Hẳn các bạn cũng đã từng nghe nói rằng
nước Mỹ rất tự do, thậm chí nhiều người còn phê phán là tự do thái quá.
Nhưng Mỹ cũng có những điều luật chặt chẽ để đảm bảo tự do và ràng buộc
“sự tự do có thể gây ảnh hưởng đến tự do của người khác”. Ở một đất nước
kiểm soát toàn trị như Trung Quốc, thì đồ “made in China” không được
thiện cảm cho lắm, tuy nhiên, dù “tự do kiểu Mỹ” nhưng thương hiệu US
vẫn nổi tiếng toàn cầu. Lưu Du, một học giả Trung Quốc đã chia sẻ lý
giải của mình về “tự do kiểu Mỹ”.
Thời
gian học ở Đại học Colombia, tôi từng làm “cố vấn nơi ở” của một khu ký
túc xá sinh viên, trong đó bao gồm nhiệm vụ giúp tân sinh viên ký hợp
đồng nhà ở. Đừng xem chuyện ký túc xá cho sinh viên này là chuyện nhỏ,
cho dù chỉ ở một tháng cũng phải ký hợp đồng với một đống giấy tờ dày
cộp, vô cùng phức tạp. Trong đó có một điều khoản kỳ lạ có tên gọi là “mối nguy từ chất sơn có chì”, đại ý nói đây là căn nhà đã cũ, trong thành phần chất sơn cũ có chì, bạn phải bảo đảm không có trẻ dưới 7 tuổi ở cùng tại đây.
Làm
cố vấn chỗ ở, tôi đặc biệt ghét ký phần hợp đồng này, vì mỗi lần ký
phần này, sinh viên đều cảm thấy vô cùng khó khăn, phải hỏi vặn vẹo đủ
kiểu. Nhưng là một người dân bình thường, tôi cảm thấy phải nói rõ những
nguy hại về sức khỏe tiềm ẩn trong môi trường xung quanh, đây cũng là
việc để cho người ta an tâm.
Người
sống lâu ở Mỹ đều có thể nhận thấy nước Mỹ là một xã hội với vô số những
điều rườm rà, đến nỗi có người nói, nước Mỹ tuy là “quốc gia tự do nhất thế giới”, kỳ thực là “quốc gia không có chút tự do”.
Ví dụ, ở Mỹ cha mẹ không được tùy tiện đánh con, ở trên đường phố mà mở
một chai rượu ra là phạm pháp, ông chủ khi phỏng vấn người xin việc
không được hỏi tuổi tác, đảng phái, tôn giáo, bệnh gan, khuyết tật của
người ta, trong phòng làm việc không cho phép nói đùa giỡn liên quan đến
nhục dục trước mặt đồng nghiệp nữ… Tóm lại, khi đến nơi có mìn, nếu
không cẩn thận sẽ đạp trúng.
Ở trên đường phố của Mỹ mở một chai rượu ra là phạm pháp (Ảnh: internet)
Ở
Mỹ, một mặt, đâu đâu cũng thấy câu lạc bộ thoát y, khiêu vũ, nhưng mặt
khác, ở trong văn phòng làm việc nói chuyện liên quan đến nhục dục có
thể bị khiển trách. Có mâu thuẫn không? Hoàn toàn không. Đi câu lạc bộ
thoát y là lựa chọn tự do của người lớn, nhưng ở trong phòng làm việc
nói chuyện nhục dục không phải là chuyện tự do của một cá nhân, khi tự
do của một cá nhân làm tổn hại đến tự do của người khác, anh ta dĩ nhiên
phải cần có sự chấp nhận của đối phương, hơn nữa là “đồng ý dưới điều kiện đầy đủ thông tin” (informed consent). Đạo lý của tự do phải vừa vặn với “tinh thần đồng ý”,
chứ không phải tùy theo ham muốn của cá nhân mình. Thử nghĩ, nếu một
người lái xe muốn vượt đèn đỏ là vượt, thích một cô gái đẹp liền ép cô
ta về nhà, anh ta có tự do, nhưng cái giá của nó là sự mất tự do của
người khác. Vì thế, đây là nghịch lý của tự do: bảo đảm tự do là xuất
phát từ sự hạn chế tự do.
Như vậy, những phức tạp “vướng víu tay chân”
ở Mỹ, hoàn toàn lại chính là tiền đề để quốc gia này có tự do. Trên một
ý nghĩa khác, những chi tiết phiền phức càng nhiều thì tự do được đảm
bảo càng nhiều. Với thể chế tự do trưởng thành, luôn có tính đối xứng
giữa quyền lợi và trách nhiệm. Gần đây có sự kiện thức ăn vật nuôi ở Bắc
Mỹ, cho thấy dưới chế độ thị trường tự do, doanh nghiệp có vô số điều “không tự do”.
Vào tháng 3/2007, công ty “thực đơn thực phẩm”
ban bố lệnh: thu hồi 60 triệu hộp thức ăn chó mèo trên thị trường thức
ăn vật nuôi, nguyên nhân là có 16 con chó và mèo bị chết do ăn loại đồ
ăn này (con số thực tế có thể lên đến cả ngàn con, nhưng khó xác thực).
Có một loại nguyên liệu trong đồ ăn là lúa mì nhập khẩu từ Trung Quốc,
trong lúa mì này có loại nguyên tố khiến thận của con vật bị suy kiệt.
Tổng bộ công ty “thực đơn thực phẩm” này ở Canada, nhưng thị
trường tiêu thụ chủ yếu là Mỹ. Sự việc này đã gây ồn ào lớn, cuối cùng
có hơn 100 nhãn hiệu bị thu hồi. Cục Quản lý dược phẩm đồ ăn của Mỹ
(FDA) tích cực vào cuộc điều tra, vào ngày 2/5 khi tham dự thảo luận tại
Thượng Nghị viện, họ đã yêu cầu phải có quy định nghiêm khắc về nội
dung nhãn hiệu và trình tự sản xuất đồ ăn cho động vật. Chính phủ Trung
Quốc cũng cho bắt người có trách nhiệm liên quan.
Có
người có thể sẽ nói: Việc có gì to tát? Chỉ là con chó con mèo đúng
không? Nhưng với tôi mà nói, sống trong một xã hội mà sinh mạng con chó,
con mèo được tôn trọng, thì tôi cảm thấy an toàn.
Kỳ
thực, lệnh thu hồi về thức ăn động vật này tuy giới truyền thông rầm rộ
đăng tải, nhưng chỉ là một trong vô số công ty phải chịu “lệnh thu hồi” hàng năm mà thôi. Trên trang mạng của Ủy ban An toàn sản phẩm người tiêu dùng Mỹ, ở mục đồ chơi, tôi đọc thấy “lệnh thu hồi” của 72 loại đồ chơi, và đa số “lệnh thu hồi” là do chính hãng đồ chơi tự đăng tải. Có những kiểu“nguy hiểm” của đồ chơi, quả thực có thể nói là “bới lông tìm vết”. Ví dụ như đồ chơi điện thoại cầm tay, lý do thu hồi là thế này: “Cái kim trên nắp điện thoại có thể rơi ra, nếu trẻ nuốt vào có thể bị nghẹt thở”.
Cho dù cái kim này không thể gây bất kỳ nguy hiểm gì cho trẻ, nhưng
hãng sản xuất đã nhận được thông báo có 54 cái kim rơi ra, thế là 300
ngàn đồ chơi điện thoại cầm tay cùng kiểu loại trên thị trường bị thu
hồi lại.
Một nhân viên của FDA đang kiểm tra sản phẩm (Ảnh: Flickr)
Tương
tự, trên trang mạng FDA vào hồi tháng 5 năm nay đã đăng tải lệnh cảnh
cáo và thu hồi hơn 10 loại thực phẩm, ví dụ trong lệnh thu hồi kem cốc
có ghi: trong sản phẩm này có đậu phộng, nhưng nhãn trên sản phẩm không
ghi rõ điều này, như thế với người mẫn cảm với đậu phộng, sau khi ăn
loại kem này có thể gặp hậu quả nghiêm trọng, vì thế loại kem này phải
thu hồi lại.
Từ những lệnh thu hồi tương tự, chúng ta có thể thấy những doanh nghiệp này thật “có tâm trách nhiệm”,
đương nhiên, điều này không liên quan gì đến chuyện lương tri, chẳng
qua chỉ là sợ bị khởi tố mà thôi, vì pháp luật không chỉ bảo vệ tự do
của doanh nghiệp mà còn bảo vệ tự do cho người tiêu dùng. Với người tiêu
dùng mà nói, pháp luật càng “bới lông tìm vết” các doanh
nghiệp, giúp chúng tôi càng ngủ ngon hơn. Vấn đề an toàn sản phẩm của
nước Mỹ trong 30 năm qua đã khiến tỉ lệ tử vong giảm 30%, điều này có
liên quan chặt chẽ với sự quản lý nghiêm minh của chính phủ.
Rất nhiều phần tử tri thức thường nhiệt tình phê bình “chủ nghĩa tự do kiểu Mỹ”, cho rằng “chủ nghĩa không can thiệp thị trường” của “chủ nghĩa tự do kiểu Mỹ” là nguồn gốc của cái ác. Nói thực, tôi không hiểu họ chỉ “chủ nghĩa tự do kiểu Mỹ” là gì. Trong mắt tôi, lấy “chủ nghĩa tự do kiểu Mỹ”hiểu thành “ham muốn của tư bản hay nhà tư bản” là sai lầm lớn. Tôi không thích thả nổi trong thảo luận về khái niệm mà muốn chú ý đến kinh nghiệm hiện thực:
Trung Quốc trước cải cách mở cửa, bên trong cái quốc gia chủ nghĩa xã hội tinh khiết này không bị “chủ nghĩa tự do kiểu Mỹ” ô nhiễm, không bao giờ nghe nói đến chuyện sản phẩm bị thu hồi vì không ghi rõ thành phần đậu phộng. Nhưng với nước Mỹ trong “chủ nghĩa tự do kiểu Mỹ”,
cái chết của 16 con chó và mèo có thể khiến lợi nhuận từ 60 triệu hộp
thức ăn vật nuôi biến thành tro tàn. Đương nhiên, luật pháp Trung Quốc
ngày nay dường như rất buông lỏng đối với doanh nghiệp, họ có chịu ảnh
hưởng của “chủ nghĩa tự do” hay không thì tôi không biết, tôi
chỉ biết rằng trong một quốc gia pháp trị, tự do chân chính bắt nguồn từ
sự ràng buộc tự do. Quyền lợi và trách nhiệm là hai mặt của đồng tiền
vàng Tự do.
Theo Daikynguyenvn.com
Posted in: Suy Ngẫm,Van Hoá
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Facebook
0 nhận xét:
Đăng nhận xét