ngày 02 tháng 6, 2009 |
Trong Vài Lời Thưa Với Độc Giả của Giao Điểm trước đây ở đầu bài “Đám Cưới Thần Thánh” của Ngô Triệu Lịch, tôi được biết có vài vị sư trẻ nhờ Giao Điểm nói với tôi là viết “bớt bớt” đi. Tôi suy nghĩ hoài mà vẫn không hiểu phải “bớt bớt” như thế nào, và tại sao lại phải “bớt bớt”. Lời khuyên này đưa tôi vào một tình trạng rất khó giải quyết. Thứ nhất, nếu những điều tôi viết là đúng sự thật, thì “bớt bớt” có nghĩa là bớt đi chút ít sự thật hoặc bớt đi một phần hay một nửa sự thật. Nhưng làm như vậy thì nửa sự thật bớt đi sẽ biến nửa sự thật còn lại thành ra không còn là sự thật nữa. Thứ nhì, nếu những điều tôi viết là sai sự thật, thì không thể bớt bớt mà phải dẹp bỏ, vì sự lương thiện trí thức không cho phép tôi duy trì những sự sai trái. Do đó, nếu có quý vị nào cho tôi biết rõ phải “bớt bớt” như thế nào, trên chủ đề nào, và đưa ra bằng chứng là tôi đã viết “quá quá sự thực” như thế nào thì tôi xin cám ơn.
Nhưng không phải chỉ có mấy vị sư trẻ trên có ý kiến như vậy, mà vài người bạn tôi cũng có ý tưởng tương tự. Có người nói: “Mong anh Ngọc viết “từ bi” hơn”. Nhưng thế nào là Từ Bi? Từ là “cho vui” và Bi là “cứu khổ”. Giúp để cho con người tăng thêm kiến thức đúng là cung cấp cho họ một nguồn vui, vì trong 14 điều Đức Phật dạy, thì điều thứ 13 nói rằng: “Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết.” Còn giúp cho con người cất bỏ được một gánh nặng trên vai chính là cứu khổ, bởi vì vô minh cho nên con người tưởng rằng gánh nặng trên vai mình chính là niềm an ủi lớn lao nhất, trong khi đó chỉ là ảo tưởng. Tôi xin kể vài thí dụ về một số nhân vật trong Ki Tô Giáo đã cất bỏ được gánh nặng trên vai mình như thế nào. Trước hết, chúng ta cần biết gánh nặng đó là gánh nặng gì?
Mục sư Harry Wilson đã viết rõ trong cuốn Freedom From God, khuyên các tín đồ Ki Tô Giáo hãy: “vứt bỏ gánh nặng Thiên Chúa, Cha cũng như Con, trên vai, cùng lúc gỡ bỏ những ngón tay của các Giáo hội Ki Tô đã bóp nghẹt yết hầu tín đồ, để tự mình có thể tự do hít thở một bầu không khí trong sạch”
Nhưng làm thế nào có thể cất bỏ được cái gánh nặng này. Chúng ta hãy đọc kinh nghiệm của một phụ nữ Ki Tô Giáo: Ruth Hurmence Green. Ruth Hurmence Green là một phụ nữ sinh ra và lớn lên trong một gia đình Tin Lành, hệ phái Methodist [Giám Lý: Hệ phái do John Wesley lập ra vào thế kỷ 18. TCN]. Từ nhỏ, chủ nhật đi nhà thờ, học Thánh Kinh, cùng với nhiều đứa trẻ khác tin tất cả vào những truyền kỳ trong Thánh Kinh: Jonah đã sống trong bụng cá voi 3 ngày, Daniel đã bị ném vào chuồng sư tử, Joshua ra lệnh cho mặt trời ngừng lại v..v.. .. Bà ta kể: “Là một tín đồ Ki Tô Giáo, mỗi khi đến ngày lễ Phục Sinh, tôi lại được đi xem vở kịch diễn lại khổ nạn của Giê-su (Passion play). Tôi ăn thịt và uống máu ông ta. Tôi nghe được những tiếng than khóc dưới hỏa ngục của Dante (Tác phẩm Inferno của Dante). Tôi nhìn thấy cái đầu của John the Baptist trên một cái khay. Tôi hình dung được con dao của Abraham kề trên cổ đứa con, và xem cảnh nước của trận Hồng Thủy dâng lên..” Nói tóm lại bà ta đã bị tẩy não trong nhiều năm để tin vào những điều hoang đường trong Thánh Kinh, và đưa vào khuôn phép tôn giáo (years of indoctrination). Thời gian là tín đồ thuần thành Ki Tô Giáo của bà Ruth kéo dài tới 60 năm, kể từ khi mới sinh ra đời.
Trong khoảng thời gian này, lẽ dĩ nhiên bà Ruth Hurmence Green, cũng như tuyệt đại đa số tín đồ Ki Tô, chưa bao giờ tự mình đọc hết cuốn Thánh Kinh, do đó thực sự không biết gì về Thánh Kinh (the great majority of the Christian community are Bible illiterates). Bà ta viết: “Thánh Kinh có lẽ là cuốn sách được bầy bán nhiều nhất, nhiều người mua nhất, và ít được đọc nhất trên thế giới. Đó là cuốn sách bán chạy nhất, nhưng rất hiếm khi được mở ra” (The Bible is probably the most available, most purchased, and least read book in the world. It is the best seller that is rarely oppened). Sau nhận định như trên, Bà ta viết tiếp: “Tôi được dạy Thánh Kinh là một cuốn sách đạo đức và Giê-su là một con người kỳ diệu”.
Nhưng rồi, trong một buổi nói chuyện với người em, một tiến sĩ hóa học, anh ta khuyên bà ta “đừng có phí thì giờ mà đọc Thánh Kinh” (it was a waste of time to read the Bible). Điều này làm bà phật ý, nhưng lại gây sự tò mò trong đầu óc của bà, và bà ta bắt đầu đọc Thánh Kinh. Đọc xong, bà ta thú nhận đã bị một cú “sốc” nặng vì “Sự mê tín ngu xuẩn, những chuyện độc ác tàn bạo vô nhân đạo, hiển nhiên vay mượn từ các huyền thoại (trong dân gian), và nhất là những hành động đồi bại của các nhân vật trong Thánh Kinh - tất cả đã làm tôi choáng váng” (The superstitious ignorance, the atrocious inhuman cruelty, the obvious derivation from mythology, and above all the depravity of Bible personalities – they all left me stunned). Từ đó, bà ta đã cất bỏ được gánh nặng Thiên Chúa trên vai, nghĩa là thoát ra khỏi cùm xích tư tưởng của Ki Tô Giáo và trở thành người “vô thần”, như bà ta thường thích thú tự nhận.
Điều này cho thấy, thật đúng như Joseph Lewis đã viết:
“Chỉ những người nào không đọc Thánh Kinh mới tin Thánh Kinh, câu này đã trở thành một từ ngữ thông thường và là một định đề (It has become a common expression and axiom, that only those believe the Bible who have not read it.).
Và cũng phù hợp với nhận xét sau đây của Tiến sĩ Ira Cardiff, một khoa học gia:
"Hầu như không có ai thực sự đọc cuốn Thánh kinh... Nếu một người thông minh đọc cả cuốn Thánh kinh với một óc phê phán thì chắc chắn họ sẽ bác bỏ nó."
(Virtually no one really reads the Bible... If an intelligent man should critically read it all, he would certainly reject it.)
Nhưng bà Ruth Hurmence Green lại không bác bỏ Thánh Kinh đi, hoặc tự lừa dối mình để tiếp tục ca tụng Thánh Kinh là một cuốn sách đạo đức do Thiên Chúa mặc khải, và Giê-su là Chúa Con thương yêu nhân loại. Sự lương thiện trí thức không cho phép bà làm như vậy. Trái lại, bà để ra hai năm liền đọc kỹ lại Thánh Kinh và dấn thân vào một chiến dịch giải hoặc Ki Tô Giáo, bắt đầu viết sách giải độc Ki Tô, chủ trương không để cho con trẻ bị mê hoặc bởi sự đáng sợ của Ki Tô Giáo (that children should not be subject to the frightfulness of the Christian religion). Sách của bà hoàn toàn dựa trên những chuyện trong Thánh Kinh và bà đã trích dẫn rất nhiều đoạn trong Thánh Kinh. Chủ trương của bà là phải phổ biến cho đại chúng những đoạn trong Thánh Kinh mà tuyệt đại đa số tín đồ Ki Tô Giáo không bao giờ biết đến, không bao giờ được nghe giảng trong nhà thờ.
Trong cuốn "Quyển sách của Ruth" (The Book of Ruth, trang. 6-8 & 59-60, Freedom from Religion Foundation, tái bản năm 1982), Ruth Hurmence Green đã nhận định tổng quát về cuốn Thánh Kinh như sau:
|
Cuốn Thánh Kinh đã được dùng trong nhiều thế kỷ để sát hại nhiều triệu mạng người, và Ki-Tô giáo đã phá nát gia đình, như Giê Su đã hứa hẹn: "Ta sinh ra để làm cho con nghịch với cha, con gái nghịch với mẹ, con dâu nghịch với mẹ chồng, và những người trong nhà thành kẻ thù của nhau." (Matthew 10: 35-36). Trong Ngày Phán Xét các gia đình sẽ bị tan nát. Vậy ai là kẻ còn có thể cho rằng cuốn Thánh Kinh ủng hộ gia đình hay đời sống của con người?
Không có một trang sách nào trong Thánh Kinh mà không làm tôi bất bình về một phương diện nào đó. Thật ra, sau mỗi lần tìm hiểu Thánh Kinh tôi lại muốn đi tắm rửa sạch sẽ với xà bông "lye" của bà nội [vì thấy những chuyện trong Thánh Kinh dơ dáy quá]. Và mỗi khi tôi đọc thấy Thánh Kinh coi thường phụ nữ thường là tôi muốn quẳng nó ra cuối phòng. Tôi nguyện không bao giờ còn cầm cuốn Thánh Kinh một cách lộ liễu trên tay ở nơi công cộng. Thomas Paine, đấng cứu rỗi thực sự của thế giới, đã tố cáo cuốn Thánh Kinh thay tôi: "Tôi thành thật ghê tởm nó (cuốn Thánh Kinh) như là tôi ghê tởm mọi sự độc ác."
Nhưng không phải trong đó chỉ có những sự ác độc và những sự tàn bạo không thể tưởng tượng được. Nếu là chuyện tục tĩu, bạn sẽ thấy nó trong cuốn sách này. Nếu là chuyện dâm ô, bạn sẽ thấy nó trong Thánh Kinh, và bạn không cần phải mất công tìm kiếm. Tôi không khuyên bạn mở ra bất cứ trang nào và đọc cái đoạn nó đập vào mắt bạn đầu tiên. Bạn có thể vi phạm luật kiểm duyệt. Nếu luật kiểm duyệt được thi hành một cách chặt chẽ, cuốn Thánh Kinh sẽ phải bán dấu diếm dưới quầy hàng" (1)
Sau đó, bà Ruth Hurmence Green quyết định xuất bản cuốn sách hướng dẫn những người đọc Thánh Kinh, cuốn “Sách Hướng Dẫn Đọc Thánh Kinh Của Một Người Ki Tô Giáo Hoài Nghi” (The Born Again Skeptic’s Guide to the Bible), xuất bản tại Madison, Wisconsin, năm 1979. Cuốn sách mở đầu bằng 4 bài bình luận ngắn về vài chuyện trong chương Sáng Thế trong Cựu Ước. Sau đó là 12 Chương với những đầu đề như sau:
1. God Của Đạo Do Thái – Ki Tô (The Judaic-Christian God)
2. God Con Từ Galilee (The God From Galilee) [Giê-su]
3. Luật Môi-se (The Mosaic Law)
4. Những Chuyện Độc Ác Trong Thánh Kinh (Biblical Cruelties)
5. Giết Người Hàng Loạt: Ra Lệnh, Chính Mình Làm, Hay Chấp Thuận Bởi God (Mass Killings: Ordered, Committed, or Approved By God)
6. Những Sự Bất Phù Hợp, Mâu Thuẫn Trong Thánh Kinh (Discrepancies and Contradictions in the Scriptures)
7. Đối Xử Với Phụ Nữ Trong Câu Chuyện Ngọt Ngào Nhất Chưa Từng Kể (Treatment of Women in the Sweetest Story Ever Told)
8. Sự Thô Tục Trong Những Lời Của God (Vulgarity in the Word of God)
9. Những Đoạn Quá Phi Lý Trong Những Trang Của Cuốn Sách Thánh (Preposterous Passages From The Pages Of The Holy Book)
10. Tình Dục Trong Cuốn Sách Thánh (Sex in the Holy Book)
11. Các Tông Đồ (The Apostles)
12. Các Nhà Tiên Tri (The Prophets).
Khi viết cuốn sách trên, bà Ruth Hurmence Green có đủ đầu óc suy tư của một người đã quá tuổi trưởng thành, sau mấy chục năm sống trong “hội thánh” Tin Lành, nhưng chưa bao giờ đọc Thánh Kinh. Đọc xong cuốn Thánh Kinh, như chúng ta đã biết, bà ta bị một cú “sốc” nặng. Cú “sốc” đó đã chuyển thành một câu mà sau đó bà ta thường hay nói: “Đọc Thánh Kinh đã làm cho tôi trở thành một người “vô thần”” (I am fond to say that reading the Bible turned me into an atheist). Điều này chứng tỏ “vô thần” là một trạng thái tâm linh rất tiến bộ, thoát khỏi ngục tù tư tưởng của Ki Tô Giáo, là một bước tiến dài trong quá trình mở mang trí tuệ, là ra khỏi những sự lừa dối của giới lãnh đạo “hội thánh”, là tự mình thanh tẩy bản thân, là ly khai từ bỏ mọi liên hệ với cái lịch sử ô nhục đẫm máu của Ki Tô Giáo, là chấm dứt những hoang tưởng, mê tín viển vông về một gánh nặng trên vai.
Vậy một khi cất khỏi được gánh nặng trên vai thì con người sẽ trở nên thế nào. Chúng ta hãy đọc cảm tưởng của Robert G. Ingersoll phát biểu cách đây hơn một thế kỷ, tôi chỉ xin nêu ra vài tư tưởng trong đó:
“Đoàn kết tôn giáo” là một điều không thể thực hiện đối với Ca-Tô Rô-maGiáo, một tôn giáo mà trong thời đại tiến bộ khoa học trí thức ngày nay, vẫn tự xưng là tôn giáo duy nhất chân thật, hàm ý loại bỏ mọi tôn giáo khác, và đưa ra những sách lược, âm mưu bất chính để xâm lăng các nền văn hóa và tôn giáo khác. Cho nên, “đoàn kết tôn giáo” thực ra hoàn toàn vô nghĩa đối với Ca-Tô Rô-maGiáo, nó chỉ là một chiêu bài, một bình phong che đậy âm mưu xâm lấn. Còn về “chia rẽ tôn giáo” thì tôi hiểu rằng Phật Giáo vốn từ xưa chưa bao giờ kỳ thị bất cứ một tôn giáo nào khác, bởi vì bản chất của Phật Giáo là “tự tu, tự chứng”, không liên quan gì tới các tôn giáo khác, nhất là các thần giáo như Ki Tô Giáo. Cho nên, nếu có sự “chia rẽ tôn giáo” là từ phía các tôn giáo khác chứ không phải từ Phật Giáo. Những người cho rằng viết ra những sự thật về tôn giáo là “chia rẽ tôn giáo” thật ra chỉ muốn che dấu sự thật, không có tính cách thuyết phục. Họ nên biết đến tình trạng tôn giáo trong các nước tiến bộ Âu Mỹ, nơi đây tràn ngập những tác phẩm nghiên cứu về lịch sử Ki Tô Giáo, về bản chất các giáo hội Ki Tô, về nền thần học Ki Tô Giáo, về đạo đức của giới chăn chiên v..v.. mà không hề có một vấn đề xung đột nào trong xã hội. Nói tóm lại, ngăn chận, che dấu sự thật bằng bình phong “đoàn kết tôn giáo” hay “chia rẽ tôn giáo” là những luận cứ vụng về, không đúng với thực tế, nếu không muốn nói là lạc hậu, chậm tiến.
|
Ingersoll là một chiến sĩ tiền phong trong chủ trương giải phóng đầu óc con người khỏi những cùm xích của ngu dốt và mê tín Ki Tô Giáo (free men’s minds from the shackles of ignorance and Christian superstition). Trong công cuộc giải hoặc Ki Tô vào cuối thế kỷ 19, khi mà các nhà lãnh đạo Ki Tô Giáo còn nhiều quyền thế và người dân còn trong vòng mê tín, Ingersoll đã phải đối diện với rất nhiều nguy hiểm. Ông ta đã bị bôi bẩn, nhục mạ, vu khống, chụp mũ, chế giễu, xa lánh, tẩy chay và đe dọa đến tính mạng (He was maligned, insulted, slandered, libeled, caricatured, shunned, ostracized, and his life threatened.) Nhưng ông ta đã không thoái lui, đứng vững như bàn thạch. Và ông ta đã đi rất nhiều nơi để thuyết trình. Điểm đặc biệt là muốn nghe ông thuyết trình phải trả 2 đô-la (vào khoảng 1890) cho mỗi đầu người, nhưng bao giờ phòng cũng đông nghẹt người. Nhiều giáo dân đã bỏ đi lễ nhà thờ để đến nghe ông thuyết trình “chống đạo” của họ. Điều này làm Ki Tô Giáo lo sợ. Chúng ta hãy đọc một đoạn Joseph Lewis viết về Ingersoll:
“Khi thế giới tôn giáo nhận thức được sự nguy hiểm của Ingersoll, họ tập hợp những cỗ trọng pháo của họ để chống ông ta (Ingersoll).
Từ hàng ngũ tôn giáo, những người có khả năng nhất được tuyển mộ. Những sự khác biệt tôn giáo được quên đi – Tin Lành và Ca Tô trở thành những “chiến hữu” đồng vai sát cánh chống kẻ thù chung. Dưới ngọn cờ Giê-su Ki Tô chỉ có một tiếng hô xung trận – “Phải tiêu diệt Ingersoll, không thì chúng ta thua”.
Những tướng lãnh trang bị giáp phục và tiến tới cuộc chiến.
Những cỗ đại pháo hướng về ông ta.
Mở đầu là một ông “cảnh sát”, viên Chưởng Lý của chính phủ Hoa Kỳ: Jeremiah S. Black. Rồi tới con chó sói mang lốt con cừu, hiền hòa và ăn nói nhỏ nhẹ – giáo sĩ Henry M. Field. Những câu trả lời nhỏ nhẹ của ông này chứa đầy chất độc của sự phẫn nộ tôn giáo. Sau đến Ngài William E. Gladstone – Thủ Tướng Anh, đại diện dân sự cho Tin Lành, tôn giáo của quốc gia. Khi sự chuyên chế của quốc gia cộng chung với sự đạo đức giả của giáo hội, chúng ta có một thí dụ hiện đại về hai con chim kền kền song sinh đã từng xâu xé con người, quyền của con người, qua nhiều thời đại. Sau cùng, nhưng không kém phần quan trọng, là Hồng Y Manning. Chưa từng bao giờ mà giáo hội Ca Tô bị một đòn nặng đến chết (such a death blow) như vậy. Viên chức cao cấp nói tiếng Anh lưu loát này của giáo hội đã bị bẽ mặt và nhục nhã.
Ingersoll đã đánh đổ tất cả những người này.
Họ bị tan tành như những cọng cỏ bị cắt bởi máy cắt cỏ.
Đó là Robert G. Ingersoll. Để kết luận phần lời nói đầu này, tôi xin trích dẫn một câu nói thời danh của Robert G. Ingersoll mà tôi hoàn toàn đồng ý:
“Hãy cho tôi bão tố và sự căng thẳng của suy tư và hành động thay vì sự bình lặng như chết khô của vô minh và đức tin. Hãy đầy tôi ra khỏi vườn Eden khi nào ông muốn, nhưng trước hết hãy để cho tôi ăn trái cây trên cây hiểu biết đã.” (4)
Sau đây xin mời quý độc giả thưởng thức những lời buộc tội hùng hồn, đanh thép trong một bản án “chống Ki Tô Giáo” của một luật sư lừng danh trong lịch sử Hoa Kỳ: Robert G. Ingersoll. Quý vị sẽ thấy rằng, thật ra, từ trước tới nay, những lời tôi, hay các tác giả khác viết trên giaodiemonline.com hay sachhiem.net chẳng thấm vào đâu so với những lời bộc trực, không khoan nhượng, chính xác nhất của Ingersoll về Ki Tô Giáo.
(xin mời đọc bài dịch)
Chú Thích:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét