Đưa tàu cứu hộ hiện đại đến Biển Đông
Ngày 23-5, Trung Quốc tuyên bố từ nay đến cuối năm nước này sẽ triển khai một tàu cứu hộ hiện đại đến quần đảo Trường Sa. Nhật Báo Trung Quốc
dẫn lời quan chức thuộc Bộ Giao thông nước này, ông Trần Hưng Quang,
tiết lộ chiếc tàu mang theo một số máy bay không người lái và robot hoạt
động dưới nước. Tuy nhiên, quan chức này không tiết lộ chiếc tàu trên sẽ được đưa đến đảo nào ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo ông Trần, hiện nay Cục Dân chính Trung Quốc đã triển khai 31 tàu và 4 trực thăng hoạt động “cứu hộ” ở Biển Đông. Bộ Giao thông Trung Quốc đang phối hợp với quân đội nước này trong các hoạt động trên. Tờ South China Morning Post cho biết thêm Bắc Kinh cũng đã xây xong hai ngọn hải đăng và xây bốn trạm thông tin liên lạc cũng như mạng lưới điện thoại trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Theo mô tả, mạng lưới trên có thể phủ sóng hoàn toàn trong khu vực. |
Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016
Trung Quốc dùng mọi chiêu trò ở Biển Đông*
22:46
Hoàng Phong Nhã
No comments
Mỹ Loan – Tú Anh
TTO – Quấy rối, thậm chí gây thiệt hại tài sản và
tính mạng của ngư dân nước ngoài, lên kế hoạch đưa tàu đến hoạt động
trái phép ở Biển Đông là những động thái mà Bắc Kinh đã và đang thực
hiện ở khu vực này.
Người nhà của 34 ngư dân đi trên tàu cá QNa 95959 bị đâm chìm trên vùng biển Hoàng Sa tháng 5-2016 – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Đài CNN của Mỹ vừa có bài ghi nhận về việc ngư dân
Việt Nam đang gặp những hiểm nguy, khó khăn do tàu Trung Quốc hoành hành
khi họ đánh bắt cá ở các vùng ngư trường truyền thống ở quần đảo Hoàng
Sa của Việt Nam.
CNN dẫn lời phó chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn Phạm
Thị Hương cho biết giới chức Việt Nam khuyến khích ngư dân vẫn đến đánh
bắt cá ở ngư trường quanh quẩn đảo Hoàng Sa vì đó là ngư trường chính và
truyền thống của mình. “Bằng việc tiếp tục ra biển, ngư dân đang khẳng
định vùng biển này thuộc về Việt Nam. Điều đó không thể nào chối bỏ
được” – bà Hương nói.
Những câu chuyện thật
CNN dẫn lời ngư dân Lê Tân ở Lý Sơn cho biết từ năm
2015 đến nay tàu cá của ông liên tục bị tàu Trung Quốc rượt đuổi khi
đang đánh bắt ở vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa. Chỉ trong 10 năm qua,
tàu của ông đã bị tàu Trung Quốc tấn công 4 – 5 lần.
Đỉnh điểm là năm 2015, tàu của ông bị một nhóm người
trên chiếc tàu treo cờ Trung Quốc rượt đuổi, sau đó bắt cha con ông. Con
trai ông bị bắt giữ 3 ngày, bị những người Trung Quốc đánh đập dã man
khiến anh bị thương rất nặng.
“Họ tấn công tàu chúng tôi, vơ vét hết cá và lấy tất
tần tật những thiết bị đánh bắt. Cái nào họ thích thì họ lấy đi, còn cái
nào không thích thì quăng xuống biển” – ông Lê Tân kể với các nhà báo
Mỹ.
Theo CNN, giới chức Việt Nam cho rằng ông Lê Tân cũng như hàng trăm ngư dân khác đang là mục tiêu tấn công của tàu Trung Quốc.
Theo chính quyền huyện Lý Sơn, huyện này đã có 200
ngư dân và 17 tàu cá bị các tàu Trung Quốc tấn công trong năm 2015. Thế
nhưng, Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn cố tình chối bay chối biến rằng họ
không hề biết ngư dân Việt Nam bị đánh hay bị đuổi ra khỏi các vùng ngư
trường quanh quần đảo Hoàng Sa.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân
Oánh khi trả lời phỏng vấn của CNN luôn khăng khăng rằng Trung Quốc có
quyền quản lý đối với các vùng biển mà họ coi là “thuộc chủ quyền” của
họ và các tàu Trung Quốc luôn thực thi pháp luật theo kiểu “văn minh”.
Mua quảng cáo để bóp méo dư luận
Trong khi đó tờ Quartz vừa đăng tải bài viết với tựa đề “Quảng cáo trên báo chí – vũ khí mới của Trung Quốc ở Biển Đông”.
Bài báo cho biết cuối tuần qua, tờ Globe and Mail
ở Canada đã đăng tải nửa trang quảng cáo khá bất thường dưới dạng một
bài viết chính trị quốc tế. Đây là bài viết của Lãnh sự quán Trung Quốc
tại Vancouver có tựa đề “Vụ khởi kiện về Biển Đông của Philippines ra
tòa trọng tài là vi phạm luật pháp quốc tế”.
Theo tờ Quartz, lãnh sự quán Trung Quốc có
thể đã phải trả hơn 10.000 đôla Canada cho nửa trang quảng cáo này. Tác
giả bài báo là Steve Mollman bình luận: Bắc Kinh dường như đang thử mọi
phương pháp gồm cả dân sự lẫn quân sự để bảo vệ lập luận của mình.
Chẳng hạn hôm đầu tháng 5 này, Bắc Kinh đã đưa đoàn
văn công hàng trăm người ra đá Chữ Thập ở Trường Sa của Việt Nam mà
Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép. Buổi biểu diễn cũng được thu hình
để phát lại trên kênh truyền hình nhà nước CCTV và được truyền thông
Trung Quốc đăng tải rầm rộ.
Theo tờ Quartz, chính quyền Bắc Kinh còn đi
thuê cả những chuyên gia nước ngoài giỏi trong lĩnh vực quan hệ công
chúng và truyền thông để đào tạo trong nước nhằm đạt mục tiêu tuyên
truyền hướng ra nước ngoài.
Các cơ quan truyền thông ở Trung Quốc gần đây cũng
tung ra rất nhiều bài viết và xã luận nhằm định hướng dư luận trong nước
về việc Bắc Kinh đang có lý ở Biển Đông.
Chẳng hạn một bài viết mới trên Hãng thông tấn Tân
Hoa xã của Trung Quốc đã trích lời đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu
Minh cho rằng các đảo, đá, rạn san hô ở Biển Đông là thuộc về Trung Quốc
từ thời xa xưa!
Đã quá rõ kiểu “lộng giả thành chơn” như trong điển tích “Tăng Sâm giết người”!
M.L. – T.A.
Nguồn: http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:4FUsnl4QlOEJ:tuoitre.vn/tin/the-gioi/20160524/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét