Ta vẫn thường được biết, bộ não là cơ quan tổng chỉ huy, điều khiển mọi hành động của cơ thể. Mất bộ não cũng như là mất đi sự sống.
Thế
nhưng bản thân bộ não còn chứa trong mình rất nhiều bí ẩn mà các nhà
khoa học chưa thể tìm ra. Chính vì vậy, việc nghiên cứu não bộ luôn đem lại rất nhiều bất ngờ thú vị cho các nhà khoa học.
|
Từ cách tiếp cận sai lầm của một số nhà khoa học…
Đối
với nhiều nhà thần kinh, ý tưởng so sánh bộ não với một chiếc máy tính
là một sự so sánh ngốc nghếch. Theo quan niệm của những chuyên gia này,
cách tiếp nhận, xử lý thông tin của máy tính và não bộ hoàn toàn khác
nhau.
Cụ thể, máy tính xử lý thông tin qua các
thuật toán riêng biệt, sau đó chúng so sánh kết quả của từng lần tính
toán để xem đâu là cái đúng nhất.
Thế
nhưng bộ não con người không làm được như vậy. Những nhà khoa học này
cho rằng, các tế bào thần kinh của não quá chậm, chúng không thể bắt kịp
tốc độ với một bộ vi xử lý của một chiếc máy tính hiện đại.
Vậy
câu hỏi được đặt ra - nếu như không phải là một cỗ máy vận hành các
thuật toán thì bộ não là gì? Những nhà thần kinh học trên bắt tay vào
nghiên cứu theo một lối tư duy khác. Thay vì nghiên cứu tập trung về
chức năng tổng thể, họ sẽ đi sâu vào từng chi tiết nhỏ trong từng tế bào
của bộ não.
Tuy
nhiên, thực tế đã chỉ ra những sai lầm trong cách tiếp cận này. Bởi lẽ,
giới chuyên gia thần kinh đã nghiên cứu bộ não dựa trên chức năng và
các bộ phận của một chiếc máy tính.
Điều này
đồng nghĩa với việc họ đang tự mâu thuẫn với bản thân, khi đang phản đối
việc so sánh bộ não với máy tính mà lại nghiên cứu bộ não theo chính
lối tư duy đó.
… đến những nghiên cứu thực hiện bởi các nhà khoa học uy tín
Như
mọi người đã biết, não người có một khả năng đặc biệt đó là có thể "sản
sinh" ra các trạng thái cảm xúc. Tuy cảm xúc không phải là một sản phẩm
của máy tính nhưng nó cũng là kết quả của một loạt những phép tính toán
trong bộ não.
Ngược
lại, hệ thống tạo cảm xúc, cũng như các bộ phận khác của não làm việc
theo cùng một cơ chế. Những hệ thống này truyền tải tín hiệu từ não và
tích hợp thông tin, rồi chúng tới những cơ quan thể hiện cảm xúc.
Nói
một cách khác, thông tin sẽ được tiếp nhận qua đầu vào rồi sẽ được xử
lý và truyền tới đầu ra. Đó chính xác là những gì một chiếc máy tính
làm.
Ngoài ra, theo một nghiên cứu của Gary
Marcus và các đồng nghiệp, bộ não có một cơ chế vận hành giống như lĩnh
vực cổng lập trình tin học.
Lĩnh
vực này bao gồm các “khối logic” được tạo ra để có thể thực hiện nhiều
lệnh cùng một lúc. Mỗi “khối logic” này có khả năng làm phép tính, xử lý
tín hiệu nhanh chóng và hiệu quả. Đặc biệt, các "khối logic" có thể
được thực hiện song song, giống như cách xử lý thông tin trong bộ não.
Nói
tóm lại, bộ não của chúng ta có một cơ chế vận hành như một chiếc máy
tính. Thậm chí còn siêu việt hơn khi “hệ điều hành” của não còn ổn định
hơn bất cứ hệ điều hành nào của máy tính.
Nếu
các tế bào thần kinh giống như vi mạch của chíp máy tính thì các hành
vi của con người cũng giống kết quả của những thuật toán đã được xử lý
thành công.
* Bài viết thể hiện quan điểm của Giáo sư khoa học Gary Marcus thuộc ĐH New York và được đăng tải trên tờ New York Times.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét