Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

Daily Mail đưa tin Đảng cộng sản Trung Quốc mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công

“Hard to Believe” (tạm dịch: Điều khó tin) là bộ phim kể lại cuộc điều tra nghiêm túc về một tội ác đáng sợ nhất trong lĩnh vực y học: mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), với câu hỏi: “Tại sao điều này dường như có quá ít người chú ý đến nó?”. Gần đây, trang báo “Daily Mail” của Anh đã đăng tải bộ phim tài liệu này.

    Đảng Cộng sản, Trung Quốc, tội ác, nhan quyen, mổ cướp nội tạng, học viên Pháp Luân Công, Daily Mail, bộ phim tài liệu,
    Tờ báo “Daily Mail” của Anh đã đăng tải một bộ phim lài liệu mang tên “Hard to Believe” miêu tả về việc mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc. (Ảnh: Daikynguyenvn)
    Sự thật kinh hoàng nhưng xã hội quốc tế không quan tâm
    Bài báo nói rằng, bộ phim “Hard to Believe” công khai chỉ ra ĐCSTQ đã mổ cướp gan, thận, giác mạc và tim của những học viên Pháp Luân Công đang bị bắt giam phi pháp, thậm chí là mổ lấy nội tạng trong khi những người này vẫn còn sống. Nhưng xã hội quốc tế lại hoàn toàn không quan tâm đến vấn đề này.
    Theo “Hard to Believe”, vào năm 2006 thực trạng mổ cướp nội tạng sống tại Trung Quốc đã rất rõ ràng, đồng thời còn có luật sư nhân quyền, các nhân chứng, thậm chí là bác sĩ tham gia phẫu thuật đều đứng ra làm chứng. Tuy nhiên, các nước trên thế giới lại không chú ý đến việc ĐCSTQ lấy nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công và đem bán ra nước ngoài. Bộ phim tài liệu này chỉ ra rằng tại sao thế giới đối với việc xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng bậc nhất này, lại coi như chưa từng nghe thấy?
    Đạo diễn bộ phim, ông Ken Stone được “Daily Mail” phỏng vấn cho biết: “Chúng tôi làm bộ phim này với mục đích là để thăm dò xem tại sao những báo cáo, những bộ phim về tình hình tại Trung Quốc, lại giành được ít sự quan tâm đến thế. Có rất nhiều người cung cấp những bằng chứng hết sức rõ ràng, nhưng họ thường bị mọi người coi nhẹ”.
    “Daily Mail” cho biết, Pháp Luân Công được thịnh hành vào niên đại 90 của thế kỷ trước, trong khoảng thời gian 7 năm những người luyện công đã lên đến con số 100 triệu người. Nhưng vào năm 1999, chỉ vì lo sợ có quá nhiều người có cùng chung một tín ngưỡng, chính quyền của ĐCSTQ đã tiến hành đàn áp một cách tàn khốc. Ngày 20/7/1999, ĐCSTQ đã bắt cóc và giam giữ hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công. Sau đó bắt đầu tiến hành đàn áp tàn ác một cách có hệ thống, mục đích là tuyên truyền bôi nhọ, và giam giữ để tiêu diệt nhóm người tu luyện này. Cuộc đàn áp này vẫn tiếp diễn cho đến tận ngày nay.
    Bộ phim tài liệu “Hard to Believe” nói về điều tra nghiên cứu của nhà báo Ethan Gutmann, cùng với luật sư nhân quyền ông David Matas, người từng được đề cử giải Nobel Hòa bình và cựu Ngoại trưởng Canada, ông David Kilgour.
    Trong bộ phim còn có phỏng vấn những học viên Pháp Luân Công đã từng bị giam giữ trái phép, và những bác sĩ đã từng tận tay tham gia mổ cướp nội tạng sống những học viên Pháp Luân Công. Tuy nhiên những bằng chứng hết sức thuyết phục từ những người có địa vị cao trong xã hội này, lại không gây được sự chú ý của dư luận, cũng không có ai tiến hành điều tra đối với chính quyền Trung Quốc.
    Phóng viên Ethan được “Daily Mail” phỏng vấn cho biết:

    “Khi đứng trước những hành vi tàn ác, mọi người thường có thói quen không đối diện thẳng với nó. Chỉ khi đã qua đi thì chúng ta mới thừa nhận sự việc tàn ác này. Cũng giống như để thừa nhận việc thảm sát người Do Thái thì chúng ta phải cần bao nhiêu năm? Việc này cũng tương tự như vậy”.

    Nhân chứng, bằng chứng thuyết phục
    Đạo diễn Ken Stone cho biết, bằng chứng có sức thuyết phục nhất là lời thú nhận của vị bác sĩ đến từ Tân Cương. Bác sĩ Enver Tohti trong bộ phim này đã tiết lộ bản thân ông đã trực tiếp tham gia vào việc mổ cướp nội tạng sống. Nhiều năm trước ông đã từng làm tại khoa ngoại của một bệnh viện tại Tân Cương. Năm 1994, ông bị điều động đến một nơi chuyên thi hành án tử hình, khi đó ông nhìn thấy một tù nhân nam do bị trúng đạn đã nằm gục xuống sàn nhà, vết thương hoàn toàn không thể lấy đi tính mạng của tù nhân này, anh hoàn toàn có thể bình phục. Nhưng cấp trên yêu cầu bác sĩ Tohti mổ lấy nội tạng của anh ta, sau đó cảnh sát nói với ông, “sự việc ngày hôm nay anh hãy coi như chưa từng xảy ra”. Hiện nay Bác sĩ Tohti đang làm tài xế lái xe taxi tại London, ông cũng đã từng tham gia làm chứng tại Nghị viện châu Âu.
    Theo Daily Mail, điều tra viên của Canada cho biết, ĐCSTQ muốn tìm mọi cách để che dấu những báo cáo về việc mổ cướp nội tạng, vì đó là những phi vụ buôn bán hàng tỷ đô la.
    Ông Matas và ông Kilgour phát biểu lần đầu tiên năm 2006 trong báo cáo điều tra về việc mổ cướp nội tạng sống cho biết, bệnh viện của ĐCSTQ thu về từ giác mạc là 30.000 đô, thận là 62.000 đô, đối với gan và tim thu về 130.000 đô. Ông Matas trong bộ phim nói: “Số học viên Pháp Luân Công bị giam giữ là rất nhiều, họ bị đối xử một cách thậm tệ. Họ trở thành lượng lớn những người có thể bị hy sinh cho những ca ghép tạng”.
    Chứng cứ chủ yếu của ông Matas và ông Kilgour đưa ra là số lượng lớn cơ quan nội tạng tại Trung Quốc không rõ nguồn gốc. Trong khi số ca phẫu thuật cấy ghép của Trung Quốc đứng thứ nhì trên thế giới, nhưng toàn quốc chỉ có 37 người đăng ký tình nguyện hiến tạng tại Hội Chữ thập đỏ.
    ĐCSTQ thừa nhận rằng, mỗi năm có khoảng 10.000 ca phẫu thuật cấy ghép tạng, đồng thời giải thích rằng, những cơ quan nội tạng đó đến từ những tù nhân bị tử hình. Nhưng căn cứ theo báo cáo của Tổ chức Nhân quyền tại Mỹ, thì năm 2013, Trung Quốc chỉ có 2.400 trường hợp thi hành án tử hình. Báo cáo của ông Matas và Kilgour cho rằng, có khoảng 40.000 học viên Pháp Luân Công đã chết do bị mổ cướp nội tạng.
    Đảng Cộng sản, Trung Quốc, tội ác, nhan quyen, mổ cướp nội tạng, học viên Pháp Luân Công, Daily Mail, bộ phim tài liệu,
    (Ảnh: chongmocuoptang.com)
    Nhà báo Ethan cho biết, con số thực tế có thể còn cao hơn, từ năm 2000 đến năm 2008 đã có hơn 65.000 người bị mổ cướp nội tạng sống. Năm 1999, ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, khi đó ông Ethan cũng đang ở Bắc Kinh, do đó ông đã tận mắt chứng kiến cuộc đàn áp của ĐCSTQ. Năm 2006 ông bắt đầu tiến hành điều tra. Khi ông phỏng vấn những học viên Pháp Luân Công đã từng bị bắt giữ, ông đã rất sốc khi các học viên đề cập đến việc mổ cướp nội tạng sống.
    Ông Ethan cho biết, ông đã phát hiện điểm đáng nghi trong việc kiểm tra sức khỏe các học viên trong trại giam của ĐCSTQ. Vì mục đích của việc kiểm tra này không phải là để kiểm tra tình trạng sức khỏe của họ, mà là kiểm tra cơ quan nội tạng của họ có khỏe mạnh không. Ông nói: “Khi đó tôi cảm thấy lạnh sống lưng, và tự nghĩ: ‘đây chính là sự thật’.
    Năm 1992 Pháp Luân Công được công khai truyền ra tại Trung Quốc, lập tức được rất nhiều người dân tiếp nhận. Tháng 7/1999 sau khi ĐCSTQ công khai phát động đàn áp Pháp Luân Công, các học viên Pháp Luân Công đã chịu rất nhiều hình thức bức hại khác nhau, bao gồm cả tra tấn cực hình hết sức dã man, và đã dẫn đến cái chết của hàng ngàn học viên. Con số thương vòng thực tế có thể còn lớn hơn rất nhiều.
    Đới với bài báo này, các độc giả người Anh đã đưa ra rất nhiều bình luận, có người cho rằng: “Hành động của quốc gia này đối với người và động vật, luôn khiến cho người ta cảm thấy đáng sợ“.  Có người còn trực tiếp kêu gọi Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne: “Tại Trung Quốc phát sinh sự việc này, chúng ta còn có thể tiếp tục quan hệ thương mại với họsao?”
    “Daily Mail” là tờ báo lớn thứ 2 ở Anh Quốc, theo thống kê vào tháng 3/2014 cho thấy lượng phát hành của tờ báo này là hơn 1,7 triệu tờ trên ngày. Trang web của tờ báo này được cho là trang web tin tức được truy cập nhiều nhất trên thế giới, mỗi tháng có đến 100 triệu người truy cập.

    Trailer bộ phim tài liệu “Hard to Believe”
    Theo Daikynguyenvn / NTDTV

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét