Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016
Làn sóng thánh chiến thứ tư
13:12
Hoàng Phong Nhã
No comments
Nguồn: Carl Bildt, “The Fourth Jihadist wave”, Project Syndicate, 22/04/2016.
Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Các ngôn từ mạnh mẽ đã xuất hiện ngày càng nhiều trong cuộc tranh luận về việc làm thế nào để chống lại mối đe dọa khủng bố thánh chiến. Những người dẫn các chương trình tọa đàm trên truyền hình dự đoán về thời điểm giành lại quyền kiểm soát Raqqa thuộc Syria hay Mosul thuộc Iraq từ tay Nhà nước Hồi giáo (ISIS), hàm ý rằng việc giải phóng những thành phố này ít nhất là sẽ đánh dấu sự bắt đầu chấm dứt vấn đề. Và vào tháng 12, Ted Cruz, một ứng viên Cộng hòa trong cuộc đua tổng thống Hoa Kỳ, còn đi xa tới mức nói về những cuộc tấn công hạt nhân (nhằm vào ISIS) như sau: “Tôi không biết liệu cát có thể phát sáng trong bóng tối không, nhưng chúng ta sẽ tìm ra câu trả lời cho điều đó,” ông nói.
Những câu chữ đơn giản ấy thực sự đánh giá thấp khó khăn của thử thách này. Như Nhóm Khủng hoảng Quốc tế nhấn mạnh trong một báo cáo gần đây, mối đe dọa thánh chiến mà chúng ta đang đối mặt là làn sóng thứ tư trong một chuỗi những làn sóng ngày một nguy hiểm. Nếu chúng ta muốn tránh tạo nên một làn sóng thứ năm còn mạnh mẽ hơn, bắt buộc chúng ta phải học hỏi từ những sai lầm mà chúng ta đã phạm phải trong cách đối phó với ba làn sóng trước đó.
Làn sóng thánh chiến đầu tiên xảy ra khi những chiến binh tình nguyện trong cuộc chiến chống lại sự chiếm đóng của Liên Xô tại Afghanistan về nước và bắt đầu tấn công những chế độ mà họ cọi là phi Hồi giáo. Điều này dẫn đến làn sóng thứ hai, một làn sóng thánh chiến gây chết chóc còn nhiều hơn, khi Al Qaeda tung ra những cuộc tấn công ngoạn mục chống lại “kẻ thù xa”, tìm cách lôi kéo các cường quốc phương Tây vào một cuộc chạm trán bạo lực và chiến tranh trực tiếp. Những cuộc tấn công vào nước Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001 đã đánh dấu đỉnh điểm của làn sóng này.
Cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu sau đó đã cơ bản thành công trong việc loại bỏ khả năng của Al Qaeda trong việc tung ra những cuộc tấn công trên diện rộng. Nhưng cuộc xâm lược Iraq năm 2003 đã tạo điều kiện cho làn sóng thứ ba, châm ngòi cho một cuộc chiến phe phái khốc liệt giữa người Sunni và Shia, tạo điều kiện cho Al Qaeda lợi dụng sự hỗn đoạn của một đất nước ngày một bị phân mảnh.
Cuối cùng, chiến dịch được gọi là “Đánh thức người Sunni” (Sunni Awakening) đã làm thất bại các nỗ lực của Al Qaeda tại Iraq, và sự kiện Mùa xuân Ả rập năm 2011 đã tái định hướng các diễn tiến chính trị của khu vực. Nhưng sự thất bại trong việc xây dựng một chính phủ mang tính bao trùm (có sự tham gia của tất cả các phe phái) tại Iraq, cùng với sự đàn áp đẫm máu những người biểu tình tại Syria, đã đem đến cho những lãnh đạo thánh chiến nhiều kinh nghiệm chiến trường một sự khởi đầu cho làn sóng thứ tư.
Đến giờ đây là làn sóng nguy hiểm nhất. Hàng chục nghìn chiến binh đã tham gia vào nỗ lực xây dựng một nhà nước Hồi giáo (caliphate) trên vùng đồng bằng Lưỡng Hà. Trong khi đó, ISIS đã bành trướng ra hàng loạt những khu vực khủng hoảng khác và thu nạp hay kích động những kẻ khủng bố tại ngay các xã hội phương Tây, được thể hiện qua những cuộc tấn công tại Paris, Brussels, và San Bernardino.
Việc chống lại mối đe dọa này sẽ đòi hỏi một trận chiến ý thức hệ mạnh mẽ chống lại những thế lực gây thù hằn và bất khoan dung, xây dựng trên nền tảng lịch sử Hồi giáo đầy cởi mở và vị tha. Nhưng chỉ có cuộc chiến ý thức hệ thôi sẽ là không đủ.
Chúng ta còn phải thừa nhận nguồn gốc thực sự của mối đe dọa khủng bố thánh chiến: những xung đột và thất bại của các nhà nước trải dài từ Tây Phi qua khu vực Trung Đông nói chung tới Nam Á. Không phải chủ nghĩa thánh chiến tạo ra những cuộc khủng hoảng ngày nay. Ngược lại, năng lực quản trị kém và sự thất bại của các quốc gia đã mang lại cho chủ nghĩa thánh chiến cơ hội phát triển.
Giải quyết những nguyên nhân gốc rễ là một nhiệm vụ khó khăn và kéo dài nhiều thập niên. Phần lớn khu vực này bước vào thế kỷ 21 trong một trạng thái tệ hại; và ở hầu hết mọi nơi, mọi thứ chỉ càng trở nên tồi tệ hơn. Cố gắng giải quyết thử thánh của thánh chiến bằng đàn áp, như Ai Cập đang làm hiện nay, có nguy cơ càng làm trầm trọng thêm vấn đề. Và bỏ tù những người theo chủ nghĩa Hồi giáo thường có nghĩa là tạo cho họ một môi trường lý tưởng để tuyển mộ, truyền bá, và đào tạo (các phần tử cực đoan). Thay vì vậy, cần phải tạo ra những lối mở cho các lực lượng chính trị dân chủ Hồi giáo hoạt động.
Bất chấp quy mô của thử thách này, phương Tây thiếu một chính sách rõ ràng về điều cần thúc đẩy và làm thế nào để đạt được nó. Rõ ràng là lực lượng quân đội phải được sử dụng. Nhưng chiếm lại Raqqa hay Mosul chỉ là nhiệm vụ đơn giản nhất trong số những nhiệm vụ đang đối mặt với chúng ta. Đã bao nhiêu lần các lực lượng phương Tây đoạt lại tỉnh Helmand ở Afghanistan hay tỉnh Anbar của Iraq, và kết quả là như thế nào?
Điều khó khăn hơn nhiều – và quan trọng hơn nhiều – sẽ là việc đảm bảo các cấu trúc hợp pháp của một chính quyền mang tính bao trùm được thiết lập tại những nơi mà Nhà nước Hồi giáo (ISIS) đã bị đánh bật. Những cấu trúc này phải giải quyết được cảm giác bị đàn áp trong nhóm người Ả-rập Sunni cũng như cảm giác bị sự ngược đãi của một bộ phận lớn dân chúng, điều đã làm tăng thêm sự giận dữ trên khắp khu vực.
Nếu không có một chiến lược như vậy, việc giành lại Raqqa và Mosul sẽ chỉ đơn thuần là một khúc dạo đầu cho một làn sóng thánh chiến thứ năm thậm chí còn khốc liệt hơn, điều mà những kẻ thánh chiến tận tụy và giàu kinh nghiệm sẽ cố gắng khắc họa là trận chiến cuối cùng chống lại những kẻ “thập tự chinh” tại phương Tây. Không phải ngẫu nhiên mà ISIS đặt tên cho tạp chí tuyên truyền của mình là Dabiq, là tên của nơi mà phiên bản ngày tận thế của Hồi giáo được tiên đoán sẽ diễn ra.[1]
Chúng ta nhất định không được đưa cho kẻ thù thứ mà chúng muốn một cách dễ dàng. Thay vào đó, chúng ta phải bắt đầu một cuộc chiến ý thức hệ chống lại chúng, coi chúng chính là những kẻ khủng bố, đồng thời giải quyết những điều kiện đã làm chúng nở rộ. Những kẻ thánh chiến Hồi giáo đang tìm kiếm cách leo thang nhằm đưa chúng ta vào thế hoàn toàn đối đầu. Nếu có một điều nào đó chúng ta học được kể từ năm 2001 thì đó chính là việc chúng ta không được phép rơi vào bẫy của chúng.
Carl Bildt là ngoại trưởng Thụy Điển từ năm 2006 đến tháng 10 năm 2014, và là Thủ tướng trong giai đoạn 1991-1994, khi ông đàm phán cho việc Thụy Điển gia nhập EU. Là nhà ngoại giao quốc tế nổi tiếng, ông từng đảm trách chức vụ Đặc sứ của EU ở Nam Tư cũ, Đại diện cấp cao về vấn đề Bosnia và Herzegovina, Đặc sứ của Liên Hiệp Quốc ở khu vực Balkan, và là Đồng Chủ tịch của Hội nghị Hòa bình Dayton.
Copyright: Project Syndicate 2016 – The Fourth Jihadist wave
——————–
[1] Dabiq là tên của một thị trấn ở miền bắc Syria, nơi truyền thuyết của người Hồi giáo cho rằng sẽ là nơi diễn ra trận chiến cuối cùng giữa các lực lượng Hồi giáo và các lực lượng của Rome, những lực lượng được ISIS coi là của Ki-tô giáo và/hoặc là Hoa Kỳ, mà trong đó ISIS sẽ giành được chiến thắng cuối cùng (NBT).
Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Các ngôn từ mạnh mẽ đã xuất hiện ngày càng nhiều trong cuộc tranh luận về việc làm thế nào để chống lại mối đe dọa khủng bố thánh chiến. Những người dẫn các chương trình tọa đàm trên truyền hình dự đoán về thời điểm giành lại quyền kiểm soát Raqqa thuộc Syria hay Mosul thuộc Iraq từ tay Nhà nước Hồi giáo (ISIS), hàm ý rằng việc giải phóng những thành phố này ít nhất là sẽ đánh dấu sự bắt đầu chấm dứt vấn đề. Và vào tháng 12, Ted Cruz, một ứng viên Cộng hòa trong cuộc đua tổng thống Hoa Kỳ, còn đi xa tới mức nói về những cuộc tấn công hạt nhân (nhằm vào ISIS) như sau: “Tôi không biết liệu cát có thể phát sáng trong bóng tối không, nhưng chúng ta sẽ tìm ra câu trả lời cho điều đó,” ông nói.
Những câu chữ đơn giản ấy thực sự đánh giá thấp khó khăn của thử thách này. Như Nhóm Khủng hoảng Quốc tế nhấn mạnh trong một báo cáo gần đây, mối đe dọa thánh chiến mà chúng ta đang đối mặt là làn sóng thứ tư trong một chuỗi những làn sóng ngày một nguy hiểm. Nếu chúng ta muốn tránh tạo nên một làn sóng thứ năm còn mạnh mẽ hơn, bắt buộc chúng ta phải học hỏi từ những sai lầm mà chúng ta đã phạm phải trong cách đối phó với ba làn sóng trước đó.
Làn sóng thánh chiến đầu tiên xảy ra khi những chiến binh tình nguyện trong cuộc chiến chống lại sự chiếm đóng của Liên Xô tại Afghanistan về nước và bắt đầu tấn công những chế độ mà họ cọi là phi Hồi giáo. Điều này dẫn đến làn sóng thứ hai, một làn sóng thánh chiến gây chết chóc còn nhiều hơn, khi Al Qaeda tung ra những cuộc tấn công ngoạn mục chống lại “kẻ thù xa”, tìm cách lôi kéo các cường quốc phương Tây vào một cuộc chạm trán bạo lực và chiến tranh trực tiếp. Những cuộc tấn công vào nước Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001 đã đánh dấu đỉnh điểm của làn sóng này.
Cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu sau đó đã cơ bản thành công trong việc loại bỏ khả năng của Al Qaeda trong việc tung ra những cuộc tấn công trên diện rộng. Nhưng cuộc xâm lược Iraq năm 2003 đã tạo điều kiện cho làn sóng thứ ba, châm ngòi cho một cuộc chiến phe phái khốc liệt giữa người Sunni và Shia, tạo điều kiện cho Al Qaeda lợi dụng sự hỗn đoạn của một đất nước ngày một bị phân mảnh.
Cuối cùng, chiến dịch được gọi là “Đánh thức người Sunni” (Sunni Awakening) đã làm thất bại các nỗ lực của Al Qaeda tại Iraq, và sự kiện Mùa xuân Ả rập năm 2011 đã tái định hướng các diễn tiến chính trị của khu vực. Nhưng sự thất bại trong việc xây dựng một chính phủ mang tính bao trùm (có sự tham gia của tất cả các phe phái) tại Iraq, cùng với sự đàn áp đẫm máu những người biểu tình tại Syria, đã đem đến cho những lãnh đạo thánh chiến nhiều kinh nghiệm chiến trường một sự khởi đầu cho làn sóng thứ tư.
Đến giờ đây là làn sóng nguy hiểm nhất. Hàng chục nghìn chiến binh đã tham gia vào nỗ lực xây dựng một nhà nước Hồi giáo (caliphate) trên vùng đồng bằng Lưỡng Hà. Trong khi đó, ISIS đã bành trướng ra hàng loạt những khu vực khủng hoảng khác và thu nạp hay kích động những kẻ khủng bố tại ngay các xã hội phương Tây, được thể hiện qua những cuộc tấn công tại Paris, Brussels, và San Bernardino.
Việc chống lại mối đe dọa này sẽ đòi hỏi một trận chiến ý thức hệ mạnh mẽ chống lại những thế lực gây thù hằn và bất khoan dung, xây dựng trên nền tảng lịch sử Hồi giáo đầy cởi mở và vị tha. Nhưng chỉ có cuộc chiến ý thức hệ thôi sẽ là không đủ.
Chúng ta còn phải thừa nhận nguồn gốc thực sự của mối đe dọa khủng bố thánh chiến: những xung đột và thất bại của các nhà nước trải dài từ Tây Phi qua khu vực Trung Đông nói chung tới Nam Á. Không phải chủ nghĩa thánh chiến tạo ra những cuộc khủng hoảng ngày nay. Ngược lại, năng lực quản trị kém và sự thất bại của các quốc gia đã mang lại cho chủ nghĩa thánh chiến cơ hội phát triển.
Giải quyết những nguyên nhân gốc rễ là một nhiệm vụ khó khăn và kéo dài nhiều thập niên. Phần lớn khu vực này bước vào thế kỷ 21 trong một trạng thái tệ hại; và ở hầu hết mọi nơi, mọi thứ chỉ càng trở nên tồi tệ hơn. Cố gắng giải quyết thử thánh của thánh chiến bằng đàn áp, như Ai Cập đang làm hiện nay, có nguy cơ càng làm trầm trọng thêm vấn đề. Và bỏ tù những người theo chủ nghĩa Hồi giáo thường có nghĩa là tạo cho họ một môi trường lý tưởng để tuyển mộ, truyền bá, và đào tạo (các phần tử cực đoan). Thay vì vậy, cần phải tạo ra những lối mở cho các lực lượng chính trị dân chủ Hồi giáo hoạt động.
Bất chấp quy mô của thử thách này, phương Tây thiếu một chính sách rõ ràng về điều cần thúc đẩy và làm thế nào để đạt được nó. Rõ ràng là lực lượng quân đội phải được sử dụng. Nhưng chiếm lại Raqqa hay Mosul chỉ là nhiệm vụ đơn giản nhất trong số những nhiệm vụ đang đối mặt với chúng ta. Đã bao nhiêu lần các lực lượng phương Tây đoạt lại tỉnh Helmand ở Afghanistan hay tỉnh Anbar của Iraq, và kết quả là như thế nào?
Điều khó khăn hơn nhiều – và quan trọng hơn nhiều – sẽ là việc đảm bảo các cấu trúc hợp pháp của một chính quyền mang tính bao trùm được thiết lập tại những nơi mà Nhà nước Hồi giáo (ISIS) đã bị đánh bật. Những cấu trúc này phải giải quyết được cảm giác bị đàn áp trong nhóm người Ả-rập Sunni cũng như cảm giác bị sự ngược đãi của một bộ phận lớn dân chúng, điều đã làm tăng thêm sự giận dữ trên khắp khu vực.
Nếu không có một chiến lược như vậy, việc giành lại Raqqa và Mosul sẽ chỉ đơn thuần là một khúc dạo đầu cho một làn sóng thánh chiến thứ năm thậm chí còn khốc liệt hơn, điều mà những kẻ thánh chiến tận tụy và giàu kinh nghiệm sẽ cố gắng khắc họa là trận chiến cuối cùng chống lại những kẻ “thập tự chinh” tại phương Tây. Không phải ngẫu nhiên mà ISIS đặt tên cho tạp chí tuyên truyền của mình là Dabiq, là tên của nơi mà phiên bản ngày tận thế của Hồi giáo được tiên đoán sẽ diễn ra.[1]
Chúng ta nhất định không được đưa cho kẻ thù thứ mà chúng muốn một cách dễ dàng. Thay vào đó, chúng ta phải bắt đầu một cuộc chiến ý thức hệ chống lại chúng, coi chúng chính là những kẻ khủng bố, đồng thời giải quyết những điều kiện đã làm chúng nở rộ. Những kẻ thánh chiến Hồi giáo đang tìm kiếm cách leo thang nhằm đưa chúng ta vào thế hoàn toàn đối đầu. Nếu có một điều nào đó chúng ta học được kể từ năm 2001 thì đó chính là việc chúng ta không được phép rơi vào bẫy của chúng.
Carl Bildt là ngoại trưởng Thụy Điển từ năm 2006 đến tháng 10 năm 2014, và là Thủ tướng trong giai đoạn 1991-1994, khi ông đàm phán cho việc Thụy Điển gia nhập EU. Là nhà ngoại giao quốc tế nổi tiếng, ông từng đảm trách chức vụ Đặc sứ của EU ở Nam Tư cũ, Đại diện cấp cao về vấn đề Bosnia và Herzegovina, Đặc sứ của Liên Hiệp Quốc ở khu vực Balkan, và là Đồng Chủ tịch của Hội nghị Hòa bình Dayton.
Copyright: Project Syndicate 2016 – The Fourth Jihadist wave
——————–
[1] Dabiq là tên của một thị trấn ở miền bắc Syria, nơi truyền thuyết của người Hồi giáo cho rằng sẽ là nơi diễn ra trận chiến cuối cùng giữa các lực lượng Hồi giáo và các lực lượng của Rome, những lực lượng được ISIS coi là của Ki-tô giáo và/hoặc là Hoa Kỳ, mà trong đó ISIS sẽ giành được chiến thắng cuối cùng (NBT).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét