Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

“Than ôi! Ai có thể thoát khỏi vòng luân hồi nhân quả”

Dù chúng ta là ai thì dường như những câu chuyện về luân hồi vẫn luôn rất hấp dẫn. Quả thật, những mối liên hệ từ tiền kiếp đều có ảnh hưởng tới kiếp này, giống như chiếc bóng của ta vậy.

Đường Đại Tông, Độc Cô Hoàng Hậu, Tô Quý Phi, nhân qủa, luân hồi, Chị em,
Nhân quả luân hồi như bóng theo hình…chẳng ai thoát nổi.
Thời Tùy Dương Đế, ở thành Tô Châu, có một gia đình giàu có họ Lâm sinh được hai chị em sinh đôi. Khi đến tuổi gả chồng cho hai cô, nhiều mai mối đến bàn chuyện hôn sự với gia đình. Nhưng phụ thân hai cô, Lâm viên ngoại không hề ưng ý với chàng rể nào. Sau đó có một bà mối đến giới thiệu với gia đình hai anh em sinh đôi nhà nọ: “Mười phần tài hoa, võ nghệ siêu quần, đúng là văn võ song toàn”.
Lâm viên ngoại nghe chuyện thì thập phần cao hứng, muốn gả hai tiểu thư cho gia đình ấy. Ông muốn hai chị em được gả vào cùng một gia đình để họ có thể coi sóc cho nhau. Nhưng đến khi thành hôn xong xuôi cả rồi thì nhà họ Lâm mới phát hiện ra rằng “hai chàng rể” không phải là anh em sinh đôi nào cả. Chỉ có một nam tử, nhưng quả thật văn võ toàn tài. Lâm viên ngoại hối hận vô cùng nhưng vì sự tình đã rồi nên cũng không thể làm gì được nữa. Ông chỉ biết mong rằng hai người con gái sẽ không ganh ghét lẫn nhau vì họ có chung một vị tướng công.
Hai năm sau, vì có nhiều mâu thuẫn vì cảnh chung chồng, người em gái đã đầu độc chị mình rồi quăng xác cô xuống một cái giếng bên ngoài ngôi nhà. Sau đó, khi người chồng trở về nhà và hỏi về điều đó, người em gái đã nói với anh rằng chị mình đã uống thuốc độc và nhảy xuống giếng.
Cô nói lý do là vì chị mình cảm thấy không được chồng sủng ái và không thể chịu đựng thêm được nữa. Người chồng biết rằng hai chị em vốn bất hòa và rất có thể một người trong số họ đã có ý định tự vẫn. Vì vậy anh đã không truy cứu thêm nữa. Anh nhờ người mang xác vợ ra khỏi giếng và mai táng một cách đơn giản. Người em gái cuối cùng đã độc chiếm được người chồng. Chồng của cô rất tốt với cô. Hai năm sau, cô có với anh hai người con, một nam một nữ, từ đó cả gia đình sống trong cảnh hạnh phúc và hòa thuận.
Tuy nhiên, hạnh phúc ấy không kéo dài được lâu. Một trận ôn dịch đã bắt đầu ở vùng Tô Châu, và bệnh dịch nhanh chóng lây lan thành đại dịch. Cả gia đình họ đã chết trong trận ôn dịch đó.
Sau khi chết, họ phải xuống Địa Phủ để xét hỏi. Diêm Vương đã lệnh cho vị Phán quan dở sổ ghi chép lại tất cả những việc thị phi mà người em gái họ Lâm đã làm trong kiếp sống ấy.
Vị Phán quan nói: “Việc thiện nhất mà cô đã làm là toàn tâm toàn ý chăm lo cho tướng công của mình, không chút kêu ca hay tơ tưởng người khác. Việc ác nhất mà cô đã làm là dùng rượu độc để sát hại chính chị gái mình do tâm đố kỵ quá mạnh mẽ. Hai người con của cô có quan hệ nhân duyên rất lớn với cô. Cô đã cứu mạng họ trong một tiền kiếp và họ đã trở thành con của cô trong kiếp này để báo ân”.
Diêm Vương phán: “Cô không được phép chết theo cách này, bởi vì nếu con người không biết được hậu quả mà một người đố kỵ hành ác phải nhận ra sao, họ sẽ dám làm mọi thứ”. Do đó, đám tiểu quỷ đã trói cô gái bằng dây sắt dày và áp giải cô trở lại dương gian.
Lúc ấy, bách tính đang phải sống trong cảnh sợ hãi tột cùng giữa trận ôn dịch. Khi cô được áp giải trở lại dương gian, người dân vùng đó đã vô cùng khiếp đảm. Một số người gan dạ run rẩy hỏi cô: “Chẳng phải cô đã chết rồi sao? Cô trở lại bằng cách nào vậy?”
Đám tiểu quỷ đã kể ra chi tiết công tội của cô lúc còn sống và nói: “Lý do Diêm Vương bảo chúng tôi mang cô ấy lên đây là để nói với tất cả các người rằng làm điều xấu sẽ phải đọa Địa Ngục, và thậm chí nếu người ấy được chuyển sinh thành người, nghiệp người đó nợ sẽ vẫn phải hoàn trả. Bây giờ chúng tôi phải trở về để bẩm báo với Diêm Vương”.
Đám tiểu quỷ cùng cô gái biến mất ngay tức khắc. Điều này xảy ra giữa ban ngày ban mặt. Những người chứng kiến đều cảm thấy như thể họ đang nằm mơ vậy.
Sau khi bị mang trở lại Địa Ngục, cô gái đã bị đưa tới một hầm nước, nơi cô bị cắn bởi thủy trùng, độc xà cùng nhiều hình thức trừng phạt khác. Sự đau đớn và thống khổ là không thể mô tả được bằng lời. Cô gái đã phải chịu đựng như vậy trong gần một trăm năm.
Một ngày nọ, Hằng Nga Tiên nữ cùng Nhị Lang Thần phụng mệnh Ngọc Hoàng Thượng Đế xuống thị sát Âm Phủ. Khi tới hầm nước, họ nghe thấy tiếng khóc của một người con gái, nghe thập phần thương tâm. Hằng Nga Tiên nữ nghe thấy tiếng khóc của cô gái bèn tới gần xem xét, cuối cùng nói: “Nghiệt chướng! Hóa ra nhà ngươi ở đây!”
Nguyên lai cô gái là cây Ngọc thạch Tỳ Bà mà Hằng Nga Tiên nữ thường sử dụng nơi tiên giới. Trông thấy Hằng Nga Tiên nữ, cô gái khóc lóc nghe càng thương tâm hơn. Hằng Nga Tiên nữ sinh lòng thương cảm bèn nói: “Nhà ngươi đã phạm đại tội gì để đến nỗi rơi vào cảnh này?”
Cô gái bèn kể lại sự việc sát sinh năm xưa cho Hằng Nga Tiên nữ nghe. Hằng Nga Tiên nữ thở dài: “Cõi phàm trần đúng là nơi tạo ác nghiệp. Chúng sinh chỉ vì khởi tâm ma mà tạo nên ác nghiệp, cuối cùng đều bị xuống Địa Phủ chịu tội! Bị đọa xuống đây thì dễ nhưng được siêu sinh thì thật khó! Ngươi đợi ở đây, ta đi bẩm báo với Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng sẽ làm chủ sự việc của ngươi!”
Đúng lúc ấy, Hằng Nga Tiên nữ nghe thấy một giọng nữ từ bên trên, nghe còn đau khổ và thống thiết hơn, chính là người chị bị đầu độc. Cô gái đó vừa khóc vừa nói: “Tôi là tiên nữ mà phải chết thống khổ và oan khuất thế này đây. Từ lúc bị cô ấy đầu độc, tôi đã rơi vào một nơi không ăn không uống. Cuộc đời được định trước của tôi vẫn chưa kết thúc. Nếu cô ấy được tha dễ như vậy thì tôi sẽ không chịu đâu. Tôi sẽ đi kiện!”
Hằng Nga Tiên nữ cùng Nhị Lang Thần nhìn gần hơn và thấy rằng cô gái ấy đang sống tại một nơi không ăn không uống (đó không phải là Địa Phủ, mà tồn tại cùng nơi cùng lúc với Địa Phủ, các vị Thần chỉ cần liếc mắt là trông thấy).
Nhị Lang Thần nói với cô gái: “Hiện tại cô đang không ăn không uống, nhưng sau này cô sẽ lại có những vui vẻ nơi thế gian. Đừng khóc và giữ tâm oán hận như vậy nữa”.
Hằng Nga Tiên nữ nói: “Cô ấy đã nợ cô một mạng sống và mọi thứ rồi sẽ được hoàn lại. Đừng khóc nữa”.
Nhị Lang Thần cười nói: “Hiện giờ cô đang cô độc một mình, sau này ở nhân gian Hoàng đế sẽ phong cho cô làm ‘Cô Độc Hoàng hậu”.
Sau khi hai cô gái thấy hai vị thần tiên đã có chủ ý để họ chuyển sinh lên nhân gian hưởng phúc, cô gái nói: “Tôi sẽ thôi không oán hận cô ấy, nhưng tôi muốn trở thành ‘Độc Cô Hoàng hậu’ thay vì ‘Cô Độc Hoàng hậu’”.
Nhị Lang Thần cười nói: “Cô có khác gì một đứa trẻ tinh nghịch nơi nhân gian đâu? Cô vẫn còn thấy bất bình khi chúng tôi đã cứu độ cô hay sao? Độc Cô thì Độc Cô, Cô Độc thì Cô Độc, không có vấn đề gì cả!”
Chúng tôi phải trở về Thiên Đình ngay bây giờ đây”. Hằng Nga Tiên nữ và Nhị Lang Thần cùng nhau cáo biệt Diêm Vương rồi cùng bay về Linh Tiêu Bảo điện.  Hằng Nga Tiên nữ hành lễ bái kiến Ngọc Hoàng rồi nói về chuyện của người em cho Ngọc Hoàng.
Ngọc Hoàng nói một cách nghiêm trang: “Cô gái này có lai lịch đấy. Tiên tử hãy hồi cung đi. Ta sẽ an bài cho Ngọc thạch Tỳ Bà”.
Đến thời nhà Đường, cả hai chị em đều là vợ của Đường Đại Tông, người em được phong là Quý Phi, còn người chị được phong là Độc Cô Hoàng hậu.
Đường Đại Tông là một vị hoàng đế rất kính Thần và lễ Phật. Đường Đại Tông đã đại hưng Phật sự ở Trường An và đóng góp rất lớn vào việc hoằng dương Phật Pháp vào thời ấy.
Đường Đại Tông rất mực sủng ái Quý Phi. Ông muốn phế Độc Cô Hoàng hậu và để Quý Phi lên thế chỗ nhưng cô không đồng ý, ở kiếp này, người em rất mực thiện lương.
Cô khuyên giải Hoàng đế: “Hoàng hậu chưa phạm phải lỗi lầm gì lớn, nếu Bệ hạ phế truất bà, thiên hạ nhất định sẽ đàm tiếu. Huống hồ Bệ hạ là người đang tu Phật, sao có thể làm chuyện bất thiện như vậy được?”
Đại Tông nghe xong vô cùng cảm kích, ông nói: “Trong cõi phàm tục này, ta rất vui khi thấy vẫn còn người có thiện tâm. Người thiện tâm tất sẽ được hưởng phúc sau này”.
Không lâu sau, quân Thổ phồn (người Tây Tạng) và Hồi hột (người Uyghur Tân Cương) xâm nhập Trung Nguyên. Đại Tông phải rời Kinh Thành và lẩn trốn.
Độc Cô Hoàng hậu vốn rất ganh ghét với Tô Quý Phi. Bà giả truyền chiếu chỉ của Hoàng đế để mời Tô Quý Phi vào uống rượu cùng. Đến khi Tô Quý Phi đã say rượu, bà mới nói thật: “Trước kia cô là người được Hoàng đế sủng ái nhất và ông ấy không hề để mắt gì tới chúng tôi. Bây giờ ông ấy đang lâm nguy, tất cả là lỗi của cô”.
Rồi Độc Cô Hoàng hậu đưa cho cô một chén rượu độc và bảo cô uống nó: “Cái chết của cô sẽ là bảo chứng cho sự tồn vong của giang sơn xã tắc Đại Đường”.
Mặc dù đang say nhưng đầu óc của Tô Quý Phi vẫn rất tỉnh táo. Cô nói: “Vì Hoàng hậu muốn thiếp chết, thiếp cũng chẳng còn cách nào”.
Nói xong, cô uống hết chén rượu độc. Trước khi lâm chung, cô nói với Hoàng hậu: “Hãy vứt xác thiếp xuống một cái giếng cạn. Thiếp đã nợ Hoàng hậu trong một tiền kiếp, bây giờ hai chúng ta không ai nợ ai”.
Tức thì Độc Cô Hoàng hậu trông thấy phảng phất mối nhân duyên trong đời trước. Sau khi nhìn xong cảnh tượng từ kiếp trước, Độc Cô Hoàng hậu than: “Than ôi, ai có thể thoát khỏi vòng luân hồi nhân quả!”
Theo chanhkien.org

0 nhận xét:

Đăng nhận xét