Cách mạng văn hoá không chỉ phản văn hoá. Là sản phẩm của văn hoá cộng sản đích thực, với nhiều cấp độ và nhiều phiên bản khác nhau . Nó gây nhiều hệ luỵ và di hại biết bao nhiêu thế hệ cho nhân loại nói chung và cho Việt Nam nói riêng ...
Mỹ nhân Trung Hoa không thiếu những bậc khí phách hiên ngang, thà chết chứ không chịu khuất phục.
Họ không chịu làm nô lệ hoặc món đồ chơi cho chế độ chuyên chế độc tài. Dưới đây là 12 nữ nhân nổi tiếng tài mạo song toàn bị hại chết một cách thảm khốc bởi bàn tay của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa (Văn Cách).Cách mạng Văn hóa là thời kì tàn bạo, chết chóc sau khi ĐCSTQ lên nắm chính quyền. Khi ấy chính quyền cho đốt hết tất cả thư tịch cổ của Trung Quốc, đập phá tượng Phật, đốt bỏ đền thờ Khổng Tử. Bất kì người nào bị gán vào tội “tư bản”, “thù hận giai cấp”,… đều phải đối mặt với nhục hình dày vò thể xác lẫn tâm can. Cũng từ đây, đại bi kịch của Trung Quốc bắt đầu, đạo đức con người vì mất đi niềm tin chân chính vào Phật Đạo Thần nên trượt dài trên con đường tha hóa, từ đó lây lan chất độc ra toàn thế giới. 12 cô gái tài hoa bạc mệnh này chỉ là một phần rất nhỏ trong bức tranh thê lương ảm đạm của thời kì đó.
Mạnh Sảng
Mạnh Sảng được mệnh danh là công chúa Khổng Tước của đoàn nghệ thuật trình diễn. Vào Tháng 9/1966, sau buổi biểu diễn tối trở về, đương lúc sờ soạng trong bóng tối để mở đèn bàn, do không cẩn thận đã đụng phải và làm vỡ bức tượng thạch cao Mao Trạch Đông. Cô lập tức đem chôn mảnh vụn, nhưng trong lúc loay hoay làm thì chẳng may bị người ta phát hiện.
Đoàn văn nghệ thiết lập một tiểu đội chuyên án để dụng hình bức cung bạo lực đối với cô trong suốt 42 ngày. Cô bị treo lên đánh đập tàn nhẫn, đóng đinh vào bàn chân, làm bỏng thân thể bằng đầu điếu thuốc, bỏ đói, cưỡng hiếp, bắt ăn nước tiểu và phân cho đến khi ngất xỉu. Những kẻ độc ác không có tính người kia muốn cô thừa nhận là “có ôm thù hận giai cấp thấu xương đối với Mao chủ tịch”. Cô không chịu nổi cực hình, cuối cùng đã lấy một miếng gạch lót giường tự đập vào đầu, vỡ sọ mà chết.
Lý Hương Chi
Nữ diễn viên xinh đẹp của đoàn ca múa tỉnh Giang Tô, vì viết thư yêu cầu những người đứng đầu trung ương không nên cầm đầu nhóm người đến tìm nữ diễn viên để khiêu vũ, nên cô bị vu khống là “ác độc công kích bộ tư lệnh giai cấp vô sản”, bị cưỡng bức giam giữ hai năm, đánh đập hành hạ, bỏ đói, dày vò bằng tiếng ồn, cuối cùng bị tra tấn tàn nhẫn đến nỗi thần trí trở nên điên loạn. Ngày 2/9/1971, dù chưa trải qua quá trình thẩm vấn xét xử nào, cô đã bị đưa đến đoàn Kinh kịch tỉnh để tham gia đại hội công thẩm, sau đó liền bị bắt trói đến nơi hành hình xử bắn.
Chung Hải Nguyên
Cô giáo tiểu học Cán Châu, tỉnh Giang Tây, vì kiên trì cất lên tiếng nói lương tri ủng hộ Lý Cửu Liên, người dám nói lên sự thật bị bắt giam 12 năm. Cô ở trong ngục bị tra tấn đánh đập tàn nhẫn nhưng vẫn kiên trinh không chịu khuất phục, sau cùng từ án giam chuyển thành án tử hình. Trước lúc hành hình, một con em quan chức cấp cao của đảng ủy đang nằm viện khu vực Nam Xương, suy kiệt chức năng thận, cần phải được mau chóng cấy ghép thận, tốt nhất là có thể lấy từ cơ thể người còn sống. Thế là Chung Hải Nguyên trước lúc nhận án tử, đã bị mổ sống cướp thận một cách dã man. Di thể cô bị bệnh viện dã chiến 92 lôi đi, cung cấp cho các bác sĩ làm vật giải phẫu.
Lê Liên
Vì viết thư cho người bạn trai đi bộ đội, cô đã chất vấn về cách mạng văn hóa, và bị bạn trai tố cáo, sau đó bị phán tội tử hình. Năm 1970, cô bị xử bắn khi chỉ mới 18 tuổi. Trước khi bị hành hình, trên xe tù cô đã bị mổ sống lấy thận, bốn quân y máu lạnh đè cô xuống vách xe, vén quần áo lên, không có sử dụng bất kỳ thuốc tê nào, mà chỉ dùng một con dao phẫu thuật sắc bén vạch một vết dài nửa thước ở phần hông phải, một trái thận đỏ tươi được lôi ra, vết thương không kịp may lại mà người đã bị áp giải đến nơi hành hình.
Quan Minh Hoa
Một trong bốn nữ bác sĩ thuộc binh đoàn kiến thiết sản xuất quân khu Quảng Châu. Năm 1969, vì trên nhật ký có viết “Mặt trời màu hoàng kim vẫn treo trên bầu trời của khu rừng chắn gió, tỏa ra ánh vàng kim chói lọi”, nền liền bị vu khống là nói bóng gió “tư tưởng Mặt trời lặn ở Tây sơn của Mao Trạch Đông”. Cô bị “chụp mũ” phản cách mạng. Sau khi chịu đủ mọi cực hình tra tấn thảm khốc nhưng vẫn kiên cường không nhận tội, năm 1970 Quan Minh Hoa bị phán tội tử hình. Ngày 12/3/1971, án xử bắn được thi hành. Vì để tránh cô hô to khẩu hiệu, những tên cai ngục đã nhét một ống tre vào cổ họng cô.
Hứa Liên Vinh
23 tuổi, năm 1968 phó bộ trưởng bộ vũ trang huyện là Vương Lập Long vì để bắt những nhân vật điển hình trong đấu tranh giai cấp, đã vu không Hứa Liên Vinh dùng sắc đẹp dụ dỗ cán bộ cách mạng. Cha của cô là Lý Trường Gia dưới sự tra tấn bạo đành phải nhận bừa, bị hình phạt 10 năm. Sau đó, Hứa Liên Vinh đã phải chịu đủ mọi sỉ nhục dày vò, không chịu nổi tra tấn tàn báo đành phải chịu nhận tội oan. Sau khi được trả về nhà, trong đêm một nhà bảy người cùng với ba mẹ anh em viết di thư, lăn dấu vân tay máu rồi treo cổ tự vẫn. Kiểm tra thi thể kết quả là trinh nữ.
Lý Tú Thanh
Lý Tú Thanh, 20 tuổi, cha cô là Lý Văn Điền trong thời kỳ cách mạng văn hóa Trung Quốc bị chụp mũ thành phản cách mạng. Năm 1968, mẹ cô là Tiết Thục Anh bị Hình Cương, đội trưởng tổ công tác, giải đến hội thường ủy cách mạng đấu tố lăng nhục. Hình Cương nghe nói nhà bà cô con gái nổi tiếng xinh đẹp, nên ngay giữa đêm khuya liền dẫn theo tay chân xông vào nhà Tiết Thục Anh, lột sạch quần áo con gái bà là Lý Tú Thanh, trói trên ghế dài thay phiên nhau cưỡng hiếp. Một tên côn đồ còn dùng thanh sắt nung đỏ làm bỏng những chỗ hiểm yếu trên thân thể cô, khiến cho Lý Tú Thanh tắt thở mà chết, Tiết Thục Anh treo cổ tự vẫn.
Lý Cửu Liên
Cô là gười học nghề tại nhà máy luyện kim Cán Châu, Giang Tây. Năm 1969, vì viết thư cho bạn trai chất vấn về cách mạng văn hóa nên đã bị bạn trai bán đứng, chụp mũ tội danh phản cách mạng, và bị bắt vào ngục. Vì không chịu khuất phục nên bị phán tội chết. Ngày 14/12/1977 cô bị xử tử. Trước khi hành hình vì để ngăn cô hô lớn khẩu hiệu, bọn ác ôn mất hết tính người đã lấy một cây tre nhọn đâm xuyên lưỡi và cằm dưới của cô. Sau khi chết, thi thể cô bị quăng bỏ ở vùng ngoại ô.
Lâm Chiêu
Lâm Chiêu là tài nữ xinh đẹp của trường đại học Bắc Kinh. Năm 1957, cô vì dám nói lời thật mà bị “chụp mũ” phái cánh hữu, sau đó bị bắt giam vào nhà ngục ở cầu Đề Giám, Thượng Hải. Quản giáo nhiều lần muốn làm nhục cô, vì để giữ tôn nghiêm cô đành phải may quần và áo ngoài lại với nhau. Quản giáo thẹn quá hóa giận, mỗi ngày đều sai một nhóm nữ côn đồ tiến hành lăng nhục, hành hạ cô trong suốt mấy tiếng đồng hồ. Ngày 29/4/1968, cô bị hành quyết bí mật. Ngày hôm sau, tên đao phủ đã đến tận cửa đòi nhà cô trả 5 đồng tiền đạn phí, mẹ cô sau đó liền phát điên.
Trương Chí Tân
Trợ lý bộ tuyên truyền tỉnh ủy Trung Cộng. Trong đại cách mạng văn hóa, cô đã phê bình những cá nhân sùng bái Mao Trạch Đông. Cuộc đời bị giam cầm của cô tổng cộng kéo dài suốt 6 năm kể từ năm 1969 đến năm 1975. Trương Chí Tân ở trong ngục nhiều lần bị luân phiên làm nhục, trước khi bị hành hình đã bị bức ép đến thần trí trở nên điên loạn, lấy bánh bao chấm kinh nguyệt mà ăn, ngồi trên phân lẫn nước tiểu. Cuối cùng bị xử bắn, trước khi giám sát hành hình vì để ngăn cản cô hô lên khẩu hiệu, cai ngục đã dùng một con dao nhỏ cắt đứt cuống họng.
Tôn Duy Thế
Tài nữ của ĐCSTQ, xinh đẹp hoạt bát, cô là con gái nuôi của Chu Ân Lai, du học ở Nga, chuyên ngành hát kịch. Khi về nước, cô được gả cho diễn viên nối tiếng Kim Sơn. Trong cách mạng văn hóa, cô bị Giang Thanh hãm hại, lệnh bắt giữ lại chính do Chu Ân Lai ký tên. Bị nhốt trong nhà giam Tần Thành, cô kiên trì không nhận tội, chịu đủ lăng nhục cho đến chết. Sau khi chết, người ta phát hiện quần áo cô không được chỉnh tề, trên đầu có một cây đinh sắt cắm vào.
Nghiêm Phụng Anh
Nghệ sĩ tài năng của đoàn kịch Hoàng Mai, nhờ vài diễn chính trong vở “Thiên Tiên phối”, “Nữ phò mã” mà nổi tiếng. Trong cách mạng văn hóa, bị gán ghép là nghệ sĩ phản động, mỹ nữ mê hoặc lòng người, đặc vụ của Quốc dân đảng nên nhiều lần bị lăng nhục đấu tố. Ngày 7/4/1968, bị bức tự sát thân vong. Sau khi chết, ngay cả thi thể họ cũng không buông tha. Vì nghi ngờ trong bụng cô có chứa điện mật đặc vụ và báo cáo thu phát cỡ nhỏ, nên nhóm người đã mổ bụng cô tàn nhẫn, lục tung nội tạng để kiểm tra. Sự kiện được nhà văn Tô Hiểu Khang báo cáo trên tạp chí giải phóng, có ảnh hưởng rất lớn.
Theo NTDT
0 nhận xét:
Đăng nhận xét