Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

Thấy gì ở bên ngoài nhân việc Tạ Phong Tần đi Mỹ

Điếu Cày tiếp đón Tạ Phong Tần tại Mỹ
Tù Nhân Lương Tâm Tạ Phong Tần, một chiến sĩ  đấu tranh dân chủ bị kết án tù 10 năm đã bất ngờ được chính quyền Việt Nam trả tự do trước thời hạn 5 năm, và được đưa thẳng lên máy bay bay qua Mỹ. Chị hoàn toàn không được hưởng một giây phút tự do nào trên quê hương Việt Nam mà chị đã dấn thân và phải trả giá bằng nhiều năm tù đằng đẵng.  Chị cũng không có được phút giây viếng mộ mẹ già, không được đốt cây nhang kính viếng đến người mẹ đã tự thiêu một năm sau ngày chị bị bắt giữ  bất công.

Hoàn toàn giống với TS Cù Huy Hà Vũ và Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải trước đó, cũng bị lực lượng AN áp tải thẳng từ nhà tù tới phi trường để bay sang Mỹ. Thậm chí anh Điếu Cày vẫn không kịp thay đôi dép nhựa…
Đó là sự đổi chác, hay là sự biến tấu của những cuộc “đầy ải” biệt xứ thì chúng ta không biết, mà chỉ biết chắc rằng, đã có một thoả thuận ngầm nào đó giữa chính quyền Việt Nam và chính quyền Mỹ. Và những màn “xuất ngoại” vừa vội vàng vừa lỗi thời và không giống ai của những tù nhân lương tâm nổi tiếng đó chỉ là thực hiện thoả thuận bí mật trên mà thôi.
Có lẽ chính quyền Mỹ, qua sự đấu tranh của đồng bào hải ngoại, của các tổ chức quốc tế và qua truyền thống nhân đạo của mình (như vụ HO chẳng hạn) đã lại đưa bàn tay nhân ái ra để giúp cho những người tù nhân lương tâm đang bị đày ải bất công trong các nhà tù CS. Tất nhiên là người Mỹ cũng đấu tranh để đòi “tự do vô điều kiện” cho các TNLT nhưng có lẽ họ đã làm hết sức có thể và kết quả chỉ là thế. Và nếu có điều gì để nói thì chúng ta chỉ nên nói lời cám ơn chân thành.
Và giờ đây người phụ nữ can đảm Tạ Phong Tần của chúng ta đã đến với nước Mỹ của tự do, của đồng bào ruột thịt chung đường với cô giống như cá về với nước, như con cháu về với gia đình…
Nhưng, chúng ta hãy trở về với thực tế. Thế giới tự do hoá ra lại không hẳn là nơi hoạt động đắc địa cho các chiến sĩ đấu tranh cho tự do. Những con người tốt nhất của phong trào đấu tranh trong nước (họ xứng đáng được gọi như thế bởi sự dấn thân, sự trả giá cho những lý tưởng của mình) thì khi qua nước ngoài thì dường như đều bị "ngợp" bởi sự công kích bất công, sự bới lông tìm vết, sự thù nghịch vô lý của một số thành phần, mà buồn thay lại là những người cùng chung chiến tuyến. Những người nổi tiếng như nhà báo Bùi Tín, nhà văn Vũ Thư Hiên trước đây, và Ts Cù Huy Hà Vũ, Blogger Điếu Cày vừa qua, người nhiều người ít nhưng đều là những người mà ở trong nước chúng tôi rất trân trọng, yêu mến nhưng họ đều vất vả, khổ sở khi phải đối phó, chống đỡ, thanh minh trước bao nhiêu búa rìu khi xuất ngoại…
Vẫn biết rằng quyền cá nhân phản biện là quyền dân chủ đương nhiên ở đất nước dân chủ, vẫn biết rằng số người công kích họ không phải là nhiều trong cộng đồng hải ngoại vốn công bằng, nhân hậu nhưng đó là những thành phần mạnh miệng, nhân danh đủ thứ và mạt sát đủ thứ khiến cho những chiến sĩ  ấy của chúng tôi tổn thương, hoặc lạc lõng và ít nhiều đều giảm sức đấu tranh.
Tất cả hầu như đều bị chụp cho cái mũ ngớ ngẩn là CS, hay CS sang nằm vùng. Và không biết có phải ngẫu nhiên không khi hầu như tất cả họ đều là người xuất thân từ miền Bắc, hay ít nhiều dính líu đến chế độ CS. Chế độ mà họ đã và đang đấu tranh đến cùng. Đó là những người trí thức có tài, có tâm và có cả dũng nữa để dấn thân, và việc phải ra nước ngoài là việc chẳng đặng đừng. Nói một cách thật lòng thì đa phần những người dấn thân ở trong nước đều chấp nhận trả giá cho việc dấn thân, chứ không mấy ai hoan hỉ với việc “đi Mỹ” này.
Vậy mà giờ này vẫn có những cái tên, những con người “đồng chí hướng” với họ vẫn ra rả công kích bất công và vô lý , vẫn không ngừng bới lông tìm vết, không ngừng đòi hỏi để cuối cùng thì những người đó giống như những kẻ ngồi nhà bắc nồi để chờ ninh xương cọp làm cao hổ cốt, và lại lên tiếng mạt sát những người đã và đang ở trong hang cọp để bắt cọp.
Tất cả những điều đó không hạ gục được ai nhưng nó không chỉ buồn lòng những người ra đi, mà cả những người ở lại.
Mong rằng những điều không đáng có đó không đến với nữ nhi can đảm Tạ Phong Tần của chúng ta...
Mai Tú Ân (Bauxitvn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét