jewish law; the process had to be legal and public.) Câu Joseph là người tốt bụng, không muốn nàng bị nhục trước công chúng ... cũng chứng tỏ là Joseph biết rõ là cái thai trong bụng Mary không phải là của mình.
Nghiên cứu cổ sử Do Thái, các học giả đã khám phá ra rằng, ngay từ đầu thế kỷ 2, nhiều tác giả Do Thái đã cho rằng khuôn mặt thần thánh của Giê-su thật ra chỉ là một đứa con hoang. Họ dựa vào chính Tân Ước vì Tân Ước viết rằng Joseph là chồng của Mary nhưng lại không phải là cha của Giê-su. Và ngay trong thời đại này, có nhiều học giả nghiên cứu Tân Ước cũng nghĩ như vậy.
Thí dụ, Jane Schaberg trong cuốn The Illegitimacy of Jesus, xuất bản năm 1987, còn cho rằng “rất có thể Mary bị hiếp, và Matthew đã dựng lên một khung thần học tinh vi để biến đổi thực tế ô nhục trên thành một huyền thoại mà ông ta có thể xây dựng một truyền thống trên đó.” (Jane Schaberg, in her 1987 book The Illegitimacy of Jesus, argues that Mary was most likely raped, and that Matthew constructed an elaborate theological architecture to try to transform that nasty reality into a myth he could build a tradition).
Trong tuần báo Time, tờ báo có uy tín và phát hành vào bậc nhất trên thế giới, số ngày 6 tháng 12, 1999, có bài viết của Reynolds Price, một học giả chuyên gia về Thánh Kinh (biblical scholar), về Giê-su ở Nazareth: Xưa và Nay (Jesus of Nazareth: Then and Now). Tác giả viện dẫn Phúc Âm James và viết như sau:
Chuyện người ta cho rằng Giê-su là đứa con hoang có lẽ uẩn hàm trong câu hỏi của dân làng trong Mark 6, “Đây có phải là con bà Mary không?” Bị gọi là con của người mẹ, thay vì con của người cha, thường hàm ý đó là đứa con hoang, hay ít nhất là một dấu chỉ không biết cha là ai, bất kể người cha này là thần thánh hay là người thường. Nhiều người chống đối thuyết đồng trinh thời đó cũng cho rằng Mary có mang Giê-su với một người lính La Mã tên là Panthera. Chuyện sinh ra đời của Giê-su thật là mù mờ bởi những nghi vấn về người cha là ai.
(Reynolds Price, Time, Dec. 6, 1999: The suggestion that Jesus' childhood may have been dogged by the accusation of bastardy is perhaps implicit in his townspeople's question in Mark 6, "Isn't this Mary's son?" To be called one's mother son, as opposed to one's father's, was often an implication of bastardy, or at least a sign that one's paternity was unknown, whether divine or not. Early opponents likewise suggested that Mary had conceived Jesus with a Roman soldier, Panthera. His childhood may well be clouded by questions about his paternity.)

Và Giám Mục Spong, trong cuốn Sinh Ra Từ Một Người Đàn Bà: Một Giám Mục Nghĩ Lại Chuyện Giê-su Sinh Ra Đời (Born of a Woman: A Bishop Rethinks The Birth of Jesus, 1992) đã đưa ra nhận xét, trang 41:
Ông ta (Giê-su) không là ai cả, một đứa trẻ ở Nazareth, chẳng có gì tốt đẹp có thể rút tỉa ra từ sự sinh ra đời này. Chẳng có ai biết cha ông ta là ai. Rất có thể ông ta là một đứa con hoang. Rải rác trong miền đất truyền thống Ki Tô lúc đầu (4 Phúc Âm), có những chi tiết chứng tỏ như vậy, giống như những trái mìn chưa kiếm ra và chưa nổ .
(John Shelby Spong, Born of a Woman: A Bishop Rethinks the Birth of Jesus, p. 41: He was a nobody, a child of Nazareth out of which nothing good was thought to come. No one seemmed to know his father. He might well have been illegitimate. Hints of that are scattered like undetected and unexploded nuggets of dynamite in the landscape of the early Christian tradition.)
Như vậy, xưa cũng như nay, ngoài các tín đồ Công Giáo, không có mấy ai tin Thánh Linh là tác giả cái thai trong bụng Mary. Tôi xin nhắc lại là phần phân tích khảo cứu này có mục đích giáo dục, mở mang kiến thức, chứ không phải là để phỉ báng bà Mary, đối tượng sùng tín của các tín đồ Ki-Tô Giáo. Và những kết quả nghiên cứu phân tích đều là của các tác giả Tây phương trong các xã hội Ki Tô Giáo và trong chính Ki Tô Giáo chứ không phải là của tôi.
Một vấn đề được đặt ra là, tại sao lại có nhiều học giả ngày nay cũng nghĩ như những tác giả Do Thái khi xưa, cho rằng Giê-su chỉ là một đứa con hoang? Vấn đề thực sự không lấy gì là khó hiểu. Nếu chúng ta đọc kỹ đoạn trên trong Tân ước của Matthew (Mat.1: 18-24) thì chúng ta có thể thấy rằng dư luận Giê-su là đứa con hoang từ xưa cho tới ngày nay không phải là không có cơ sở.
Thật vậy, tại sao Matthew, một người tuy không phải là tông đồ của Giê-su nhưng rất tin Giê-su là một Messiah của Do Thái, lại viết ra chuyện “Joseph tốt bụng, không muốn làm lớn trước công chúng chuyện bụng Maria càng ngày càng to, và định kín đáo từ hôn..” Vì ông ta không thể bịt đi dư luận Mary “không chồng mà chửa mới ngoan, có chồng mà chửa thế gian sự thường” đã đồn đãi rộng rãi trong thời đó, và rồi ông ta giải thích bằng cách cho một thiên thần đến báo mộng cho Joseph biết là chính Thánh Linh đã làm cho bụng của Mary to, một chuyện mà ngày nay nếu người nào còn tin thì gõ vào đầu họ sẽ nghe thấy một tiếng vang. Nhưng Matthew không phải là người có trình độ nên đã để lộ ra nhiều sơ hở rất mâu thuẫn và vô lý trong đoạn trên. Chứng minh?
Matthew viết: “Sau khi mẹ Giê-su là Mary đính hôn với Joseph, trước khi họ giao hợp cùng nhau, người ta thấy bà có mang với Thánh Linh.” (King James Version, Mat.1: 18: After His mother Mary was betrothed to Joseph, before they came together, she was found with child of the Holy Spirit). Người ta ở đây là ai? Tất nhiên phải là những người ở quanh vùng Mary sống. Nhưng làm sao “người ta” lại có thể biết là Mary có mang với Thánh Linh, ngay cả trước khi thiên sứ báo mộng cho Joseph? Rồi câu tiếp theo: “Chồng nàng, Joseph, là người tốt bụng, và không muốn nàng bị nhục trước công chúng, định kín đáo từ hôn.” (Joseph her husband, being a just man, and not wanting to make her a public example, was mind to put her away secretly). Câu này cho thấy hiển nhiên là Joseph không biết là Mary có mang với Thánh Linh như “người ta”, cũng không biết là Mary có mang với ai, và tin rằng Mary đã lăng nhăng với người nào khác, nhưng không muốn làm to chuyện để tránh cái nhục cho cả mình lẫn Mary. Rồi đến câu tiếp theo: “Nhưng khi ông còn đang suy nghĩ về quyết định này, bỗng nhiên, một thiên sứ hiện ra trong một giấc mộng, nói rằng, “Joseph, con dòng David, đừng có sợ, cứ lấy Mary làm vợ, vì cái thai nàng mang trong bụng là của Thánh Linh. Rồi nàng sẽ sinh ra một đứa con trai, ngươi hãy đặt tên cho nó là Giê-su, vì nó sẽ cứu dân của nó khỏi tội lỗi.”
Chúng ta thấy đây rõ ràng là một khung thần học do Matthew dựng lên, đúng như nhận xét của Jane Schaberg trong cuốn The Illegitimacy of Jesus ở trên. Vì chuyện thiên sứ hiện ra trong giấc mộng của Joseph thì chỉ có mình Joseph biết, và trong Tân ước không hề có chỗ nào viết là Joseph kể chuyện này cho ai. Matthew viết phúc âm Matthew khoảng 60 năm sau khi Giê-su chết, có nghĩa là khoảng 90 năm sau khi Giê-su sinh ra đời. Lúc này, cả Joseph lẫn Mary có thể đã chết cả rồi. Matthew không thể là một nhân chứng trong giấc mộng của Joseph. Mặt khác, Matthew không phải là một tông đồ của Giê-su. Kết luận? Đây chỉ là một chuyện Matthew “bày đặt” ra với mục đích thần thánh hóa người mình sùng tín: Giê-su, theo niềm tin riêng của mình. Và câu của thiên sứ: Rồi nàng sẽ sinh ra một đứa con trai, ngươi hãy đặt tên cho nó là Giê-su, vì nó sẽ cứu dân của nó khỏi tội lỗi cho thấy mục đích của Thánh linh làm cho Mary mang thai để sinh ra Giê-su là Giê-su chỉ có nhiệm vụ cứu dân của nó, nghĩa là dân Do Thái mà thôi. Khi Giê-su sinh ra đời thì Do Thái đang ở trong vòng nô lệ của La Mã. Chúng ta thấy ngay, từ cứu dân [Do Thái] của nó trở thành đấng cứu thế cho cả nhân loại chẳng qua chỉ là mánh mưu thần học của Công Giáo để phát triển, kéo con người vào vòng mê tín, chứ không phải là theo đúng Tân Ước, những lời mạc khải không thể sai lầm của Chúa. Còn nữa, Công Giáo dựa vào câu trong Tân ước, Matthew 28: 19, cho là lời của Giê-su dạy để đi truyền đạo bằng bạo lực, cưỡng bách, và những thủ đoạn bất minh, trên khắp thế giới: “Hãy đi đến mọi quốc gia để làm cho họ thành tín đồ của ta, làm lễ rửa tội họ nhân danh Cha, Con và Thánh Thần... “ Nhưng câu này là câu mà Giê-su nói sau khi...đã chết. Thử hỏi ngày nay có còn ai tin được chuyện thân xác Giê-su sống lại? Các nhà thần học ngày nay cũng phải giải thích khác đi sự sống lại (resurrection) của Giê-su và coi đó chỉ là sự sống lại về tâm linh (spiritual resurrection). Câu trên cũng được Tin Lành tận dụng để đi truyền đạo trên khắp thế giới, vì đối với Tin Lành, họ tin rằng Kinh Thánh không thể sai lầm, do đó tuyệt đối tin theo từng câu từng chữ.
Chuyện Thánh Linh có thể làm cho Mary mang thai là chuyện của 20 thế kỷ trước, trong thời đại mà con người có thể tin vào bất cứ điều gì, dù hoang đường và vô lý đến đâu. Trong thời đó, người ta cho rằng sinh con đẻ cái là do hạt giống trong tinh khí của đàn ông, đàn bà chỉ là một miền đất để gieo hạt. Giáo sư thần học Công giáo Uta Rake-Heinemann, người phụ nữ đầu tiên chiếm được ngôi vị giáo sư thần học Công Giáo trong giáo hội, trong cuốn Hãy Dẹp Đi Những Chuyện Trẻ Con (Putting Away Childish Things), đã cho rằng chuyện Thánh Linh làm cho Mary mang thai trở thành vô nghĩa từ khi khoa học khám phá ra buồng trứng của phụ nữ.
Để hỗ trợ cho sự bịa đặt của mình, Matthew đã viện dẫn một câu trong Cựu Ước để chứng minh là sự sinh ra của Giê-su từ một nữ trinh phù hợp với một lời tiên tri trong Cựu ước. Ông viết tiếp: “Việc xảy ra đúng như lời God [của Ki Tô Giáo] tiên đoán qua nhà tiên tri: “Này, một trinh nữ sẽ mang thai, sinh hạ một con trai, và họ (they? Ai?) sẽ đặt tên cho hắn là Immanuel”, có nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng ta”.”
Nhưng chính cái chuyện Matthew định chứng minh sự sinh ra của Giê-su đúng với lời tiên tri trong Cựu Ước này lại chứng tỏ Matthew không được thông minh cho lắm, vì ông ta chỉ để hở ra cái đầu còn dấu đi cái đuôi. Ông ta lấy một câu trong Cựu Ước, Isaiah 7: 14, để chứng minh rằng Giê-su sinh ra đúng như lời tiên tri trong Cựu Ước. Ông ta biết rằng dân thường thời đó chẳng bao giờ đọc Cựu Ước, cũng như ngày nay, các linh mục lấy những đoạn trong Thánh Kinh, ngoài toàn bộ vấn đề (out of context), để giảng cho tín đồ vì biết tín đồ không bao giờ đọc Thánh Kinh. Thật vậy, câu trong Isaiah 7:14, “Cho nên, chính Chúa sẽ cho ngươi một dấu hiệu: Này, một trinh nữ sẽ mang thai và sinh ra con trai, và đặt tên nó là Immanuel.” (Therefore the Lord Himself will give you a sign: Behold, the virgin shall conceive and bear a son, and shall call his name Immanuel.) chẳng phải là lời tiên tri chuyện Giê-su sinh ra đời mà là Isaiah nói ra trong một trường hợp khác hẳn. Đây là trường hợp vua Ahaz của xứ Judah (Nam Do Thái) đang bị hai kẻ thù, Syria và Israel (Bắc Do Thái) tấn công. Nhà “tiên tri” Isaiah của xứ Judah thời đó trấn an nhà vua bằng một lời “tiên tri”, rằng hai kẻ thù kia sẽ bị đánh bại. Khi nào? Lời “tiên tri” của Isaiah đã nói lên rõ ràng, Isaiah 7: 14-16, nhưng Matthew đã chỉ viện dẫn Isaiah 7:14 và dấu đi hai câu sau, Isaiah 7: 15,16::
Isaiah 7: 14: Cho nên, chính Chúa sẽ cho ngươi một dấu hiệu: Này, một một người đàn bà trẻ sẽ mang thai và sinh ra con trai, và đặt tên nó là Immanuel.
7:15: Đứa trẻ đó sẽ ăn bơ và mật cho đến khi biết bỏ điều ác chọn điều thiện.
7:16: Nhưng trước khi đứa trẻ ấy biết bỏ điều ác, chọn điều thiện, thì đất nước của hai vua mà ngài đang sợ hãi sẽ bị hoang vu.

Chúng ta thấy ngay chủ đích của Matthew trong việc trích dẫn chọn lọc trên từ Cựu Ước với mục đích truyền bá niềm tin riêng của mình. Truyền thống này kéo dài trong giáo hội Công Giáo cho tới ngày nay với những câu thêm thắt, ngụy tạo trong Tân Ước, cùng những lời diễn giảng cắt xén chọn lọc ngoài toàn bộ vấn đề. Thủ đoạn này cũng thấy xuất hiện đầy trong bản Tông Huấn cho các Giáo hội Á Châu của Giáo hoàng John Paul II. Mặt khác, Isaiah thường được coi như là một nhà đại tiên tri trong Cựu Ước. Nhưng thực ra, Isaiah chỉ “tiên tri” láo, vì lời “tiên tri” trong Isaiah 7: 14-16 ở trên hoàn toàn sai với sự thực nếu chúng ta đọc II Sử Ký 28 (2 Chronicles 28) kể chuyện Ahaz xứ Judah bị hai nước đánh bại thê thảm như sau:
Ahaz được 20 tuổi khi lên ngôi, trị vì 16 năm tại Jerusalem.. God phó mặc Ahaz trong tay của vua Syria. Quân đội Syria đánh bại Ahaz, bắt vô số tù binh giải về Damascus. God cũng phó mặc Ahaz trong tay của vua Israel. Quân đội Israel đánh bại Ahaz qua một cuộc tàn sát lớn. Vì Pekah, con của Remaliah, đã giết một trăm hai mươi ngàn (120000) người Judah trong một ngày, tuy họ đều là dũng sĩ.. Và quân đội Israel cũng bắt đi hai trăm ngàn (200000) tù binh gồm đàn bà, con trai, con gái, và cướp đi hầu hết của cải và mang về Samaria.
Còn nữa, trong văn bản gốc Thánh Kinh bằng tiếng Do Thái, Isaiah nói trong Isaiah 7: 14 là “Này, một người đàn bà trẻ đang mang thai..” (a young woman is with child) chứ không phải là một trinh nữ sẽ mang thai. Isaiah dùng chữ “almah”, có nghĩa là “người đàn bà trẻ” (young woman), có chồng hoặc chưa có chồng. Còn trinh nữ, tiếng Do Thái là “betulah”. Nếu Asaiah muốn nói đến một trinh nữ thì phải dùng chữ “betulah”. Trong thời điểm mà người Do Thái càng ngày càng đông ở Hi Lạp, các dịch giả đã dịch chữ “almah” thành “parthenos” trong tiếng Hi Lạp. Parthenos có nhiều nghĩa, và một trong những nghĩa này là trinh nữ. Giáo hội đã dựa vào văn bản tiếng Hi Lạp, nhặt câu trên từ Cựu Ước ra và diễn giảng lệch lạc rằng đó là lời tiên tri về sự sinh ra của Giê-su tuy sự thực câu trên chẳng liên quan gì đến sự sinh ra của Giê-su, như tôi vừa chứng minh ở trên.
Cuối cùng, câu cuối của Matthew nói lên một sự kiện rõ ràng nhất: “Joseph tỉnh giậy, theo lệnh của thiên sứ, cưới Mary làm vợ, nhưng không giao hợp cùng vợ cho đến khi Mary sinh đứa con đầu lòng, đặt tên là Giê su.” Câu này hàm ý Giê-su chỉ là đứa con đầu lòng của Mary, con của ai không rõ, vì nếu thực sự Giê-su là đứa con duy nhất của Thánh Linh thì không thể gọi là con đầu lòng, và Mary còn nhiều đứa con khác nữa. Vì Joseph chỉ không giao hợp với Mary cho đến khi Mary sinh ra Giê-su. Sau đó thì Joseph tha hồ làm bổn phận người chồng. Do đó, một đoạn khác trong Thánh Kinh mới kể rằng Giê-su có 4 người em trai và ít nhất là 2 em gái (Mark 6: 3: “Đây có phải là anh thợ mộc (Giê-su), con bà Mary, anh của James, Joses, Judas, và Simon? Các em gái của hắn chẳng phải đang có mặt tại đây sao?” (Is this not the carpenter, the son of Mary, and brother of James, Joses, Judas, and Simon? And are not his sisters here with us?). Vậy mà màng trinh của Mary vẫn còn nguyên vẹn (perpetual virginity) cho tới bây giờ, đầu thế kỷ 21, và chắc chắn sẽ còn nguyên vẹn vĩnh viễn trên sách vở Công Giáo. Giáo hội tìm cách giải thích quanh co: đó là những em họ của Giê-su, hoặc là những con riêng của Joseph, để thuyết phục đám tín đồ thấp kém, nhưng thật ra chỉ làm trò cười trong giới trí thức ở trong cũng như ở ngoài giáo hội. Học thuật Công Giáo (Catholic scholarship) quả thật là tuyệt vời trong việc làm tê liệt đầu óc tín đồ. Điều này chúng ta có thể thấy rõ trong một “tác phẩm” của Tổng Giám Mục Nguyễn văn Thuận, trước khi ông ta được phong chức Hồng Y.
Áp dụng thủ đoạn diễn giải Thánh Kinh lắt léo điển hình trong giáo hội, trong cuốn Chứng Nhân Hy Vọng: Các Bài Giảng Tĩnh Tâm Cho Đức Thánh Cha Và Giáo Triều Roma của TGM Nguyễn Văn Thuận, Công Đoàn Đức Mẹ xuất bản năm 2000, tác giả mở đầu cuốn sách bằng Bài Suy Niệm Dẫn Nhập: Gia Phả Đức Giêsu Kitô Đứng Trước Mầu Nhiệm Thiên Chúa, trang 25-34. Tác giả Nguyễn Văn Thuận chỉ nhắc đến gia phả Giê-su trong Matthew mà thôi và đặc biệt là, để biện minh cho những sự kiện được viết trong Thánh Kinh là trong gia phả của Giê-su có nhiều người đàn bà vô đạo đức, phi luân, tác giả đã đưa ra một luận điệu thần học có tính cách ngụy biện để biện minh cho những sự kiện không mấy tốt đẹp này. Tác giả viết, trang 28:
Danh sách những người [đàn bà] tội lỗi mà Mathêu nêu rõ trong gia phả của Chúa Giêsu không được gây gương mù cho chúng ta. Trái lại, gia phả ấy tuyên dương mầu nhiệm Thiên Chúa
Những người tội lỗi đó là ai? Toàn là những phụ nữ mà ông Thuận gọi là “bất hợp lệ” như Tamar, chồng chết, ngủ với em chồng, em chồng chết, “làm gái ăn sương” ngồi bên đường chờ bố chồng rồi ngủ với bố chồng sinh con; Bathsheba, vợ của Uriah, gian dâm với David mà Giê-su thuộc giòng giõi v..v.. Theo Tổng Giám Mục Thuận thì tất cả những chuyện phi luân như trên đều là sự mầu nhiệm của Thiên Chúa cả. Mang cái bình phong “mầu nhiệm Thiên Chúa” ra để che đậy những điều có thể gây thắc mắc trong đầu óc tín đồ, TGM Thuận đã thể hiện sự bất lương trí thức của mình, đặc sản của những cấp lãnh đạo Công Giáo Việt Nam do Vatican đào tạo và phong chức. Phải chăng vì không đếm xỉa gì đến sự lương thiện trí thức, dùng lý luận thần học ngụy biện để lừa dối đám tín đồ thấp kém qua những điều giải thích hoang đường, phi lý trí v..v.. mà Tổng Giám Mục đã được thăng lên chức Hồng Y trước khi chết ít lâu?
Thật vậy, đoạn văn trong Matthew ở trên chẳng có gì là gương mù như ông Thuận đã nghĩ, và cũng chẳng có gì là “mầu nhiệm Thiên Chúa”. Vì ngày nay, các chuyên gia nghiên cứu Thánh Kinh đã hiểu tại sao Matthew lại nêu tên những người phụ nữ tội lỗi trong gia phả của Giê-su. Sau đây là vài trích dẫn từ cuốn Sự Thực Phúc Âm của Russell Shorto:
Từ đầu thế kỷ 2, nhiều tác giả Do Thái, khi quan sát sự phát triển nhanh chóng của Ki Tô Giáo, đã ghi nhận rằng khuôn mặt thần thánh trong trọng điểm của Ki Tô Giáo (nghĩa là Giê-su. TCN) thực ra chỉ là một đứa con hoang. ..Về phương diện kỹ thuật, ngay cả khi đọc Phúc Âm theo truyền thống, điều trên đúng là sự thực, vì Joseph, chồng của Mary, không phải là cha thực của Giê-su. Đọc thật kỹ Matthew chúng ta có thể thấy điều trên rõ ràng...và Matthew đã đưa ra một kiến trúc thần học tinh vi để biến đổi một sự thật xấu xa thành một huyền thoại..
Một vấn đề trong gia phả của Giê-su đã làm bận tâm những nhà thần học không ít trong nhiều thế kỷ là tên của các phụ nữ trong gia phả của Giê-su. Tại sao chúng ta đọc thấy rằng: “Abraham là cha của Isaac, Isaac là cha của Jacob” v..v.. mà không thấy tên một phụ nữ nào xen vào, nhưng rồi chúng ta thấy “Judah là cha của Perez và Zerah, sinh ra bởi Tamar”, và “Salmon là cha của Boaz, sinh ra bởi Rahab,” và Boaz là cha của Obed, sinh ra bởi Ruth”, và David là cha của Solomon, sinh ra bởi “vợ của Uriah”?
Một nhóm học giả đã tìm hiểu trong 20 năm qua để tìm ra giải đáp cho điều thắc mắc này và họ đã khám phá ra rằng tất cả những phụ nữ được nêu tên trong gia phả của Giê-su đều là những người mang tai tiếng về vấn đề tình dục. Nói cách khác, Matthew đã cố ý làm nhẹ bớt vấn nạn Giê-su là đứa con hoang bằng cách vạch ra rằng trong nhiều đời tiền nhân của Giê-su, đây là điều cần thiết để tiếp nối dòng dõi các vua Do Thái qua những nhân vật khác thường.. Là đứa con hoang, điều này có thể là một biểu hiện của sự danh giá (badge of honor).
(Shorto, Russell, Gospel Truth, Riverhead Books, N.Y., 1997, pp. 36-41: From the early second century, Jewish writers observing the rapidly spreading Christian religion noted with a sneer that the supposed divinely inspired figure at its center was in fact a bastard. Swirling around the gospel stories, according to some scholars, are whispered cries of “illegitimate”... Technically, even by the traditional reading, this charge is true, for according to the accepted interpretation, Joseph, Mary’s betrothed, is not the actual father of the child. But a careful reading of Matthew’s account may suggest a more mundane kind of illegitimacy..and that Matthew constructed an elaborate theological architecture to try to transform that nasty reality into a myth he could build a tradition on... One thing about the genealogy that has bothered theologians for centuries is the mention of several women among the men who, in the ancient view, carry the bloodline. Why we are told that “Abraham was the father of Isaac, and Isaac the father of Jacob”, and so on, with no mention of the women involved, but then learn that Judah was the father of Perez and Zerah “by Tamar”, and Salmon the father of Boaz b”by Rahab”, and Boaz the father of Obed “by Ruth”, and that David was the father of Solomon “by the wife od Uriah”..? A solution to the puzzle has been worked up over the two past decades by a group of scholars who realized that all of the women mentioned are associated with scandalous sexual behavior. In other word, Matthew is softening the blow of Jesus’ questionable legitimacy by indicating that in several previous instances it was necessary for the royal bloodline of Israel to be passed on via less-than-ordinary means. Bastardy, it may even be suggested, was a badge of honor...)
Trên đây là vài điều chúng ta biết về Mary như được viết trong Tân Ước, qua sự phân tích của một số học giả chuyên gia về Ki Tô Giáo. Còn các tín đồ Ki-tô Giáo muốn tin Mary như thế nào, đó không phải là chuyện đáng bàn cãi. Chúng ta biết rằng, qua thời gian, Mary đã được Giáo hội Công Giáo, qua rất nhiều thủ đoạn, từ những sắc lệnh của Giáo Hoàng cho đến những văn kiện ngụy tạo v..v.., dựng lên từ một người đàn bà Do Thái bình thường thành một biểu tượng sùng bái vô tiền khoáng hậu cho các tín đồ vốn lười suy nghĩ hay không có đầu óc thuộc loại có thể suy nghĩ. Sự sùng bái Mary được đẩy mạnh qua rất nhiều thủ đoạn mánh mưu của Giáo hội Công Giáo với sự góp sức của giới chăn chiên để bảo vệ quyền lợi của Giáo hội và giới chăn chiên, và nhất là để vơ vét của cải. Một trong những thủ đoạn này là dựng lên những chuyện hiện thân của Mary, không phải là sự hiện thân của một người đàn bà Do Thái bình thường, sinh ra đứa con hoang Giê-su như chúng ta thấy trong phần phân tích ở trên, mà là dưới các danh hiệu do Giáo hội đặt ra như Mẹ Thiên Chúa (Mother of God), là “Nữ Vương Hòa Bình” (Queen of Peace), “Thiên Nữ Vương” (Queen of Heaven), “Thụ Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội” (Immaculate Conception), “Còn trinh vĩnh viễn” (Perpetual Virginity), “Đồng Công Cứu chuộc” (Coredemptrix) v..v... Điều này thật là dễ hiểu. Vì Giáo hội Công Giáo đã nâng Giê-su lên từ một đứa con hoang, tầm thường, xấu tính lên làm Chúa thì tất nhiên Mẹ của Chúa cũng phải có một vai vế đặc biệt để hấp dẫn tín đồ. Thật vậy, Russell Shorto viết trong cuốn Sự Thật Phúc Âm, trang 14, như sau:
Điều quan trọng nhất là, tác động của quan điểm khoa học ngày nay đã khiến cho các học giả, ngay cả những người được giáo hội Ca-Tô bảo thủ cho phép nghiên cứu, cũng phải đồng ý là phần lớn những điều chúng ta biết về Giê-su chỉ là huyền thoại... Các học giả đã biết rõ sự thật từ nhiều thập niên nay – rằng Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởng – họ đã dạy điều này cho nhiều thế hệ các linh mục và mục sư. Nhưng những vị này vẫn giữ kín không cho đám con chiên biết vì sợ gây ra những phản ứng xúc động dữ dội trong đám tín đồ. Do đó, những người còn sống trong bóng tối là những tín đồ Ki Tô bình thường.
(Most important, the impact of the scientific perspective is having now that even scholars working under a conservative Catholic imprimatur agree that much of what we know of Jesus is myth... Scholars have known the truth – that Jesus was nothing more than a man with a vision – for decades; they have taught it to generations of priests and ministers, who do not pass it along to their flocks because they fear a backlash of anger. So the only ones left in the dark are ordinary Christians.)
Và Giám Mục John Shelby Spong,, cũng viết trong cuốn Hãy Cứu Cuốn Kinh Thánh Ra khỏi Phái Ki-Tô Bảo Thủ (Rescuing The Bible From Fundamentalism, p. 21) như sau:
Có những đoạn trong 4 Phúc Âm mô tả Giê-su ở Nazareth như là một con người thiển cận, đầy hận thù, và ngay cả đạo đức giả.
There are passages in the Gospels that portray Jesus of Nazareth as narrow-minded, vindictive, and even hypocritical.
Một người như Giê-su như trên, một anh thợ mộc con bà Mary [không phải là con của chồng là Joseph], mà được nâng lên làm Chúa của Ki-Tô Giáo thì một người như Mary, Mẹ của Giê-su, mà chúng ta vừa biết qua vài điều như trên được gán cho những danh hiệu thần thánh và hoang đường như trên đâu có phải là chuyện lạ. Đến đây, chúng ta hãy sang phần phân tích những vụ hiện thân của Mary.
Chúng ta đã biết, Giáo Hoàng John Paul II và đa số tín đồ Gia Tô rất sùng tín đức Mẹ Maria. Đó là quyền tự do tín ngưỡng cá nhân. Nhưng lợi dụng lòng sùng tín này cho những mục đích chính trị và kinh tế thì Giáo hội đã đi vào con đường thế tục, không phải con đường tâm linh tôn giáo. Chúng ta hãy tìm hiểu về thực chất những màn ảo thuật như đức Mẹ hiện ra ở Fatima, Bồ Đào Nha, ở Lourdes, Pháp, và nhiều nơi khác trên thế giới. Trong cuốn sách này tôi chỉ bàn đến hai địa danh nổi tiếng nhất là Fatima và Lourdes, nơi đây tín đồ Gia Tô tin rằng đức Mẹ Maria đã hiện thân và phó thác những "thông điệp siêu nhiên" (supernatural messages) cho một vài trẻ em thất học. Còn chuyện Đức Mẹ hiện thân ở La Vang, gần Quảng Trị, chỉ là những lời truyền khẩu vô căn cứ, không hợp lý và chứa nhiều mâu thuẫn, cho nên tôi sẽ không đi sâu vào vấn đề.
7.1. Huyền Thoại Fatima.
Chúng ta có thể đọc huyền thoại Fatima trong nhiều cuốn sách đã xuất bản. Sau đây là một đoạn trong cuốn Vietnam: Why Did We Go của Avro Manhattan, trg. 26-27:
" Năm 1917, cũng là năm của cuộc cách mạng Nga sô, Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, Bồ Đào Nha, trước 3 em nhỏ chăn cừu mù chữ, (lên 10, 9, và 7 tuổi. TCN).
Đức Mẹ hiện ra kèm theo một hiện tượng lạ lùng: Mặt trời quay tít ba lượt, rồi nhảy ra khỏi quỹ đạo, tiến gần đến trái đất theo một đường gẫy khúc, ngưng lại, rồi trở về vị trí cũ.
Hiện tượng này được nhiều người đứng gần các em nhỏ trông thấy và kéo dài trong 12 phút. Thông điệp của Đức Mẹ trao cho mấy em nhỏ là: "Giáo hoàng phải hiến dâng thế giới cho trái tim vô nhiễm của mẹ," và rồi "phải hiến dâng Nga Sô cho Mẹ." Mẹ tiên đoán, "Nga Sô sẽ cải đạo theo Gia Tô La Mã Giáo," và Đức Thánh Cha sẽ "hiến dâng Nga sô cho Mẹ." Mẹ cảnh cáo, nếu những điều Mẹ rao truyền không thực hiện được thì "những sai lầm của Nga Sô sẽ lan ra khắp hoàn cầu, gây nên chiến tranh và bách hại giáo dân, và nhiều quốc gia sẽ bị tàn phá." Cuối cùng Mẹ an ủi rằng "Giáo hội Gia Tô sẽ thắng, sau đó Giáo hoàng sẽ hiến dâng Nga Sô cho Mẹ, Nga Sô sẽ cải đạo, và thế giới sẽ được hưởng một thời kỳ hòa bình."
Những lời trên đây là những thông điệp chân thực của Maria đồng trinh, như một em nhỏ kể lại và được giáo hội Gia Tô hoàn toàn chấp nhận như là điều mặc khải xác thực của "Mẹ Chúa"."
(Our Lady of Fatima had first appeared to three illiterate children in Fatima, a desolate locality in Portugal, during the fateful year of 1917, which was also the year of the Russian Revolution.
Her apparition had been accompanied by a somewhat strange miracle: "The sun turned speedily on itself three times..At the end of these convulsive revolutions it seemed to jump out of its orbit and come forward towards the people on a zig-zag course, stopped, and returned again to its normal position. This was seen by a large crowd near the children and lasted twelve minutes.
The Virgin's messages had been to induce the pope to bring about "the consecration of the World to her Immaculate Heart," to be followed by "the consecration of Russia". "Russia will be converted," she foretold. "The Holy Father will consecrate Russia to me." But, she warned, should this not be accomplisshed, "her (Russia's) errors will spread throughout the world, causing wars, and persecutions...different nations will be destroyed..." In the end however, the Virgin promised by way of consolation, that the Catholic Church would triumph, after which "the Holy Father will consecrate Russia to me. Thereupon she (Russia) shall be converted and a period of peace will be granted to the world."
These quotations are from the authenticated messages of the Virgin Mary herself, as related to one of the children and fully accepted by the Catholic Church as a genuine revelation by the "Mother of God".)
Nghiên cứu về hiện tượng Fatima ở trên, các học giả đã kiếm ra nhiều điều vô lý, không hợp với ngay cả một sự hiểu biết thông thường.
Thứ nhất, Đức Mẹ là mẹ của Chúa, mà Chúa thì "toàn năng", "sáng tạo" ra vũ trụ bao la và muôn loài, vậy thì tại sao Đức Mẹ lại cần đến một ông Giáo hoàng rất thế tục để dâng hiến thế giới vô cùng nhỏ nhoi của con người cho Mẹ? Mẹ có lẩm cẩm không?
Thứ nhì, Mẹ tự khoe là mình có trái tim vô nhiễm, như vậy là Mẹ đã cùng với những tín đồ vô học chỉ nhắc lại một tín lý của Giáo Hoàng Pius IX mới đưa ra năm 1854 và bắt mọi tín đồ phải tin. Vậy trước năm 1854, nghĩa là trước khi Giáo Hoàng Pius IX đưa ra tín lý "vô nhiễm" thì Mẹ có vô nhiễm không?
Thứ ba, những từ như "Giáo hoàng" hay "Đức Thánh Cha" là những từ Giáo hội đặt ra về sau để thần thánh hóa vai trò của Giáo chủ Gia Tô, chứ thời của Mẹ cách đây 2000 năm không làm gì có những từ này. Bảo rằng Mẹ có quyền phép vô biên, cái gì cũng biết, thì lại đưa đến một mâu thuẫn. Nếu đã quyền phép vô biên thì tại sao phải nhờ đến một ông Giáo hoàng chống Cộng cho Mẹ? Mẹ chỉ cần phù phép một cái là cả nước Nga bỏ Chính Thống Giáo đi theo Gia Tô Giáo, hay là giáng họa cho dân Nga chết hết là hết Cộng. Sau khi Mẹ đã khẳng định là "Đức Thánh Cha" sẽ dâng hiến Nga sô cho Mẹ và Nga sô sẽ cải đạo theo Gia Tô Giáo, Mẹ lại phải cảnh cáo: "Nếu không thực hiện những thông điệp của Mẹ thì....". Tại sao lại có vụ dọa dẫm này? Mẹ không tin ở quyền phép của Mẹ, hay là không tin ở khả năng của Giáo hoàng, cho nên Mẹ phải dọa như vậy để giáo dân sợ mà hồ hởi chống Cộng? Nói tóm lại, nội dung những "thông điệp siêu nhiên" của Mẹ chẳng qua chỉ là những lời bịa đặt của những người trong hàng Giáo phẩm không được thông minh cho lắm vì nghe rất rẻ tiền, vô lý và mâu thuẫn, nhưng lại có tác dụng khích động đám tín đồ đầu óc chắc chắn là kém thông minh hơn các vị trong hàng Giáo phẩm nhiều.
Thứ tư, thông điệp của Đức Mẹ rao truyền cho mấy em nhỏ thất học là một thông điệp, như đã nói ở trên, sặc mùi...chống Cộng. Trí tuệ của mấy em nhỏ mù chữ lên 10, 9, và 7 tuổi đã phát triển chưa, và các em đã hiểu gì về Cộng Sản? Trí nhớ của các em như thế nào? Phải chăng các thông điệp của Đức Mẹ thật ra là của Giáo hội đưa ra? Tại sao Đức Mẹ lại phải chống Cộng vì Cộng cũng là do con Mẹ sinh ra? Bảo rằng Mẹ chống vì CS tàn ác thì tại sao trước những hành động tàn bạo của Giáo hội Gia Tô đối với nhân loại như tiêu diệt các nền văn hóa khác, gây ra những cuộc Thánh Chiến, các tòa hình án xử dị giáo, làm chết hại bao nhiêu triệu người v...v.., Mẹ không hiện ra mà chống? Hay là Mẹ về phe Giáo hội đã vinh danh Mẹ qua những hành động tàn ác kể trên?
Thứ năm, những lời tiên đoán của Mẹ sai bét. Hai cuộc Thế Chiến không do Nga Sô gây ra mà do các con Mẹ ở Tây phương gây ra tàn sát lẫn nhau. Và ngày nay, tuy chế độ Cộng sản ở Nga đã sụp đổ, Nga sô cũng không cải đạo theo Gia Tô Giáo. Trái lại, cơ quan lập Pháp của Nga sô còn đưa ra nghị viện điều luật "đặt Gia Tô La Mã Giáo" ra ngoài vòng pháp luật (nhưng lại công nhận Phật Giáo là một trong những tôn giáo chính thức ở Nga) khiến cho John Paul II hoảng sợ, phải cầu cứu với Tổng Thống Nga là Yetsin để hoãn thông qua đạo luật này.
Thứ sáu, hiện tượng lạ lùng về mặt trời kể trên hoàn toàn phản khoa học. Mặt trời không thể nào nhảy ra ngoài quỹ đạo như vậy mà không làm nhiễu loạn cả Thái Dương Hê, và không ai có thể nhìn thẳng vào mặt trời trong 12 phút mà không bị hư hẳn đôi mắt, trường họp này đã xảy ra ở vài nơi trên thế giới khi tín đồ tin vào lời tiên đoán "Đức Mẹ hiện ra" tương tự như ở Fatima và nhìn thẳng lên mặt trời, của vài tên lái buôn tôn giáo, chưa kể là hơn hai tỷ người trên thế giới khi đó không hề nhìn thấy hiện tượng mà Giáo hội cho rằng đã xẩy ra. Chỉ có những người không biết gì về khoa học, nhất là về môn Cơ học các thiên thể (Celestial mechanics) mới dám bịa ra cái hiện tượng không thể nào xẩy ra này.
Nhưng những điểm vô lý kể trên cũng chẳng làm cho Giáo hội bận tâm, Giáo hội chỉ cần tín đồ tin là được rồi, như Monsignor Sheen đã tuyên bố năm 1947, sau một diễn văn chống Cộng (Blanshard, Ibid., trg. 228):
"Chúng tôi không quan tâm đến việc chứng minh tính cách xác thực của những hiện tượng xẩy ra ở Fatima, vì những ai tin ở cảnh giới tâm linh và Mẹ của Chúa thì không cần đến chứng minh, còn những ai bác bỏ Thánh Linh thì đằng nào cũng không chấp nhận rồi."
(We are not concerned about proving the authenticity of these phenomena at Fatima, for those who believe in the realm of the spirit and the Mother of God need no proof, and those who reject the Spirit would not accept it anyway.)
Tại sao con người lại có thể tin vào những chuyện vừa hoang đường, vừa phi lý, vừa phản khoa học một cách ấu trĩ như vậy? Chúng ta nên nhớ rằng, ở Việt Nam, sau hiệp định Geneva, 1954, thì khoảng 6, 7 trăm ngàn giáo dân Bùi Chu, Phát Diệm v..v.., đã cho chúng ta thấy cảnh: "giám mục, linh mục chạy trước, con chiên chạy sau." Chạy đi đâu? Chạy vào Nam theo Đức Mẹ và Chúa Giê su, vì theo kế hoạch tuyên truyền của Lansdale, tin Đức Mẹ và Chúa Giê su đã di cư vào Nam trước rồi, được tung ra một cách rất ngoạn mục và thành công. Vậy thì đầu óc của những tín đồ Gia Tô, nhất là những tín đồ Gia Tô ở Việt Nam, thuộc loại có thể tin vào bất cứ điều nào mà Giáo hội nói, bất kể những điều này phi lý đến đâu. Giáo hội biết rõ như vậy cho nên mới có thể khai thác triệt để những đầu óc thuộc loại này. Về sự việc này, Linh mục Trần Tam Tĩnh có viết trong cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm, về cuộc di cư vào Nam của người Gia Tô miền Bắc như sau, trg. 103-104:
"Trước tiên, họ sử dụng Đức Mẹ Fatima, mà việc tôn sùng mấy năm gần đây đã được tăng cường, qua việc thành lập Đạo Binh Đức mẹ, Đạo Binh Xanh, Hiệp Hội Chiến Sĩ Đức Mẹ. Tất nhiên Đức Mẹ được giao cho chức năng chính trị để giải thoát những kẻ tôn sùng Người. Người ta đồn rằng Đức Mẹ hiện ra ở Ba Làng, Thanh Hóa, để ra lệnh cho giáo dân đi vào Nam, bởi vì Mẹ cũng bỏ miền Bắc Việt Nam. "Việc hiện ra" hình như đã được dàn dựng tài tình bởi một linh mục, ông đã mặc áo Đức Mẹ cho một thiếu niên và đã cho em đứng vào sau bàn thờ Đức Mẹ Fatima. Trước mấy cây nến tung ánh lung linh, một vài nhà "đạo đức" coi đó là Đức Mẹ hiện ra, nói với họ một giọng dịu dàng nhưng minh bạch rằng (trước khi hiện ra ở La Vang rồi Ba Làng, Đức Mẹ người Do Thái đã đi học một cua tiếng Việt VSL (Vietnamese as a Second Language) ở trường thuộc địa Pháp tại Hà Nội; TCN), phải từ bỏ đất Cộng Sản bất cứ với giá nào, mà tìm lánh sang vùng đất tự do. Đức Mẹ sắp sửa bỏ miền Bắc. Từ miệng qua tai, tin đồn được loan ra như một vết dầu loang được thêm thắt những nét chấm phá mới, kèm theo những lời tiên tri mới, hoặc những điềm gở tiên báo tai ương sắp đổ tới..
"Chạy trốn để cứu lấy mạng sống và cứu lấy đức tin", "Chúa Ki Tô đã đi vào Nam", "Đức Mẹ đã rời bỏ Bắc Việt", những khẩu hiệu phi lý dó làm cho người Ki Tô hữu phương Tây phải cười, nhưng lại có tác dụng rất lớn nơi một cộng đồng Ki Tô hữu đã từng bị giam nhốt xưa nay trong sự ngu dốt và trong một niềm tin đạo nói được là thới Trung cổ. Trong cái ốc đảo khép kín đó của giáo dân, những gì gọi là "Bí Mật của Đức Mẹ Fatima" đều được coi như là tín điều bắt buộc, đang khi nó chỉ dựa vào một mớ tài liệu tuyên truyền nhảm nhí."
Nhảm nhí như thế nào? Nghiên cứu về sách lược của Giáo hội Gia Tô và những sự kiện xảy ra sau hiện tượng Fatima, các học giả đã tìm ra nhiều điều thậm phi lý, phản khoa học, không thể giải thích nổi, và hiện tượng Fatima đã được Giáo hội đưa ra, ngoài mục đích tôn giáo còn có những mục đích chính trị và kinh tế, . Thật vậy, trong cuốn Vietnam: Why Did We Go, Avro Manhattan viết như sau, trg. 28...:
"Sự sùng bái ở Fatima, đặt nặng trên lời hứa của Maria đồng trinh là Nga Sô sẽ cải đạo theo Gia Tô La Mã Giáo, đã được Vatican thổi phồng đến tột đỉnh. Năm 1938, Giáo hoàng phái một sứ giả tới Fatima để loan báo cho gần một triệu tín đồ đang hành hương nơi đó là Maria đồng trinh đã phó thác cho ba đứa trẻ ở Fatima ba bí mật lớn. Và rồi, tháng 6 năm đó, đứa trẻ duy nhất còn sống, được ông linh mục nghe xưng tội cố vấn, linh mục này luôn luôn tiếp xúc với hệ thống quyền lực Gia Tô và do đó với Vatican, nên tiết lộ nội dung của hai trong ba điều bí mật trên.
Điều bí mật thứ nhất là cảnh tượng của hỏa ngục (cái mà thế giới hiện đại đã biết rõ)
Điều bí mật thứ hai đi thẳng vào trọng điểm: nhắc lại là Nga Sô sẽ cải đạo theo Gia Tô La Mã Giáo.
Điều bí mật thứ ba để trong một bao thư niêm kín và đặt dưới quyền xử dụng của hàng Giáo phẩm Gia Tô, không được tiết lộ cho tới năm 1960.
Sự lập lại điều bí mật mặc khải thứ hai về sự cải đạo của Nga Sô có một ý nghĩa chấn động tôn giáo và chính trị. Giáo hội đã chọn một thời điểm rất đúng lúc để tiết lộ bí mật này. Những lực lượng độc tài Phát xít cũng đang chủ trương tiêu diệt Nga Sô.
Năm sau, 1939, Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ. Năm 1940, Pháp bại trận. Toàn thể Âu Châu rơi vào quyền thống trị của Phát xít. Năm 1941, Hitler xâm lăng Nga Sô. Sau cùng, lời hứa của Maria đồng trinh hầu như sắp sửa thành tựu. Tại Vatican, mọi người đều hồ hởi, Pacelli đã trỏ thành Giáo hoàng Pius XII (1939)..
Pius XII khuyến khích tín đồ Gia Tô tình nguyện đi chiến đấu ở mặt trận Nga Sô. Tín đồ Gia Tô - hầu hết là những người sùng tín Maria đồng trinh - từ Ý, Pháp, Ái Nhĩ Lan, Bỉ, Hòa Lan, Châu Mỹ La Tinh, Hoa Kỳ và Bồ Đào Nha, đầu quân vào những đoàn quân của Đức Quốc xã. Tây Ban Nha tham gia một sư đoàn có tên là Sư Đoàn Gia Tô Xanh Lơ .
Tháng 10, 1941, trong khi những đoàn quân Đức quốc xã tiến gần tới Moscow (thủ đô Nga Sô), Pius XII, trong một huấn thị ở Bồ Đào Nha, thúc đẩy tín đồ Gia Tô hãy cầu nguyện dể cho lời hứa của Maria ở Fatima mau thực hiện.
Năm sau, 1942, sau khi Hitler tuyên bố rằng Cộng Sản Nga Sô đã "dứt khoát" bị đánh bại, Pius XII, trong một thông điệp hồ hởi, theo huấn thị thứ nhất của Maria đồng trinh, "dâng hiến cả thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm của Maria"
...Đế quốc Phát xít tan biến với sự sụp đổ của Hitler. Năm 1945 Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt. Trước sự kinh ngạc và đau buồn của Pius XII, Nga Sô đã trở thành cường quốc thứ nhì trên trái đất."
(The cult of Fatima, with emphasis on the Virgin's promise to Russia's conversion, had been given immense prominence by the Vatican. In 1938, a papal nuncio was sent to Fatima, and almost half a million pilgrims were told that the Virgin had confided three great secrets to the children. Thereupon, in June of that year, the only surviving cvhild - advised by her confessor, always in touch with the hierarchy and hence with the Vatican - revealed the contents of two of the three great secrets.
The first was the vision of Hell (something well known to the modern world).
The second was more to the point: a reiteration that
Soviet Russia would be converted to the Catholic Church. The third was sealed in an evelope and put in custody of the ecclesiastical authority not to be revealed until 1960.
The dramatic reiteration of the revelation of the second secret about Soviet Russia immediately assumed a tremendous religious and political significance. The timing of the "disclosure" could not have been better chosen. The fascist dictatorship were talking the same language: the annihilation of Soviet Russia.
The following year, 1939, the Second World War broke out. In 1940, France was defeated. The whole Europe had become fascist. In 1941, Hitler invaded Russia. The Virgin's prophecy at long last was about to be fulfilled. At the Vatican there was rejoicing, since by now Pacelli had become pope under the name of Pius XII (1939).
Pius XII encouraged Catholics to volunteer for the Russian front. Catholics - most of them devotees of the Virgin of Fatima - joined the nazi armies, from Italy, France, Ireland, Belgium, Holland, Latin America, the US and Portugal. Spain sent a Catholic Blue Division.
In October 1941, while the nazi armies rolled near Moscow, Pius XII, addressing Portugal, urged Catholics to pray for a speedy realization of the Lady od Fatima's promise.
The following year, 1942, after Hitler had declared that communist Russia had been "definitely" defeated, Pius XII, in a Jubilee Message, fulfilled the first of the Virgin's injunction and "consecrated the whole world to her Immaculate Heart."
...The fascist empire vanished with the collapse of Hitler. In 1945, World War II ended. And Soviet Russia, to the chagrined surprise of Pope Pius XII, emerged the second greatest power on earth.)

Đó là thực chất hiện tượng Fatima, một "phép lạ" mà đại đa số tín đồ Gia Tô ít học trên toàn thế giới rất tin. Họ không hề để tâm suy nghĩ là lời hứa của Maria đồng trinh (thực ra là của Giáo hội) giao phó cho những em bé thất học, rút cục chỉ là những điều mơ ước không thành của Giáo hội. Nhưng đa số tín đồ Gia Tô hoàn toàn không biết gì về những mưu đồ chính trị đằng sau hiện tượng Fatima, cho nên họ vẫn tin rằng Đức Mẹ đã thực sự hiện ra ở Fatima, và tâm cảnh sùng tín Đức Mẹ ngày càng gia tăng. Khai thác sự "ngu dốt trong những ốc đảo khép kín đó của giáo dân", Giáo hoàng Pius XII bèn đi thêm một bước ngoạn mục khác.
Năm 1950, Giáo hoàng Pius XII tiết lộ rằng chính đức Mẹ đã đích thân đến thăm viếng ông tại Vatican. Năm sau, 1951, Ông tổ chức một cuộc hành hương vĩ đại tại Fatima gồm hơn 1 triệu tín đồ. Rồi ông phái một vị Hồng y thân cận nhất, Tedeschini, đến Fatima với nhiệm vụ loan báo cùng các tín đồ đi hành hương ở Fatima là đức Mẹ đã đến thăm ông. Avro Manhattan mô tả sự việc trên như sau (Ibid., trg. 39):
"Thế rồi một ngày trong tháng 10, 1951, Hồng Y Tedeschili, đứng trước đám đông tín đồ, với một giọng nói đầy xúc cảm, long trọng tiết lộ với những tín đồ đi hành hương Fatima rằng: "Một người khác đã chứng kiến cùng một phép lạ" (nghĩa là phép lạ khi Maria đồng trinh hiện thân trước ba đứa trẻ năm 1917, mặt trời đi theo đường gẫy khúc ở trên trời). Hồng Y nói tiếp: "Ông ta (Giáo hoàng Pius XII) đã nhìn thấy hiện tượng đó, không phải ở Fatima. Thật vậy, ông ta đã nhìn thấy hiện tượng đó nhiều năm sau, ở La Mã. Giáo hoàng, chính Pius XII, đã nhìn thấy thế." Rồi Hồng Y kể thêm vài chi tiết liên hệ đến phép lạ trên: "Một buổi chiều ngày 30 tháng 10, 1950, hồi 4 giờ, Đức Thánh Cha từ khu vườn trong Vatican nhìn lên mặt trời (chỉ có người không biết gì về mặt trời mới nhìn thẳng lên mặt trời; TCN) và thấy hiện tượng kỳ lạ ở thung lũng Fatima tái diễn. Hiện tượng kỳ lạ nào? Sau đây là nguyên văn lời của vị Hồng Y, người được Giáo hoàng Pius XII đặc phái tới Fatima để tiết lộ cho thế giới biết như sau:
"Giáo Hoàng Pius XII đã đích thân nhìn thấy đời sống của mặt trời (Tác giả xin nhắc độc giả rằng: Mặt trời là một khối cầu lửa vĩ đại, đường kính vào khoảng 1 triệu 3 trăm 85 ngàn cây số (866.000 miles)) trong tay của Maria. Mặt trời dao động, rối loạn và biến đổi thành một hình ảnh sống trong một chuyển động ngoạn mục trên trời.. trao truyền cho vị đại diện của Chúa những thông điệp thầm lặng nhưng hùng hồn.
Hiện tượng này không chỉ xảy ra một lần, mà trong ba ngày liên tiếp, ngày 30, 31 tháng 10, và 1 tháng 11, 1950."
(And so it came to pass that one October day, Cardinal Tedeschili faced the massive crowd, and in a voice filled with emotion, solemnly disclosed to the astonished pilgrims that "another person has seen this same miracle..." (namely the miracle of the Virgin Mary appearing to the three children in 1917, when the sun zig-zagged in the sky). "He saw it outside Fatima," the Cardinal went on to say. "Yes, he saw it years later. He saw it at Rome. The pope, the same our pontiff, Pius XII...yet he saw it." The cardinal then gave a few relevant details concerning when and how the miracle occurred. "On the afternoon of October 30th, 1950, at 4 p.m.," said the cardinal, (that is three months after Catholic Mathews delivered this preventive atomic war speech), "the Holy father turned his gaze from the Vatican gardens to the sun, and there...was renewed for his eyes the prodigy of the Valley of Fatima." And what was the prodigy?
Here are the exact words of the cardinal, sent there specifically by Pope Pius XII himself to disclose the story to the world:
"Pope Pius XII was able to witness the life of the sun (author's reminder: a huge burning sphere 866,000 miles in diameter)..under the hand of Mary. The sun was agitated, all convulsed, transformed into a picture of life...in a spectacle of celestial movements...in transmission of mute but eloquent messages to the Vicar of Christ."
This did not occur once, but on three successive days: October 30 and 31 and November 1, 1950.)
Khi nghe tin trên, hầu như cả thế giới, trong đó có một số trí thức Gia Tô, mỉm cười lắc đầu, vì chuyện này cũng tương tự như chuyện trong Thánh Kinh: trăng sao là những ngọn đèn mà tối tối Chúa sai thiên thần mang ra treo trên vòm trời. Nhưng đám tín đồ "tin ở một vị Giáo hoàng, người tự nhận là không thể sai lầm, là nhất hạng, là tối cao", thì lại cảm thấy rất hồ hởi khi nghe tin trên, vì đó là dấu hiệu nhắc lại lời hứa của bà Maria khi xưa ở Fatima về Nga sô cải đạo thành Gia Tô La Mã,ỵ đã sắp sửa thành tựu. Tôi thì tôi cho rằng mấy ngày đó Đức Thánh Cha uống rượu lễ hơi nhiều, nếu thực sự ông nhìn thấy hiện tượng kỳ lạ trên, trong khi mấy tỷ người trên thế giới không ai nhìn thấy. Thật ra, chuyện Giáo hoàng bày đặt ra chuyện hoang đường để dụ dỗ đám tín đồ đầu óc vốn mù mịt, và chuyện các tín đồ tin vào những chuyện phi lý như trên, là những chuyện thuộc về tín ngưỡng trong Gia Tô giáo. Đối với tôi, những tín đồ thuộc loại trên đáng thương chứ không đáng trách. Chúng ta không thể trách họ vì sự thiếu hiểu biết của họ. Đáng trách chăng là những thủ đoạn khai thác sự thiếu hiểu biết của quần chúng tín đồ mà Giáo hội dùng trong những mục đích chính trị nhơ bẩn, và trong những mục đích kinh tế để làm giầu cho Giáo hội trong khi quần chúng tín đồ vẫn nghèo khổ mà lại tiêu phí vào những việc không đâu, vì tin vào những lời tuyên truyền giả dối của Giáo hội. Thật vậy, chúng ta hãy đọc vài đoạn sau đây của học giả Paul Blanshard (Ibid., trg. 225-226):
Đức Ông John L. Belford, một trong những vị lãnh đạo Gia Tô nổi tiếng ở Brooklyn, phàn nàn về sự kiện là một vài đền thờ (ở những chỗ Giáo hội cho rằng Maria đã hiện ra) đã "gợi lòng tham, một trong những đặc tính điên rồ của con người" và lên án "tính cách thương mại xung quanh những đền thờ." Ông nói: "Thật là khó phân biệt giữa sùng đạo và mê tín, nhưng có những nơi trong quốc nội cũng như ở ngoại quốc mà sự sùng đạo được thực hành và quảng cáo như là một cách làm tiền... Những tín đồ Gia Tô lấy làm xấu hổ, và những người phi-GiaTô cảm thấy kinh tởm...Sự dùng những Thánh tích, lẽ dĩ nhiên, được giáo hội chấp thuận. Trong việc xử dụng những Thánh tích, chúng ta dạy về một đức tin hoàn toàn, nhưng chúng ta cũng ghê tởm, khinh miệt và lên án cách hành nghề kiểu một tay đưa ra Thánh tích, còn tay kia thì vơ tiền.."
Trong những năm gần đây, giáo hội đã đem mục dích chính trị thêm vào những sắc thái khác mà giáo hội quảng cáo về những đền thờ Maria. Trong hai đền thờ Maria lớn nhất trên thế giới ngày nay, đền thờ ở Lourdes trên nước Pháp và ở Fatima, Bồ Đào Nha, được dựng lên như là các nơi thiêng liêng vì Maria đồng tring đã viếng thăm trái đất tại các nơi này, đền thờ nổi tiếng hơn, Fatima, ngày nay được giáo hội xủ dụng chính yếu như là một biểu tượng xúc cảm trong cuộc chiến chống Cộng. Đền thờ nổi tiếng nhất ở Tây Bán Cầu, ở Guadalope, nay được dùng như là một vũ khí chống các trường học công cộng ở Mễ Tây Cơ (Giáo hội phản đối các trường công, muốn rằng nền giáo dục Mễ Tây Cơ phải do các trường Gia Tô chỉ đạo; TCN)
... Gần đây, những pho tượng "Đức Mẹ ở Fatima" đã được mang đi diễn hành ở Âu Châu và Mỹ châu, phô trương rầm rộ và được các báo Gia Tô tường thuật chi tiết. Mỗi pho tượng đi tới đâu đều có những "phép lạ" hiện ra tới đó.
Hầu như mọi thông tin quảng cáo về những pho tượng này đều kết hợp phép lạ ở Fatima với chiến dịch chống Cộng của Giáo hội. Giới trí thức Gia Tô cảm thấy hổ nhục vì sự khai thác chính trị này. Trí thức Gia Tô không bắt buộc phải tin những chuyện Maria hiện thân mà giáo hội đưa ra chừng nào mà họ không công khai bác bỏ những truyền thuyết có tính cách linh cảm này."
(Monsignor John L. Belford, one of Brooklyn's most noted Catholic leaders, deplored the fact that some shrines "have appealed to the greed which is one of the foul characteristics of human nature," and condemned the "commercialism which surrounds shrines." He said: "It is not easy to draw the line between devotion and superstition, but there are places at home and abroad where devotion are practiced and promoted as a mean to gather money...Catholics are ashamed and non-Catholics are horrified...The use of relics is, of course, approved by the Church. In that use we profess unqualified faith, but we do loathe, despise and comdemn the contemptible practice of applying the relic with one hand and collecting money with the other."
...In recent years the hierarchy has added political purpose to other features of its shrine promotion. Of the two greatest shrines in the world today, the French Lourdes and the Potuguese Fatima, made sacred by visits of the Virgin Mary to the earth, the more fmous one, Fatima, is now used by the Church chiefly as an emotional symbol in the war against communism. The most famous shrine in the Western hemisphere, Guadalope, is being used as a weapon against Mexican public schools.
...Recently "Fatima statues" have been circulated in Europe and America with enormous public fanfare and detailed report in the Catholic press. Each statue during its journey has had many "miracles reported along its path."
...Virtually all publicity about the statue has coupled the miracle of Fatima with the Church's drive against communism... Many Catholic intellectuals are shame-faced about this political exploitation of apparition...Catholic intellectuals are not bound by the rules of their Church to take the apparition stories seriously as long as they do not repudiate the inspiring legends publicity.)
7.2. Huyền Thoại Lourdes.

Sự thật về "phép la" ở Fatima là như vậy, thế cònì sự thật về "phép lạ" ở Lộ Đức (Lourdes) ra sao? Chúng ta có thể tìm thấy chi tiết trong cuốn Lộ Đức: Sự thật về những cái thấy của Bernadette. Tính cách thương mại của hang đá (Lourdes) (Lourdes: La Vérité sur les Visions de Bernadette. Le mercantilisme de la Grotte), của André Lorulot . Sau đây tôi xin trích dẫn những đoạn quan trọng về cái gọi là "phép lạ" ở Lourdes.
"Giáo hội có những phương tiện quyền thế để truyền bá những chuyện không tưởng. Giáo hội phát hành hàng triệu cuốn sách chứa đầy những lời dối trá trắng trợn và những sai lầm cố ý.
Thí dụ, cuốn sách nổi tiếng của Henri Lasserre viết về Đức Mẹ ở Lộ Đức đã được phát hành tới một triệu cuốn. Thực ra, văn phẩm thuộc loại đó chỉ nhằm những người trí tuệ thô thiển. Đó là tác phẩm của một tín đồ mù quáng và cuồng tín.
Một Linh mục dòng Tên, ông Cros, thú nhận rằng"cái mớ tài liệu đưa cho Henri Lasserre ngày trước " thực sự trống rỗng. "Không có gì trong đó có thể dùng để viết một cách xác thực về câu chuyện hiện thân của Đức Mẹ."
Larrerre giới thiệu Francois Soubirous (cha của Bernadette) như là một con người gương mẫu. Trái lại, Linh mục Cros biết rõ rằng, đó chỉ là một tên nghiện rượu, mang tiền của gia đình đi la cà tửu quán uống rượu, vào tháng 3, 1858, đã bị tù vì tội ăn cắp.
Em nhỏ Bernadette Soubirous, con gái tên nghiện rượu kể trên, cùng với vài đứa bạn đi kiếm củi.
Khi tới gần cái hang, em nhìn thấy một người đàn bà đẹp "không giống người nào trên trái đất" mỉm cười. Em quỳ xuống. Người đàn bà kia tay làm dấu Thánh giá.
Chủ nhật tới, em trở lại cái hang trên cùng mấy đứa bạn. Tất cả đều quỳ xuống cầu nguyện. Sau một hồi, mặt Bernadette rạng rỡ lên. Em lại thấy người đàn bà áo trắng kia xuất hiện. Các bạn em không ai thấy cả nhưng xúc động trước cảnh tượng ngây ngất xuất thần của em bé chăn cừu (Bernadette).
Người đàn bà mà Bernadette nhìn thấy trong hang cũng đọc riêng cho em ba điều bí mật. Người ta đã không tiết lộ ba điều bí mật này.
Làm sao mà Bernadette có thể nhớ được những điều trên (giả thử có người thực sự đọc cho em điều gì đó)? Trí nhớ của em nhỏ đáng thương kia rất kém cỏi đến độ em không thể nhắc lại cho đúng hai tiếng "Immaculée Conception" (Thụ thai vô nhiễm).
Bernadette đã mang tới một mảnh giấy và một cái bút chì để Đức Mẹ đồng trinh viết. Nhưng "Bà" đã lẩn tránh, không viết và thật là đáng tiếc. Chúng ta đã có thể có được một văn kiện tỉ mỉ, chắc chắn là đáng tin cậy hơn là những lời tả lại của em bé nhà quê. Nhưng Bernadette không biết viết, và đó là lý do, lý do duy nhất, bắt em phải trình lại mảnh giấy còn trinh nguyên.
"Hãy nói với những Linh mục là phải xây một nhà thờ ở đây và mọi người phải diễn hành đến đó."
Những lời trên, theo Bernadette, là của người đàn bà đã xuất hiện, không thể làm các ông Linh mục phật ý. Tới đây, âm mưu đã rõ rệt.
Khi người ta làm cho Đức Mẹ phát ngôn thì, do một sự trùng hợp khó xử, bao giờ cũng là để phục vụ quyền lợi của giới giáo sĩ.
Tất cả cái trò hề đó đã được Linh mục Peyramale ở Lourdes (Lộ đức) dàn dựng và sau đó được giám mục Laurence ở Tarbes khuyến khích và ủng hộ.
Bernadette đã được hai linh mục khác, LM Ader và LM Ponian chuẩn bị tư tưởng và mớm lời.
Người ta đã đem cô gái nhỏ bệnh hoạn tới một làng nhỏ, Bartrès, để săn sóc.
Thật là khá châm chọc khi ta nhận xét là Bà đồng trinh luôn luôn chọn những tâm hồn mộc mạc để giao phó riêng những bí mật.
Tại sao Bà đồng trinh lại chỉ xuất hiện trước em nhỏ bệnh hoạn đó?
Ngoài Bernadette ra còn có hàng trăm, hàng ngàn người. Bà đồng trinh có thể làm cho sự thổ lộ của mình có một giá trị nổi bật hơn nếu xuất hiện trước tất cả mọi người một cách không ai có thể nghi ngờ và để lại một vài văn kiện vô hiệu hóa mọi sự phản đối? Tại sao chỉ chọn những đứa trẻ mắc bệnh tâm thần?
Vậy thì, những ảnh tượng Bernadette nhìn thấy đã được sắp xếp một cách hoàn toàn từ trước bở Linh mục Ader, vì, ít lâu sau những việc làm vụng về đó (mang Bernadette đi xa để chuẩn bị; TCN), Bernadette trở lại Lourdes để phóng mình vào những cơn hoang tưởng cuồng loạn.
Thật ra, ngày 28 tháng 12, 1857 (45 ngày trước lần xuất hiện đầu tiên) bộ Tư Pháp đã biết trước chuyện gì sẽ xẩy ra. Quan Trưởng Tòa ở Pau, ông Falconnet, đã gửi cho ông Tòa ở Lourdes một văn thư báo trước chuyện này.
"Tôi được biết rằng có những biểu lộ về một nhân vật siêu nhiên và mang tính chất của phép lạ, đã được sửa soạn để đưa ra vào dịp cuối năm. Tôi yêu cầu ông hãy để ý canh chừng sự thực về những việc này.""
( L'Église possède des moyens puissants pour répandre ses récits fantastiques. C'est par million d'exemplaires qu'elle diffuse des publications remplies de mensonges flagrants et d'erreurs voulues.
Le fameux livre d'Henri Lasserre, par exemple, Notre Dame de Lourdes, a été répandu à un million d'exemplaires...Ce genre de littérature est, en effet, tout désigné pour des intellects rudimentaires...C'est l'oeuvre d'un partisan aveugle et fanatique.
Un Jésuite, le P. Cros, avoue que la "liasse des documents confiés autrefois à M. Henri Lasserre" était vide. "Rien n'y pouvait servir à une histoire vérédique des apparitions."
...Lasserre présente Francois Soubirous (le père de la voyante Bernadette) comme un homme modèle. Le P. Cros reconnait, au contraire, que c'était un alcoolique, qui buvait au cabaret l'argent de la famille et qui avait été emprisonné, en Mars 1857 pour vol.
...La petite Bernadette Soubirous, fille de l'alcoolique précité, s'en va ramasser du bois mort, avec quelques compagnes.
En arrivant auprès de la grotte, elle apercoit une belle et souriante dame "qui ne ressemblait à personne de la terre". Elle tombe à genoux. La dame fait le signe de la croix...
...Elle retourne, le dimanche suivant, à la Grotte, avec d'autres enfants. Tous s'agenouillent et se mettent à prier. Bernadette, au bout d'un moment, se transfigure. Elle apercoit de nouveau la dame blanche. Ses compagnes ne voient rien, mais sont émues au spectacle de la petite bergère en extase.
...La vision de la Grotte dicta aussi à Bernadette trois secrets confidentiels. On ne les a pas divulgués.
Comment Bernadette est-elle été capable de s'en souvenir, du reste? (en supposant qu'on lui eut vraiment dicté quelque chose) La pauvre gosse avait si peu de mémoire qu'elle ne parvenait même pas à répéter ces deux mots: Immaculée Conception.
...Bernadette avait apporté à la Vierge, pour qu'elle écrive, un crayon et du papier. Mais la "dame" se déroba et c'est dommage. Nous aurions possédé là un document curieux, plus original sans doute que les descriptions de la jeune paysanne. Mais...Bernadette ne savait pas écrire - et c'est la raison, la seule raison, qui la contraignait à rapporter son papier vierge (comme la "dame".)
"Allez dire aux prêtres qu'il doit se bâtir ici une chapelle et qu'on y doit venir en procession".
Ces paroles, attribuées par Bernadette à sa radieuse "apparition", ne pouvaient déplaire à ces messieurs prêtres, on les concoit. La trame est ici bien visible.
Lorsqu'on fait parler Madame la Vierge-Mère, c'est toujours, par une coincidence inquiétante, pour servir les intérêts du clergé.
...Toute cette farce a été combinée par l'abbe Peyramale, curé de Lourdes, encouragé et soutenu ensuite par l'évêque de Tarbes, M. Laurence.
Bernadette avait été savamment préparée et suggestionnée par deux autres prêtres, l'abbé Ader et l'abbé Ponian.
On avait envoyé la gamine, malade, se soigner dans un tout petit village de la montagne: Bartrès.
... Il est assez piquant de remarquer que la Vierge choisit toujours des simples d'esprit pour confidents. Cà aussi, c'est une indication précieuse.
...Pourquoi la Vierge ne voulait-elle se montrer qu'à cette petite malade?
Aux côtés de Bernadette il y avait des centaines, puis des milliers de personnes. La Vierge pouvait donner à sa manifestation une valeur plus éclatante en se montrant à tout le monde, d'une facon indiscutable - et laisser quelque document qui aurait réduit à néant toutes les objections. Pourquoi choisir toujours des petits enfants névropathes?
....Les visions de Bernadette étaient donc parfaitement combinées à l'avance par l'abbé Ader, car, peu de temps après qu'il eut tenu ces imprudents propos, l'enfant rentrait à Lourdes et se livrait à ses hallucinations hystériques.
En effet, le 28 Décembre 1857 (45 jours avant la première apparition), la justice était déjà au courant de ce qui allait se passer. Le Procureur Général de Pau, M. Falconnet, envoyait ce jour-là une note de service au Procureur de Lourdes, pour le prévenir.
"Je suis informé que les manifestations affectant un caractère surnaturel et prenant un aspect miraculeux, se préparent pour la fin de l'année. Je vous prie de veiller à ce que ces faits soient exactement surveillés...")
Đó là đại cương về hiện tượng Lourdes. Trong cuốn sách của Lorulot có đầy đủ chi tiết về những sự dàn dựng của giới Linh mục về hiện tượng Lourdes, dựa theo rất nhiều tài liệu nghiên cứu về hiện tượng này cũng như những tài liệu của chính quyền địa phương. Nhưng tất cả những sự thực này đều không làm giáo hội lo ngại vì "giáo hội đã quá thông thạo phương cách bóp nghẹt những vụ gây tai tiếng" (...sans inconvénient de l'Église: elle est si experte à étouffer les scandales.)
Một mặt khác, ở Lourdes, "người ta" đã khai thác triệt để sự mê tín của quần chúng để thu vào những nguồn lợi khổng lồ. Giáo hội không làm gì để ngăn cản, trái lại còn khuyến khích.
Chúng ta hãy đọc đoạn sau đây của André Lorulot (Ibid., trg. 7):
" Cái xí nghiệp Lourdes cung cấp cho giáo hội những nguồn lợi vật chất mà giáo hội dùng trong chính trị nhơ bẩn và mờ ám.
Cái hang đá (Lourdes) không chỉ mang những lợi tức đến cho công đoàn. Nó còn là một phương tiện để duy trì và phát triển sự cuồng tín, gia tăng cường độ ngu xuẩn, đẩy sự tin vào siêu nhiên đến cực độ.
Chúng ta thấy ở đó mọi dạng khai thác. Mới đây giáo sư A. Chide chứng tỏ rằng đĩ điếm rất phát triển ở Lourdes. Và tôi không nói đến vô số thày dòng tới đây "như là một hỏa tiễn" với các cô "cháu gái" hay tệ hơn nữa.
Nếu các bạn có đi tới Lourdes thì hãy cẩn thận và đừng tin ở đám người cuồng tín đó, những người này thực sự là những con vật hung hăng, đầu óc ngu đần bị thống trị bởi giáo hội và không đủ khả năng để hiểu một lý lẽ có ý nghĩa.
Chúng ta phải đi tới Lourdes - và biết quan sát một cách bình tĩnh với óc phán đoán - mới nhận ra tầm rộng lớn của căn bệnh tôn giáo."
(L'entreprise de Lourdes fournit à l'église d'incalculables resources matérielles, qu'elle emploie à sa politique malsaine et obscure.
La Grotte ne fournit pas seulement des revenus à la congrégation. Elle constitue un moyen excellent d'entretenir et de développer le fanatisme, d'exacerber la bêtise, de pousser au paroxysme la croyance au surnaturel.
...Toutes les formes d'exploitation sont du reste représentées. Le professeur A. Chide a montré naguère que la prostitution était très developpée à Lourdes... Et je ne parle pas des innombrables curés qui viennent ici "en bombe" avec leur "nièce" ou pis encore..
...Si vous allez à Lourdes, soyez prudent et méfiez-vous de ces fanatiques, véritables bêtes furieuses, cerveaus inintelligents dominés par l'Église et incapables de comprendre un raisonnement sensé.
... Il faut aller à Lourdes - et savoir observer avec calme et discernement - pour saisir l'étendue du mal religieux.)
Và sau đây là một đoạn trong cuốn Cái nhìn của một linh mục hiện đại về giáo hội lỗi thời của ông ta (A Modern Priest Looks at his Outdated Church,trg.31,) tác giả là Linh Mục James Kavanaugh:
"Tôi đã đi tới Lourdes ở miền Nam nước Pháp. Tôi đứng trong cái công trường rộng lớn đằng trước thánh đường và quan sát những tín đồ GiaTô ở khắp nơi trên thế giới chờ đợi một ân sủng đặc biệt của cái đền thờ thiêng liêng này. Tôi bị các bà người Ý đầu đội khăn xô đẩy, những người Đông Âu to tiếng thì thầm những lời cầu nguyện làm cho tôi sao lãng. Tôi thấy những người bệnh hoạn nằm trên cáng, những nhà kinh doanh Mỹ với những chiếc sơ mi trắng. Tôi thấy những linh mục trong những bộ áo thầy tu của thế giới, những người Phi Châu hồ hởi trong các bộ quần áo sặc sỡ. Nhưng phần lớn là tôi thấy những bộ mặt nhăn nheo, nói lên một cách thành thực sự đau đón của họ. Họ đã tới để xin một ân huệ, giống như những đám người Hồi Giáo tại nơi hành hương, và để hưởng một sự tiếp xúc đặc biệt với Thần của họ. Họ uống nước ở đó, nổi tiếng về những tác dụng lạ lùng. Họ mua nước đựng trong những chai plastic để mang về nhà (và để biếu. TCN). Họ mua từng rổ tràng hạt và mề đay và nhờ những bàn tay mập mạp nhễ nhại mồ hôi của các linh mục ban phúc lành cho những thứ này. Họ đông như châu chấu, cúi xuống ngấu nghiến từng cọng ân sủng đặc biệt. Họ mi-mi chân các ngôi tượng và rên rỉ trong những đền thờ mốc mếch. Họ thú tội bằng đủ mọi thứ tiếng và nhai nhóp nhép phó mát của miền núi. Rồi, giống như một đàn cừu vĩ đại đã no nê hài lòng, họ về nhà đi ngủ. Và tôi cũng về nhà đi ngủ, cũng khó chịu và rối răm bởi sự mê tín như là tôi đã chứng kiến vào một ngày mùa thu đó khi đội banh Spartans thắng đội banh Rome. (Đội banh Rome, theo lời kể của Linh Mục Kavanaugh, trước khi ra quân, quỳ trước nhà thờ yêu cầu được Linh Mục ban phép lành và cho ăn bánh Thánh, hiệp thông với Thượng đế để Thượng đế phù hộ cho thắng trận đấu, nhưng rút cuộc bị thảm bại. TCN). Tôi không những chỉ khó chịu và rối răm mà tôi còn cảm thấy thật là xấu hổ. Đó là giáo hội của tôi, và họ là những tín đồ mà tôi góp phần đào tạo, những con số thống kê mà chúng tôi cộng vào khi chúng tôi đếm số người theo đạo. Đầu óc tôi đầy những tư tưởng làm tôi ngủ không được...Tôi nghĩ đến những con người GiaTô sợ sệt, lo lắng cầu nguyện trong mọi giáo xứ mà tôi đã phục vụ. Tôi nghĩ đến con người mà là tín đồ Gia-Tô và một lần nữa tôi lại nghĩ đến họ."
(I took a trip to Lourdes in southern France. I stood in the giant square in front of the Basilica and watched the Catholics of the world await the special blessing of this sacred shrinẹ I was jostled by the Italian ladies in their shawls, distracted by Eastern Europeans who whispered their prayers out loud. I watched the sick on their litters, the American businessmen in their clean white shirts. I saw priests wrapped in the cassocks of the world, excited Africans in their multi-colored native garb. But most of all I saw the wrinkled faces, speaking out the sincerity of their pain. They had come to ask a favor, like the Moslem hordes at Mecca, and to know a special contact with their God. They drank the water there, which is noted for its miraculous effects. They bought the plastic bottles to bring the water homẹ They bought rosaries and medals by the basketful and had them blessed by the pudgy hands of sweating priests. They covered the grounds like locusts, bent on devouring each shred of special grace. They kissed the feet of statues and groaned in mildewed shrines. They confessed in every language and munched their mountain cheese. Then, like a giant, content herd, they went home to bed. And so did I, as sick as confused by superstition as I had been on that autumn day when the Spartans conquered Rome.
Not only was I sick and confused, I was deeply ashamed as well. This was my Church and there were the Catholic men I had helped to form, the statistics we added up when we counted the catholicity of our Church. My mind was crowded with thoughts that refused to let me sleep. I thought of the frightened catholics who worried and prayed in every parish I had served. I thought of the man who is a Catholic and I think of him once again....)
Qua những tài liệu mà tôi trích dẫn ở trên, chúng ta đã thấy rõ thực chất những "phép lạ" Gia Tô ở Fatima, ở Lourdes ra sao. Nhưng đối với số tín đồ Gia Tô tin vào những phép lạ của Giáo hội thì có thể họ sẽ đưa ra câu hỏi: "Phép lạ Fatima? Phép lạ Lộ Đức? Tại sao không? Đã có nhiều bằng chứng cho thấy có người đi hành hương các nơi này rồi về khỏi bệnh v...v..."
Y khoa đã chứng minh rằng, nếu con người tin tưởng mãnh liệt vào bất cứ một cái gì, có khả năng chữa "bách bệnh tiêu tan, vạn bệnh tiêu trừ", thì có thể trong vài trường hợp cơ thể con người tiết ra những chất kháng độc và làm lui hay khỏi một số bệnh, và họ cho đó là những "phép lạ". Trong những công cuộc nghiên cứu y khoa, người ta đã cho nhiều bệnh nhân uống thuốc giả (placebo), nghĩa là không phải thuốc thật mà chỉ là bột thường chế tạo giống viên thuốc, mà một số bệnh nhân cũng khỏi bệnh như thường. Vậy thì tác dụng của nước ở Lộ Đức nhiều nhất là tương đương với "tàn hương, nước giải", đôi khi cũng làm cho nhẹ bớt hay khỏi bệnh. Trong Gia Tô Giáo cũng có chuyện sau đây: "Những mẩu xương của Thánh Rosalia, được gìn giữ ở Palermo (miền Nam nước Ý; TCN), đã "chữa khỏi" cho nhiều người, ngay cả sau khi người ta khám phá ra rằng đó chỉ là xương của một con dê" (The bones of St. Rosalia preserved at Palermo "cured" many people even after they were discovered to be the bones of a goat; Daleiden, Ibid., trg 113). Những sự kiện này chứng tỏ không có phép lạ nào dự phần trong đó.
Nhưng vấn đề ở đây không phải là phép lạ, vì phép lạ, nếu thực sự là phép lạ, có tính cách nhỏ giọt này có bao nhiêu giá trị cho nhân loại? Bảo rằng phải có lòng tin phép lạ mới ứng. Như vậy là cho rằng trong cả triệu người đến Lộ Đức mỗi năm, lâu lâu mới có một người tin. Vấn đề ở đây là giáo hội đã khai thác lòng mê tín của quần chúng để kiếm tiền cho những mục đích chính trị nhơ bẩn và tối tăm như André Lorulot đã viết ở trên.
7.3. Sự Thật Về Ngụy Tích La Vang:
Sau đây là chuyện Mary hiện ra ở La Vang, Việt Nam, được cho là vào cuối thế kỷ 18, năm 1798, theo truyền thuyết, nhưng thực ra không ai biết ngày nào, năm nào. Theo các tín đồ Công Giáo Việt Nam thì La Vang là nơi mà họ cho rằng Mary đã hiện ra đánh đuổi Phật Thần, chiếm đất giành dân, cướp Chùa để xây nhà thờ [Xin đọc vài câu thơ trong cuốn Linh Địa La Vang của Linh mục Nguyễn Văn Ngọc mà tôi sẽ trích dẫn trong một đoạn sau]. Nhà thờ La Vang đã được Vatican nâng lên thành một Vương Cung Thánh Đường Thứ Yếu [hay ít quan trọng, hay hạng nhỏ] ở La Vang [a minor basilica in La Vang] ngày 22 tháng 4, 1961, trong thời của chế độ Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam, tuy Vatican đã biết rõ là Mary không hề hiện ra ở La Vang như trong tờ Tuần-báo “L'Osservatore Romano”, tiếng nói chính-thức và có thẩm-quyền nhất của Tòa Thánh Vatican, trong số 32/33, tuần lễ 12-19/8/1998, đã xác định là: “Bất hạnh thay, không có một văn-bản tài-liệu nào về những lần hiện ra (ở La Vang) này” [Unfortunately, there is no written documentation of these apparitions [in La vang]].
Với sự thú nhận của Tòa Thánh như trên, và đối chiếu quá nhiều mâu thuẫn và phi lý trong những tài liệu về La Vang do các giám mục, linh mục, và giáo dân Công Giáo Việt Nam viết về La Vang, chúng ta có thể nói ngay rằng, vụ Mary hiện ra ở La Vang là một ngụy tích bịa đặt của Công Giáo Việt Nam với hai mục đích: phóng đại và bi thảm hóa cuộc cấm đạo ở Việt Nam vào cuối thế kỷ 18, và nuôi dưỡng sự mê tín, đẩy mạnh lòng sùng tín Mary theo sách lược của Giáo hội. Phần khảo luận sau đây hi vọng có thể làm sáng tỏ vấn đề.
Điều đầu tiên chúng ta cần biết về hiện tượng bà Mary hiện ra ở La Vang là sự hiện thân này rất khác với sự hiện thân của Mary ở các nơi nổi tiếng khác như Fatima và Lộ-Đức. Ở Fatima và Lộ-Đức, sự hiện thân của Mary đều có nhân chứng, thiệt hay giả, chúng ta hãy khoan nói, nhưng là có nhân chứng bằng xương bằng thịt, có tên tuổi hẳn hoi, do giáo hội Công Giáo đưa ra. Ở Fatima, bà Mary hiện ra trước ba em bé chăn cừu mù chữ lên 10, 9, và 7 tuổi: Lucia dos Santos, Francisco Marto và Jacinta Marto. Ở Lộ-Đức, Mary hiện ra trước cô gái bệnh hoạn Bernadette Soubirous 14 tuổi [Có một chuyện thuộc loại khó hiểu: Nước thánh ở Lộ Đức, được giáo hội tuyên truyền là có thể chữa lành nhiều bệnh, do đó giáo dân đã đổ xô đến hành hương, biến miền Lourdes thành một trung tâm buôn bán mang lợi nhuận khổng lồ đến cho giáo hội. Ngoài ra, giáo dân trên khắp thế giới cũng có thể gửi mua “nước thánh Lộ-Đức” dưới hình thức “cúng dường” [donations], vì giáo hội không bán, nhưng chính Bernadette Soubirous, người mà bà Mary ưu ái chọn để hiện ra trước mặt, lại bị lao xương trong nhiều năm và chết khi mới có 35 tuổi (Dr. Joe Nickell in Examining Miracle Claims: Despite “multitudinous failures” over the intervening years (one such failure being Bernadette herself, who suffered for many years from tuberculosis of the bone and died at age thirty-five)]. Ở cả hai nơi, sự hiện ra đều có ghi rõ ngày tháng hẳn hoi. Còn ở La Vang thì không hề có một nhân chứng nào, tên tuổi ra sao, làm gì, và hiện ra ngày nào, hiện ra bao nhiêu lần, không ai biết, tất cả chỉ là nghe đồn, nghe nói lại, theo truyền thuyết v..v.., và chỉ ở trong nội bộ Công Giáo Việt Nam, và thường là rất mâu thuẫn với nhau và đượm nhiều chất hoang đường “không thể tin được”. Những chuyện thuộc loại nghe đồn, nghe nói lại, truyền khẩu, truyền thuyết, thường không chính xác và thường được đặt ra với một mục đích nào đó. Theo định nghĩa thì truyền thuyết là những chuyện được kể lại qua nhiều thế hệ nhưng không thể kiểm chứng được (An unverified popular story handed down from earlier times.) Do đó, đây là những chuyện ai muốn tin thì tin, không tin thì thôi. Nhưng những chuyện thuộc loại này trong Ki Tô Giáo thường được đưa ra với một mục đích. Chúng ta sẽ thấy rõ trong phần phân tích sau đây.
Vì hiếm có tài liệu ngoại quốc nào về biến cố La Vang đáng tin cậy, vì vài tài liệu của Vatican là dựa theo tài liệu của Việt Nam và có khi vô lý đến độ ngớ ngẩn, như sẽ được chứng minh về sau, sau đây là vài tài liệu Việt Nam về sự cố bà Mary hiện ra ở La Vang:
1. Báo Hiệp Nhất, cơ quan ngôn luận chính thức của Công Giáo Việt Nam hải ngoại, số 28, tháng 4, 1995, đăng bài "Tài Liệu về La Vang", trích từ Hiệp Thông Mục Vụ số 3, Italia, trong đó có vài đoạn như sau:
"1798.- Truyền khẩu nói rằng Đức Mẹ bồng Chúa Hài Đồng hiện ra nhiều lần để an ủi các giáo dân trốn chạy những cuộc bách hại của Triều đình Tây Sơn vào trong rừng sâu Lá Vàng, thuộc địa hạt Dinh Cát, nay là Quảng Trị...
...1811.- Sau khi Gia Long thống nhất, người bên Lương cũng nghe biết có Bà Linh Thiêng hiện ra ở vùng Lá Vàng...
...1823.- Đầu đời Minh Mạng, 3 làng Thạch Hãn, Cổ Thành và Ba Trừ chung nhau làm một cái miếu trên nền đất cao nơi cây đa chỗ Đức mẹ hiện ra nhưng gặp nhiều dấu lạ (mộng mị, tượng bi lật đổ) họ đành thôi và truyền tụng nhau rằng "Bà ấy là Bà bên Lương mà bên Giáo đã giành đi đó". Ngày nay có người cho rằng dân bên Lương gọi Bà Linh Thiêng đó là Phật Bà Quan Âm cứu đời. Ba làng đồng lòng nhường đất và chùa lại cho bên công giáo. Cha bổn sở Dinh Cát đồng ý cho người công giáo biến chùa thành nhà thờ. Đó là nhà thờ đầu tiên tại La Vang.
...1830.- Một giai thoại kể rằng Đức Mẹ đã mua vải để trang hoàng bàn thờ..."
2. Sau đây là vài đoạn trong cuốn Rơi Mặt Nạ, Văn Sử Địa 1998 của Chu Văn Trình và Ban Tu Thư Tự Lực, trg. 205-112, dưới đề mục "Chùa Lá Vàng ở Quảng Trị bị Gia Tô Cướp Đổi Thành Nhà Thờ La Vang":
"La Vang tên gốc là làng Cổ Vưu có từ thời Nhà Lê, đến thời Gia Long đổi là phường Lá Vàng nằm phía Tây đồn Dinh Cát, thủ phủ địa đầu của Việt Nam từ năm 1307, khi Vua Chiêm Thành Chế Mân hiến dâng Nhà Trần hai châu Ô và Lý làm lễ cưới Huyền Trân Công Chúa. Hiện nay La Vang (Lá Vàng) thuộc xã Hải Phú, quận Mai Lĩnh, tỉnh Quảng Trị, cách nam Quảng Trị 6 km, cách bắc Phú Xuân (Huế) 58 km.
...Ngày 17-8-1798, vua Cảnh Thịnh ra sắc dụ cấm đạo Gia Tô kể từ Phú Xuân (Huế) đến Bắc Hà, vì đây chỉ là "đạo dạy mê tín, dối gạt dân chúng và đảo lộn trật tự xã hội" [Tạ Chí Đại Trường: Lịch Sử Nội Chiến ở Việt Nam, 1991, trg. 309].
...Năm 1823, dưới triều Minh Mạng, Chùa Lá Vàng thờ Phật Bà Quan Âm bị những người Gia Tô cướp phá và đổi thành nhà thờ La Vang, Phật Bà Quan Âm đổi thành Maria đồng trinh.
Dữ kiện trên tương tự hành vi của Caesars nặn ra Tôn Giáo Giả (Religious Costumes) tức Gia Tô La Mã Giáo hiện nay.
"Chúng đơn giản gắn tên cho các tượng thần cũ bằng những tên mới...
- Tượng thần Jupiter trở thành Tông Đồ Peter
- Tượng thần Vệ Nữ (Venus) trở thành Maria đồng trinh...
[They simply gave their old Gods and Idols new names... Jupiter became the Apostle Peter and Venus became the Virgin Mary etc...]
(Chick Publications: The Big Betrayal, p. 15; Fifty Years in the "Church of Rome" by Chiniquy, p. 51, Chick Publications; The Godfathers, p. 7, by J. T. C.., Chick Publication)
...Gần đây có tác giả Hồng Phúc, một Linh mục Gia Tô Việt Gian cuồng tín, chủ ý lừa dối công luận, cố tình viết xuyên tạc sự thật lịch sử để chạy tội quá khứ cho cha ông chúng can tội phá hoại văn hóa bản địa như cuốn "Đức Mẹ La Vang", trg. 35:

"Trong những năm đầu 1820-1840, các người Phật Giáo và Công Giáo thuộc các làng Ba Trừ, Cổ Thành và Thạch Hãn có chung nhau xây một ngôi chùa ngay tại nơi Đức mẹ hiện ra , gọi là Chùa Ba Làng.
Nhưng sau đó họ bàn tính lại với nhau và đồng thuận rằng Đức Bà hiện ra là "bên Giáo", nên đã nhường ngôi chùa lại cho bên Công giáo và các gia đình Công giáo tu sửa "ngôi chùa thành nhà Chúa"
Nhưng lịch sử đã chứng minh không bao giờ có chuyện Phật Giáo và Gia Tô chung nhau xây một ngôi chùa. Lịch sử hình thành Công Giáo La Mã từ thời Jesus đã cho biết:
Công Giáo đi đến đâu thì ở đó chúng tìm mọi cách đập phá tất cả công trình kiến trúc có trước để xây trên nền đất cũ nhà thờ Gia Tô của chúng..
...Ngày 4-8-1885, cách mạng Văn Thân nổi giậy thiêu hủy nhà thờ La Vang đòi lại đất cho Chùa Lá Vàng. Cũng dịp ấy, Cố đạo gián điệp Caspar ở nhà thờ Kim Long (Huế) đã tiến cử Nguyễn Hữu Độ, Hoàng cao Khải, Phan Đình Bình...lên Thống Tướng thực dân De Courcy đem quân tàn sát Văn Thân, cướp lại đất Chùa Lá Vàng cho Gia Tô.
Năm 1886, cố Tây gián điệp Caspar xây lại nhà thờ La Vang lần thứ hai, đến 15 năm sau mới xong, ngày 8-8-1901, nhà thờ thứ hai có tên là Thánh Đường La Vang.
Năm 1923, cố Tây thực dân Allys xây lại nhà thờ lần thứ ba bằng gạch, ngói, 5 năm mới xong.
Năm 1959, thời Gia Tô phản quốc Ngô Đình Diệm ...nhà thờ La Vang được Diệm trùng tu, xây ba cột trụ xi măng cốt sắt, tới 1961 mới xong.
Năm 1972, nhà thờ La Vang bị bom Mỹ oanh tạc, chỉ còn lại ba cột xi măng.
Các ngày 13-15 tháng 8 -1998, đạo đồ Gia Tô kỷ niệm 200 năm cướp chùa Lá Vàng ngụy tích là hồn ma Mary hiện hình.
...Với những nguồn sử liệu kể trên, nhà thờ La Vang chỉ là một chứng tích đại nhục cho dân tộc Việt Nam, đánh dấu thời kỳ nô lệ - Việt Nam làm nô lệ cho Gia Tô - Thực Dân Da Trắng. Giáo hội Gia Tô thuộc địa kế thừa hiện nay là Giáo hội Gia Tô Việt Gian bán nước."
3. Sau đây là vài đoạn trong cuốn Linh Địa La Vang của Linh Mục Xitanilaô Nguyễn văn Ngọc, ấn bản 1978, Hoa Kỳ. Đầu tiên là lời tuyên ngôn của tác giả: “Là một linh mục tuyệt đối phục tùng hội thánh [xin hiểu là Vatican], chúng tôi trân trọng tuyên bố không hề bao giờ muốn đi trước hội thánh, trong khi kể lại những sự tích Đức Mẹ hiện ra tại La Vang và những sự kiện được gọi là phép lạ.” Tôi xin miễn phê bình về lời tuyên ngôn này. Nhưng chúng ta cần hiểu là nếu Vatican chưa đi thì các linh mục Công giáo Việt Nam không dám đi, vì truyền thống tùng phục Vatican là bao giờ cũng phải đi sau Vatican, và nếu Vatican chưa viết về La Vang thì các linh mục Việt Nam cũng không dám vượt quyền mà viết về La Vang. Chỉ có điều, Vatican đã khẳng định là không có một tài liệu nào viết về những lần hiện ra của Mary ở La Vang, nên linh mục Nguyễn Văn Ngọc có đi trước hay đi sau và viết về La Vang thì cũng vậy thôi, vì tất cả chẳng qua chỉ là những chuyện “phịa”. Linh mục Ngọc không hiểu như vậy nên vẫn phải ra tuyên ngôn sợ là mang tội đi trước hội thánh. Thật tội nghiệp.. Không sợ tội phịa mà chỉ sợ tội đi trước hội thánh. Ở trang 36, tác giả Nguyễn Văn Ngọc viết:
Một điều đáng tiếc là không ai biết Đức Mẹ đã hiện ra tại La Vang vào năm nào cho đích xác. Nhưng theo cổ truyền mà nhận xét thì Đức Mẹ đã hiện ra vào thời kỳ nước nhà đang quằn quại giữa cảnh: trăm họ lầm than, từ 1765-1802 như đã nói trên...Có người nói Đức Mẹ đã hiện ra năm 1798, năm Cảnh Thịnh bắt đạo, đó cũng là nói theo sự phỏng đoán mà thôi.
4. Charlie Nguyễn, một trí thức Công giáo thuộc một gia đình gốc nhiều đời, đã tỉnh ngộ, và với lương tâm của người trí thức chân chính Việt Nam, ông ta đã vạch rõ cho chúng ta thấy những bộ mặt thật của Công Giáo hoàn vũ cũng như Công giáo Việt Nam trong mấy cuốn sách quý: “Công Giáo: Huyền Thoại Và Tội Ác”, “Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm”, “Thực Chất Đạo Công Giáo Và Các Đạo Chúa “. Đây là những tiếng nói trung thực của một trí thức Công Giáo, một người biết rõ hơn ai hết về thực chất của Công Giáo.
Trong cuốn “Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm”, Charlie Nguyễn có viết một chương về Trách Nhiệm Của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Việt Nam với lời mở đầu như sau: “Để dẫn chứng về trách nhiệm của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, chúng tôi đặc biệt chú ý đến sách "Linh Địa La Vang" của Linh Mục Xitanio Nguyễn Văn Ngọc, được xuất bản lần đầu tại Việt Nam với sự chuẩn y của Tổng Đại Diện Tòa Giám Mục Huế ngày 13.4.1970, và được tái bản năm 1978 tại Hoa Kỳ do Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ, thuộc Dòng Đồng Công ở Missouri (P.O. Box 836 – Carthage MO. 64838). Sách LĐLV đã được viết ra một cách rất tự nhiên, bộc lộ nguyên vẹn tim gan sâu kín của giới tu sĩ Công Giáo Việt Nam. Cuốn sách này đã được giới chức có thẩm quyền theo giáo luật cho phép và đã được Dòng Đồng Công hải ngoại cho tái bản. Ngoài việc sách này cho biết thêm chi tiết về hội đồng san định các kinh nguyện, nó còn cho chúng ta biết rất nhiều điều đáng ghi nhận về trách nhiệm của Hội đồng Giám mục Việt Nam.”
Sau đây là vài đoạn liên hệ đến ngụy tích La Vang mà Charlie Nguyễn đã nêu ra:
Năm 1885, triều đình Huế thất thủ. Năm 1886, Giám mục Sohier ỷ vào thế lực thực dân Pháp trưng đất của dân làng Thanh Tấn và Ba Trục thuộc tỉnh Quảng Trị để mở mang linh địa La Vang (LĐLV trang 48). Tại đây có một ngôi chùa dưới gốc cây đa trong rừng Lá Vằng đã được dân làng xây dựng từ đầu đời vua Minh Mạng. Dân Công Giáo đến phá chùa để cướp đất và họ đã làm những bài vè khá dài kể về việc này. Có điều là họ cho rằng người phá chùa là Đức Mẹ linh thiêng chứ không phải người thường. Bài vè này đến nay vẫn được giáo dân La Vang truyền tụng,
Ngôi chùa đã được biến thành nhà thờ Công Giáo từ đó. Đây là thánh đường đầu tiên tại La Vang nơi chính Đức Mẹ đã hiện ra . [ Người ta phao tin như thế.]
(Tên cũ Lá Vằng được đổi thành La Vang có lẽ do các giáo sĩ người pháp viết như vậy trong các văn kiện nói về Lá Vằng – Ghi chú của Charlie Nguyễn). Từ khi ở linh địa La Vang có nhà thờ đầu tiên thì sự tích Đức Mẹ hiện ra được thông báo đi khắp nơi bằng giấy mực của giáo quyền và chính quyền thực dân.
Năm 1939, Đức Khâm Mạng Tòa Thánh Drapier gửi thông báo cho toàn thể Đông Dương chọn ngày 30 tháng 6 Dương lịch là ngày lễ hai thánh Phê-rô và Phao-lô làm lễ cầu an khắp nơi và sẽ tổ chức một cuộc rước kiệu thật lớn tại đền thờ Đức Mẹ La Vang. Phủ Toàn Quyền cũng thông sức khắp nơi cho các công nhân (viên chức nhà nước) phải đi lễ vào ngày nói trên (LĐLV, tr. 81). Mọi cuộc lễ tại La Vang bị tạm ngưng do Thế chiến 1939-1945. Sau khi Pháp trở lại Việt Nam, ngày 12.9.1946, lễ kính Đức Mẹ La Vang lại được cử hành. Hôm đó có bà Vĩnh Thụy tức Nam Phương Hoàng Hậu đi xe hơi từ Huế ra tận La Vang để dự lễ cầu an (LĐLV, tr. 82)
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) được chính thức thành lập do Sắc chỉ ngày 24.11.1960 của Giáo Hoàng Gioan XXII. Ngày 18.12.1960, HĐGMVN tổ chức đại lễ tạ ơn Tòa Thánh tại nhà thờ lớn Saigon với sự tham dự của toàn bộ các giới chức cao cấp của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa do Ngô Đình Diệm lãnh đạo. Chính hôm ấy, HĐGMVN và chính phủ Diệm đã quyết định việc dâng hiến tổ quốc Việt Nam cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ (mà đại diện độc quyền chính thức của Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ trên trái đất này là Vatican – chú thích của Charlie Nguyễn) đồng thời khấn hứa sẽ xây dựng một đền thờ dâng kính Trái Tim Đức Mẹ tại La Vang. Nhà thờ La Vang sẽ được gọi là "Đền Thờ Toàn Quốc dâng kính Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ" và "Linh Địa" La Vang” sẽ được gọi là "Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc". Ngày 8.8.1961, HĐGMVN họp tại Đà Lạt đã quyết định như sau:
Bàn thờ chính tại nhà thờ La vang sẽ được gọi là "Bàn thờ dâng hiến giáo hội và Tổ Quốc Việt Nam, cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ" và 3 bàn thờ phụ để dâng kính Các Thành Tử Đạo của 3 miền Việt Nam.
Ngày 20.7.1961, TGM Ngô Đình Thục viết lời phi lộ trên tờ Nguyệt San Đức Mẹ La Vang số 1 nhấn mạnh: "La Vang là của chung toàn thể quốc dân Việt Nam, cả lương lẫn giáo". Ngày 1.6.1961, TGM Ngô Đình Thục thay mặt HĐGMVN gửi hiệu triệu đi toàn quốc như sau: "Ta vui mừng ban phép và dạy tổ chức Đại Hội kính Đức Mẹ La Vang năm 1961". Nha Chiến Tranh Tâm Lý của chính phủ VNCH được lệnh quyên tiền của đồng bào từ Nam chí Bắc không phân biệt lương giáo. Linh Địa La Vang, tr. 103-109).
Hơn một thế kỷ qua kể từ khi Đức Mẹ "hiện ra" tại La Vang, linh địa La Vang vẫn khiêm tốn nằm giữa cảnh rừng hoang núi vắng không mấy ai được biết. Trong thời gian lâu dài trên, đoàn con của Đức Mẹ sống quằn quại giữa những kỳ cấm đạo liên tiếp và bao biến cố chính trị xáo trộn. Vì thế, các Đức Giám mục Bề trên của địa phận Huế lúc bấy giờ như Đức Cha Labarlette, Đức Cha Tabert, Đức Cha Á Thánh Cuénot, Đức Cha Pellerin, Đức Cha Sohier và Đức Cha Ponviane phải im hơi lặng tiếng đối với Linh Địa La Vang.
Trái lại, trong thời gian việc đạo được bằng an phồn thịnh từ 1886 đến 1963, La Vang được lớn hơn, được đẹp hơn và được sùng mộ hơn. Trước tiên là do sự lo lắng của các Đức Cha Địa phận như Đức Cha Gaspar, Đức Cha Allys, Đức Cha Chobanon, Đức Cha Lemasle, Đức Cha Urritia và Đức Tổng Giám mục Ngô Đình Thục... Các đấng vì lòng thành kính Đức Mẹ La Vang đã nỗ lực tô điểm La Vang bằng tinh thần và bằng vật chất để Linh địa La Vang trở thành giáo đô của một dân tộc. Các Đức Giám Mục gốc Bình Trị Thiên rất sùng kính Đức Mẹ La Vang như Đức Cha Đominico Hồ Ngọc Cẩn, Đức Cha Phêrô Ngô Đình Thục, Đức Cha Anselmo Lê Hữu Từ, Đức Cha Simon Hòa Hiền và Đức Cha Phancixô Xavie Nguyễn Văn Thuận... (LĐLV 143-144 – xin lưu ý danh từ "Giáo Đô" Ch. N.)
Mấy trang sách nói trên cũng cho chúng ta nhận thức được vai trò hết sức quan trọng của HĐGMVN đối với vận mệnh đất nước như thế nào. Vai trò của HĐGM lại càng trở nên quan yếu hơn nữa trong một quốc gia có chính quyền nằm trong tay người Công Giáo. Những trang sách này cũng là những bằng cớ lịch sử không thể chối cãi chứng tỏ HĐGMVN và chế độ Diệm đã có quyết tâm biến Công Giáo thành quốc giáo. Đó là ước mơ sâu kín và mãnh liệt nhất của hàng giáo phẩm và giáo dân cuồng tín Việt Nam. Ước mơ thấy được thể hiện thường xuyên trong các lời kinh cầu nguyện. Xin quý độc giả cứ lật mấy cuốn sách kinh nguyện Công Giáo Việt ngữ ra đọc sẽ thấy nhan nhản những bằng cớ cụ thể. Trong suốt thời gian Pháp thuộc, các giáo sĩ Tây Phương vẫn cố gieo vào đầu óc các tu sĩ và giáo dân Việt Nam một "châm ngôn nô lệ" nổi tiếng: "Nước Pháp là trưởng nữ Hội Thánh và là Mẹ Việt Nam" (France, fille ainée de l’Eglise, mère du Việt Nam). Nhiều tài liệu lịch sử đã chứng minh TGM Ngô Đình Thục rất trung thành với thực dân Pháp. Tổng giám mục Ngô Đình Thục và HĐGMVN đã cố gắng hết sức mình để thực hiện "châm ngôn nô lệ" nói trên trong suốt thời gian Ngô Đình Diệm làm tổng thống Việt Nam Cộng Hòa.
5. Ngoài ra chúng ta còn thấy một bài viết bằng tiếng Anh của Kim-Oanh Nguyen-Lam và một bài của Vatican nhưng nội dung không có gì mới, phần lớn là dựa theo cuốn Linh Địa La Vang của Linh mục Nguyễn Văn Ngọc. Nhưng Linh mục Nguyễn Văn Ngọc cũng chỉ viết theo những lời đồn, nghe nói lại, truyền thuyết, truyền tụng v..v.. cộng với óc tưởng tượng phong phú của Linh mục với mục đích kết tội Văn Thân và đề cao đức tin của giáo dân mà thôi, chứ tuyệt đối không có điều gì đáng tin cậy. Cái nghề của mấy ông linh mục Công Giáo Việt Nam vốn vẫn là như vậy.
Qua tài liệu phân tích của Charlie Nguyễn ở trên, chúng ta thấy rõ bản chất của Công Giáo Việt Nam, một tổ chức tuyệt đối nô lệ tòa thánh Vatican. Theo đúng khuôn mẫu của Giáo hội Mẹ khi xưa, bất cứ khi nào mà Công Giáo có cơ hội lên cầm quyền thì họ sẽ không ngần ngại làm những việc thương luân bại lý để truyền đạo và cưỡng ép cả dân tộc phải theo Công Giáo. Trong thời dựa thế thực dân Pháp và dưới thời Ngô Đình Diệm, với 5-7% dân số Việt Nam theo Công Giáo mà họ đã huênh hoang áp đặt trên đất nước những điều trịch thượng, vô lối, ngu xuẩn dựa vào cường quyền nhất thời v..v.., khiến tuyệt đại đa số người Việt khinh ghét như : Linh Địa La Vang là “giáo đô” của Việt Nam, "La Vang là của chung toàn thể quốc dân Việt Nam, cả lương lẫn giáo", "La Vang là Bàn thờ dâng hiến giáo hội và Tổ Quốc Việt Nam cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ", “dâng hiến tổ quốc Việt Nam cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ, “La Vang là Đền Thờ Toàn Quốc dâng kính Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ" và "Linh Địa" La Vang là "Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc" trong khi thực ra Đức Mẹ của họ chỉ là một người đàn bà nhà quê Do Thái có một tiểu sử bất minh, sinh ra một đứa con với một nguồn gốc bất minh như trong chính Tân ước và kết quả nghiên cứu của các học giả Ki Tô Giáo ở trong cũng như ở ngoài Giáo hội đã vạch rõ. Chừng nào mà Vatican và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chưa lên tiếng chính thức vứt bỏ những danh xưng vô lối, đầy chia rẽ sâu đậm giữa lòng dân tộc trên, thì chừng đó Công Giáo cũng chỉ là một đứa con hoang của dân tộc với đặc tính “hễ đã phi dân tộc thì thể nào cũng phản dân tộc.”
Trở lại vấn đề Mary “hiện ra” ở La Vang. Thật ra thì bà Mary đã hiện ra ở đâu, nếu thực sự là bà ta đã hiện ra. Đọc thêm vài tài liệu chúng ta thấy Giám mục Hồ Ngọc Cẩn thì bảo nơi Mary hiện ra là La Vang, vì đêm nào dân vùng đó cũng la lối om xòm, đánh mõ, đánh thùng để đuổi thú dữ về phá khoai, sắn, lúa của làng (Linh mục Lê Văn Thành: Đức Mẹ La Vang, 1955, trang 15-16). Theo Linh mục Nguyễn Văn Ngọc: Linh Địa La Vang, trang 33, thì nơi đó gọi là phường Lá Vằng, vì có nhiều cây lá vằng, có hột đen ăn được và lá cây có thể dùng làm thuốc. Mãi về sau người ta đọc Lá Vằng thành La Vang và nay trở thành La Vang. Theo Chu Văn trình thì làng Cổ Vưu, đến đời Gia Long đổi là phường Lá Vàng. Và theo báo Hiệp Nhất thì nơi đó là rừng sâu Lá Vàng. Còn Kim-Oanh Nguyen-Lam thì giải thích La Vang là lời kêu cứu của giáo dân khi bị bạo hành (It was also said that its name came from the Vietnamese meaning of the word "Crying Out" to denote the cries for help of people being persecuted.). Vậy La Vang là để đuổi thú dữ (Hồ Ngọc Cẩn) hay là tiếng kêu cứu của giáo dân (Kim-Oanh Nguyen-Lam). Xin để quý độc giả thích món nào thì xài món đó.
Vậy thì bà Mary hiện ra ở đâu, nếu có? La Vang, Lá Vằng, hay Lá Vàng? Và tại sao lại chọn tên La Vang? Dập theo khuôn những nơi nổi tiếng trên thế giới như Fatima, Lourdes v..v.. mà bà Mary thường hiện ra, thì rất có thể ở Việt Nam, bà Mary đã hiện ra ở một nơi rất Lạ Vắng. Đây là một nơi rất Lạ và rất Vắng cho nên không có mấy người biết và cũng không có mấy người thấy. Tất cả chỉ là truyền khẩu, truyền tụng nhau, giai thoại, hay nghe biết. Cũng vì vậy mà năm 1998, Vatican đã thú nhận là: “Bất hạnh thay, không có một văn-bản tài-liệu nào về những lần hiện ra (ở La Vang) này” [Unfortunately, there is no written documentation of these apparitions [in La vang]].
Đúng vậy, những chuyện thuộc loại truyền khẩu, nghe biết, truyền tụng nhau, hay giai thoại thì không thể gọi là “tài liệu”. Nếu không phải là những tài liệu thành văn đã được kiểm chứng là xác thực, thì chuyện bà Mary hiện ra ở La Vang không phải là một sự kiện lịch sử và không có lý do gì để cho chúng ta tin đó là sự thực. Nói khác đi, chuyện bà Mary hiện ra ở La vang chỉ là một chuyện bịa đặt. Ai bịa đặt. Câu trả lời nằm trong câu hỏi.
Đọc vài tài liệu trên về biến cố La Vang chúng ta có thể tóm tắt sự việc trong hai điều mà người Công Giáo đề ra. Thứ nhất, Công Giáo bị đối xử khắc nghiệt và bị bạo hành, truy sát ở Việt Nam cho nên nhiều lần giáo dân phải trốn chạy, và một số giáo dân đã chạy đến vùng La Vang ẩn náu. Thứ nhì, Bà Mary đã hiện ra trước số giáo dân ở La Vang đó để an ủi họ và đến năm 1830, theo giai thoại, còn nói tiếng Việt đi mua vải để trang hoàng bàn thờ của chính bà [tuy bà chưa hề học cua VSL (Vietnamese as a Second Language) nào. TCN].
Bây giờ chúng ta hãy đi vào phần bình luận và phân tích. Trước hết, theo truyền thống văn hóa Việt Nam thì Việt Nam rất khoan nhượng với Công Giáo như lịch sử đã chứng minh. Truyền thống văn hóa tôn giáo của của Việt Nam có tính chiết trung, có nghĩa là không đặc biệt theo một tôn giáo duy nhất nào, mà là phối hợp những cái hay trong mỗi tôn giáo để áp dụng vào bản thân. Tư tưởng về một tôn giáo duy nhất, độc quyền, rất xa lạ với Việt Nam. Do đó Việt Nam chưa bao giờ cấm đạo vì lý do tôn giáo. Trong thời đại Lý, Trần, Phật Giáo cực thịnh: “Thiên hạ Lý Trần bán vi tăng”, từ Vua tới Quan đều theo Phật Giáo, nhưng triều đình đã mở khóa thi Tam Giáo và quảng bá tư tưởng Tam Giáo Đồng Nguyên. Cho nên, việc cấm đạo hay bách hại giáo dân dưới thời Tây Sơn, hay đúng hơn, dưới thời Vua Cảnh Thịnh, thực ra không có gì là quá khắc nghiệt và là chuyện không dính dáng gì tới đạo mà là liên hệ đến vấn đề chính trị và quyền lực như ta thấy trong các tài liệu sau đây:
Theo Linh mục Nguyễn Văn Ngọc thì, Ibid., trang 36:
“Nhưng theo sử liệu, đối với giáo dân Thiên-Trị-Bình, vua Cảnh Thịnh và các quan Tây Sơn chỉ bắt bớ khuấy nhiễu họ trong một thời gian ngắn, vào những tháng cuối năm 1798, vì năm đó không có chiến tranh...”
Theo Đỗ Quang Hưng trong cuốn Một Số Vấn Đề Thiên Chúa Giáo ở Việt Nam, trg. 43, thì:

"Lúc đầu nhà Tây Sơn không ngăn cản truyền đạo. Nhưng rồi khi bắt được thư của Nguyễn Ánh nói rõ có Giám mục Bá Đa Lộc bên cạnh nên đã ra lệnh cấm. Thư nói rõ gửi cho thày Dương (chỉ giáo sĩ Pháp) ở Phú Xuân, thư cũng nói khả năng dùng lực lượng Thiên Chúa Giáo làm nội ứng cho Nguyễn Ánh."
Linh Mục Trần Tam Tĩnh cũng viết trong cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm, trang 31:
"Sự bách hại, vốn chưa hề dứt từ 30 năm qua, đã tái phát dữ dội hơn vào năm 1798. Thực ra, đây chẳng phải chỉ có vấn đề ngờ vực, mà là một điều chắc chắn. Vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn đã có lần chận bắt được một bức thư Nguyễn Ánh gửi cho Giám mục Laberlette, xin đức cha tổ chức một đạo quân gồm người tín đồ Ki Tô giáo tại chỗ, hầu hỗ trợ cho lực lượng quân Pháp chỉ huy đánh từ ngoài vào."
Qua vài tài liệu trên, chúng ta thấy rằng, việc "cấm đạo" hay "bách hại giáo dân" trong thời Tây Sơn không phải là vì lý do tôn giáo, mà vì giáo dân đã làm nội ứng cho Nguyễn Ánh và cho những tên lính đánh thuê Pháp do Giám mục Bá Đa Lộc cầm đầu. Chúng ta cũng biết rằng Giám mục Laberlette có mặt thường xuyên ở vùng Bình-Trị-Thiên trong 50 năm, từ 1773 đến 1823, (Nguyễn Văn Ngọc, Ibid., tr.37) và đặc biệt là ông ta không hề gửi về Vatican một tài liệu nào về vụ La Vang, một biến cố rất quan trọng cho đức tin Công Giáo mà ông ta, cũng như mọi giám mục linh mục ở hải ngoại, phải có bổn phận báo cáo thường xuyên về tình hình giáo dân trong địa phận của mình. Thật vậy, Linh mục Nguyễn Văn Ngọc viết trong cuốn Linh Địa La Vang trang 33:
“Trong bản phúc trình lên Thánh Bộ Truyền Giáo đề ngày 17-2-1791, Cha Lôsensô Long (lân), Linh mục quản xứ Tiên-khởi Dinh Cát (vùng La Vang. TCN) đã ghi như sau: “...Ngày 08-1-1791 trong cuộc viếng thăm các họ đạo vùng Dinh Cát, tôi đã tới thăm họ Cổ Vưu. Số giáo dân ở đây gồm có 120 người. Phần đông giáo hữu họ này đi làm rú, không có mấy người ở nhà...”
Chỉ một cuộc viếng thăm một họ đạo mà Linh mục cũng phải phúc trình về Vatican, huống chi là một biến cố tối quan trọng cho đức tin của giáo dân là vụ bà Mary hiện ra ở La Vang. Vậy tại sao, giám mục Labarlette lại không hề có một phúc trình nào về vụ này? Đơn giản là chẳng làm gì có chuyện bà Mary hiện ra ở La Vang, vì nếu có, Giám mục Labarlette không thể không biết, và không thể không phúc trình về Tòa Thánh. Vậy chúng ta có thể kết luận là: Ngụy tích La Vang đã được đặt ra sau năm 1823, nghĩa là sau năm đó Giám mục Labarlette không còn ở trong vùng Bình-Trị-Thiên nữa.
Nói tóm lại, ngụy tích Đức Mẹ hiện lên ở La Vang để an ủi những kẻ theo Tây phản bội quốc gia này là chuyện lẩm cẩm, vô lý, chứng tỏ rằng Mẹ chẳng biết gì về thực chất việc cấm đạo cả, một hành động có thể nói là đồng lõa với những tội đồ của Việt Nam. Hơn nữa lệnh cấm đạo không chỉ thu hẹp ở vùng La Vang, tại sao Bà Mary lại chọn La Vang làm nơi hiện thân? Còn nữa, Mẹ Thiên Chúa quyền phép vô biên mà chỉ có thể hiện lên an ủi suông mà không thể làm gì khác cho giáo dân hay sao, ngoài việc đích thân đi mua vải để trang hoàng bàn thờ của chính mình? Còn nữa, đây là một sự kiện không ai có thể phủ nhận: Năm 1972, nhà thờ La Vang bị bom Mỹ oanh tạc, chỉ còn lại ba cột xi măng. Phép lạ của bà Mary đâu, sao không mang ra thi thố, mà lại để cho nơi mình hiện ra, có nhà thờ thờ phụng mình bị phá hủy như vậy? Đây chỉ là vài nghi vấn trí thức có pha đôi chút khôi hài để cho các tín đồ Công Giáo suy nghĩ, nhưng không phải chỉ có vậy.
Chúng ta đã biết, ở bên Nhật, chính sách cấm đạo và bách hại giáo dân quyết liệt và tàn nhẫn hơn ở Việt Nam rất nhiều, với biện pháp đóng đinh ngược đầu xuống đất các thừa sai và giáo dân trên cây thập giá, đến nỗi không còn một mống thừa sai hay giáo dân nào, mọi nhà thờ Ki Tô giáo đều bị phá hủy, trong suốt thời gian 200 năm, sao không thấy Mẹ tới đó mà an ủi, mà lại hiện thân ra an ủi vài giáo dân chạy trốn tới vùng Lá Vàng?
Còn nữa, chỉ mới có vài năm trước năm 1798 mà người ta cho là bà Mary đã hiện ra ở La Vang, Pháp, Trưởng Nữ của Giáo Hội Công Giáo La Mã, trong cuộc cách mạng 1789, đã chính thức đưa Lý Trí lên bàn thờ Chúa, tàn sát 47 Giám Mục, trên 17000 Linh Mục (Cha cũng như Chúa, Con cưng của Mary), và 30000 Nữ Tu, dẹp mọi Trường Dòng, Trường Học Công Giáo, những Dòng Tu, đốt phá nhà thờ, thư viện của Giáo hội Công Giáo Pháp v..v.. [Xin đọc The Decline and Fall of The Roman Church của Linh mục Dòng Tên Malachi Martin, Giáo sư tại Viện Nghiên Cứu Thánh Kinh Của Giáo Hoàng, và đã phục vụ trong Vatican dưới triều Giáo hoàng John XXIII, trang 196: “France, “eldest daughter of the Church”, enthroned Reason officially as supreme deity, massacred over 17,000 priests and 30,000 nuns as well as 47 bishops, abolished all seminaries, Catholic schools, religious orders, burned churches and libraries...”], sao không thấy Mẹ hiện ra mà an ủi?
Năm 1954, 72% số Giám mục, linh mục ngoài Bắc chạy vào Nam với hơn 700 ngàn con chiên theo sau, sao không thấy Mẹ hiện ra an ủi mà Mẹ lại cùng Chúa phải chạy vào Nam trước theo lệnh của Lansdale để cho các con chiên phải chạy theo?
Chừng đó cũng đủ để thấy chuyện hiện ra của Mary ở La Vang hoàn toàn không có căn bản thuyết phục, vì sự bách hại một số giáo dân ở Việt Nam vào năm 1798 không có gì đáng kể và không phải vì lý do cấm đạo.
Còn chuyện dân ba làng ở Dinh Cát không lập được miếu vì Đức Mẹ đã giành miếng đất đó của bên Lương và phá không cho làm miếu (mộng mị, tượng bị lật đổ), do đó dân ba làng phải "đồng lòng nhường đất và chùa" cho bên công giáo làm nhà thờ.. là một chuyện lố bịch chưa từng thấy, không những mạ lỵ Đức Mẹ mà lại còn vô lý về phương diện lịch sử. Nếu thật như vậy thì Đức Mẹ quá hẹp hòi vì chơi cái trò giành dân chiếm đất của thực dân và tay sai. Người Công Giáo, mỗi khi cắm được cây thánh giá lên đất của tôn giáo khác, bất kể bằng thủ đoạn nào, thì rất lấy làm hồ hởi, hãnh diện, cho rằng đã làm "vinh danh Thiên Chúa trên trời". Họ không biết rằng như vậy là làm nhục Chúa, hạ thấp Chúa xuống hàng cướp cạn. Chúa dạy đi truyền bá "tin mừng" chứ đâu có dạy đi cướp đất chiếm dân? và nay, ở La Vang, họ cũng hạ Đức Mẹ của họ xuống hàng cướp cạn, cũng như họ đã từng làm với Chúa của họ. Chứng minh?
Đúng như Chu Văn Trình đã viết ở trên: Chùa Lá Vàng thờ Phật Bà Quan Âm bị những người Gia Tô cướp phá và đổi thành nhà thờ La Vang, và như Charlie Nguyễn viết trong sách Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm: Năm 1885, triều đình Huế thất thủ. Năm 1886, Giám mục Sohier ỷ vào thế lực thực dân Pháp trưng đất của dân làng Thanh Tấn và Ba Trục thuộc tỉnh Quảng Trị để mở mang linh địa La Vang (LĐLV trang 48). Tại đây có một ngôi chùa dưới gốc cây đa trong rừng Lá Vằng đã được dân làng xây dựng từ đầu đời vua Minh Mạng. Dân Công Giáo đến phá chùa để cướp đất và họ đã làm những bài vè khá dài kể về việc này”, chúng ta hãy đọc vài câu thơ có tính cách thú nhận của Linh mục Nguyễn Văn Ngọc hãnh diện viết lại trong cuốn Linh Địa La Vang, trang 41:
Rằng Phật rằng Thần lao đao
Có bà bên đạo (chích. TCN) phép cao lạ lùng
Bà vào bà đánh tứ tung
Bao nhiêu Thần Phật đều tung ra ngoài
Tiếng bà thật đã linh oai
Lư hương bát nước đền đài đều hư...
Thật là đẹp mặt bà Mary. Thật là đẹp mặt Công Giáo Việt Nam. Chỉ bằng vào mấy câu thơ này chúng ta cũng có thể quyết đoán là chính giáo dân Công Giáo đã đánh phá Chùa ở La Vang, phá hủy các bàn thờ, tượng thờ trong Chùa, theo đúng lời dạy của Chúa Jehovah trong Cựu Ước, nghĩa là cướp Chùa để xây nhà thờ La Vang trên đó, tương tự như đã cướp Chùa Báo Thiên ở Hà Nội để xây lên Nhà Thờ Lớn, hoặc đất Chùa ở Saigon để xây lên nhà thờ Đức Bà trước Ty Bưu Điện v..v.. Đất ăn cướp của Chùa đã trở thành Linh Địa của Công Giáo, giống như tiền nhơ bóc lột được của người Do Thái và Chính Thống đã được Vatican rửa thành tiền sạch để trong ngân hàng.
Mặt khác, lịch sử thế giới từ xưa tới nay chưa có trường hợp nào mà nhà Chùa "nhường" Chùa cho bên "Giáo" làm nhà thờ. Đây rõ ràng là một chuyện phi lý, được bày đặt ra để che dấu tội cướp cạn. Nhưng trường hợp bên Giáo, tuân theo những lời Chúa dạy trong Thánh Kinh, đi phá Chùa, cướp Chùa hay những nơi thờ tự của tôn giáo khác rồi cắm cây Thập Ác lên đó thì nhiều vô kể. Ở Việt Nam không thiếu những trường hợp này.
Trước những nguồn thông tin kể trên, chúng ta biết tin nguồn nào? Báo Hiệp Nhất, cơ quan ngôn luận chính thức của Công Giáo Việt Nam hải ngoại, và sách của Linh mục Hồng Phúc chứa những thông tin mâu thuẫn nhau, phi lý, không hợp với giáo điều của Công Giáo, và không phù hợp với những sự kiện lịch sử trong xã hội Việt Nam. Hiệp Nhất thì nói rằng: vì Đức Mẹ phá, không cho dân địa phương lập miếu thờ Phật Bà Quan Âm nên dân ba làng đã "đồng lòng nhường đất và chùa lại cho bên Công Giáo." Linh mục Hồng Phúc thì bảo: hai bên Lương Giáo chung nhau xây một ngôi Chùa, nơi Đức Mẹ hiện ra, nhưng rồi bên "Lương" đã nhường ngôi Chùa lại cho bên "Giáo" tu sửa chùa thành nhà thờ. Linh mục Nguyễn Văn Ngọc thì cho rằng “Bà vào bà đánh tứ tung” để cướp Chùa. Vậy thì ai đúng, ai sai? Nếu chúng ta không có căn bản nào để quyết định ai dúng, ai sai thì chúng ta phải đi đến kết luận là loại bỏ tất cả, vì chuyện Đức Mẹ giành dân chiếm đất là chuyện hoang đường cũng như chuyện Đức Mẹ đã di cư vào Nam, và chuyện tín đồ hai bên Lương, Giáo chung nhau xây chùa vào đầu thế kỷ 19 cũng là chuyện hoang đường, khó tin, vì nếu sự thực là như vậy thì số tín đồ Công Giáo này đã bị Chúa Cha của họ vật chết tươi ngay, nếu chúng ta tin vào những lời mặc khải không thể sai lầm trong Cựu Ước. Thông tin trong Văn Sử Địa, tuy văn phong có vẻ hơi mạnh vì đi thẳng vào trọng điểm (to the point), nhưng có vẻ hợp lý hơn, nếu chúng ta xét đến sách lược truyền bá đạo Công Giáo trên thế giới. Chúng ta cũng nên biết rằng, hiện tượng Đức Mẹ hiện ra đã càng ngày càng bị lạm phát trên khắp thế giới, lý do đơn giản là Công Giáo đang suy thoái trên khắp thế giới nên phải cho Đức Mẹ hiện ra để vớt vát phần nào đức tin trong đám giáo dân.. Theo truyền thống của Giáo hội mẹ, giáo hội con muốn bắt bà Mary hiện ra ở đâu thì bà ấy phải hiện ra ở đó. Chúng ta còn nhớ, năm 1975, một Linh mục Việt Nam cũng cho bà Mary hiện ra ở Bình Lợi, nhưng không ăn khách, nên sự vụ bị xẹp như quả bóng xì hơi.
Về sự hiện ra của bà Mary ở La Vang, có lẽ bài biên khảo “Sự Thật Về Đức Mẹ La Vang” của Đức Cố Lê là đầy đủ và chi tiết nhất. Chúng ta có thể đọc toàn bài này trên Internet. Tuy nhiên, có một tài liệu mà tác giả lấy từ tờ L’osservatore Romano, trong đó có một chi tiết rất khôi hài, chứng tỏ Vatican cũng mù mờ, chỉ dựa trên những tài liệu, báo cáo láo của giáo hội Công Giáo Việt Nam. Đoạn của tác giả Đức Cố Lê nguyên văn như sau:
Báo “L'Osservatore Romano”, cơ-quan truyền-thông chính-thức của Tòa Thánh Vatican ở La Mã, số ra ngày 12/19-8-98, có đăng bài “Ky-Tô-Hữu Việt-Nam Sùng Kính Đức-Mẹ La-Vang: Sự-Tích Đức-Mẹ Hiện Đến Với Giáo-Dân Trong Rừng La-Vang Ở Việt-Nam”, trong đó có đoạn:
“Vào cuối thế-kỷ 18, lãnh-thổ Việt Nam bị chia thành 2 vương-quốc: Đàng Ngoài thuộc quyền chúa Trịnh đóng đô ở Hà Nội; và Đàng Trong thuộc quyền chúa Nguyễn đóng đô ở Huế. Các chúa trong Nam muốn đánh ra Bắc nên nhờ người Pháp giúp đỡ. Nhưng có một nhóm trí-thức, gọi là Văn Thân, chống lại sự can-thiệp của người Pháp và đã thành-công trong việc giúp vua Quang Trung lên ngôi. Ông này chiếm được miền Bắc, nhưng từ-trần sớm, để lại ngai vàng cho con là vua Cảnh-Thịnh, tuổi mới lên mười...”
Cái chuyện khôi hài và mù mờ của Vatican ở đây là viết về Văn Thân trong thời đại của Vua Quang Trung và giúp Vua Quang Trung lên ngôi. Đây là “giết sử” chứ không phải là “viết sử”. Bởi vì 82 năm sau khi Vua Quang Trung băng hà (1792) thì dưới triều Vua Tự Đức mới có phong trào Văn Thân (1874) đưa ra khẩu hiện “Bình Tây, Sát Tả”. Thời Vua Quang Trung đã làm gì có Tây mà Bình Tây? Mới chỉ có tên Giám mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc), việc đạo không lo, đi lo việc tuyển mộ lính đánh thuê (mercinaries) để giúp Nguyễn Ánh. Một sự kiện lịch sử rõ ràng như vậy mà các “cha cũng như Chúa’ ở Vatican còn viết sai bét sai be như vậy, huống chi là những chuyện hoang đường như bà Mary hiện ra ở nơi Lạ Vắng, không ai biết, không ai thấy. Thật ra thì chuyện Vatican phịa sử Việt Nam cũng đâu lấy gì làm lạ vì, thiên tài quân sự Nguyễn Trường Tộ cũng được Thần Khí Đức Ki Tô mạc khải (theo LM Thiện Cẩm) để phịa sử Việt Nam giống như Vatican vậy thôi. Nguyễn Trường Tộ viết trong những bài “Điều Trần” Hòa Từ (1861) và Thiên Hạ Đại Thế Luận (1863) là “...Nếu quân Pháp cho một đạo quân đóng giữ ở Hoành Sơn để chặn đường tiếp tế bằng đường bộ và cắt đường qua lại của đội quân Cần Vương...thì thủy binh của ta sẽ trở thành vô dụng.” trong khi hịch Cần Vương chống Pháp của Tôn Thất Thuyết được phát ra hơn 20 năm sau khi Nguyễn trường Tộ viết điều trần, vào năm 1885.
Chúng ta biết rằng, cái gọi là “Linh địa La Vang” chỉ khởi sắc từ năm 1955 khi ông Công Giáo Ngô Đình Diệm lên làm Tổng Thống ở miền Nam và có người anh là Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục. Tôi còn nhớ, năm 1955 tôi đang phục vụ tại Trung Đoàn 1, đóng tại Quảng Trị. Năm đó các quân nhân công chức hầu như đều bị bắt buộc phải tham gia cuộc lễ ở La Vang. Quân đội được huy động để cung cấp mọi phương tiện cho cuộc lễ này. Tôi là sĩ quan cấp nhỏ nên không tham dự cuộc lễ ở La Vang cũng chẳng có ai để ý. Nhưng những sĩ quan từ cấp tá trở lên ở hậu phương mà không tham dự thì cũng hơi phiền với Cần Lao Công Giáo. Đức Cố Lê dưa ra nhận xét:
“Sau khi ông Ngô Đình Diệm chấp chính (1955-1963), chính quyền họ Ngô nói chung và giáo hội Công Giáo Việt Nam nói riêng đã nhắm ít nhất là hai chủ đích: giúp cho tổng giám mục Ngô Đình Thục (anh của ông Diệm) được phong hồng y bằng cách gia tăng tín đồ; và phát triển tầm quan trọng của La Vang, vì một cảnh trí Đức Mẹ hiện ra chắc hẳn sẽ làm cho quốc gia sở tại nổi tiếng khắp thế giới và lôi cuốn đông đảo tín hữu cũng như du khách từ xa đến hành hương.”
Nhận xét trên rất đúng, nhưng thiên bất dung gian, cả hai chủ đích trên đều không thực hiện được, chính quyền Ngô Đình Diệm đã phải chịu một kết cục bi thảm, và người dân Việt Nam đã biết rõ bản chất của chính quyền Ngô Đình Diệm cũng như ngày nay, càng ngày càng biết đến bộ mặt thật của Công Giáo. Trong thời đại ngày nay, Công Giáo không còn quyền lực để mà ngăn chặn hay bịt đi những thông tin chính xác về Công Giáo, về mặt đạo cũng như mặt đời. Và chúng ta phải hi vọng rằng, sau cùng thì Sự Mê Tín Cuối Cùng (dịch theo tên cuốn The Final Superstition của học giả Công Giáo Joseph L. Daleiden) cũng không thể còn chỗ đứng trong sự tiến bộ trí thức của nhân loại.
Qua lô-gíc và sự phân tích và bình luận trí thức những tài liệu về sự hiện ra của bà Mary ở La Vang, chúng ta có thể kết luận là, và đây cũng là kết luận của Đức Cố Lê: Xin thưa: Thật ra không hề có việc Đức Mẹ (của Công Giáo) hiện ra tại La Vang. La Vang chỉ là một ngụy tích như hàng trăm các ngụy tích khác do các Giáo hội Công Giáo trên thế giới dựng ra chứ không phải là những sự kiện lịch sử, nhất là La Vang, vì tất cả về La Vang chỉ là nghe nói, truyền khẩu, nghe biết, truyền tụng nhau, hay giai thoại. Tuy nhiên tôi không phản đối bất cứ ai vẫn tiếp tục tin và cho rằng bà Mary thực sự đã hiện ra ở La Vang, vì như trên tôi đã viết: Cái mà con người chọn để mà tin, hay đã được cấy vào đầu từ nhỏ để mà tin, thì không cần thiết phải dựa trên những bằng chứng lịch sử, bằng chứng khoa học. Không có một công thức nào, một lý luận trí thức nào, hay một bằng chứng khoa học nào có thể mang ra để xác định hay thử nghiệm một đức tin..
Chúng ta cũng nên biết rằng, hiện tượng Đức Mẹ hiện ra đã bị lạm phát, trên dưới 250 vụ trên khắp thế giới, nhưng Tòa Thánh chỉ "chấp thuận" có 6 vụ mà thôi, đặc biệt là không có vụ nào ở cái xứ Mỹ văn minh tiến bộ nhất này được chấp thuận.
Cho tới ngày nay, phần lớn tín đồ Gia Tô vẫn được dạy rằng các tôn giáo khác đều sai lầm và thuộc loại mê tín dị đoan. Luận điệu thời Trung Cổ này cũng được các chức sắc Gia Tô địa phương với đầu óc của những con cừu ngoan ngoãn, hoặc những con vẹt, phụ họa. Gia Tô Giáo thường cho rằng Phật Giáo, một tôn giáo mà điều căn bản Đức Phật dạy là không được tin vào bất cứ điều gì, dù điều đó do chính Đức Phật nói, hay từ một Thánh Thư, từ một vị Thầy nổi tiếng, từ những truyền thống lâu đời, nếu chưa chứng nghiệm vào chính bản thân điều đó thực sự thánh thiện, giúp ích cho mình, cho người v..v..(Kinh Kalama), là mê tín và thờ hình tượng. Các học giả nghiên cứu tôn giáo đã kết luận rằng Gia Tô La Mã Giáo mới chính là một tôn giáo mê tín và thờ hình tượng nhất thế gian. Họ thờ hình tượng Giê-su và Maria khắp nơi và họ có thể tin vào những điều vô lý, phản khoa học v..v.. mà không một người ngoại đạo nào có thể tin được: tin vào một vị Thần toàn năng sáng tạo ra muôn loài trong khi không có bất cứ một bằng chứng nào chứng minh sự hiện hữu của vị Thần đó; tin vào một người chết sống lại sau ba ngày và bay cả hồn lẫn xác lên trời sau 40 ngày (Giê-su), trái với tất cả những định luật khoa học và thiên nhiên; tin vào một người đàn bà Do Thái đã s_inh nhiều con mà vẫn còn đồng trinh; tin ở Đức Mẹ hiện ra ở nhiều nơi, nói đủ thứ tiếng để chống Cộng v...v... Vậy mà Giáo hội vẫn dạy con chiên đấy không phải là mê tín dị đoan, mà chỉ là "thiên khải", và con chiên rất lấy làm hãnh diện được làm tín đồ của một tôn giáo tự nhận là "văn minh, tiến bộ" nhất.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét