Nhiều người thường nói, phía sau
mỗi người đàn ông thành công là sự hy sinh âm thầm của một người phụ
nữ. Thực tế, phía sau mỗi người phụ nữ ưu tú cũng thường là một người
chồng luôn lặng lẽ giúp đỡ. Ông Michael Aris là người như thế. Ông đã
lấy được người phụ nữ đẹp hàng đầu châu Á: Bà Aung San Suu Kyi, nhà lãnh
đạo phong trào phản kháng bất bạo động tại Myanmar, người được trao
giải Nobel Hòa bình. Nhưng cho đến khi lìa khỏi cõi đời ông lại không
thể được nhìn mặt vợ lần cuối.
Vừa gặp đã phải lòng nhau
Mối tình của bà Aung San Suu Kyi với
Michael Aris đến ngay từ cái nhìn đầu tiên. Khi đó, bà Aung San Suu Kyi
đang theo học Đại học Oxford, Michael nghiên cứu lịch sử tại Đại học
Durham. Lần đầu trông thấy Aung San Suu Kyi, Michael đã có ấn tượng sâu
sắc với người phụ nữ mang đậm chất phương Đông: vẻ ngoài mảnh mai yếu ớt
nhưng toát lên một tâm hồn đầy mạnh mẽ.
Dưới chân một ngọn núi tuyết ở Bhutan,
Michael đã lấy hết dũng khí để cầu hôn Aung San Suu Kyi, nhưng Aung San
Suu Kyi đưa ra điều kiện: Khi tổ quốc cần thì bà phải trở về. Michael
hiểu rằng, người vợ tương lai của mình có lẽ sẽ trở thành người anh hùng
của Miến Điện, vì dòng máu nóng cho tổ quốc luôn chảy cuồn cuộn trong
người bà. Michael đã lập tức đáp ứng yêu cầu của Aung San Suu Kyi, và
một lòng làm theo lời hứa trong nửa đời còn lại.
Cùng tắm trong dòng sông tình yêu
Năm 1972, Aung San Suu Kyi đã kết hôn
với Michael, họ cùng trải qua những tháng ngày yên bình ở Oxford. Không
lâu sau, họ sinh hạ được một người con đặt tên là Alexander. Vài năm sau
thì người con thứ hai chào đời. Trong 15 năm sau đó, Aung San Suu Kyi ở
nhà cùng chồng chăm sóc con cái, họ trải qua những tháng ngày yên bình,
ngập tràn hạnh phúc, cho đến khi có tin dữ từ Miến Điện.
Biến cố cấp bách, tuân thủ lời hứa
Vào một đêm yên tĩnh của tháng 3/1988,
tiếng chuông điện thoại chói tai phá tan bầu không khí tĩnh lặng của gia
đình. Bà Aung San Suu Kyi nhận được điện thoại từ Miến Điện cho biết,
mẹ của bà lâm trọng bệnh, mong bà về nước một chuyến. Michael nhận ra
ngay tâm trạng lo lắng của vợ, không lâu sau Michael thấy vợ thu dọn
hành lý chuẩn bị lên đường, giác quan thứ sáu báo cho Michael rằng
chuyến đi sẽ là bước ngoặc chưa từng có trong gia đình. Nhưng Michael
không ngăn cản vợ mình.
Michael nhớ những lời kiên định mà bà Aung San Suu Kyi viết trong lá thư: “Em chỉ yêu cầu anh một chuyện, nếu sau này tổ quốc của em cần em, hãy để cho em thực hiện nghĩa vụ của mình”.
Lựa chọn giữa tổ quốc và gia đình khiến bà Aung San Suu Kyi luôn day
dứt, còn ông Michael cũng cảm thấy khó khăn, nhưng ông Michael phải giữ
lời hứa với vợ.
Theo vợ về nước, ông Michael đưa hai con
đến Rangoon để thăm bà ngoại. Thế rồi với cục diện chính trị ở Miến
Điện, bà Aung San Suu Kyi đã quyết định ở lại nước vì muốn tham gia cùng
phong trào đấu tranh nhân quyền. Michael nói, ông sẽ luôn đứng sau ủng
hộ bà trong cuộc chiến đấu vì nhân quyền. Thế rồi chiều lòng bà Aung San
Suu Kyi, ông Michael đưa hai con trở lại Anh để lo cho các con. Lần ly
biệt này kéo dài 7 năm.
Trùng phùng sau nhiều năm xa cách
Trở về nước, Michael ngày ngày dõi theo
tình hình của vợ ở Miến Điện, mỗi ngày ông đều sống trong thấp thỏm lo
âu. Ông biết rõ chính quyền Miến Điện dùng mọi biện pháp ngăn cản vợ
mình xây dựng phong trào dân chủ, vì thế luôn lo sợ bà sẽ bị ám sát
giống như người cha của bà trước đây. Sau khi biết vợ mình bị giam lỏng,
ông Michael bắt đầu có những hành động giúp vợ gây dựng tiếng nói ảnh
hưởng trên trường quốc tế, khiến chính quyền Miến Điện bị áp lực phải
hạn chế những hành động quá đáng đối với bà Aung San Suu Kyi.
Để vợ tránh bị chỉ trích vì những nhân
sĩ dân chủ và chính quyền quân sự độc tài Miến Điện, nhiều khi ông phải
che giấu thân phận là chồng của bà Aung San Suu Kyi. Một phương diện
khác, ông Michael một mình lo chăm sóc hai con, giúp con hiểu mẹ chúng
là một người mẹ vĩ đại. Năm 1991, ông dẫn theo hai người con đi nhận
giải Nobel Hòa bình thay cho vợ, họ đều cảm thấy tự hào vì có bà Aung
San Suu Kyi.
Năm 1995, ông Michael bất ngờ biết tin
mình có thể được đến Miến Điện thăm vợ, nhưng không ngờ lần gặp mặt đó
lại là lần gặp cuối cùng trong cuộc đời hai người. Mái tóc ông khi đó đã
điểm bạc, còn trán của Aung San Suu Kyi thì đã có nếp nhăn, con cái họ
đã trưởng thành. Thời gian đã ấn định lần gặp gỡ này là lần tái ngộ cuối
cùng trong đời họ.
Một đời chỉ đến với nhau một lần
Sau đó ba năm, ông Michael bị chuẩn đoán
mắc bệnh ung thư, chính quyền Miến Điện muốn nhân cơ hội này đẩy bà
Aung San Suu Kyi trở về Anh, nhưng Michael phản đối vì cho rằng bà Aung
San Suu Kyi không thể rời bỏ Miến Điện, rời bỏ nhân dân của bà, ông muốn
là trụ cột tinh thần cho bà trong con đường đấu tranh vì dân chủ.
Michael đã không thể gặp mặt vợ lần cuối
trước khi lìa đời, chỉ có thể mỉm cười nhìn tấm hình chân dung lớn của
người vợ yêu dấu mà ông luôn để trên đầu giường.
Một đời đến với nhau một lần,
Nếu nàng không phải khổng tước Myanmar,
Ta mãi là thiếu niên nông nổi,
Những tốt đẹp xin gửi vào dĩ vãng.
Mười năm ly biệt kiếp này, ta cam tâm tình nguyện,
Xin hẹn kiếp sau được nối lại duyên xưa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét