1. Không ai có thể hiểu bạn muốn gì, trừ khi bạn trao đổi thẳng thắn về điều bạn muốn
Nhiều người cho rằng mình có thể hiểu người khác thông qua việc quan sát ngôn ngữ cơ thể. Báo đài thường xuyên chỉ các mẹo dùng để đoán xem người khác có nói dối không. Sự thật là không ai, kể cả những nhà tâm lý học, có thể đọc được chính xác cảm xúc không nói thành lời dựa trên những cử động của cơ thể. Nhà tâm lý học Paul Ekman đã kiểm tra khả năng của con người trong việc phát hiện sự lừa dối ở những người xa lạ (2009). Theo mức trung bình thì mức độ chính xác của những người tham gia đạt khoảng 53%.Trong nhiều trường hợp, chúng ta “đọc được” cảm xúc của bạn bè, người thân. Đó là vì sự thân thuộc, hiểu biết. Đừng lầm lẫn rằng bạn có thể áp dụng những công thức tương tự để “đọc hiểu” những người xa lạ. Kết luận ở đây là: Tốt nhất là bạn không nên giả định rằng bạn hiểu điều gì đang diễn ra trong đầu 1 ai đó … trừ khi họ kể với bạn.Điều này giúp bạn ra sao trong cuộc sống ?
Nếu bạn muốn biết ai đó đang nghĩ gì, hãy hỏi họ. Nếu bạn muốn nói truyền đạt với người khác, hãy diễn tả rõ ràng, đừng trông chờ người khác có thể đọc hiểu bạn.
Và hãy cảnh giác với người nào đó khi họ nói rằng mình là chuyên gia trong việc đọc ngôn ngữ cơ thể. Nếu như ngôn ngữ cơ thể chuyển tải 1 thông điệp rõ ràng thì bạn không cần 1 “chuyên gia” để đọc được nó.
2. Không nên tặng hai lần một món quà
Muốn thay đổi hành vi của ai đó? Bạn có thể làm được dễ dàng nếu bạn thực hiện hai trong số các kỹ thuật tâm lý cơ bản nhất – Thưởng và Phạt (Skinner, 1976). Một ví dụ đơn giản, khi đứa trẻ làm một việc đúng như dọn đồ chơi gọn gàng sau khi chơi, bạn thưởng cho nó món kem nó thích. Ngược lại, nếu đứa trẻ có hành động không mong muốn như đập phá đồ chơi khi tức giận, bạn phạt nó bằng việc không cho chơi điện tử một thời gian nhất định.Đọc thêm thuyết hành vi tại đây
Tuy nhiên bạn nên lưu ý rằng giá trị của thưởng và phạt sẽ thay đổi theo thời gian. Nếu bạn đưa cho một đứa trẻ một que kem lần một thì đứa trẻ có thể đòi hai que kem ở lần tiếp theo. Tương tự, đứa trẻ có thể “lờn” với hình phạt nghiêm khắc của bạn. Vì vậy, nên có sự thay đổi thưởng và phạt liên tục.
Điều này giúp bạn ra sao trong cuộc sống ?
Nếu bạn biết phối hợp hai kỹ thuật Thưởng và Phạt, cung với sự Kiên nhẫn, bạn sẽ có thể kiểm soát hành vi của người khác mà họ không hề nhận biết.
3. Đừng hứa khi đang vui, đừng quyết định khi đang buồn
Trong chương trình “The Tonight Show” có một chuyên mục gọi là Jaywalking. Người dân được tiếp cận ngẫu nhiên trên các đường phố và được yêu cầu trả lời một số câu hỏi đố đơn giản. Ví dụ như: “Ai là Phó Tổng Thống Mỹ”, “Mý có bao nhiêu Bang.”,… Tuy nhiên rất nhiều người trả lời sai hoặc thậm chí không thể trả lời. Vì sao vậy? Đó là vì họ bị phỏng vấn ngay tại chỗ, không có thời gian để lục lọi trí nhớ, và thêm nữa là ống kính máy quay ngay trước mặt. Điều đó làm cho người dân bị đặt vào trạng thái lo lắng.Từ thời nguyên sinh, con người buộc phải luôn tìm cách đối phó với hiểm nguy từ thiên nhiên, chính vì thế “lo lắng” được xem như là một trong những trạng thái căn bản để sinh tồn. Khi lo lắng, bộ não chúng ta sẽ tự động tập trung tối đa năng lượng để giải quyết hiểm họa, vì thế tư duy giảm sút rất nhanh. Vì thế, khi lo lắng, chúng ta sẽ không thể hoàn thành tốt công việc (Yerkes & Dodson, 1908)
Điều này giúp bạn ra sao trong cuộc sống ?
Khi bạn ở trong hoàn cảnh không được chuẩn bị trước, nên cố tạo chút thời gian để thu thập suy nghĩ của bạn và bình tĩnh lại nếu bạn cảm thấy căng thẳng. Đừng hứa khi đang vui, đừng quyết định khi đang buồn, đừng để cảm xúc đánh lừa khả năng suy nghĩ thông suốt của bạn.
4. Hiểu rõ năng lực bản thân
Ai cũng nghĩ người hiểu rõ ta nhất không ai khác chính là bản thân, “Know thyself”. Có vẻ đơn giản như vậy.Tuy nhiên khi một việc xui xẻo xảy ra, chúng ta hay đổ lỗi cho hoàn cảnh (fundamental attribution error) Nói cách khác, chúng ta lấy lý do tự bào chữa cho chính mình.
Nhưng khi đánh giá người khác, ta mặc định chuyện xảy ra là do người khác yếu kém nên cớ sự mới xôi hỏng bỏng không. Tâm lý học gọi đây là hiệu ứng diễn viên-người quan sát (Actor-Observer effect) (Asch, 1946, Jones & Nisbett, 1972). Nếu ai đó làm sai, đơn giản lý do là từ chính họ mà ra, không phải do hoàn cảnh bắt buộc.
Khi chúng ta đánh giá năng lực mình so với người khác, con người có xu hướng đánh giá cao bản thân và đánh giá thấp người khác (Suls, Lemosk, &Stewart, 2002; Kruganski & Mayselers, 1990).
Điều này giúp bạn ra sao trong cuộc sống ?
Bạn nên hiểu rằng, người khác nhìn vào bạn khác với những gì bạn tự nhìn thấy ở chính mình, và điều đó hoàn toàn bình thường. Đừng vội kết luận rằng họ ghen ghét đố kỵ với bạn. Điểm mấu chốt là bạn nên học cách lắng nghe từ những người khác, áp dụng hợp lý để trở nên hoàn thiện hơn.
Gao N lược dịch từ Ten Interesting Things about Human Behavior
Lan T biên tập và bổ sung
0 nhận xét:
Đăng nhận xét