Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

Những vụ lừa đảo 'kinh điển' trên thế giới không thể không xem

lua dao kinh dien


Với sự phát triển của các phương tiện truyền thông, con người đang tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin đa dạng và nhanh nhạy hơn. Tuy nhiên, cùng với đó, nguồn gốc và chất lượng của thông tin cũng trở nên khó kiểm soát.


.

Điều này đã phần nào giúp cho những người dưới đây có cơ hội “vẽ” ra những lời nói dối nổi tiếng trên phương tiện truyền thông nổi tiếng thời hiện đại. Tuy nhiên có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên trước những lừa dối quy mô vẫn tiếp tục diễn ra ở thời đại internet toàn cầu hiện nay.

Dưới đây là những vụ lừa dối kinh điển trong lịch sử nhân loại:

1. Tania Head – “nạn nhân” sống sót của sự kiện 11/9:


Tania Head nổi lên như một biểu tượng của hy vọng và sức sống khi trở thành “nạn nhân” sống sót của sự kiện 11/9. Tuy nhiên, 6 năm sau, câu chuyện sống sót sau thảm kịch khủng khiếp trên của Tania Head bị phát giác là giả dối.

Sự kiện 11/9 thực sự là một quả bom làm rung chuyển cả nước Mỹ. Dư âm của thảm kịch năm 2001 này còn kéo dài nhiều năm sau khi sự kiện kết thúc. Trong khoảng thời gian “bối rối” sau thảm kịch, với câu chuyện của mình, Tania Head nổi lên như một biểu tượng của hy vọng và sức sống.

Cô đại diện cho những cá nhân may mắn sống sót thoát khỏi thảm kịch và thậm chí còn trở thành chủ tịch của “Hội những người thoát chết Tòa Tháp Đôi WTC”.


Câu chuyện về sự may mắn, sống sót khỏi cuộc thảm kịch của cô trở nên nổi tiếng đến nỗi đã được mang đi kể ở khắp nơi, đưa tên tuổi Tania lên tầm vóc quốc gia.

Vào cuối năm 2003, Tania Head xuất hiện trên báo chí truyền thông nước Mỹ với câu chuyện bi thương và đẫm lệ. Không ai có thể cầm lòng khi nghe Tania thuật lại sự thoát chết của mình trong đường tơ kẽ tóc.


Chuyện kể rằng, vào buổi sáng trước khi máy bay đâm vào tòa nhà nơi cô đang làm việc, Tania đã nhận lời nhờ của bạn đồng nghiệp chuyển chiếc nhẫn cưới cho vợ anh ấy ở tầng dưới.

Bởi vậy cô đã được cứu thoát với sự trợ giúp của người lính cứu hỏa. Cô bị thương, phải đưa vào viện cấp cứu và chỉ tỉnh sau 5 ngày mê man. Sau khi tỉnh dậy, cô đau buồn nghe tin người chồng sắp cưới của mình – Dave mãi chôn vùi trong tòa cao ốc WTC.





Nhiều người tỏ ra vô cùng bất bình khi trong vòng 6 năm trời, người phụ nữ này đã lừa dối cả nước Mỹ, một cách dễ dàng và thản nhiên chỉ bằng một câu chuyện bịa đặt không chứng cớ.

.

2. Han van Meegeren đạo tranh danh họa Vermeer:


Han van Meegeren là một họa sĩ không thực sự được đánh giá cao nên quyết định lừa các chuyên gia để họ thừa nhận tài năng của ông. Van Meegeren làm giả bức tranh “Các môn đệ trên đường Emmaus” tỉ mẩn đến từng chi tiết từ vết nứt cho đến độ cứng của bức tranh cổ. Tác phẩm giống thật tới mức khiến giới chuyên môn tin rằng đó là bức tranh nguyên bản.

Meegeren bị bắt khi đang cố gắng bán kho báu quốc gia cho phát xít Đức. Để thoát tội, Meegeren buộc phải khai nhận kho báu đó chỉ là những bức tranh giả do ông tạo ra.




Bức tranh Cô gái đeo khuyên tai ngọc trai của danh họa Vermeer. Ảnh: Wikipedia.
3. Trò chơi khăm kì quái về nhà tỷ phú Howard Hughes:
Howard Hughes (1905 – 1976) là một người nổi tiếng lập dị. Ông được biết đến là nhà tỷ phú sống ẩn dật với thói quen giữ lại những lọ nước tiểu, luôn sợ hãi vi khuẩn và dùng hộp giấy làm giày. Những tranh cãi xung quanh di chúc sau cái chết kì lạ của ông cũng trở thành một chủ đề bàn tán sôi nổi.

Theo đó, ông để lại 1/16 khối tài sản kếch xù của mình – khoảng 156 triệu USD (tương đương 3.244 tỷ VND theo tỷ giá hiện tại) cho một người vô danh tên là Melvin Dummar chỉ vì anh này đã cho ông đi nhờ một đoạn trên chiếc máy bay của mình.
Dummar khẳng định rằng, vào năm 1967, anh này đã phát hiện ra nhà tỷ phú người đang chìm trong vũng máu ở giữa đường. Anh đã cho ông đi nhờ máy bay đến Las Vegas và giúp đỡ ông chút tiền.
Câu chuyện hư cấu này của Dummar không giúp anh trở thành triệu phú, bởi sau khi điều tra người ta đã tìm thấy dấu vân tay của anh trên bản di chúc của Howard cùng với những lỗi chính tả ngốc nghếch mà anh để lại.
Dù không thành công trong việc giả di chúc, Dummar sau đó lại biến thành một “ngôi sao” khi mà một đạo diễn quyết định dựng thành bộ phim điện ảnh dựa trên câu chuyện của anh.
.
4. Thuyết tiến hóa Darwin chỉ là ‘giả thuyết’ nhưng vội được xem là chân lý? 


Thuyết tiến hóa  là một giả thuyết của Darwin với những lập luận thiếu cơ sở, bề ngoài thì có vẻ khoa học và chi tiết, nhưng tiềm tàng những mâu thuẫn không thể giải đáp, thậm chí bài báo đăng trên tờ Science, 5 tháng 9 năm 1997 ““Những cái phôi của Haeckel: Trò gian lận đã bị phát hiện lần nữa đã phanh phui sự lừa dối xuyên thế kỷ.
Đó là “công trình khoa học” mà Darwin đã trích dẫn như là một tài liệu tham khảo trong cuốn sách nổi tiếng “Sự tiến hóa của loài người”. Thế nhưng đó chỉ là sự giả mạo của Ernst Haeckel.
Vào năm 1868, Haeckel xuất bản cuốn sách “Lịch sử của sự sáng tạo tự nhiên”, trong đó Ernst Haeckel tuyên bố rằng ông ta đã thực hiện các so sánh bằng cách sử dụng phôi người, phôi khỉ và phôi chó. Trong các hình ông ta vẽ, các phôi gần như giống hệt nhau. Trên cơ sở các hình vẽ đó, Haeckel liền tuyên bố các giống loài có một nguồn gốc chung.
Nhưng sự thực thì hoàn toàn khác hẳn. Ernst Haeckel đã chỉ vẽ hình của một phôi thai duy nhất, rồi dựa vào đó chế ra hình phôi người, phôi khỉ, phôi chó và chỉ thêm vào mỗi hình đó rất ít thay đổi. Nói cách khác, đó là một trò lừa đảo.




Hĩnh vẽ phôi thai giả của Haeckel
Trên thực tế, học thuyết của Dawin chỉ là một giả thuyết. Bằng chứng duy nhất của Darwin đến từ những khám phá về hóa thạch ở các thời kỳ khác nhau. Rồi ông ta sắp xếp những hóa thạch đó theo một chuỗi thời gian giả định và lấy đó làm bằng chứng ủng hộ giả thuyết về tiến hóa. Có những lỗ hổng lớn trong giả thuyết này.



Hộp sọ Piltdown Man được làm giả để đánh lừa giới chuyên môn, mục đích lấp đầy sơ hở thuyết tiến hóa Darwin đã bị phanh phui.. Kết quả điều tra đưa ra vào năm 1953 cho thấy các hóa thạch được tìm thấy trong sự kiện Piltdown Man thực sự là một hỗn hợp của ba loài riêng biệt.

Nếu nó được coi là bằng chứng cho một học thuyết, thì cho tới giờ, chưa có ai tìm thấy hóa thạch người theo “cây tiến hóa” giữa 4 và 8 triệu năm trước, hay chưa có ai tìm thấy các loài chuyển tiếp giữa khỉ và vượn, hay giữa vượn và người…

5. Âm mưu ám sát vua Charles II:


Chân dung vua Charles II của Anh. Ảnh: Wikipedia.

Titus Oates là tác giả của một trong những lời nói dối lớn nhất trong lịch sử. Năm 1678, Oates giả vờ để lộ việc các thầy tu dòng Tên đang âm mưu ám sát vua Anh Charles II. Oates vạch ra những lời bịa đặt này nhằm mục đích đưa người em trai tên James của vua Charles II lên ngôi và xóa bỏ giáo hội Anh để phục hồi Công giáo. Hậu quả của lời nói dối trên là những cuộc hành quyết kéo dài suốt 3 năm với 35 người thiệt mạng. Sau cái chết của vua Charles II năm 1685, James lên ngôi và xét xử Oates về tội khai man. Ông cuối cùng được ân xá sau vài năm ngồi tù.

6. Công chúa giả mạo:

Năm 1920, Anna Anderson tuyên bố bà là công chúa Alias Anastasia, thành viên cuối cùng chưa rõ sống chết trong gia đình Sa hoàng Nicholas Ramanov. Bà khiến mọi người tin tưởng do có ngoại hình gần giống công chúa Anastasia cùng với hiểu biết sâu rộng về gia đình Ramanov và cuộc sống hoàng gia.


Anna Anderson (trái) bên cạnh ảnh thuở nhỏ của công chúa Anastasia. Ảnh: Wikipedia.

Dù nhận được khoản tiền thừa kế, Anderson phải đối mặt với nhiều vụ kiện tụng cho đến khi qua đời vào năm 1986. Nhiều năm sau, thông qua đối chiếu ADN của Anderson với thành viên trong gia đình Ramanov, các chuyên gia kết luận Anderson là công chúa giả và toàn bộ gia đình hoàng tộc đã bị sát hại vào năm 1918.

7. Tự thiêu giả mạo tại quảng trường Thiên An Môn lừa dối hơn 1,3 tỷ dân Trung Quốc và thế giới năm 2001: 


Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 07 năm 1999.

Để biện minh cho cuộc đàn áp, ĐCSTQ đã liên tục lan truyền những tuyên truyền vu khống phỉ báng Pháp Luân Công, và kích động lòng hận thù đối với các học viên. Sự tuyên truyền mà khiến nhiều người bị lừa nhất là “vụ tự thiêu Thiên An Môn giả mạo.”

Hơn 15 năm trước, vào ngày 23 tháng 01 năm 2001, năm người đã tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh.

Trong vòng vài giờ sau sự kiện này, những cảnh quay rùng rợn đã liên tục phát sóng trên các phương tiện truyền thông nhà nước trên toàn Trung Quốc, cũng như khắp thế giới, với các báo cáo tuyên bố rằng những người tự thiêu là học viên Pháp Luân Công.

Video: 

Sự việc đã gây chấn động toàn thế giới, và tại Trung Quốc, dư luận bắt đầu chuyển từ kính trọng và cảm thông cho Pháp Luân Công thành không tin tưởng và phỉ báng.

Tuy nhiên, một phân tích toàn bộ sự kiện đã cho thấy rõ ràng rằng “vụ tự thiêu” là một vở kịch do ĐCSTQ bịa đặt để làm mất uy tín của Pháp Luân Công.


Hơn 2 TRIỆU học viên Pháp Luân Công đã bị ĐCS Trung Quốc giết lấy nội tạng đó là lý do Trung Quốc có nguồn tạng được cho là lớn nhất thế giới và cung cấp trong thời gian cực ngắn

Với thế lực khổng lồ về kinh tế, chính trị. Chính quyền Trung Quốc trong nhiều năm qua đã dùng truyền thông trong nước tuyên truyền sai sự thật và làm im lặng hầu hết truyền thông thế giới về vụ tự thiêu giả mạo tại Thiên An Môn, và sự thật kinh hoàng sau vụ tự thiêu là sự đàn áp dã man, đỉnh điểm là mổ sống cướp nội tạng hơn 2 TRIỆU học viên Pháp Luân Công lấy tim, gan, thận bán kiếm lợi nhuận của quan chức ĐCS Trung Quốc.

Gần đây là vụ Panama cũng gây chấn động toàn cầu, cho thấy rất nhiều điều cứ tưởng chúng ta có thể dễ dàng biết như cách truyền thông đưa tin, những tảng băng ngầm vẫn còn trong bóng tối.


11,5 triệu bản tài liệu, gồm 4,8 triệu email, 2,5 triệu bộ hồ sơ, với khoảng 2,6 terabyte dữ liệu được lấy từ hệ thống nội bộ của hãng luật Mossack Fonseca trong vụ Tài liệu Panama.

Vụ Tự thiêu tại Thiên An Môn và mổ sống cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công của ĐCS Trung Quốc che dấu nhiều năm qua sẽ là sự chấn động cho loài người gấp nhiều lần so với hồ sơ Panama. Vì lý do bao lâu nay chính quyền Trung Quốc đã che dấu tội ác này và khống chế truyền thông phương Tây để hạn chế đưa tin.

Thiên Nhẫn tổng hợp.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét