Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Đi tìm nàng Tiểu Yến Tử có thật trong lịch sử

Có thể nói, nàng Tiểu Yến Tử là nhân vật ấn tượng nhất trong sự nghiệp sáng tác kịch bản phim của Quỳnh Dao. (Ảnh: Tripod)
Có thể nói, nàng Tiểu Yến Tử là nhân vật ấn tượng nhất trong sự nghiệp sáng tác kịch bản phim của Quỳnh Dao. (Ảnh: Tripod)
Khi ngược dòng thời gian để tìm hiểu về danh tính của nàng Tiểu Yến Tử trong phim ‘Hoàn Châu Cách Cách’, người ta phát hiện nhân vật này có thật ngoài đời và sống vào thời nhà Thanh. Theo đó, Quỳnh Dao đã lấy cảm hứng cho tác phẩm của mình nhân chuyến du lịch đến Bắc Kinh, Trung Quốc.
Câu chuyện bắt đầu từ một chuyến đi du lịch từ Đài Loan sang Bắc Kinh, nữ văn sĩ Quỳnh Dao đã được đưa đến viếng địa danh Công chúa phần. Tương truyền, nơi đây chôn cất một vị công chúa là nghĩa nữ (con nuôi) của vua Càn Long. Dù là công chúa nhưng vì không mang huyết thống hoàng tộc nên khi mất, vị công chúa này không được chôn cất trong nghĩa trang hoàng gia. Tuy nhiên, nàng công chúa này là ai, họ tên gì, chẳng ai xác định.
Câu chuyện về một thiếu nữ thường dân được hoàng đế nhận làm con nuôi, thương yêu hết mực cứ ám ảnh Quỳnh Dao, để rồi sau nhiều năm không viết, bà lại ngồi vào bàn giấy, sáng tác nên kịch bản ‘Hoàn Châu cách cách’. Nhân vật Tiểu Yến Tử chính là hình ảnh của vị công chúa năm xưa. Tuy nhiên, Quỳnh Dao đã phạm một nhầm lẫn nghiêm trọng về lịch sử là vào thời vua Càn Long, tất cả con gái của vua đều được là “công chúa”, chứ không phải là “cách cách” như trước đó.
Danh xưng “cách cách” giai đoạn này dùng để gọi con gái của các vị thân vương (bà con với vua). Song, cái sai này đã bị xóa mờ trước thành công của bộ phim ‘Hoàn Châu cách cách’ với câu chuyện một cô gái lưu lạc giang hồ bỗng nhiên trở thành cách cách, được sủng ái.
Bên cạnh hình ảnh “nghĩa nữ” (con nuôi) của nhà vua với tính cách năng nổ, dễ thương, bà cũng dựng lên hình tượng nàng Hạ Tử Vy – đứa con thất lạc của Càn Long nhằm tăng tính hấp dẫn của câu chuyện. Tác phẩm này đã trở thành điểm sáng trong cuộc đời sáng tác của Quỳnh Dao và để lại dư âm lâu dài.
Vậy câu chuyện thật đằng sau nàng công chúa vô danh kia là gì? Có khá nhiều truyền thuyết kể về danh tính của cô “Cách Cách” bí ẩn này. Một trong số đó nói rằng, trong một lần vi hành, vua Càn Long muốn thực sự tìm hiểu cuộc sống người dân nên chỉ dẫn theo hai người tùy tùng thân cận. Tuy nhiên do đi đến một vùng lạ nên nhà vua đã lạc đường.
Tieu yen tu
Vua Càn Long cùng các tùy tùng của mình đi vi hành. (Ảnh: Wikimedia)
Thấy Mặt trời sắp xuống núi, lại đói và mệt, Càn Long bèn đi vào một ngôi làng nhỏ. Tại đây, vua và hai người tùy tùng đã được một ông già nghèo tốt bụng tiếp đón chu đáo. Ông già mời họ vào nhà và bảo đứa con gái nhỏ chuẩn bị bữa cơm đạm bạc cho ba người lạ mà không hề biết rằng mình đang được diện kiến vua Càn Long.
Trong khoảng thời gian tá túc tại nhà ông lão, được chăm sóc bởi bàn tay bé nhỏ của đứa trẻ dễ thương, Càn Long đã nảy lòng yêu mến đứa trẻ và gia đình. Ông đã đề nghị với ông lão được trở thành cha đỡ đầu của cô bé và người cha vui vẻ nhận lời. Về phía cô bé, Càn Long tặng cô một chiếc khăn tay và dặn “nếu gặp khó khăn, hãy cứ đến Kinh thành tìm ta”.
Một vài năm sau đó, nạn đói hoành hành khắp nơi. Giống như bao gia đình khác, hai cha con ông lão già phải chạy nạn lên Bắc Kinh. Ở đây, họ phải ngủ trong các ngôi đền hoang và ăn xin sống qua ngày.
Ông lão ngày một yếu rồi mắc bệnh nặng. Cô con gái quá tuyệt vọng nên đã đi khắp nơi cầu xin mọi người cứu giúp. Trong một lần ra bờ sông, cô gái đã vô tình gặp lại một trong hai  người tùy tùng của vua Càn Long lúc trước tá túc tại nhà. Cô quỳ xuống cầu xin và được vị này đưa đến trình diện nhà vua cùng cha.
Càn Long sau khi gặp lại cô gái mới nhớ ra lời hứa năm nào của mình nên đã cưu mang và để cô ở lại trong cung. Nhưng không lâu sau đó, bệnh của ông lão già ngày một nặng thêm rồi qua đời. Cô con gái vô cùng đau buồn và khóc rất nhiều. Cảm mến trước tình cảm dành cho cha và muốn giữ cô trong cung nên nhà vua đã phong cho cô làm công chúa.
Tuy nhiên cuộc sống trong cung của “nghĩa nữ” của vua cũng không hề êm đẹp. Cô phải nhận sự ghẻ lạnh của nhiều người và luôn buồn bã u sầu. Một thời gian sau, cô gái cũng mắc bệnh mà mất.
Thương tiếc cho cô, Càn Long đã hạ lệnh chôn cô theo nghi thức hoàng gia tại một vùng riêng nằm phía Tây thành Bắc Kinh. Nơi này được gọi tên là “Công chúa phần” nghĩa là phần mộ của công chúa mà không có tên rõ ràng.
Tuy nhiên cho đến ngày nay, do di tích “Công chúa phần” đã bị phá hủy để xây dựng trạm tàu điện ngầm nên không còn gì để chứng thực về độ tin cậy của các truyền thuyết này.
Tieu yen tu
Hình ảnh di tích “Công chúa phần” xưa kia… (Ảnh: Internet)
Tieu yen tu 
 … nay đã trở thành trạm tàu điện ngầm ở  trạm tàu điện ngầm ở Bắc Kinh. (Ảnh: Internet)

 Chỉ có một điều chắc chắn là hình tượng nàng công chúa “nghĩa nữ” của Càn Long là có thật và với tài năng của mình, Quỳnh Dao đã đưa phần nào câu chuyện của cô đến khán giả một cách xuất sắc

0 nhận xét:

Đăng nhận xét