Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016
Biến nghịch cảnh thành quà tặng
13:40
Hoàng Phong Nhã
No comments
Mặc dù cuộc sống là ngắn ngủi và
mỗi người chỉ sống vài thập kỷ trên trái đất này, nhưng tất cả chúng ta
đều từng trải qua nhiều gian truân. Ý nghĩa của cuộc sống không chỉ đơn
thuần là chịu đựng gian khổ, mà đối với nhiều người, vượt qua chúng mới
là con đường cần thiết để đi đến thành công.
Vào tháng Giêng năm 1982, khi đó tôi
khoảng 20 tuổi và mới tốt nghiệp đại học, nhưng tôi không nhận được
bằng. Tôi bị buộc phải từ giã cha mẹ mình ở tỉnh Sơn Đông và đến làm
việc ở tỉnh Thanh Hải hẻo lánh và biệt lập. Tôi vẫn không biết mình đã
vô tình động chạm đến viên chức nào trong bốn năm học đại học, nhưng vì
một lý do nào đó mà tôi bị phân công đến làm việc ở tỉnh Thanh Hải – nơi
tôi không quen biết một ai.
Tôi trở nên cực kỳ buồn bã và không biết làm thế nào để tiếp tục cuộc sống của mình.
Bởi tỉnh Thanh Hải nằm trên các cao
nguyên hẻo lánh vùng Tây Bắc, nên có rất ít mưa và thời tiết cực kỳ khô
hanh. Tôi uống nước cả ngày nhưng vẫn thấy khát và không thể làm ngưng
chảy máu mũi.
Tôi không có gia đình ở bên cạnh và
không thể trở về nhà. Tôi buồn đến mức nhanh chóng ngã bệnh. Từ đó, tôi
bắt đầu nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống. Tôi nhớ về những gì Mạnh Tử, một
nhà triết học cổ đại từng nói: “Trước khi trời ban trách nhiệm trọng đại lên một ai đó, trời sẽ tôi luyện thể xác người đó và thuần hóa tinh thần của anh ta.”
Tôi đã đọc nhiều tác phẩm về các thánh
hiền xưa, những thứ cổ vũ tôi cố gắng vươn lên trong nghịch cảnh. Tôi
nhận ra rằng thú vui vật chất là những điều con người không thể mang đến
khi sinh và mang theo khi tử. Chúng tản mác như mây. Tuy nhiên, thành
tựu của những người kiên trì sẽ được ghi lại trong sử sách, truyền lại
cho thế hệ sau, và sẽ không biến mất theo thời gian.
Tôi quyết định tự học tiếng Nhật bằng
cách dùng một bộ sách giáo khoa tiếng Nhật và tôi chỉ mất ba tháng để
hoàn thành cả khóa học. Trong thời gian đó, tóc tôi mọc dài xuống vai vì
tôi không có thời gian để cắt.
Sau đó, tôi đỗ kỳ thi sát hạch tiến sĩ
của Bộ Giáo dục Nhật Bản với điểm số cao nhất và bước chân vào Đại học
Kyoto danh tiếng thế giới với học bổng toàn phần.
Khi nhìn lại, tôi có rất nhiều cảm xúc.
Bây giờ tôi là một học viên của môn Pháp Luân Công và môn khí công này
đã giúp tôi mở rộng nhân sinh quan để hiểu được nhiều đạo lý trong cuộc
sống. Tôi đã từ bỏ lòng hận thù với những người làm tôi đau khổ trong
quá khứ. Tôi thường nghĩ rằng nếu họ không tạo cho tôi một môi trường để
tôi chịu đựng, thì tôi sẽ không có cơ hội được trải nghiệm gian truân.
Hơn nữa, tôi sẽ không thể đạt được những gì mà tôi đã đạt được.
Tôi thật lòng cảm ơn họ vì những gì họ
đã làm. Tất nhiên, tôi sẽ luôn nhớ đến những đồng nghiệp và bạn bè,
những người đã giúp đỡ tôi. Niềm tin của tôi vào Chân – Thiện – Nhẫn
(các nguyên lý mà người luyện tập Pháp Luân Công phải thực hành trong
đời sống) giúp tôi cảm thấy biết ơn những người xuất hiện trên con đường
của mình.
Mặc dù con người hiện đại không muốn nếm
trải khổ cực trong cuộc sống của họ, nhưng thật khó để đạt được bất kỳ
điều gì mà không có gian khổ. Của cải vật chất chỉ có thể được dùng
trong ngắn hạn, nhưng kinh nghiệm đi cùng nghịch cảnh là thứ vô hình và
luôn động viên chúng ta. Qua gian khổ, người bình thường sẽ đạt được
thành công và người tu luyện sẽ đạt được uy đức. Vì thế, chẳng phải
nghịch cảnh là một kho báu trong cuộc sống này?
Đức Tĩnh biên dịch
0 nhận xét:
Đăng nhận xét