Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015
Tạng tượng p2
19:21
Hoàng Phong Nhã
No comments
Tạng tượng p2
PHỦ KỲ HẰNG
Kì tức là khá, hằng tức là
thường, phủ kì hằng tức là một loại cơ quan không giống với ngũ tạng cũng không
giống với lục phủ. Phủ kỳ hằng bao gồm: 6 cơ quan: não, tủy, cốt mạch, mạch
đởm, tử cung. Trong đó đởm đã được phần lục phủ nêu nên ở đây không nhắc lại
nữa.
NÃO TỦY XƯƠNG
Não ở trong xương sọ, trên đến “thiên
linh cái”, dưới đến huyệt phong phủ. Tủy ở trong xương sống từ huyệt phong phủ
đi xuống gọi là tủy xương sống. Tủy xương sống qua sống, qua ống tủy lên thông
với tủy não và liên hệ với tủy xương của toàn thân. Cho nên thiên Ngũ tạng sinh
thành sách Tố Vấn nói: “Mọi thứ tủy đều thuộc vào não”, Thiên Hải luận sách
linh khu nói: “Não là bể của tủy”.
Công dụng của não tủy, chủ việc
thông sáng của tai mắt sự linh hoạt của tay chân mình mẩy và mọi hoạt động tinh
thần. Cho nên não tủy được đầy đủ thì tai to, mắt sáng, chân tay cơ thể vận
động nhanh nhẹn, có thể làm được những công việc nặng nhọc phức tạp. Não tủy
hao kém (trống rống) thì đầu váng, tai ù, mắt hoa, tinh thần rũ rượi, uể oải,
nặng thì tối mặt xây xẩm ngã ra hôn mê. Não là cơ quan quan trọng của cơ thể,
quan hệ rất lớn đến đời sống. Không được để hao tổn chút nào. Ví dụ như: Thiên
Thích cẩm luận viết: “Châm ở đầu, trúng vào não bộ thì chết ngay lập tức”;
Thiên Quyết luận sách Linh khu nói: “Chứng châm đầu thống đầu đau dữ, đau hết
cả não, chân tay lạnh đến khớp xương thì chết không chữa được.” Những điều đó
đều đã nói rõ, não là một cơ quan rất quan trọng trong cơ thể.
Tủy sinh ở thận, chứa ở trong
xương mà nuôi dưỡng cho xương, cho nên thiên giải tinh vi luận sách Tố Vấn nói:
“tủy là thứ làm cho xương chắc đặc”, tủy ở trong xương, nhờ ống xương liên hệ
với não tủy cho nên tủy sinh ở thân mà có thể nuôi xương, não có thể quản lý
tủy và tủy thông vào não.
Xương có tính cứng rắn, chống đỡ
cho cơ thể, là giàn giáo cho thân người. Xương được tủy nuôi dưỡng mới giữ được
tính cứng rắn. Cho nên thiên mạch yếu tinh vị luận sách Tố Vấn nói: “Xương là
chỗ ở của tủy đứng không được lâu, đi thì rung đảo là xương sắp suy loại”.
Như trên đã nói, thận có thể sinh
tủy, tủy chứa ở trong xương mà nuôi xương, lại thông với não, cho nên thận,
tủy, xương, não có quan hệ mật thiết với nhau.
MẠCH
Phân bố khắp toàn thân, có quan hệ
chặt chẽ với tâm tâm chủ huyết, mạch và đường ống chủ huyết lưu thông, mạch với
tâm hợp tác lẫn nhau mới hoàn thành được mọi việc vận hành tuần hoàn của huyết
dịch. Vì thế công dụng của mạch chủ yếu có 2 mặt như sau:
· Ngăn
giữ khí huyết, làm cho khí huyết vận hành theo hướng nhất định, theo qũy đạo
nhất định.
· Vận
tải khí huyết, chuyển vận tinh hoa của đồ ăn uống để nuôi dưỡng của toàn thân.
Sự vận hành của huyết là nhờ vào
khí: “Mạch là chỗ ở của huyết lấy khí làm gốc” vì thế mạch chuyển động, mạch
đập, chẳng những có thể phản ánh lượng huyết trong mạch nhiều hay ít, vận hành
nhanh hay chậm cũng phản ánh được mối quan hệ giữa khí và huyết bình thường hay
không. Khí huyết nhiều hay ít, vận hành nhanh hay chậm lại có quan hệ với sự
hoạt động của nội tạng, cho nên dùng phép “xem mạch” để suy đoán bệnh là một
trong những phương pháp quan trọng về việc chẩn đoán của y học dân tộc.
TỬ CUNG
Tử cung còn gọi là phần “dạ con” ở
phần bụng dưới ở trước trực trường, ở sau bàng quang.
1. Tử cung chủ việc kinh nguyệt,
chứa nuôi thai:
Kinh nguyệt và chửa đẻ có tử cung
làm chủ. Tử cung có quan hệ chặt chẽ với hai mạch xung, nhâm. Hai mạch xung
nhâm đều bắt đầu từ tử cung ra. Xung quanh mạch là chỗ 12 kinh mạch, dồn tụ
lại, sự thịnh suy của mạch nhâm có quan hệ tới sự chửa đẻ. Mạch xung nhâm thịnh
thì có kinh nguyệt, có kinh nguyệt thì có thể có thai cho nên nói: “Xung là bể
huyết, nhâm chủ bào thai”. Nếu mạch xung, nhâm yếu suy kinh hết thì khả năng
sinh con cũng không còn.
2. Tử cung liên hệ với tâm thận:
Đường lạc mạch của tử cung phía
trên nối với tâm, nếu đường lạc mạch này bị trắc trở, không thông, tâm khí
không thấu xuống cổ tử cung thì kinh nguyệt sẽ ngừng tắc.
Tử cung đã nối với tâm, lại nối
với thận, mà kinh htận lại nối với cuống lưỡi. Với đường kinh này khi thai đã
khoảng 9 tháng bị thai đè lên làm cản trở sinh chứng câm không nói được.
Đường mạch của tử cung, một đầu nối với tâm, một đầu nối với thận, cho
nên tử cung liên hệ chặt chẽ với tâm và thận.
SỰ LIÊN HỆ HOẠT ĐỘNG CỦA NỘI TẠNG
Giữa ngũ tạng: tâm, can, tỳ, phế,
thận về công năng sinh lý có quan hệ nương tựa lẫn nhau, hạn chế lẫn nhau. Ví
dụ:
· Giữa tâm và thận: Tâm
thuộc hoả, là tạng dương ở trong dương, thận thuộc thủy là tạng âm ở trong âm,
tâm thận giao tiếp nhau, thủy hoả hỗ trợ nhau mới duy trì được sự hoạt động
sinh lý bình thường. Nếu hoả không có thủy chế ước thì thịnh lên mà hại âm.
Thủy không có hoả làm cho âm tăng lên thì lạnh quá mà hại dương. Cho nên âm dương
thăng giáng thất thường, tâm thận không giao hoà với nhau thì sẽ xuất hiện các
chứng bệnh mất ngủ, hồi hộp, di tinh.
· Giữa can với thận: Can
lên được thủy hoá nuôi dưỡng, can dương mới không đến nỗi càng thịnh lên. Nếu
thủy suy kém, không nuôi dưỡng được can mộc thì sẽ thành chứng can âm suy kém
can dương bốc lên.
Ngoài ra, như thận là nguồn gốc
của tiên thiên, tỳ là nguồn gốc của hậu thiên. Sự duy trì hoạt động sinh mệnh
của người ta là do hợp tác với nhau giữa tiên thiên và hậu thiên quyết định.
Tâm chủ huyết, can tăng huyết, ba tạng: phế, tâm, tỳ liên hệ chặt chẽ với nhau,
mới giữ gìn được sự vận hành bình thường của huyết dịch.
Tóm lại: giữ ngũ tạng với nhau trong hoạt
động sinh lý, có mối quan hệ rất bền chặt, vì thế trong qúa trình bệnh lý cũng
ảnh hưởng lẫn nhau.
QUAN HỆ GIỮA LỤC PHỦ
Lục phủ, đởm, vị, đại trường, tiểu
trường, tam tiêu, bàng quang đều có những cơ quan truyền hoá thức ăn uống và
vận hành tân dịch. Quá trình sinh hoá của thức ăn uống nhờ sự hoạt động có phân
công hợp tác của lục phủ với nhau mà hoàn thành. Vì thế, giữa lục phủ, cần phải
điều hoà với nhau mới duy trì được trạng thái sinh lý bình thường là đủ mà
không đầy tràn (thực nhi bất mãn) mới hoàn thành được hàng loạt quá trình
sinh hoá làm chín nhừ cơm nước, hấp thụ chất dinh dưỡng, phân bố tâm dịch, bài
tiết chất bỏ đi. Trên bệnh lý, giữa lục phủ cũng có quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau.
Ví dụ như: nhiệt tà ở tử cung truyền sang bàng quang, thì tiểu tiện không lợi,
đái ra máu, nhiệt tà ở bàng quang truyền đến tiểu trường thì đường ruột đầy tắc
mà đại tiện không thông, nhiệt khí đưa lên mà xoang miệng, lở loét, nhiệt tà ở
tiểu trường chuyển đến đại trường, tà khí ẩn nấp ở chỗ quanh co của đại trường,
thì thành chứng hạ tụ, chạy thẳng xuống trực trường thì thành chứng thoát giang
trì lậu, nhiệt tà ở đại trường chuyển đến vị, trong vị sinh táo nhiệt mà thành bệnh
“thực diệc” ăn nhiều mà người vẫn gầy rộc.
Do đó có thể thấy giữ phủ với phủ,
bất kỳ về sinh lý hay về bệnh lý đều ảnh hưởng lẫn nhau, liên quan với nhau.
SỰ LIÊN HỆ GIỮA NGŨ TẠNG VỚI LỤC
PHỦ
Sự liên quan giữa tạng với phủ,
tức là quan hệ biểu lý tương hợp. Tạng là âm là lý; phủ là dương là biểu một
tạng một phủ, một âm dương, một biểu một lý phối hợp với nhau như vậy gọi là
“Tạng phủ biểu lý tương hợp”.
Biểu lý tương hợp của tạng với
phủ, chủ yếu thực hiện qua đường kinh mạch. Đường kinh của tạng liên lạc với
phủ, đường kinh của phủ liên lạc với tạng. Vì thế tạng với phủ tuy về công năng
mỗi thứ đều có chức trách khác nhau nhưng vẫn liên kết với nhau, nhờ cậy lẫn
nhau, về bệnh lý cũng là liên hệ lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau.
1. Tâm hợp với tiểu trường:
Tâm hợp với tiểu trường, biểu hiện
ra ở bệnh lý như tâm hoả thịnh, xuất hiện ngoài các chứng mặt đỏ, vật vã, lồng
ngực nóng bức, lưỡi đỏ chất lưỡi lở loét, lại vì tâm hoả có khi chuyển xuống
tiểu trường nên còn có chứng trạng như tiểu tiện đỏ. Són đái đau và nóng, đau
niệu quản, nặng thì đái ra máu. Khi chữa bệnh cần lợi tiểu để thanh tâm, đưa
tâm hoả đi xuống theo đường tiểu tiện mà ra ngoài. Tâm hoả sở dĩ có thể theo
tiểu tiện mà ra ngoài là vì lẽ hoả tà theo tác dụng gạn lọc thanh trọc của tiểu
trường mà cùng đi ra đường tiểu âm.
2. Can hợp với đởm:
Can khí cấp bức mà dễ càng thịnh,
đởm khí vốn cương trực, bệnh của can đởm thường liên hệ với nhau. Ví dụ: như
khi có bệnh đởm nhiệt thường thấy các chứng tạng của kinh can như phiền táo,
đắng miệng, dễ cáu gắt, choáng váng hoa mắt, đau sườn bệnh can nhiệt cũng hay
có các chứng trạng của kinh đởm như miệng đắng hoặc nôn ra nước mật đắng. Vì
thế, thuốc bình can phần nhiều thêm tác dụng tả đởm hoả, thuốc tả đởm hỏa cũng
hay thêm tác dụng bình can.
3. Tỳ hợp với vị:
Tỳ chủ việc vận hoá, vị chủ việc
chín nhừ thức ăn uống.
Tỳ vị hợp tác với nhau mới hoàn
thành được công năng tiêu hoá thức ăn uống, vận chuyển phân bố tân dịch. Nếu tỳ
vị bị bệnh không phân bố vận hoá được thì sẽ trở ngại đến việc thu nạp tiêu hoá
thức ăn uống của tỳ vị. Trái lại, vị bị bệnh cũng ảnh hưởng đến sự vận hoả của
tỳ.
4. Phế hợp với đại trường:
Phế chủ việc túc giáng, đại trường
chủ về việc truyền tống phân thành hình rồi chuyển ra ngoài, tuy do đại trường
nhưng vẫn phải được sự túc giáng của phế.
Nếu phế mất chức năng túc giáng
thì thường sinh ra chứng đại tiện không thông. Trái lại đại trường bị chứng
nhiệt mất, đại tiện không thông, cũng sẽ ảnh hưởng đến công năng túc giáng của
phế. Vì thế phế khí ủng tắc, đờm dãi ngăn trở thì có chứng ho đưa hơi lên, khạc
đờm không xa, xuyễn thở nằm không yên. Trong việc trị luyện khi dùng các thuốc
tuyên phế hoá đàm không kiến kiện thì có thể nghĩ đến thuốc tả hạ trừ đàm làm
cho đờm trọc theo đại tiện bài tiết ra ngoài.
5. Thận hợp với tam tiêu bàng quan:
Bàng quang sở dĩ thải nước tiểu
được, phải nhờ vào khí hoá của tam tiêu mà tiêu làm được tác dụng khí hoá lại
cần nhờ vào sự chứng bốc của thận dương vì thế chỉ có ở trong tình huống thêm
tam tiêu bàng quang cùng hợp với nhau có thể hoàn thành được công năng thải
nước tiểu.
Nếu thân dương không đủ súc thì
hoặc là làm cho thuỷ dịch không hoá khí đưa lên được mà thấy chứng đi tiểu
luôn, hoặc làm cho khí hoá không tam tiện không được tuyên thông, chất nước
không xuống được mà sinh ra đái ít, hoặc chứng vô niệu.
QUAN HỆ GIỮA NGŨ TẠNG NGŨ QUAN CÁC
KHIẾU
Tai, mắt, mũi, lưỡi, miệng gọi là
ngũ quan thông với tinh khí của ngũ tạng cho nên thiếu ngũ duyệt ngũ sử sách
Linh Khu nói: “mũi là giác quan của phế, mắt là giác quan của can, miệng môi là
giác quan của tỳ, lưỡi là giác quan của tâm, tai là giác quan của thận”. Sở dĩ
ngũ quan có thể phân biệt được thanh âm, màu sắc, mùi vị, chính là ngũ quan có
quan hệ thông với tinh khí của ngũ tạng phế khí thông qua mũi, phế bình thường
thì mũi biết được mùi thơm, thối. Tâm khí thông ra lưỡi, tâm bình thường thì
lưỡi biết được ngũ vị, can khí thông ra mắt, can bình thường thì mắt phát hiện
được ngũ sắc, tỳ khí thông qua miệng, tỳ bình thường thì miệng biết được ngũ cốc;
thận khí thông ra tai, thận bình thường thì tai nghe được ngũ âm. Chỉ có trong
ngũ tạng yên hoà, ngũ khí thông đạt thì ngũ quan mới phát huy được tác dụng, nếu
không thì ngũ quan thất khiếu sẽ mắc trạng thái khác thường. Vì thế theo hiện
tượng ở ngoài ngũ quan mà có thể xét biết được sự biến hoá của ngũ tạng.
Ngũ quan: tai, mắt, miệng, mũi,
lưỡi ở đầu mặt cho nên ngũ quan gọi là bảy khiếu ở đầu mặt, nếu gộp cả tiền âm
và hậu âm thì gọi là chín khiếu của cơ thể, 9 khiếu đều có liên hệ rất chặt chẽ
và rộng rãi với ngũ tạng và lục phủ. Nay trình bày từng thứ như sau:
1. Tai với tâm thận:
Đường kinh của thủ túc khiếu âm
đều gặp nhau ở trong tai, cho nên tai phản ánh được sự biến hoá của tâm và
thận. Thận tàng tinh, thận hư, tinh khí không dồn lên tai được thì xuất hiện
các chứng tai điếc, tai ù, tâm chủ huyết mạch, nếu trong mạch khí huyết yếu
kém, cung không lên tai được, hoặc tâm hoả cũng thịnh, khí huyết trong mạch
xung lên, đều làm cho tai ngai thất thường.
Nguyên nhân của ù tai, điếc tai
quá nửa là có quan hệ với tinh huyết, nhưng làm cho tinh huyết thay đổi thì
không phải chỉ riêng vì tâm, thận, thủy kém, hoả vượng, mà bệnh của các tạng
khác cũng làm cho khí huyết thay đổi mà ảnh hưởng đến công năng của tai như can
khí căng thịnh, khí huyết xông lên cũng có thể xuất hiện chứng chóng mặt, ù tai.
2. Mắt với can, tâm với ngữ tạng:
Mắt là khiếu của can, can chủ việc
tăng huyết, mắt nhờ huyết mới thấy được. Nếu can huyết không đủ thì mắt trông
tối hoa, nặng thì sinh chứng quáng gà, mờ mắt, lại vì can chủ việc sinh phát,
nếu thăng phát thái quá, huyết theo khí đi lên, xung lên mắt thì thấy mắt đỏ
sưng. Cho nên xem ở mắt có thể biết can khí hư hay thực.
Tâm chủ huyết, cho nên tâm hư hay
thực cũng có quan hệ đến mắt, mí mắt. 5 bộ phận này đều thông với ngũ tạng và
nhờ tinh khí của tạng nuôi dưỡng. Con ngươi thuộc thận, tròng đen thuộc can,
tròng trắng thuộc phế, tia máu mắt thuộc tâm, mí mắt thuộc tỳ. Cho nên bệnh ở
mắt cũng thường phản ánh bệnh của ngũ tạng.
3. Mũi với phế:
Phế coi việc hô hấp, mũi là cửa
ngõ của sự hô hấp, cho nên phế có sự liên hệ chặt chẽ với mũi. Ví dụ như phế bị
phong hàn, thường thấy mũi ngạt, chảy nước mà không ngửi rõ mùi, nhiệt thịnh
đốt phế, phế khí suyễn cấp lại thường xuất hiện chứng cánh mũi phập phồng.
4. Miệng với tỳ vị:
Miệng chủ việc thu nhập thức ăn,
vị chủ việc làm chín nhừ, tỳ chủ việc vận hoá. Nếu công năng của tỳ vị bình
thường thì miệng nhận biết ngũ cốc, biết đói muốn ăn, ngược lại thì không muốn
ăn, ăn uống không biết ngon. Lại như tỳ nhiệt thì miệng ngọt, tỳ hư thì miệng
nhạt không biết mùi vị. Đường kinh túc dương minh vị kém hai bên miệng đi quanh
môi, nếu kinh khí của kinh vị kiệt hết thì có chứng trát khẩu (chán miệng).
5. Lưỡi với tâm và ngũ tạng:
“Lưỡi là mâm (miêu khiếu) của tâm”
cho nên hình thái màu sắc của lưỡi, có thể phản ánh ra sự thịnh suy của tâm
khí. Như tâm hoả thịnh thì chất lưỡi đỏ thắm, nặng thì thể lưỡi mắt loét, tâm
hoả suy vi thì chất lưỡi nhợt mà không tươi sáng. Biệt lạc của tâm nối liền với
cuống lưỡi, nếu tà nhiệt ở kinh âm đốt mạnh thì có thể sinh ra chứng lưỡi cuộn
lưỡi cứng. Lưỡi coi về vị giác mà vị giác cung do tâm khí làm chủ nếu tâm khí
không bình hoả thì thường ăn không biết mùi vị.
Lưỡi chẳng những có quan hệ với
tâm mà còn liên hệ với các phủ tạng khác. Ví dụ như: chính giữa lưỡi thuộc tỳ,
vị: đầu lưỡi thuộc tâm; cuống lưỡi thuộc thận, hai bên thuộc can đởm. Xét sự
thay đổi của chất lưỡi, nếu lưỡi có thể suy biết được bệnh ở ngũ tạng.
6. Tiền âm với can thận:
“Thận chủ thủy dich”, tiền âm là
đường bài tiết chất nước, nếu thận khí không hoá, có thể làm cho tiểu tiện
không thông, thận dương suy kém có thể sinh chứng đi tiểu ban đêm. Thận chủ
việc tàng tinh lại là gốc của việc sinh dục, cho nên thận dương suy vì cũng có
thể sinh ra các chứng liệt dương, tử cung lạnh, đường kinh của can liên hệ với
âm hộ, can lại chủ cân mà tiền âm lại là chỗ tụ hơi của tôn cân, cho nên những
bệnh như liệt dương, cường dương, bệnh ở hòn dái và kinh nguyệt không đều, đái
hạ vv… Cũng thường có quan hệ chặt chẽ với can.
7. Hậu âm với phế thận:
Hậu âm tức là giang môn, là đường
đại tiện. Đại tiện khác thường và những bệnh hậu môn thường có liên quan với
phế và thận. Như thận hoá không đủ thì hay sinh các chứng lạnh kế (vì hàn mà bí
đại tiện) hư phế (phế vì hư suy mà đại tiện bí) hoặc đại tiện không cầm được
hoặc đi tả vào lúc mờ sáng. Lại như nhiệt của phế chuyển xuống đại trường
thường sinh chứng đại tiện táo kiết trĩ sang ở giang môn.
Như trên có thể thấy ngũ tạng và
ngũ quan và 9 khiếu là mối quan hệ sẵn ở trong.
TINH KHÍ THẦN
TINH
Tinh là vật chất cấu tạo nên cơ
thể và dinh dưỡng cơ thể, trong qúa trình hoạt động sinh lý luôn luôn bị tiêu
hao và luôn luôn được bổ sung, nhờ đó mà duy trì được cuộc sống.
Nội dung của tinh bao gồm 4 mặt:
tinh, huyết, tâm và dịch. Bốn thứ này tuy cùng nhóm với “tinh” nhưng nguồn gốc,
tính chất, công năng đều khác nhau. Nay trình bày từng thứ như sau:
1. Tinh
a) Nguồn gốc của tinh:
Tinh là thứ cùng đến với sự sống,
bẩm thụ và tiên thiên, là vật chất bắt đầu của mệnh cho nên Thiên Bản thần sách
Linh Khu nói: “Cái đến với sự sống gọi là tinh”. Tinh của nam và nữ hợp với
nhau có thể cấu tạo nên thân hình. Cơ thể sau khi sinh ra thứ tinh ấy nhờ dinh
dưỡng của chất tinh vi trong đồ ăn uống mà được nuôi sống không ngừng, cơ thể
ngày càng phát triển to lớn, cho nên thứ vật chất dinh dưỡng bắt nguồn từ thức
ăn uống, cổ nhân cũng gọi là tinh. Để dễ cho sự trình bày, người sau mới đem
thứ tinh dinh dưỡng do đồ ăn uống hoá sinh gọi là tinh hậu thiên, đem thứ tinh
cùng đến với sự sống gọi là tinh tiên thiên.
Tinh là vật chất cơ bản cấu tạo
nên các tổ chức cơ quan ngũ tạng, lục phủ của cơ thể, tinh của tạng phủ được
phát triển nuôi sống dần dần mà dồi dào, rồi qui vào thận mà hoá sinh ra thứ
tinh sinh dục cho nên Thiên thượng cổ thiện Chân luận sách Tố Vấn nói: “Thận
chủ thủy, nhận lấy tinh của ngũ tạng lục phủ mà chứa giữ lấy, cho nên ngũ tạng
thịnh thì tinh có thể tràn đầy ra.”
b) Công năng của
tinh:
Tinh có sức sống dồi dào là vật
chất cơ bản cấu tạo nên tất cả các tổ chức cơ quan trong cơ thể, cho nên gọi là
chân âm, là cơ sở vật chất của nguyên khí toàn thân cho nên gọi là nguyên âm.
Nguyên âm chẳng những có đủ mức sinh đẻ và sinh trưởng phát dục mà còn có thể
chống lại sự kích thích của những nhân tố không tốt, tránh khỏi bệnh tật, cho
nên thiên kim giữ chân ngôn luận sách Tố Vấn nói: “Tinh là nguồn gốc của thân
thể, cho nên giữ được tinh thì mùa xuân không bị bệnh ôn”. Nếu nguyên âm kém
sinh, cơ sở vật chất của nguyên dương nảy sinh giao động sức đề kháng bị giảm
sút quá nhiều thì dễ bị tà khí xâm phạm mà phát sinh ra bệnh.
Tóm lại, tinh là cơ sở của sự
sống, tinh đầy đủ thì sức sống mạnh, có thể thích ứng được với sự thay đổi của
hoàn cảnh, chống chọi được với sự kích thích của những nhân tố không tốt; tinh
kém thiếu thì sức sống giảm sút sức thích ứng và sức chống bệnh tật cũng sẽ
giảm sút.
2. Huyết
a) Nguồn sinh hoá của huyết:
Huyết là thứ thể dịch sắc đỏ, theo
đường mạch mà vận hành không ngừng ở trong cơ thể, nguồn sinh ra huyết là từ
trung tiêu tỳ vị thức ăn uống vào vị, hoá thành thứ tinh vị của đồ ăn uống
thông qua sự vận hoá của tỳ, dồn vào mạch rồi hoá thành huyết. Cho nên Thiên
Quyết kết luận sách Linh Khu nói: “Trung tiêu là bẩm thụ khí, giữ lấy chất dịch
biến hoá rồi đỏ ra gọi là huyết”.
b) Công năng của huyết:
Huyết là thứ tinh vi của đồ ăn
uống hoá ra, trong đó có chất dinh dưỡng theo đường mạch đi qua ngũ tạng lục
phủ chân tay các khớp mà làm nên tác dụng: “nuôi sống cơ thể”. Nếu vì một thứ
nguyên nhân nào đó sự tuần hoàn của huyết dịch bị trở ngại, da không được huyết
dịch nuôi dưỡng đầy đủ thì sẽ có chứng da dẻ tê dại; chân tay không được huyết
dịch nuôi dưỡng không đầy đủ thì không được ấm, nặng thì bị bại liệt.
Vì thế huyết là vật chất quan
trọng duy trì hoạt động sống của cơ thể, trong thì ngũ tạng lục phủ, ngoài thì
da, lông, gân xương đều phải ở trong trạng thái huyết dịch vận hành không
ngừng, mới có thể được dinh dưỡng đầy đủ, từ đó mà duy trì được hoạt động công
năng của nó.
3. Tân dịch:
a) Nguồn gốc và công dụng của tân
Tân là một thứ thể dịch của cơ
thể, sinh ra từ tinh khí của đồ ăn uống, theo khí của tam tiêu phân bố đến
khoảng cơ nhục, bì phu để ôn dưỡng cho cơ nhục, tươi nhuận cho da lông. Mồ hôi
và nước tiểu đều là từ tân mà hoá sinh thứ đi ra tấu lý là mồ hôi, thứ thấu
xuống bàng quang là nước tiểu. Cho nên có thuyết nói mồ hôi sẽ ít, trái lại mồ
hôi và nước tiểu bài tiết quá nhiều cũng làm hao tân. Trên lâm sàng, ra nhiều
mồ hôi, là mất tân. Sau khi mửa nhiều, tả nhiều kiêng uống thuốc phát hãn cũng
là vì nguyên nhân này.
b) Nguồn gốc và công dụng của dịch:
Dịch cũng là từ đồ ăn uống hoá
sinh, theo thuyết và đi khắp ở trong thấm ra ngoài mạch lưu thông và chứa lại
chỗ nào tủy khớp xương, nhuận trơn các khớp bổ ích não tủy, nhu nhuận tai, mắt,
miệng mũi.
c) Sự khác nhau giữa tân và dịch:
Nguồn gốc của tân và dịch tuy
giống nhau những có trong, lỏng, đục, đặc khác nhau. Tân trong mà lỏng cho nên
theo khí tan tiêu mà đi ra phần biểu, dịch đặc mà đục cho nên lưu hành ở trong
khoảng gân xuống các khớp tân vì dịch tuy có chủ về phần ngoài, phần
trong khác nhau, nhưng đều từ thức ăn uống hoá sinh hai thứ cùng một thể cho
nên trên lâm sàng không phân biệt rành mạch mà thường vẫn gọi chung là tân dịch.
d) Đường tuần hoàn của tân dịch
Tân dịch thấm ra ngoài dịch để
nuôi dưỡng nhu nhuận cho da thịt gân xương não tủy và các bộ phận trong ngoài
cơ thể. Những thủy dịch vô dung thừa ra ở các bộ biến thành mồ hôi, nước tiểu
mà bài tiết ra ngoài. Phần tân dịch trong đó thì thấm vào tôn lạc mà trở về
kinh mạch, vẫn là một phần của huyết dịch, từ đó mà hình thành vòng tuần hoàn
của tân dịch. Sự tuần hoàn của tân dịch và sự bài tiết của thủy dịch thừa là
mấu chốt quan trọng để duy trì sự thăng bằng, thủy dịch trong cơ thể. Nếu sự
tuần hoàn bị trở ngại, hoặc mất chức năng bài tiết thì sẽ thành những
bệnh đàm ẩm thủy thũng.
KHÍ
Khí có hai hàm nghĩa.
· Một
là chỉ vào thứ chất li ti khó thấy trôi chảy như tinh khí của thức ăn uống là
chất dinh dưỡng vận hành trong cơ thể.
· Hai
là chỉ vào sức hoạt động nội tạng của cơ thể như khí của ngũ tạng, khí của lục
phủ, khí của kinh mạch vv…
Tóm lại, hàm nghĩa của khí rất
rộng, vừa đại biểu cho chất li ti khó thấy trong cơ thể, vừa đại biểu cho sức
hoạt động của các bộ phận các cơ quan của cơ thể.
Khí của người ta, theo nguồn gốc
của nó mà nói có chia ra tiên thiên và hậu thiên: thứ bẩm thụ từ thiên nhiên
thì goị là tiên thiên, lại gọi là “nguyên khí”. Khí hoá sinh trong đồ ăn uống
của hậu thiên và thứ khí trời thở hít vào đều gọi là khí hậu thiên.
Do đó, có thể thấy khái niệm về
khí khá rộng rãi nhưng khái quát lại thì không ra ngoài 4 thứ: nguyên khí, tôn
khí, vinh khí, vệ khí. Bốn thứ này vừa liên hệ với nhau, vừa có thể khác nhau,
nay trình bày từng thứ như sau:
a) Nguyên khí:
Nguyên khí bao gồm khí nguyên âm
và khí nguyên dương bẩm thụ ở tiên thiên. Nguyên khí chứa ở thận, nhờ đường tam
tiêu mà đi khắp người thúc đẩy sự hoạt động của ngũ tạng, lục phủ và tất cả các
tổ chức cơ quan là nguồn gốc sinh hoá của cơ thể.
b) Tôn khí:
Tôn khí chứa ở khí hải, khí hải ở
giữa ngực, là chỗ khí quy tụ, lại là chỗ xuất phát, vận động lưu hành của khí
trong toàn thân. Khí xuất phát từ khí hải đi khắp người lại quay về khí hải cho
nên khí trong khí hải gọi là tôn khí.
Nguồn gốc của tôn khí là khí của
đồ ăn uống hoá sinh và khí ngoài tự nhiên thở hít vào hợp với nhau mà thành.
Công dụng của tôn khí là chạy theo
đường hô hấp để coi việc hô hấp, qua tâm mạch để vận hành khí huyết. Sự mạnh
yếu của hô hấp, thanh âm, ngôn ngữ, sự vận hành của khí huyết cho đến sự nóng
lạnh, sức hoạt động của cơ thể phần nhiều có quan hệ với tôn khí. Tôn khí và
nguyên khí, tuy một thứ chứa ở khí hải trong lồng ngực, một thứ chứa ở thận,
một thứ là khí hậu thiên, một thứ là khí tiên thiên nhưng trong quá trình sinh
lý, hai thứ này không phải tách rời nhau mà liên kết với nhau, kết hợp với nhau
mới có thể làm được tác dụng nuôi dưỡng cho toàn thân. Hai thứ này kết hợp lại
gọi là “chân khí”. Cho nên thiên thích tiết chân tà sách Linh khu nói: “chân
khí được bẩm thụ từ tự nhiên kết hợp với cốt khí mà làm cho cơ thể khoẻ mạnh”.
c) Vinh khí:
Nguồn hoá sinh của vinh khí: vinh khí là tinh khí (âm khí)
trong đồ ăn uống cho nên vinh khí sinh ra từ thức ăn uống, bắt nguồn ở tỳ vị từ
trung tiêu ra.
Công dụng của vinh khí: công dụng chủ yếu của vinh khí là
hoá sinh huyết dịch để dinh dưỡng toàn thân, vinh khí từ trung tiêu ra dồn lên
phế mạch biến hoá thành huyết sắc đỏ, chảy vào trong thì dinh dưỡng cho ngũ
tạng lục phủ, tản ra ngoài thì tươi nhuận cho gân xương, da và lông.
Đường vận hành của vinh khí:vinh khí từ trung tiêu đi ra, dồn
vào kinh thủ thái âm phế, nối vòng tuần hoàn của 14 đường kinh lần lượt truyền
thuận theo thứ tự của các kinh âm dương chân tay (xem ở chương kinh mạch) một
ngày đêm đi 50 vòng như vậy.
d) Vệ khí:
Nguồn sinh hoá của vệ khí:
Vệ khí là thứ khí nhanh mạnh trong
đồ ăn uống (dương khí) tính của nó nhanh nhẹn, trơn, chạy luôn khắp mọi nơi,
cho nên vị khí tuy bắt nguồn ở tỳ vị nhưng do thượng tiêu phân bố đi.
Công dụng của vệ khí do thượng
tiêu phân bố, đi ở ngoài mạch, trong thì sưởi ấm vùng màng lưới phần nôn ra
ngực bụng để ôn dưỡng cho ngũ tạng lục phủ; ở ngoài thì luồn trong tầng da thớ
thịt, ôn dưỡng được cho tất cả các tạng phủ trong ngoài mà còn có công năng bảo
vệ tầng cơ biểu chống đỡ ngoại tà.
Đường vận hành của vệ khí:
Vệ khí vận hành ở ngoài mạch tuy
nhiên vẫn dựa vào đường mạch để lưu hành nhưng không hoàn toàn nhất trí với
phương hướng vận hành của vinh khí ở trong mạch. Đặc điểm chủ yếu của sự vận
hành đó có quan hệ với sự thay đổi ngày đêm. Ban ngày thì đi ở phần dương. Ban
đêm thì đi ở phần âm. Đi ở phần dương là đi ở 3 kinh dương chân tay, đi ở phần
âm là đi vào ngũ tạng. Ban ngày đi ở phần dương thì bắt đầu ở mắt lên đến đầu,
đi xuống đến chân, đi ở kinh tay thì phần nhiều tan ra mà không quay trở lại.
Đi ở kinh chân thì qua lòng bàn tay đi vào kinh túc thiếu âm chuyển qua mạch
kiểu mà quay trở lại mắt, lại từ mắt xuất phát cứ như thế tuần hoàn không
ngừng. Ban đêm đi ở phần âm là theo kinh túc thiếu âm dồn vào thận rồi đi qua
tâm phế, can, tỳ, mà quay về thận. Ngày đi ở thủ túc tam dương kinh, đêm đi ở phần
âm của ngũ tạng, một ngày đêm đi được 50 vòng. Bình quân thì đi ở phần dương 25
vòng, đi ở phần âm cũng 25 vòng.
- Quan hệ giữa vệ khí với vinh khí:
Vệ khí và vinh khí về nguồn gốc
sinh hoá là hai thứ vật chất cùng nguồn mà khác dòng. Vinh là tinh khí của thức
ăn uống, tinh khí thuộc âm. Âm tính nhu thuận cho nên vinh đi ở trong mạch. Vệ
là khí mạnh trong đồ ăn uống, khí mạnh thuộc dương tính cương cho nên vệ khí đi
ở ngoài mạch. Nhưng âm dương là chế ước lẫn nhau cho nên học giả đời sau có
thuyết “vệ khi đi vào trong mạch tức là vinh, vinh khi đi ra ngoài mạch tức là
vệ”. Nói rõ hai thứ vinh vệ trong trạng thái sinh lý bình thường luôn luôn
chuyển hoá lẫn nhau. Nếu sự chuyến hoá giữa vinh và vệ có sự trở ngại thì có
hình thái bệnh lý. Vinh vệ bất hoà, vì thế vinh khí và vệ khí tuy mặt công năng
và mặt vận hành đều có chỗ khác nhau nhưng không phải là không có quan hệ với nhau
mà là một chính thể khăng khít liên hệ chặt chẽ với nhau.
THẦN
a) Khái niệm về thần:
Thần là khái niệm chung về hiện
tượng hoạt động sống của người ta (bao gồm tinh thần, ý thức, tri giác và vận
động). Thần do tinh tiên thiên mà sinh ra. Khí thái thành hình thì thần của sự
sống cũng đã có. Thiên bản thần sách Linh Khu nói: “cái đến với sự sống gọi là
tinh, hai thứ tinh tác động lẫn nhau gọi là thần” là ý nghĩa ấy. Vì thế, thần
tuy là một khái niệm trừu tượng nhưng lại có cơ sở vật chất nhất định.
Thần là tinh tiên thiên sinh ra,
phải được tinh hậu thiên bổ dưỡng mới duy trì được. Vì thế thần có quan hệ chặt
chẽ với tinh, huyết, tân dịch, vinh vệ. Thiên bình nhân nguyệt cốc sách Linh
Khu nói: “Thần là tinh khí của đồ ăn uống”, Thiên Bát chinh thân minh luận sách
Tố Vấn cũng nói: ”Huyết khí là thần của người ta, cần phải được nuôi dưỡng cẩn
thận”. Như vậy đã nói rõ thần gắn chặt với tinh khí hậu thiên, chỉ có ngũ tạng
điều hoá, tinh huyết cung dưỡng đầy đủ thì thần mới vượng thịnh được.
Thần biểu hiện sức sống, cho nên
thần thịnh hay suy, tiêu biểu do sức sống mạnh mẽ hay yếu. Thần còn thì sống,
thần mất thí chết. Thần đầy đủ thì người khoẻ mạnh, thần suy kém thì người yếu
đuối thiên niên sách Linh khu nói: “Mất thần thì chết, còn thần thì sống” tức
là lẽ ấy.
b) Quan hệ giữa thần và tinh, khí:
Quan hệ giữa 3 thứ: tinh, khí,
thần là mấu chốt chủ yếu để duy trì đời sống. Sinh mệnh của người ta bắt nguồn
từ tinh, duy trì được sinh mệnh là nhờ khí, chủ của sinh mệnh là thần.
Giữa 3 thứ này có sự giúp nhau.
Tinh là cơ sở của thần. Khí từ tinh hoá ra. Thần là mặt biểu hiện của khí. Tinh
khí đầy đủ thì thần vượng, tinh khí hao hụt thì thần suy. Sự thịnh suy của 3
thứ tinh, khí, thần quan hệ đến sự mạnh yếu của cơ thể, sự còn mất của sinh
mệnh. Cho nên cổ nhân nói tinh, khí, thần là ba thứ quý báu (tam bảo) của người
ta.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét