Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015
Chiến tranh Trung-Mỹ bao giờ xảy ra?
16:45
Hoàng Phong Nhã
No comments
“…Chỉ
có thoát Trung thì Việt Nam mới thuận lợi đặt nền móng ngoại giao toàn
diện với Hoa Kỳ và các nước tư bản, đó cũng là bước tiếp theo để "một
chính quyền mới" tìm kiếm các lợi ích quốc gia dẫn đến sự phồn vinh cho
đất mẹ…”
Mọi
công dân trên thế giới và các nhà chính trị gia đang rất quan tâm đến
cuộc chiến tranh Trung-Mỹ có diễn ra không? Tôi nghĩ "có lẽ" nó đã diễn
ra rồi nhưng chưa bằng súng đạn mà thôi, nó đang trong giai đoạn "thế
chiến chính trị" và chỉ kết thúc bằng một cuộc chiến "súng đạn", thậm
chí là con bài hạt nhân hoặc bằng một sự thay đổi "tư tưởng" của công
dân Trung Hoa.
Chúng
ta đều biết Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai nước lớn, lớn về nền kinh tế và
lực lượng võ trang quân sự. Từ sau thế chiến thứ II kết thúc, "con
người" cứ nghĩ họ đang sống trong sự ổn định-hòa bình (nhất là người
Việt Nam) nhưng sự thật họ đang sống trong một cuộc chiến mới "thế chiến
chính trị". Cuối thế kỷ thứ XIX cho tới tận nay chiến tranh kinh tế
trên toàn cầu vẫn diễn ra rất sôi nổi, đặc biệt những chiêu trò "chính
trị" về kinh tế của các quốc gia tư bản và các quốc gia độc tài (Việt
Nam, Nga, Trung Quốc).
Hai
khối hợp tác và mâu thuẫn với nhau thường xuyên, có lẽ họ xứng đáng là
những "nhà kinh tế gia" bởi xét trên thực lực họ vẫn ngang tài ngang sức
(kẻ tám lạng, người nửa cân). Tới đây chắc có nhiều người nghĩ rằng tôi
hơi ấu trĩ về "thực lực" hai bên. Nhưng chúng ta cần làm rõ một điều
chiến tranh kinh tế không thể làm Việt Nam, Trung Quốc và Nga sụp đổ mà
nó chỉ kéo theo sự bất ổn xã hội-chính trị (lãnh đạo họ rất giỏi dập tắt
sự bất ổn bằng chiêu trò bạo lực).
Sự
sụp đổ thể chế phải kết thúc bằng một trong hai lí do: Cuộc chiến "súng
đạn" hoặc thay đổi "tư tưởng" của công dân các quốc gia độc tài. Cuộc
chiến tranh lạnh (1947–1991) đã đẩy Hoa Kỳ (và đồng minh) lẫn Nga điên
cuồng chạy đua võ trang, đặc biệt con bài chiến lược răn đe hạt nhân.
Đầu thế kỷ XXI Hoa Kỳ và đồng minh lại tiếp chạy đua võ trang cùng với
Trung Quốc, trong khi Nga chỉ "phát triển" vũ khí công nghệ quân sự để
xuất khẩu bù đắp lại một khoản ngân sách lớn cho một quốc gia "dầu mỏ"
đang bị cạnh tranh (Khối Ả rập,Trung Đông, Hoa Kỳ v.v.v) . Nga có lẽ đã
lắng dịu về cuộc chạy đua công nghệ võ trang trong khi nắm trong tay con
bài "hạt nhân mạnh" (tên lửa và lực lượng tàu ngầm hạt nhân mạnh).
Trung
Quốc lại trở thành đối tượng chính thức cho cuộc chạy đua công nghệ võ
trang của Hoa Kỳ và đồng minh ở châu Á. Đầu thế kỷ XXI, năm 2000, cuộc
chạy đua võ trang của Hoa Kỳ và đồng minh được bắt đầu bằng một dự án
chiến lược "F-35 Lightning II" (máy bay tiêm kích tấn công tổng hợp
JSF), đánh dấu một bước đi lớn của một sự tính toán trước để áp đảo kẻ
thù trên không (tổ hợp F-22, B2, F-35, Máy bay tiếp dầu) trong cuộc
chiến tranh hiện đại (tác chiến điện tử, hải và không quân làm chủ đạo).
Đầu năm 2015 chính quyền Hoa Kỳ hối thúc hãng hàng không Lockheed
Martin và các thành viên khác gấp rút kết thúc tiến trình dự án (2019
sản xuất hàng loạt). Mục đích chính là kịp "thời gian" để chuẩn bị cho
một cuộc chiến hay là khẳng định một vị thế "áp đảo" khiến kẻ thù khép
nép. Bên cạnh đó "hàng không mẫu hạm" lớp Gerald R. Ford (thế hệ mới) đã
ra đời và sẽ được triển khai tác chiến vào năm 2019 đồng hành với máy
bay tiêm kích F-35C (A, B(?)) và các máy bay không người lái thế hệ mới
(thay thế F-18, giảm chi phí đào tạo và thiệt hại phi công).
Các
đồng minh NATO cũng hưởng ứng cuộc chạy đua cho lực lượng hải quân, đặc
biệt là bước tiến chế tạo tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới (2008) của người
Anh dẫn đầu lợi thế tác chiến hải quân v.v.v
Người
Trung Quốc cũng chạy đua võ trang mang tính "gấp rút", chính quyền
Trung Quốc đã chi hàng trăm tỉ USD cho các hacker, điệp viên hối lộ các
quan chức Hoa Kỳ (đồng minh) và Nga mục đích đánh cắp và sao chép các
công nghệ quốc phòng (đã được Hoa Kỳ kiềm chế sau các vụ bê bối các lãnh
đạo CIA, quốc phòng). Chính quyền Trung Quốc và các giới chuyên gia đã
nhận định "chi tiêu ngân sách cho quốc phòng sẽ tăng cao trong thời gian
tới".
Cuộc
chạy đua võ trang của Trung Quốc có thể tạm gọi là "hoàn chỉnh", họ đã
xây dựng đủ những tiêu chí (người Mỹ có gì, người Trung Quốc có cái đó)
để thành lập "những hạm đội", một lực lượng tác chiến toàn diện (tác
chiến điện tử) để răn đe Hoa Kỳ đòi quyền chia sẻ lợi ích trên Biển
Đông. Chủ tịch Tập Cận Bình trong lần phát biểu mới đây ở Hoa Kỳ có đề
cập đến hai từ "Đại Họa" và lợi ích quốc gia Trung Quốc không thể xâm
phạm. Trung Quốc đã sẵn sàng cho một cuộc chiến ở Biển Đông trong khi
Hoa Kỳ lại tiếp tục chạy đua "công nghệ quân sự" để kéo dài thời gian?
Chính quyền Trung Quốc đang áp đảo Nhà Trắng và Lầu Năm Góc, nếu dự đoán
không sai Trung-Hoa Kỳ sẽ có những bước "kiềm chế" ở Biển Đông cho tới
năm 2020 để sẵn sàng cho cuộc chiến "nắm chắc phần thắng" và cũng có thể
tiếp tục chạy đua "quân sự" không hồi kết cho đến khi nền kinh tế hai
nước "suy thoái nặng" hoặc Trung Quốc sẽ từ giã chủ nghĩa bành trướng do
đối lập Trung Quốc đã chiến thắng?
Chủ
nghĩa thực tiễn của các nước tư bản đã giúp các thế hệ lãnh đạo Trung
Quốc thực hiện "giấc mộng Trung Hoa" và người Mỹ (đồng minh) cần hiểu
rằng nên đánh vào "thể chế, nhân quyền" các quốc gia độc tài hơn là
chính sách chạy đua võ trang. Chế độ cộng sản Trung Quốc vẫn tồn tại là
một điều tai hại cho dân tộc và quốc gia Việt Nam bởi Việt Nam mãi là
chư hầu, mãi là một sân sau tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc cho tới khi
chế độ cộng sản Trung Quốc sụp đổ bởi hai lí do trên và tất nhiên Việt
Nam cũng có thể thoát Trung Quốc bằng sự thay đổi tư tưởng từ lực lượng
công dân Việt Nam (không còn cách nào khác và dứt khoát nói không với võ
trang).
Một
cuộc "thế chiến chính trị" giữa Trung-Mỹ còn kéo dài thì cuộc chiến
giữa đối lập Việt Nam-Đảng CSVN cũng kéo dài. Đảng CSVN sẽ không bao giờ
thay đổi vì chỗ dựa vững chắc của người anh Trung Cộng, nó "êm ái" làm
sao và có thể kiềm chế bất ổn xã hội-chính trị vẫn bằng bạo lực. Đối lập
Việt Nam cần xác định lại đây là một cuộc chiến luôn có những thay đổi
lớn, cần phải thích ứng tốt với tình hình thế giới (nếu có chiến tranh
xảy ra, các làn sóng dân chủ ở quốc gia độc tài phát triển đỉnh điểm) và
sẽ gian truân kéo dài (chiến tranh xảy ra muộn hoặc không xảy ra).
Nhưng
đối lập phải cố gắng gấp rút thời gian, bởi tình trạng tàn tạ của đất
nước không cho phép bất cứ sự chờ đợi kéo dài. Muốn công dân Việt Nam
thay đổi tư tưởng thì đối lập cần phải có một tư tưởng chính trị mạnh,
những tổ chức dân chủ mạnh (tư tưởng, dự án chính trị, nhân sự, ngân
sách) và những con người muốn đất nước thay đổi phải mạnh (tinh thần,
trí tuệ, sức khỏe). Mục đích của đối lập Việt Nam là đánh bại Đảng CSVN
hoặc các tổ chức dân chủ Việt Nam phát triển đủ mạnh khiến Đảng CSVN rơi
vào luật chơi dân chủ để thoát Trung. Chỉ có thoát Trung thì Việt Nam
mới thuận lợi đặt nền móng ngoại giao toàn diện với Hoa Kỳ và các nước
tư bản, đó cũng là bước tiếp theo để "một chính quyền mới" tìm kiếm các
lợi ích quốc gia dẫn đến sự phồn vinh cho đất mẹ.
Nguyễn Hòa Bình
0 nhận xét:
Đăng nhận xét