Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

Liên minh sai lầm: Ngô Đình Diệm, Mỹ và số phận Nam Việt Nam

Một công trình quan trọng của vị giáo sư lịch sử người Mỹ Edward Miller vừa được dịch và ấn hành tại Việt Nam nhân dịp 30-4 năm nay...

Sách do NXB Chính Trị Quốc Gia tổ chức dịch và ấn hành Ảnh: L.Điền
Liên minh sai lầm: Ngô Đình Diệm, Mỹ và số phận Nam Việt Nam (Misalliance: Ngo Dinh Diem, the United State, and the fate of South Vietnam) mở thêm một hướng mới trong lĩnh vực nghiên cứu sự tồn tại, phát triển và thất bại của chính thể Việt Nam cộng hòa dưới thời ông Ngô Đình Diệm.
Sách mang lại cho người đọc cảm giác tác giả đã thông hiểu tường tận những yếu tố quan trọng làm nên nền đệ nhất cộng hòa ở Nam Việt Nam - đó là một liên minh mà theo ông, đã làm nên “số phận” của Việt Nam cộng hòa.
Edward Miller tiếp cận câu chuyện về số phận Nam Việt Nam theo tư liệu của những người trong cuộc để nắm được mạch chảy chính của xã hội miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ. Ở bình diện phong trào cách mạng và các cuộc vận động xã hội, Edward Miller tỏ ra am hiểu về văn hóa, con người Việt Nam đủ sâu sắc để có những kiến giải riêng. Như đề xuất “những cuộc lưu chuyển dân cư giai đoạn 1954-1955 cần được hiểu theo “văn hóa di chuyển” mà từ lâu đã rất phổ biến ở miền Bắc Việt Nam” là rất đáng lưu ý.
Văn phong giản dị và ngồn ngộn tình tiết thú vị ở quyển sách này chắc chắn sẽ cuốn hút bạn đọc quan tâm. Như khi đề cập đến một trong các mấu chốt dẫn đến việc tan rã liên minh giữa chính quyền Ngô Đình Diệm với Mỹ là biểu hiện của họ Ngô muốn “bắt tay với những người cộng sản”, Edward Miller đã có hẳn một câu chuyện ông ghi nhận được tại tư gia của nhà ngoại giao Ramchundur Goburdhun vào năm 1963, khi ông Ngô Đình Nhu gặp “một đại diện của cộng sản... túi áo ngực của người đàn ông có miếng vải in hình ngôi sao vàng trên nền đỏ - lá cờ của Việt Nam Dân chủ cộng hòa”. Đây có thể là giọt nước tràn ly gây đổ vỡ liên minh Mỹ - Việt lúc 
bấy giờ.
- "Một đóng góp to lớn để chúng ta hiểu thêm về sự can thiệp lầm lạc của Mỹ tại Việt Nam. Những cuốn sách tuyệt vời nâng cao kiến thức cũng như tranh luận lịch sử, và đây chính xác là điều mà Miller đã đạt được. "Liên minh sai lầm" có thể dễ dàng trở thành cuốn sách mới hay nhất của năm".
(Larry Berman, tác giả cuốn Perfect Spy: The Incredible Double Life of Pham Xuan An, TIME Magazine Reporter and Vietnamese Communist Agent)


- "Miller bác bỏ những giải thích đơn giản và có tính đảng phái đã thống trị các tường thuật trước đây về quan hệ đối tác Mỹ - Việt Nam. "Liên minh sai lầm" không chỉ là một bước tiến hóa trong hiểu biết của chúng ta về Ngô Đình Diệm và mối quan hệ Mỹ - Việt, mà sẽ còn làm thay đổi cơ bản phương hướng nghiên cứu học thuật về chiến tranh ở Việt Nam."
(Keith Weller Taylor, tác giả cuốn The Birth of Vietnam)

Giáo sư Edward Miller đã dành nhiều thời gian đến Việt Nam để nghiên cứu. Ông học tiếng Việt từ năm 1995, bản gốc sách này được Đại học Harvard xuất bản từ năm 2013. Bản dịch tiếng Việt có độ tin cậy học thuật cao khi với 440 trang nội dung đã có 103 trang chú thích.
Ngoài cuốn Liên minh sai lầm, ông còn là tác giả của cuốn Chiến tranh Việt Nam: Tuyển tập tài liệu (xuất bản năm 2016), cũng như nhiều bài báo và chương sách khác viết về chiến tranh Việt Nam.
Tuổi Trẻ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét